Một số chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số còn hiểu sai về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, một số khác thậm chí còn
Trang 1
HOÀNG DUY NAM
NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG NƯỚC XẢ VẢI CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
Trang 2
HOÀNG DUY NAM
NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG NƯỚC XẢ VẢI CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số: 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS TS ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
Trang 3Lời đầu tiên, xin phép cho tôi được chân thành cảm ơn Cha, Mẹ, Vợ, những người đã tạo tất cả mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành được luận văn này đúng hạn
Em xin được chân thành cảm ơn GS TS Cô Đoàn Thị Hồng Vân đã rất tận tình hướng dẫn để em hoàn thành được luận văn này Đồng thời, em xin cũng xin được cảm ơn tất cả các Thầy, Cô trong khoa Thương Mại, Du Lịch, Marketing Trường Đại Học Kinh Tế Tp HCM những người đã trực tiếp giảng dạy trong suốt thời gian em theo học trương trình sau đại học tại đây
Em xin được cảm ơn chân thành Chị Huỳnh Thị Chúc Liên, trưởng phòng Regional Sourcing đã tạo mọi điều kiện để em được nghiên cứu và hoàn thành luận văn này trong suốt quá trình em làm việc tại phòng Regional Sourcing
Em xin được cảm ơn các Anh, Chị, Em trong Công ty Unilever Việt Nam đã dành thời gian trả lời khảo sát và cung cấp số liệu cho đề tài nghiên cứu này là: Anh Lê Huỳnh Phong, trợ lý trưởng bộ phận Shipping
Chị Trần Thị Xuân Thanh, trợ lý trưởng bộ phận quản trị cung ứng
Em Nguyễn Hữu Tường và Em Trương Thị Thanh Thủy, trợ lý trưởng bộ phận kế hoạch cung ứng ngành hàng chăm sóc gia đình
Em Tống Hoàng Tâm, trợ lý trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển nguyên vật liệu đóng gói
Anh Kraikret, trưởng phòng kinh doanh quốc tế Công ty Fuji Ace Thailand Cô Mara Banson, trợ lý trưởng bộ phận Makerting nhãn hàng nước xả vải Surf, Philippines
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Đây sẽ là hành trang quí báu giúp tôi thành công
Trang 4Tp Hồ Chí Minh, ngày 26/12/2011
Hoàng Duy Nam
Trang 5Tôi, Hoàng Duy Nam, xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dựa trên thực tế khảo sát chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải tại Công ty Unilever Việt Nam cùng với sự hướng dẫn tận tình của GS TS Đoàn Thị Hồng Vân Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tp Hồ Chí Minh, ngày 26/12/2011
Tác giả
Hoàng Duy Nam
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Ý nghĩa của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Tính mới của đề tài 4
6 Bố cục của luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1 Chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng và các khái niệm liên quan 6
1.1.1 Các khái niệm về chuỗi cung ứng 6
1.1.2 Các khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng 8
1.2 Cấu trúc, cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng 9
1.2.1 Cấu trúc, thành phần của chuỗi cung ứng 9
1.2.2 Cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng 12
1.3 Vai trò, xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 16
1.3.1 Vai trò của quản trị chuỗi cun ứng 16
1.3.2 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng 17
1.3.2.1 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng trên thế giới 17
1.3.2.2 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng tại Việt Nam 21
1.4 Một số bài học kinh nghiệm trong việc quản trị chuỗi cung ứng 23
1.4.1 Bài học kinh nghiệm từ Unilever Thái Lan 23
1.4.1.1 Giới thiệu sơ lược về Unilever Thái Lan 23
Trang 71.4.1.4 Bài học kinh nghiệm 25
1.4.2 Bài học kinh nghiệm từ Unilever Philippines 25
1.4.2.1 Giới thiệu sơ lược về Unilever Philippines 25
1.4.2.2 Phương thức lưu giữ tồn kho nguyên liệu an toàn 26
1.4.2.3 Bài học kinh nghiệm 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG NƯỚC XẢ VẢI CỦA UNILEVER VIỆTNAM 2.1 Giới thiệu tổng quan về Unilever Việt Nam 30
2.1.1 Vài nét về tập đoàn Unilever 30
2.1.2 Unilever Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển 31
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 32
2.2 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh 35
2.2.1 Doanh thu, tốc độ tăng trưởng 35
2.2.2 Cơ cấu ngành hàng 36
2.2.3 Cơ cấu thị trường – khách hàng 37
2.2.4 Xuất khẩu ra nước ngoài 38
2.2.5 Tình hình tài chính 41
2.2.6 Định hướng phát triển tương lai 41
2.2.7 Giới thiệu chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam 42
2.2.8 Giới thiệu chuỗi cung ứng xuất khẩu của Unilever Việt Nam 44
2.3 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của Unilever Việt Nam 45
2.3.1 Giới thiệu tổng quan về ngành hàng nước xả vải 45
2.3.1.1 Sơ lược về sản phẩm nước xả vải 45
Trang 82.3.2 Thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng
nước xả vải 47
2.3.2.1 Kế hoạch xuất khẩu 48
2.3.2.2 Quản trị cung ứng nguyên vật liệu đầu vào 52
2.3.2.3 Hoạch định sản xuất hàng xuất khẩu 61
2.3.2.4 Phân phối hàng xuất khẩu 65
2.3.3 Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng 70
2.3.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng 70
2.3.3.2 Các điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi cung ứng 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 73
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG NƯỚC XẢ VẢI CỦA UNILEVER VIỆT NAM 3.1 Mục tiêu, quan điểm và cơ sở đề xuất các giải pháp 77
3.1.1 Mục tiêu đề xuất các giải pháp 77
3.1.2 Quan điểm đề xuất các giải pháp 78
3.1.3 Cơ sở đề xuất các giải pháp 78
3.1.3.1 Các cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của quá trình hoạch định quản trị cung ứng nguyên vật liệu đầu vào 78
3.1.3.2 Các cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của qui trình sản xuất và hoạch định phân phối 79
3.2 Các giải pháp 80
3.2.1 Giải pháp 1: Thay đổi cách thức mua nguyên vật liệu đóng gói đầu vào theo hướng có tồn kho an toàn và giảm thời gian cần thiết đặt nguyên vật liệu đóng gói 80
Trang 93.2.1.3 Các bước thực hiện 81
3.2.1.4 Phân tích tính khả thi – hiệu quả dự kiến 87
3.2.1.4.1 Lợi ích của giải pháp 87
3.2.1.4.2 Dự kiến hiệu quả của giải pháp 88
3.2.1.5 Những khó khăn, bất lợi và rủi ro khi thực hiện giải pháp 90
3.2.2 Giải pháp 2: Thiết lập lại qui trình giải quyết sự cố nguyên vật liệu đóng gói đầu vào 91
3.2.2.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp 91
3.2.2.2 Nội dung của giải pháp 92
3.2.2.3 Các bước thực hiện 92
3.2.2.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 97
3.2.2.5 Những khó khăn khi thực hiện giải pháp 97
3.2.3 Giải pháp 3: Xây dựng trung tâm phân phối ảo cho ngành hàng nước xả vải xuất khẩu 97
3.2.3.1 Mục tiêu đề xuấ giải pháp 97
3.2.3.2 Nội dung của giải pháp 98
3.2.3.3 Các bước thực hiện 98
3.2.3.4 Phân tích tính khả thi – hiệu quả dự kiến 105
3.2.3.5 Những khó khăn, bất lợi và rủi ro khi thực hiện giải pháp 105
3.3 Các kiến nghị 106
3.3.1 Kiến nghị với Unilever Việt Nam 106
3.3.2 Kiến nghị với các bên tham gia chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam 107
3.4 Các bài học kinh nghiệm và ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng 110
Trang 10Tài liệu tham khảo
Trang 11Phụ lục 1: Báo cáo chỉ số đo lường hoạt động xuất khẩu hàng tháng
Phụ lục 2: Danh sách tóm tắt những nhà cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho
Unilever Việt Nam Phụ lục 3: Danh sách các nhà máy tại KCN Tây Bắc Củ Chi và các nhà máy
gia công cho Unilever Việt Nam Phụ lục 4: Danh sách các nhà nhập khẩu của Unilever Việt Nam đến cuối
năm 2010 Phụ lục 5: Danh sách tóm tắt các nhà bán sỉ và lẻ lớn của Unilever Việt Nam Phụ lục 6: Sơ lược về sản phẩm nước xả vải
Phụ lục 7: Khiếu nại của Unilever Đài Loan
Phụ lục 8: Kết quả kiểm tra top load và cracking số lượng chai nhựa 3,2L hiện
tại Phụ lục 9: Kết quả kiểm tra chai nhựa tăng trọng lượng (131g +/-3g)
Phụ lục 10: Kết quả thử nghiệm lần 1 tại Đài Loan
Phụ lục 11: Kết quả thử nghiệm lần 2 tại Đài Loan
Phụ lục 12: Số lượng các sai sót giữa chứng từ, hệ thống và thực tế
Trang 123PL Third Party Logistics – Bên thứ 3 cung cấp dịch vụ
Logistics DCs Distribution Center – Trung tâm phân phối
DP Demand Planning – Bộ phận kế hoạch nhu cầu
ERP Enterprice Resource Planning – Kế hoạch tài nguyên cho
hoạt động kinh doanh FGP Finish Goods Planner – Bộ phận kế hoạch hàng thành
phẩm
FMCG Fast Moving Consumer Products – Hàng tiêu dùng nhanh
ICCFOT InterCompany Case Fill On Time – Chỉ số đo lường mức
độ cung ứng hàng hóa đúng số lượng, đúng thời gian
tiêu dùng quốc tế
IT Information Technology – Bộ phận công nghệ thông tin
KPI Key Performance Indicator – Chỉ số đo lường hiệu quả
hoạt động MDM Master Data Management – Bộ phận quản lý dữ liệu
tổng thể MKT Marketing – Bộ phận nghiên cứu thị trường và xúc tiến
thương mại MoQ Minimum Order Quantity – Số lượng đặt hàng tối thiểu MTO Make-To-Order – Sản xuất theo đơn đặt hàng
Trang 13OCF Operations Cash Flow – Dòng lưu chuyển tiền mặt
PP Production Planning – Bộ phận kế hoạch sản xuất
QA Quality Assurance – Bộ phận kiểm tra chất lượng sản
phẩm R&D PKG Research and Development of Packaging – Bộ phận
nghiên cứu và phát triển bao bì đóng gói R&D Reserch and Development – Nghiên cứu và phát triển RPMs Raw and Packaging Material – Bộ phận kế hoạch nguyên
vật liệu RPM WH Raw and Packaging Material Warehouse – Kho nguyên
liệu
RS Regional Sourcing – Bộ phận kinh doanh quốc tế
SCM Supply Chain Management – Quản trị chuỗi cung ứng
SM Supply Management – Bộ phận quản trị cung ứng nguyên
vật liệu
S.T.O Stock Transport Requisition – Đơn hàng yêu cầu vận
chuyển
UAPL Unilever Asia Private Ltd – Công ty TNHH Unilever
Châu Á
Trang 14Trang
Bảng 2.1 Doanh thu theo cơ cấu ngành hàng 36
Bảng 2.2 Cơ cấu thị trường và khách hàng của Unilever Việt Nam 37
Bảng 2.3 Sản lượng, doanh thu XK của Unilever Việt Nam 2009-2010 39
Bảng 2.4 Sản lượng, doanh thu XK ngành hàng nước xả vải năm 2009-2010 40
Bảng 2.5 Sản lượng, doanh thu XK nước xả vải 6 tháng đầu năm 2011 40
Bảng 2.6 Cơ cấu vốn đầu tư của Unilever tại Việt Nam 41
Bảng 3.1 Bảng thông tin nguyên liệu đóng gói 82
Trang 15Trang
Hình 1.1 Mô hình một dây chuyền chuỗi cung ứng 7
Hình 1.2 Chuỗi cung ứng đơn giản 9
Hình 1.3 Chuỗi cung ứng mở rộng 10
Hình 1.4 Ví dụ về một chuỗi cung ứng mở rộng 12
Hình 1.5 Những động năng chính của chuỗi cung ứng 15
Hình 1.6 Mô hình chuỗi cung ứng năm 2016 19
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Unilever Việt Nam 33
Hình 2.2 Tình hình doanh thu qua các năm của Unilever Việt Nam 35
Hình 2.3 Cơ cấu thị trường – khách hàng 2010 38
Hình 2.4 Chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam 42
Hình 2.5 Chuỗi cung ứng XK của Unilever Việt Nam 44
Hình 2.6 Kế hoạch XK ngành hàng nước xả vải của Unilever Việt Nam 48
Hình 2.7 Quản trị cung ứng mua nguyên vật liệu đầu vào 53
Hình 2.8 Qui trình kế hoạch sản xuất sản phẩm nước xả vải 61
Hình 2.9 Qui trình phân phối sản phẩm nước xả vải XK 65
Hình 3.1 Cách tính frozen time hiện tại cho hàng nước xả vải XK 84
Hình 3.2 Cách tính frozen time mới cho hàng nước xả vải XK 85
Hình 3.3 Qui trình giải quyết sự cố nguyên vật liệu đóng gói 93
Hình 3.4 Qui trình luân chuyển hàng XK từ Việt Nam đến Thái Lan thông qua UAPL trên hệ thống SAP 100
Hình 3.5 Qui trình luân chuyển mới hàng XK từ Việt Nam đến các nước trên hệ thống SAP 102
Trang 16PHẦN MỞ ĐẦU
1 Ý nghĩa của đề tài
Chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng đang được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây như là một lợi thế cạnh tranh đặc biệt, nhiều người còn nói nó là mốt kinh doanh thời thượng của các doanh nghiệp hiện nay Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều hiểu đúng về chuỗi cung ứng cũng như quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình Một số chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số còn hiểu sai về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, một số khác thậm chí còn không biết là doanh nghiệp mình có chuỗi cung ứng hay không Qua quá trình làm việc tại Unilever Việt Nam, là người trực tiếp điều hành một phần hoạt động của chuỗi cung
ứng ngành hàng nước xả vải xuất khẩu (một chuỗi cung ứng điển hình trong một doanh nghiệp điển hình về hàng tiêu dùng nhanh), tác giả nhận thấy đây là một lĩnh
vực mới mẻ nhưng lại có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, thậm chí là ảnh hưởng đến sự thành bại trong hoạt động của cả một doanh nghiệp Đồng thời, cũng qua quá trình làm việc, tác giả nhận thấy hoạt động của chuỗi cung ứng này còn có những tồn tại nhất định khi Unilever ứng dụng mô hình chuỗi cung ứng của mình tại thị trường Việt Nam Điều đó thể hiện ở chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động KPI (Key Performance Indicator) là ICCFOT (Inter-Company Case Fill
On Time) trong chuỗi cung ứng xuất khẩu của ngành hàng nước xả vải không cao như mong muốn (Phụ lục 1: monthly export KPI report) Chính vì vậy, việc nghiên cứu tổng thể toàn bộ chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của Unilever Việt Nam trước hết luận văn sẽ hệ thống hóa toàn bộ cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, đồng thời đánh giá thực tiễn hoạt động của chuỗi cung ứng này như thế nào, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng này tại Unilever Việt Nam
Trang 17Bên cạnh đó, việc nghiên cứu một chuỗi cung ứng điển hình trong một doanh nghiệp điển hình của lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, luận văn sẽ rút ra được nhiều bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong cùng lĩnh vực kinh doanh ở điều kiện tương đồng, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng được một số các kinh nghiệm mà các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực mà họ kinh doanh đang áp dụng Do môi trường sản xuất đặc thù của chuỗi cung ứng nghiên cứu là sản xuất theo đơn đặt hàng (MTO – Make-to-Order) mà hoạt động của chuỗi cung ứng nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng với hoạt động của chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam (mặc dù ngành nghề kinh doanh và điều kiện sản xuất kinh doanh có thể ít tương đồng) Chính vì vậy mà các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam với môi trường sản xuất là MTO có thể học tập và ứng dụng được cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng cũng như hoạt động quản trị của chuỗi cung ứng này
Với những mong muốn nói trên cùng với sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn
khoa học, GS TS Đoàn Thị Hồng Vân, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả của công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp cao học.
2 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lại các cơ sở khoa học cơ bản nhất về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng cũng những kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của một số quốc gia có điều kiện tương đồng để rút ra bài học kinh nghiệm cho Unilever Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh những ngành hàng có điều kiện tương đồng
Nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng này
Trang 18Nghiên cứu một chuỗi cung ứng điển hình trong một doanh nghiệp điển hình để rút ra những bài học ứng dụng thực tế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng, điều hành hoạt động một chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp mình (xây dựng qui trình, lựa chọn hệ thống ERP…), cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản trị chuỗi cung ứng và định hướng phát triển cho chuỗi cung ứng trong điều kiện hội nhập hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng xuất khẩu của Unilever Việt Nam dành cho ngành hàng nước xả vải
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Trong đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu tổng quan thực tiễn
chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của Công ty Unilever với môi
trường sản xuất là MTO, và đặc thù của chuỗi cung ứng là chỉ tập trung vào quản trị cung ứng và hoạch định sản xuất Phần nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm,
hoạch định nhu cầu… được thực hiện bởi hoặc là công ty mẹ Unilever NV hoặc là nhà nhập khẩu tại nước nhập khẩu và tác giả chưa có đầy đủ điều kiện để nghiên cứu, còn phần hoạch định phân phối chỉ dừng lại ở việc hoàn thành các thủ tục xuất khẩu và giao hàng cho hãng tàu để vận chuyển hàng đến nước nhập khẩu
Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cả số liệu sơ cấp và số liệu
thứ cấp trong khoảng thời gian từ cuối năm 2009 đến hết quý 2 năm 2011
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm thu thập thông tin thứ cấp về hoạt
động của chuỗi cung ứng như: (i) Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của chuỗi
cung ứng KPI là ICCFOT (Inter-Company Case Fill On-Time) từ bộ phận Regional
Trang 19Sourcing thông qua các báo cáo xuất khẩu hàng tháng về sản lượng, doanh thu xuất
khẩu, các nguyên nhân làm giảm chỉ số KPI (ii) Số lượng các sự cố phát sinh của
nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và cung ứng cũng như các
biện pháp khắc phục các sự cố đó từ phòng R&D (iii) Số lượng các sai xót trong
quá trình phân phối hàng xuất khẩu
Từ những thông tin thứ cấp nói trên, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp tổng hợp và phân tích các dữ liệu theo chiều hướng ứng với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đồng thời kết hợp với so sánh về qui trình và lý luận của chuỗi cung ứng theo môi trường sản xuất MTO nhằm đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng Qua phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của chuỗi cung ứng cũng như các bài học kinh nghiệm rút ra từ các thành viên Unilever trong khu vực có điều kiện tương đồng với Unilever Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng
Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường nhằm quan sát, phân tích, đánh giá hoạt động của từng qui trình trong chuỗi cung ứng như qui trình hoạch định, qui trình thu mua nguyên vật liệu đầu vào, qui trình sản xuất, qui trình phân phối
Phương pháp chuyên gia nhằm phỏng vấn các nhân viên điều hành trực tiếp hoạt động của các qui trình trong chuỗi cung ứng để bổ sung, làm rõ các hoạt động trong từng công đoạn của các qui trình từ việc nghiên cứu hiện trường nói trên
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu về chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động, sản lượng, doanh thu hàng xuất khẩu và những thành quả đạt được trong chuỗi cung ứng
Dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu về sự cố phát sinh trong từng công đoạn của các qui trình, các dữ liệu về sản lượng, phương pháp đặt nguyên vật liệu đầu vào
5 Tính mới của đề tài
Trên thế giới, hiện đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng , tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu về chuỗi cung ứng
Trang 20vẫn đang còn là một lĩnh vực khá mới mẻ Hiện đã có một số đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng, tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về chuỗi nội bộ Đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải trong một doanh nghiệp hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng nhanh FMCG (Fast Moving Consumer Goods) và có một chuỗi cung ứng hoạt động tốt nhất Việt Nam hiện nay là đề tài đầu tiên nghiên cứu về chuỗi nội bộ Do đặc thù của chuỗi cung ứng nên hoạt động của chuỗi cung ứng nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng với hoạt động của chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tại Việt Nam, chính vì thế mà các doanh nghiệp đó có thể học tập và ứng dụng được rất nhiều về qui trình, hệ thống, hoạt động và định hướng phát triển của chuỗi cung ứng này
6 Bố cục của luận văn
Phần chính của đề tài gồm có 3 chương
Chương 1 Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng Chương 2 Nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của Unilever Việt Nam
Chương 3 Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả của Unilever Việt Nam
Đồng thời, đề tài nghiên cứu còn có Phần Mở Đầu, Phần Kết Luận, các bảng biểu, đồ thị, hình minh họa cũng như các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo cho nội dung chi tiết của đề tài
Mặc dù tác giả đã rất nổ lực và cố gắng tu chỉnh nhiều lần nhưng chắc chắn đề tài vẫn không thể tránh khỏi những thiếu xót Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí Thầy Cô, các chuyên gia và đọc giả để đề tài được hoàn thiện hơn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hoàng Duy Nam
Trang 221.1 Chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng và các khái niệm liên quan
Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Mangement - SCM) vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù hiện hay người ta đang nói nhiều đến chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, cái chết của nhiều doanh nghiệp khi không quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả hay việc xác lập các lợi thế cạnh tranh từ chuỗi cung ứng… và nó đang có một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh hiện đại, vậy thực chất chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng là gì?
1.1.1 Các khái niệm về Chuỗi cung ứng
Theo Lambert, Stock và Ellarm thì “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường” (Lambert,
Douglas M., James R.Stock & Lisa M.Ellram, 1998, Fundamentals of Logistics Management, Boston, MA: Irwin/McGraw-Hill)
Theo Chopra và Meindl thì “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người cung ứng mà còn có cả người vận chuyển, nhà kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng…” (Chopra, Sunil & Peter
Meindl, 2003, Supply Chain, Second Edition, Upper Saddle River, NJ: Hall, Inc.,)
Prentice-Theo Ganeshan và Harrison thì “Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến tay khách hàng.” (Ganeshan, Ram & Terry P.Harrison, 1995,
An Introduction to Supply Chain Management, Department of Management Sciences and Information System, 303 Beam Business Building, Penn State University, University Park, Pennsylvania)
Theo Michael Hugos thì “Chuỗi cung ứng bao gồm các công ty và những hoạt động kinh doanh cần thiết để thiết kế, sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm hay
Trang 23dịch vụ Các doanh nghiệp phụ thuộc vào chuỗi cung ứng để nhận được những thứ cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và đảm bảo cho sự phát triển thịnh vượng của mình Mỗi doanh nghiệp thích hợp với một hoặc nhiều chuỗi cung ứng và đóng một vai trò nhất định trong từng chuỗi cung ứng.” (Michael Hugos, 2010, Tinh hoa quản trị
chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh)
Theo tác giả thì chuỗi cung ứng là một mạng lưới tổ chức các hoạt động nhằm đưa nguyên nhiên vật liệu từ nhà cung cấp đầu tiên đến các nhà máy để sản xuất ra các bán thành phẩm, thành phẩm và đưa những sản phẩm này đến tay người tiêu dùng cuối cùng theo dự báo nhu cầu của thị trường
Chuỗi cung ứng có thể hình dung như một đường ống có nhiều điểm nối dùng cho dòng chảy của sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên qua nhiều tổ chức, doanh nghiệp trung gian cho đến người tiêu dùng cuối cùng, trong đó mỗi điểm nối là một tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh riêng lẻ nhưng lại gắn liền với các điểm nối khác của đường ống tạo thành một dòng chảy thông suốt để đưa được sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Hình 1.1: Mô hình một dây chuyền chuỗi cung ứng
(Nguồn: An approach towards overall supply chain efficiency – Hai Lu & Yirong Su)
Trang 241.1.2 Các khái niệm về Quản trị chuỗi cung ứng
Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ
XX và trở nên phổ biến trong những năm 90 của thể kỷ trước Trước đó, đã có nhiều khái niệm dùng để chỉ hoạt động quản trị chuỗi cung ứng như quản lý hậu cần, quản trị hoạt hoạt động… Sau đây là một số khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng
Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà quản trị chuỗi cung ứng thì “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm về hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”
Theo Mentzer, Dewitt, Min, Nix, Smith và Zachia thì “Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống đồng thời đề ra sách lược phối hợp các chức năng này trong một công ty cụ thể cũng như liên kết với các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng nhằm mục đích nâng cao năng lực của từng công ty và của toàn bộ chuỗi cung ứng trong dài hạn.”
(Mentzer John T., William DeWitt, James S Keeper, Soonhong Min, Nancy W Nix, Carlo D.Smith và Zach G Zacharia, 2001, Defining Supply Chain Management, Journal of Business Logistics, Vol 22, No 2, p.18)
Theo Michael Hugos thì “Quản lý chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên của chuỗi cung ứng nhằm
Trang 25Hình 1.2: Chuỗi cung ứng đơn giản
(Nguồn: Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng – Michael Hugos)
mang đến cho thị trường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả tốt nhất”, Michael Hugos, 2010, Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp Tp
Hồ Chí Minh)
Theo tác giả thì Quản trị chuỗi cung ứng là những hoạt động quản lý qui trình hoạch định, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất, lưu kho và phân phối sản phẩm đầu ra đến tay người tiêu dùng cuối cùng trong sự liên kết, tích hợp, tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất
1.2 Cấu trúc, cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng
1.2.1 Cấu trúc, thành phần của chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố là: nhà cung cấp, đơn
vị sản xuất và khách hàng tiêu dùng cuối cùng
Nhà cung cấp:
Là các công ty bán các sản phẩm, dịch vụ là nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất cho nhà máy (theo hình vẽ trên) Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm hay các chi tiết cấu thành sản phẩm cuối cùng
Nhà sản xuất:
Nhà sản xuất hay nhà chế tạo là những đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm Các sản phẩm có thể là các nguyên liệu thô, bán thành phẩm hoặc là thành phẩm hoàn chỉnh Nhà máy của nhà sản xuất sẽ là nơi sử dụng các nguyên nhiên vật liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng Các nghiệp vụ về sản xuất sẽ được sử dụng tối đa tại nhà máy của đơn vị sản xuất nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng
Trang 26Hình 1.3: Chuỗi cung ứng mở rộng
(Nguồn: Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng – Michael Hugos.)
Khách hàng:
Là những người tiêu dùng mua sản phẩm của đơn vị sản xuất để sử dụng –Một khách hàng có thể mua một sản phẩm của nhà sản xuất này rồi kết hợp với một sản phẩm của một nhà sản xuất khác tạo thành một bộ sản phẩm rồi bán cho một khách hàng khác Hoặc người tiêu dùng có thể là người sử dụng cuối cùng của một sản phẩm – mua hàng với mục đích sử dụng
Hiện nay, một chuỗi cung ứng ngoài các yếu tố nói trên thì thường bao gồm nhiều bên tham gia như nhà phân phối của các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, đơn vị vận tải nguyên vật liệu, nhà phân phối các sản phẩm của đơn vị sản xuất (nhà bán buôn, nhà bán lẻ), các đơn vị vận tải, quản lý kho vận các sản phẩm của đơn vị sản xuất tạo thành một chuỗi cung ứng mở rộng Nhiều chuỗi cung ứng liên kết với nhau khi mà một sản phẩm của đơn vị sản xuất này lại là nguyên vật liệu cho một đơn vị sản xuất khác và chuỗi cung ứng chỉ kết thúc khi người tiêu dùng cuối cùng mua sản phẩm của đơn vị sản xuất để tiêu dùng
Nhà phân phối:
Là những công ty nhận một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho từ nhà sản xuất rồi thực hiện việc giao một nhóm những dòng sản phẩm liên quan đến khách hàng Nhà phân phối còn được gọi là nhà bán sỉ Nhà phân phối mua hàng của nhà sản xuất với một khối lượng lớn và bán cho các doanh nghiệp khác với số lượng lớn hơn một người tiêu dùng cá nhân thường mua hoặc bán một số lượng lớn cho nhà bán lẻ
Trang 27Nhà phân phối giúp cho nhà sản xuất tránh được tác động của biến động thị trường bằng cách lưu trữ hàng hóa song song với việc tiến hành nhiều công tác bán hàng, tìm kiếm khách hàng và phục vụ khách hàng
Cách thức hoạt động đặc trưng của nhà phân phối là mua một khối lượng hàng hóa lớn từ nhà sản xuất, lưu kho và đem bán lại cho các nhà bán lẻ, hoặc người tiêu dùng là các doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn Đồng thời, nhà phân phối còn thực hiện một số hoạt động như quản lý hệ thống hàng hóa lưu kho, điều hành kho hàng, vận chuyển hoặc hỗ trợ khách hành và cung cấp dịch vụ hậu mãi
Nhà cung cấp dịch vụ:
Là những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc thậm chí là cả khách hàng Thường thì nhà cung cấp dịch vụ chỉ tập trung vào một dịch vụ đặc thù mà chuỗi cung ứng đòi hỏi và chuyên sâu vào những kỹ năng đặc biệt phục vụ cho công việc đó để thực hiện các công việc đặc thù có hiệu quả hơn
Nhà cung cấp dịch vụ thường hoạt động trong các lĩnh vực như Logistics, tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, PR (Public Relation), quảng cáo, công nghệ thông tin…
Đại diện tiêu biểu là những nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và dịch vụ lưu kho hàng hóa Đây là những công ty cung cấp dịch vụ xe tải, kho hàng, quản lý kho hàng phục vụ cộng đồng với địa vị là nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải
Ngoài ra, còn có nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác hoạt động ở mảng công nghệ thông tin, quản lý dữ liệu Tất cả họ đều ít nhiều đang bị lôi kéo tham gia vào vòng quay của các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng
Ví dụ về một chuỗi cung ứng mở rộng
Trang 281.2.2 Các thức hoạt động của chuỗi cung ứng
Theo Chopra và Meindl thì các doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định nhằm tác động vào năm lĩnh vực để từ đó xác định rõ năng lực chuỗi cung ứng của mình là: Sản xuất, Hàng hóa, Lưu kho, Địa điểm, Vận tải và Thông tin Năm lĩnh vực đó được gọi là những “động năng chính” có thể quản lý được, đồng thời tạo ra hiệu suất cần cho một chuỗi cung ứng Mỗi động năng có khả năng tác động trực tiếp vào chuỗi cung ứng và tạo ra những hiệu quả cụ thể Chính vì vậy, cần phải có những hiểu biết cặn kẽ cùng cách thức vận hành của mỗi động năng nhằm để quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả
Sản xuất (làm gì, làm như thế nào, làm khi nào):
Một trong những vấn đề lớn trong quyết định sản xuất mà các nhà quản lý cần phải trả lời thỏa đáng là làm thế nào để cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng linh hoạt trước những sự thay đổi và hiệu quả sản xuất Thường thì các nhà máy lớn, sản xuất với công suất cao sẽ phản ứng vô cùng chậm chạp trước các thay đổi của nhu cầu thị trường Mặt khác, việc sản xuất liên tục với công suất cao thì tốn nhiều chi phí, nhưng nếu sản xuất không hết công suất của nhà máy thì sản xuất lại không hiệu quả, khấu hao máy móc chậm và không tạo ra thu nhập Chính vì vậy, để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả thì đầu tiên cần phải trả lời được câu hỏi là làm thế nào
Hình 1.4: Ví dụ về một chu i cung ng m r ng:
(Ngu n: Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng – Michael Hugos.)
Trang 29để cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng linh hoạt trước những sự thay đổi và hiệu quả sản xuất
Hàng hóa lưu kho (chi phí sản xuất và lưu trữ):
Hàng hóa lưu kho xuất hiện toàn bộ trong chu trình vận động của chuỗi cung ứng, bao gồm mọi thứ được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ tham gia vào chuỗi cung ứng nắm giữ từ nguyên vật liệu thô đầu vào cho đến thành phẩm Việc nắm giữ một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho giúp cho doanh nghiệp hay toàn bộ cả chuỗi cung ứng có thể phản ứng linh hoạt trước sự thay đổi của thị trường Thế nhưng, việc sản xuất và nắm giữ một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho lại tốn nhiều chi phí và không hiệu quả Do vậy, để đạt được hiệu quả cao trong quản lý chuỗi cung ứng, chi phí lưu kho phải ở mức thấp nhất
Địa điểm (nơi nào tốt nhất, để làm gì):
Để sản xuất ra được sản phẩm thì cần mua nguyên vật liệu ở đâu, cần vận chuyển nguyên vật liệu bao xa để đến được nhà máy sản xuất, các sản phẩm sản xuất sẽ được tiêu thụ ở đâu, việc phân phối các sản phẩm sản xuất từ nhà máy đến địa điểm của khách hàng với khoảng cách bao xa, các nhà máy sẽ được đặt ở địa điểm nào, gần nơi cung cấp nguồn nguyên vật liệu đầu vào hay gần nơi khách hàng tiêu thụ sản phẩm, liệu có nên tập trung các nhà máy sản xuất tại một số ít các địa điểm để đạt được các hiệu quả kinh tế hay cắt giảm các hoạt động ở các địa điểm quen thuộc với khách hàng và nhà cung cấp nhằm vận hành linh hoạt hơn… đó là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng
Để lựa chọn được một địa điểm thích hợp thì cần cân nhắc một loạt các yếu tố liên quan như chi phí thuê đất, nhân công, cơ sở hạ tầng, hệ thống ngân hàng, thuế, các chính sách của chính phủ, địa phương Các quyết định về địa điểm tác động mạnh mẽ đến chi phí và hiệu suất của chuỗi cung ứng và mang tính chiến lược vì chúng cam kết mang lại con số doanh thu khổng lồ cho các kế hoạch dài hạn
Vận tải (khi nào, vận tải như thế nào):
Trang 30Đảm nhận việc di chuyển mọi thứ từ các nguyên vật liệu đầu vào đến các sản phẩm đầu ra giữa các nơi trong chuỗi cung ứng Trong vận tải, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được thể hiện thông qua các phương tiện vận tải được lựa chọn và phương thức vận tải Thông thường có 6 loại phương tiện vận tải mà một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể lựa chọn là tàu biển, đường sắt, đường ống, xe tải, máy bay và vận tải dạng điện tử Mỗi một phương thức vận tải có những lợi thế và bất lợi khác nhau Phương thức vận tải hàng không thì rất nhanh và linh hoạt nhưng chi phí lại quá cao Phương thức vận tải như tàu biển, xe lửa có chi phí thấp nhưng lại chậm và kém linh hoạt Phương thức vận tải dạng điện tử thì chỉ dùng để chuyển tải thông tin, dữ liệu, năng lượng điện… Chi phí vận tải có thể chiếm đến một phần ba chi phí hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng nên những quyết định liên quan đến việc lựa chọn phương thức vận tải rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng Dựa vào những phương tiện vận tải khác nhau cùng với địa điểm của các nhà xưởng, trung tâm phân phối, các nhà quản lý cần thiết kế tuyến đường vận tải cũng như mạng lưới phù hợp sao cho tính cân bằng giữa sự linh hoạt và hiệu quả kinh tế là cao nhất
Thông tin (cơ sở để ra quyết định):
Có thể nói, thông tin là nguồn dinh dưỡng cho hệ thống SCM, là nền tảng để đưa ra các quyết định liên quan đến bốn động cơ chi phối chuỗi cung ứng Nếu thông tin là chuẩn xác thì hệ thống SCM sẽ mang lại những kết quả chính xác Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng
Trong phạm vi một công ty thì việc có được nguồn thông tin phong phú, chính xác có thể giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định điều hành sản xuất hiệu quả, đồng thời, dự báo chính xác nhu cầu của tương lai để xây dựng kế hoạch kinh doanh đúng đắn
Trang 31Trong phạm vi một chuỗi cung ứng thì các công ty chia sẻ với nhau càng nhiều thông tin về nguồn cung sản phẩm, nhu cầu của khách hàng, các dự đoán về thị trường cũng như kế hoạch sản xuất thì hoạt động kinh doanh của họ càng linh hoạt hơn Tuy nhiên các công ty cũng cần phải cân nhắc những rủi ro trong việc chia sẻ thông tin cho các đối tác trong chuỗi cung ứng
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào thì thông tin cũng được sử dụng nhằm hai mục đích là:
Phối hợp các hoạt động hàng ngày liên quan đến việc vận hành bốn yếu tố chi phối chuỗi cung ứng là sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải thông qua các thông tin về cung cầu hàng hóa, các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ quyết định sản xuất bao nhiêu, mức độ tồn kho an toàn thế nào, vận chuyển ra sao cũng như các địa điểm lưu kho, dự trữ ở đâu là tốt nhất
Dự đoán và lên kế hoạch để thích ứng với sự thay đổi về nhu cầu của thị trường trong tương lai từ việc thiết lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý đến những quyết định chiến lược như đầu tư xây dựng nhà xưởng mới, thâm nhập thị trường mới hay rút lui khỏi thị trường hiện tại
Hình 1.5: Những động năng chính của chuỗi cung ứng
(Nguồn: Essential of Supply Chain Management)
Trang 321.3 Vai trò, xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng
1.3.1 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Nếu như quản trị chuỗi cung ứng tốt thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng khả năng cạnh tranh nhờ vào việc tối ưu hóa quá trình luân chuyển của nguyên vật liệu đầu vào và phân phối hiệu quả sản phẩm đầu ra
Nếu như một doanh nghiệp hoạch định kế hoạch tốt và có các giải pháp quản trị chuỗi cung ứng phù hợp thì nhiều khả năng doanh nghiệp đó sẽ gặt hái được nhiều thành công Ngược lại, nếu một doanh nghiệp không hoạch định tốt, không có các giải pháp quản trị chuỗi cung ứng phù hợp như chọn sai nguyên vật liệu đầu vào, phân phối sản phẩm đầu ra không hiệu quả, tính toán hàng tồn kho không phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng phân phối, hoặc thậm chí tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo, không tối ưu thì khả năng thất bại là rất lớn
Quản trị chuỗi cung ứng còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing chiến lược Chính quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt trong việc phân phối hiệu quả giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí phân phối
Bên cạnh đó, quản chị chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất nhờ vào việc hoạch định kế hoạch sản xuất tốt, kết hợp các yếu tố nguyên liệu đầu vào hiệu quả, giảm thiểu việc thay đổi, dừng sản xuất giữa chừng từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, tối ưu hóa công suất sản xuất, khấu hao nhanh và nhanh thu hồi vốn đầu tư
Ngoài ra, việc ứng dụng một hệ thống quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp phân tích, thu thập được dữ liệu và lưu giữ hồ sơ với chi phí thấp Hoạt động này phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau như tổng hợp nhu cầu trong quá khứ kết hợp với nhu cầu hiện tại để dự báo nhu cầu của tương lai nhằm hoạch định kế hoạch một cách đúng đắn hoặc cũng từ phân tích dữ liệu quá khứ kết
Trang 33[1] Nguyễn Tuyết Mai (2006), website: www.bwportal.com.vn: Tìm hiểu về supply chain management (phần 1), truy cập ngày 15/03/2011
hợp với dữ liệu hiện tại để xác định số lượng tồn kho an toàn giúp giảm chi phí lưu kho và phân phối hiệu quả [1]
1.3.2 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng
1.3.2.1 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng trên Thế Giới
Sự phát triển của chuỗi cung ứng trên thế giới trong tương lai sẽ gắn chặt với sự phát triển bền vững Điều này nhằm để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng khi mà họ không chỉ tiêu dùng sản phẩm để thõa mãn nhu cầu mà còn tiêu dùng có trách nhiệm hơn Người tiêu dùng ở các nước đang phát triển đang ngày càng ý thức hơn các vấn đề về môi trường và thường sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thân thiện với môi trường Người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi như Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ hay Nam Phi cũng đang đi theo hướng tiêu dùng này và đây sẽ là những thị trường chính trong một tương lai không xa Xu hướng đô thị hóa, cuộc sống ngột ngạt, ồn ào, tắc nghẽn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm thường ngày đối với nhiều người, nhu cầu đòi hỏi nâng cao chất lượng cuộc sống chính vì thế mà trở nên bức thiết hơn Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa một cách bền vững đang và sẽ trở thành nhu cầu chính trong tương lai Các chuỗi cung ứng, chính vì vậy cũng phải theo xu hướng phát triển nhu cầu đó để đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng với các tiêu chí an toàn, tiết kiệm, ổn định và thân thiện với môi trường Trong tương lai các chuỗi cung ứng ngoài việc đáp ứng các mục tiêu hiện tại như hàng hóa luôn có sẵn với chi phí thấp và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thì các chuỗi cung ứng còn phải đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững như giảm lượng khí thải CO2, tiết kiệm năng lượng, dễ dàng truy cập nguồn gốc – xuất sứ hàng hóa, giảm tắc nghẽn giao thông Hiện nay, các thách thức của tương lai như giảm lượng khí thải CO2, tiết kiệm năng lượng hay giảm tắc nghẽn giao thông đang chưa được
Trang 34quan tâm đúng mức, nhưng đã đến lúc các nhà quản lý chuỗi cung ứng cũng sẽ phải quan tâm tới những điều đó nhằm để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của khách hàng
Mới đây, Ủy ban thương mại toàn cầu (Global Commerce Initiative) và công
ty tư vấn hàng đầu về công nghệ và thuê ngoài Capgemini đã công bố báo cáo về chuỗi cung ứng Thế Giới năm 2016 (Future Supply Chain 2016 tại webside http://www.furturesupplychain.com), trong đó đưa ra những sáng kiến mang tính định hướng cho chuỗi cung ứng toàn cầu trong tương lai
Dưới đây là tổng hợp ngắn gọn về báo cáo này
Chuỗi cung ứng năm 2016
Từ sau hội nghị về biến đổi khí hậu ở Bali, Indonesia năm 2007, Ủy ban sáng kiến thương mại toàn cầu đã khởi xướng các nghiên cứu để ứng phó với những thách thức của tương lai Lãnh đạo của 24 tập đoàn về bán lẻ và tiêu dùng lớn nhất Thế Giới như P&G, Unilever, Colgate-Palmolive, Philipps, Metro, Wal-mart…) cùng công ty tư vấn Capgemini đã cùng tham gia vào dự án “Chuỗi cung ứng năm 2016” để thảo luận, chia sẻ thông tin và đề ra các giải pháp mang tính đột phá cho chuỗi cung ứng trong tương lai Mô hình chuỗi cung ứng trong tương lai được mô tả như hình vẽ dưới đây (xem trang tiếp theo)
Trang 35Hình 1.6: Mô hình chuỗi cung ứng năm 2016
(Nguồn: http://www.futuresupplychain.com/ truy cập ngày 15/03/2011)
Những đặc điểm chính của chuỗi cung ứng trong tương lai như sau:
Thông tin về nhu cầu tiêu dùng sẽ được chia sẻ rộng rãi giữa các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng: nguời tiêu dùng (tín hiệu tiêu dùng phát đi từ nhà bán lẻ), nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ logistics và nhà bán lẻ
Sau khi được sản xuất, hàng hóa sẽ được chuyển đến các nhà kho chung (nhiều nhà sản xuất cùng sử dụng chung một nhà kho)
Các phương tiện vận chuyển chung sẽ chuyển hàng hóa từ nhà kho chung nói trên đến các trung tâm phân phối chung cho cả một thành phố hoặc các vùng nông thôn
Các trung tâm phân phối chung, nằm ở ngoại ô của các thành phố, sẽ tập kết hàng và dùng phương thức lưu chuyển hàng liên tục (cross-docking) để tiết kiệm thời gian, trước khi chuyển hàng đến các điểm bán lẻ
Các vùng nông thôn cũng sẽ có các trung tâm phân phối giống như các trung tâm phân phối ở thành phố
Trang 36Các điểm phân phối sẽ được bố trí rất thuận tiện để đưa hàng đến người tiêu dùng nhanh nhất, chẳng hạn như giao hàng đến tầng trệt của một chung cư cao tầng, giao hàng đến một cửa hàng bán lẻ nhỏ trong một khu vực dân cư
Với mô hình trên, rõ ràng chuỗi cung ứng tương lai sẽ giúp chúng ta vượt qua được những thách thức từ môi trường thông qua các mối quan hệ cộâng tác chặt chẽ Thông tin tiêu dùng được truyền đi liên tục trong chuỗi cung ứng giúp nhà sản xuất nắm bắt chính xác nhu cầu của thị trường và không bị tồn kho Các nhà kho thay vì phân tán rải rác (Mỗi doanh nghiệp đang sở hữu nhà kho riêng, với qui mô dành riêng cho doanh nghiệp mình) được hợp nhất thành các nhà kho trung tâm, giảm được rất nhiều chi phí về đất đai, xây dựng, nâng cao hiệu quả kinh tế về qui mô và nâng cao tính thân thiện với môi trường Các phương tiện vận tải chung sẽ giảm lưu lượng lưu thông, tiết kiệm nhiên liệu giảm kẹt xe và giảm khí thải Các trung tâm phân phối sẽ rất gần người tiêu dùng giúp giảm thời gian chờ trong chuỗi cung ứng Theo tính toán của nhóm dự án, nếu mô hình hợp tác trên có thể thực hiện được, giả định chỉ sử dụng công nghệ kho bãi và vận tải hiện tại, chi phí vận chuyển trên mỗi pallet có thể giảm 30%, thời gian lưu chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng giảm 40%, đồng thời giảm 25% lượng khí thải CO2 trên mỗi pallet trong khi vẫn đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng trên kệ Rõ ràng chuỗi cung ứng tương lai được kỳ vọng đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, các ngành công nghiệp, cho từng doanh nghiệp, và cho mọi người tiêu dùng Mối quan tâm giờ đây là làm sao triển khai được mô hình chuỗi cung ứng này một cách rộng rãi trên phạm vi toàn cầu
Hành động vì thế hệ mai sau
Lộ trình đi đến chuỗi cung ứng tương lai sẽ đòi hỏi sự kết hợp của các tập đoàn, các công ty lớn, và các đối tác trong chuỗi cung ứng Từ “hợp tác” được nhấn mạnh rất nhiều lần, bởi lẽ mỗi doanh nghiệp có thể đóng góp một số giải pháp sáng tạo nhưng chỉ dựa trên hoàn cảnh cụ thể của mình và chưa đủ để đề ra một giải
Trang 37[2] Khiêm Trần (2011), website www.supplychaininsight.vn : Chuỗi cung ứng năm 2016 sẽ
ra sao, truy cập ngày 25/03/2011
pháp sáng tạo phù hợp với mục tiêu chung Cần có những công ty đầu ngành đứng
ra khởi xướng để thúc đẩy chuyện hợp tác trong các chương trình hành động sau Chia sẻ thông tin – thúc đẩy việc chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng của các ngành hàng Tận dụng xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong việc chia sẻ thông tin (RFID, đường truyền không dây tốc độ cao, các trung tâm thông tin…)
Sử dụng các nhà kho chung cho một hoặc nhiều ngành hàng (tùy theo qui mô) Nhà kho sẽ do một doang nghiệp 3PL chuyên nghiệp điều hành để nhà sản xuất chỉ tập trung vào năng lực cốt lõi là sản xuất và tiếp thị
Thiết lập các trung tâm phân phối ở các đô thị lớn và mạng lưới phân phối đến tận nhà hoặc các điểm bán lẻ Chính quyền địa phương nên tham gia vào công tác hoạch định mạng lưới phân phối và có chính sách ưu tiên hỗ trợ Mô hình này cũng giúp giải bài toán kẹt xe ở các đô thị hiện nay
Kịch bản về chuỗi cung ứng 2016 có thể chưa trở thành hiện thực trong năm
2016, hoặc có thể chưa được triển khai áp dụng trên phạm vi toàn cầu ngay lập tức, nhưng nó phản ánh một xu thế cốt lõi và tất yếu: con người phải hợp tác với nhau nhiều hơn, tin cậy nhau để xây dựng một Thế Giới bền vững Nếu không, thế hệ mai sau sẽ không còn được chứng kiến những điều tốt đẹp như chúng ta đang được thụ hưởng ngày nay Người lãnh đạo là người được kỳ vọng thấy trước tương lai và dẫn dắt những người xung quanh đi đến tương lai đó [2]
1.3.2.2 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Mặc dù chuỗi cung ứng đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia, nhưng tại Việt Nam, ngay cả thuật ngữ chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng vẫn còn đang là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người Ngay cả một số nhà quản lý công ty còn thắc mắc
Trang 38chuỗi cung ứng là gì, quản trị chuỗi cung ứng ra sao, liệu công ty chúng tôi có chuỗi cung ứng hay không Thực tế thì chuỗi cung ứng có ngay trong mỗi công ty, nhưng các nhà quản lý công ty hoặc đã không hiểu về nó hoặc đã không đánh giá đúng tầm quan trọng của nó hoặc đã không quan tâm đúng mức đến nó cho dù chuỗi cung ứng là một phần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doang nghiệp
Có thể chia xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng tại Việt Nam thành hai mảng như sau là: (i) mảng các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam hoặc các công ty liên doanh và (ii) phần còn lại các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (kể cả một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
Đối với mảng các công ty đa quốc gia, khi thâm nhập thị trường Việt Nam, họ đã mang theo cả vốn liếng, qui trình, công nghệ kinh doanh và tất nhiên là cả công nghệ quản trị chuỗi cung ứng của họ đến Việt Nam Điển hình trong số này phải kể đến những công ty đa quốc gia kinh doanh trong những lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast Moving Consumer Goods) như P&G, Unilever, Nestle, Colgate-Palmolive, Coca Cola, Pepsi, Dutch Ladies, Kao… một số công ty trong lĩnh vực phân phối như Metro, Big C, Lotte… hay một số công ty trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như DHL, Diethelm, Maersk… Với những công ty này thì sự phát triển của chuỗi cung ứng tại Việt Nam gần ngang tầm với sự phát triển của chuỗi cung ứng trên thế giới, tất nhiên là sẽ có những điều chỉnh trong sự phát triển của chuỗi cung ứng của họ để thích hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam Tuy nhiên những cái cốt lõi trong chuỗi cung ứng thì vẫn được giữ nguyên Ở một số tập đoàn như Unilever hay P&G thì những gì được coi là tinh hoa trong chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng hiện nay trên thế giới đều đang được áp dụng tại Việt Nam Các nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào, các nhà phân phối, các công ty cung cấp dịch vụ khi tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn này đều phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu khắt khe về công nghệ, qui trình, chất
Trang 39lượng…đồng thời ở các tập đoàn cũng đã và đang áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe nhắm hướng đến sự phát triển bền vững
Đối với phần còn lại các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (kể cả một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài) thì hoặc là các nhà quản lý không quan tâm đúng mức đến toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc là thậm chí là không biết về chuỗi cung ứng, từ đó không quản trị được chuỗi cung ứng của mình Nói cách khác, họ chỉ xây dựng, quản trị và phát triển một phần của chuỗi cung ứng tùy vào điều kiện sản xuất, kinh doanh hay yêu cầu của sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình Một số ít, thậm chí còn không hiểu về chuỗi cung ứng từ đó không quản trị được chuỗi cung ứng mà công ty họ đang có Tuy nhiên thì vẫn có một số các công ty đã đánh giá đúng tầm quan trọng của chuỗi cung ứng và quản trị rất tốt chuỗi cung ứng của mình góp phần vào sự phát triển chung của công ty Điển hình như Vinamilk, Tân Hiệp Phát hay Masan, Trung Nguyên… Nhìn chung sự phát triển của chuỗi cung ứng trong các công ty Việt Nam đang dừng lại ở mức độ phát triển và quản trị từng phần của chuỗi cung ứng mà chưa có một cái nhìn tổng quát về chuỗi cung ứng, không chia sẻ thông tin đến các đối tác trong chuỗi chung ứng và đặc biệt là chưa có
ý thức phát triển một chuỗi cung ứng bền vững Các hoạt động sản xuất kinh doanh
đa phần là vì lợi nhuận trước mắt mà chưa có trách nhiệm phát triển để bảo vệ thế hệ mai sau
1.4 Một số bài học kinh nghiệm trong việc quản trị chuỗi cung ứng
1.4.1 Bài học kinh nghiệm từ Unilever Thái Lan (bài học từ việc chia sẻ thông tin và mua hàng)
1.4.1.1 Giới thiệu sơ lược về Unilever Thái Lan
Thành lập năm 1932 bằng việc liên doanh với Siam Industries Co., Ltd chuyên sản xuất xà phòng và các sản phẩm bơ thực vật, dầu thực vật với thương hiệu rất nổi tiếng là Lux và Sunlight
Trang 40Năm 1954 đổi tên thành Lever Brothers (Thailand) Co., Ltd và mở rộng việc kinh doanh sang lĩnh vực các chất tẩy rửa gia đình bằng việc giới thiệu thương hiệu bột giặt Breeze tại thị trường Thái Lan Đến những năm 70 của thế kỷ XX, Lever Brothers Thailand tiếp tục mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực chăm sóc cá nhân bằng việc sản xuất và cung cấp dầu gội đầu Sunsilk cùng kem đánh răng Pepsodent Năm 1997 đổi tên thành Unilever Thai Holdings Ltd
Năm 2000 đạt mức doanh thu khoảng 650 triệu USD
Ngày nay, Unilever Thái Lan hoạt động dưới hai công ty riêng rẽ là Unilever Thai Holdings Ltd chuyên về sản xuất và Unilever Thai Trading Ltd chuyên về thương mại với doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ Euros Thái Lan cũng là nơi mà Unilever đặt các nhà máy cung cấp các sản phẩm thực phẩm cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á như kem, bột nêm và nhà máy sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân cao cấp thương hiệu POND’S
1.4.1.2 Chương trình quản trị cung ứng nguyên vật liệu đầu vào (chương trình “win-win” nhà sản xuất và nhà cung cấp, cả hai bên cùng có lợi)
Các thông tin về kế hoạch và định hướng phát triển được Unilever Thailand chia sẻ cùng các nhà cung cấp nguyên vật liệu Các sự thay đổi ảnh hưởng đến sự cung cấp ổn định nguyên vật liệu đầu vào được chia sẻ cùng các nhà cung cấp và cùng các nhà cung cấp tìm ra các giải pháp mỗi khi các sự thay đổi diễn ra Cụ thể: Theo chính sách phát triển bền vững của Unilever toàn cầu thì bắt đầu từ đầu năm 2011 cho đến giữa năm 2011, tất cả các thành viên của Unilever phải chấm dứt việc sử dụng loại màng co PVC (Polyvinyl Chloride) và chuyển sang sử dụng các loại màng co PET (Polyethylene Terephthalate) (sử dụng cho chai nhựa) thân thiện với môi trường (Loại màng co PET này có thể phân hủy hoàn toàn trong đất sau 3 năm khi bị chôn vùi trong đất, trong khi màng co PVC có thể mất hơn 60 năm để phân hủy hoàn toàn trong đất) Nhận thấy đây thực sự là một thách thức đối với sự cung cấp ổn định của các nhà cung cấp màng co, Unilever đã chia sẻ định hướng và