Phát triển, củng cố và sử dụng năng lực tốt hơn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 69 - 73)

III. Một số giải pháp mớ

5. Phát triển, củng cố và sử dụng năng lực tốt hơn

Tăng cường năng lực rõ ràng là thứ tự ưu tiên để thể chế hoá các phương pháp tham, trong điều kiện khảo sát thực địa có sự tương đồng nhỏ với các phương pháp tham gia cụ thể ở các cấp địa phương. Làm thế nào để hoàn thành tốt nhất và vùng nào được ưu tiên nhất.

Cần thiết phải có hai phương pháp: một tập trung vào đào tạo, phương pháp thứ hai dựa vào khuyến khích trực tiếp đưa ra năng lực hiện tại tốt nhất.

Phương pháp đào tạo bao gồm như sau:

+) Tập trung vào kỹ năng ghi nhớ để hoàn thành hợp tác giữa các cấp chính quyền. Nhiều khuyến nghị nêu trên tập trung vào hoàn thiện các quan hệ giữa các cấp chính quyền – kĩ năng về thương thảo và giải quyết các chanh chấp sẽ là quyết định. Thay đổi cấu trúc khuyến khích không có nghĩa là người dân sẽ hành động ngay nếu họ không có kĩ năng thích hợp để làm thế nào giải thích điều mơ hồ và cái mà các mâu thuẫn.

Đào tạo phân tích giới là quan trọng các xem xét lại thấy sự chênh lệch rất lớn giữa lý thuyết về tham gia công bằng và thực tế tham gia của phụ nữ trong việc ra quyết định của chương trình quốc gia, hầu như tất cả đều vắng mặt ở các địa phương được điều tra.

Nghiên cứu cho thấy các nhóm có điều kiện kinh tế khó khăn, phụ nữ thường bị hạn chế tham gia. Điều này là không công bằng khi các nhóm khá hơn có vai trò quan trọng hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch, ảnh hưởng đến các kết quả lựa chọn hoạt động phát triển có thể có lợi hơn cho họ. Do vậy chương trình cần thiết kế để các nhóm có khó khăn có điều kiện tham gia nhiều hơn, ngay từ quá trình lựa chọn các hoạt động trong KHPT hàng năm của các cộng đồng.

Điều tương tự là thu hút dân cư các vùng xa xôi và một số dân tộc thiểu số vào việc ra quyết định lập kế hoạch phát triển

+) Khích lệ trực tiếp bao gồm:

Một chính sách trả tiền lương cao hơn cho những người làm việc ở các vùng núi.

Mở rộng chính sách chuyển giao và trợ cấp tiền cho cán bộ làm việc như là cán bộ HEPR ở cấp huyện và cấp xã. Điều cơ bản ở đây là sử dụng tốt hơn cán bộ hiện tại mà các cải cách về cấu trúc là cần thiết.

KẾT LUẬN

Nhân tố tác động quan trọng nhất tới sự tham gia của người dân địa phương là lợi ích trực tiếp và nhìn thấy được từ các hoạt động phát triển. Người dân địa phương có thể đạt được lợi ích cao chỉ khi họ được quyền chủ động trong việc lựa chọn lập kế hoạch các hoạt động phát triển phù hợp với các nhu cầu và những ưu tiên của chính họ.

Bài học rút ra là để làm tăng sự tham gia của người dân địa phương , các quy định và các thủ tục của hoạt động phát triển nông thôn phải đảm bảo và duy trì sự tự chủ của người dân địa phương và quyền sở hữu của người dân địa phương đối với các hoạt động phát triển. Các quy định cần phải đặt ra sự giới hạn về mặt số lượng các cơ quan bên ngoài tham gia vào dự án, và bằng cách này cũng đặt giới hạn về mặt số lượng cho những ảnh hưởng từ bên ngoài cùng thời điểm.

Để làm tăng sự tham gia của người dân hoặc cộng đồng địa phương trong các dự án phát triển, cần phải có một chiến lược toàn diện và chi tiết. Nhưng để có được kết quả cần phải có nhiều thời gian hơn hiện nay cả trong giai đoạn lập kế hoach và thời gian thực hiện. Trong ngắn hạn điều cần phải nhấn mạnh là tập trung vào việc tìm ra cách thức cải tiến, đơn giản hóa các thủ tục hiện hành đang là rào cản trở chính cho sự tham gia của cán bộ và người dân cộng đồng địa phương trong các hoạt động phát triển. Cần điều chỉnh trên quan điểm thuận tiện cho cộng đồng hơn là cách làm thuận tiện cho cán bộ quản lý như vẫn được thực hiện từ trước đến nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế phát triển, GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, nhà xuất bản lao động – xã hội, 2005.

2. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia: Hà nội-2001

3. Hoa, Do Xuan (2004). The 135 Program and Implementation Experience on Democratic Management and Utilization of Funds at Commune Level, Ministry of Agriculture and Rural Development

4. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 của cả nước (Dự thảo, tháng 11 năm 2009).

5. Chính sách phát triển nông thôn mới, TS Jan Rudenger, CTA MSCP-TA, ngày 8 tháng 1 năm 2008.

6. Báo Bưu điện Việt Nam số 125 ra ngày 19/10/2009.

Website

www.kinhtenongthon.com.vn

www.nongthon .net

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỀU1. Danh mục hình vẽ 1. Danh mục hình vẽ

Hình 1:: Các lực lượng chính tham gia vào xây dựng nông thôn mới Hình 3: Vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Hình 3: Các mức độ tham gia khác nhau của người dân vào xây dựng mô hình nông thôn mới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w