Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những nghị quyết và chinh sách về tái cơ 0 cấu nông nghiệp, vê ưu tiên phát triển sản xuất xuất khẩu (XK) nông phẩm dựa trên lợi thế so sánh tĩnh và dộng, theo dó một trong những thuật ngữ hiện dược giới nghiên cứu và hoạch định chính sách nói đến nhiều là tiếp cận và xây dựng các chuôi cung ứng XK. Đây thực sự là một quyết sách đúng và trúng nhưng chưa đi dược vào đời sống sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông phẩm. Bài báo nghiên cúu này có mục đích xác lập một cấu trúc và vận hành một chuôi cung ứng XK nông phẩm thông qua mô hình nghiên cứu tối da hóa hiệu suất của nó. 1. Tổng quan cơ sở lý thuyết vể chuốĩ cung ứng xuất khẩu đặc sản nông nghiệp Việt Nam Được đa số giới nghiên cứu thừa nhận cho đến nay, sự xuất hiện đầu tiên của thuật ngữ “Quản tri chuối cung ứng (Supply Chain ManagementSCM) là vào đẩu những năm 80 thế kỷ trước trong một bải báo của Oliver và VVebber trên tờ Thời báo Tài chính năm 1982 mô tả một dãy các hoạt động dược thực hiện tốt bởi việc tổ chức hoạt động mua các yếu tố đãu vào vả quản tri các cung ứng có liên quan đến tiết giảm chi phí. Vào những năm 1990, các khái niệm vẽ liên kết chuối cung ứng (Supply Chain SC) và quan hệ nhà cung cấp người mua là những phát triển chính để tạo khung khổ cho khái niệm SCM đến nay. Điểm qua lịch sử xuất hiện và phát triển trên để thấy SCM không phải là một trong những chủ để, môn học đã có hàng trăm năm mà nó còn rất mới, thậm chí còn đang được thực hiện và phát triển bởi chí mới rất gần đây, giới kinh doanh mới sử dụng khái niệm này trong thực tiến. Câu hỏi là tại sao đến nay nó mỏi xuất hiện và phổ biến vận dụng? Câu trả lời có tính thuyết phục nhất cho câu hỏi trên là do môi trường kinh doanh hiện nay đã và đang thay đổi mạnh mẽ và thường xuyên bao gồm: toàn cầu hóa, cạnh tranh khắt khe và khốc liệt hơn, kỳ vọng khách hàng trở nên cao hơn, tác động công nghệ vả các yếu tố địa chính tri... Dưới những tác động môi trường kinh doanh mới đó, một tổ chức dựa trên tiếp cận giá trị tự thân sẽ là không còn thích hợp để đảm bảo một năng lực cạnh tranh được đòi hỏi. Các nhà quản trị kinh doanh, bởi vậy, phải hiểu những sc mà họ đã tham gia và chỉnh các sc mổi quyết đinh sự thắng hoặc thua của hoạt động kinh doanh.
Trang 1Tea NE aE VA QUAN LY ¬ =
mo Hint newien cu cHUGI cunG Gne KUAT thiểu aifc SAn None néHIeP VET NAM TRONG BON CANH HIEN NAY
Nguyến Hoàng Việt
Trường Đại học Thương mại Email: nhviet@vcu.edu.vn
Ngày nhận: 4/05/2015 Ngày nhận lại: 15/05/2015 Mã số: 81 1TrEM 11
Œœ rong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những nghị quyết và chính sách về tái cơ
O cấu nông nghiệp, về ưu tiên phát triển sản xuất xuất khẩu (XK) nông phẩm dụa trên lợi thế so
sánh tĩnh và động, theo đó một trong những thuật ngữ hiện được giới nghiên cứu và hoạch định chính sách nói đến nhiều là tiếp cận và xây dựng các chuối cung ứng XK Đây thực sự là một quyết sách "đúng và trúng" nhưng chưa đi được vào đời sống sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông phẩm Bài báo nghiên cứu này có mục đích xác lập một cấu trúc và vận hành một chuối cung ứng XK nông phẩm thơng qua mơ hình nghiên cúu tối đa hóa hiệu suất của nó
Từ khóa: Chuối cung ứng xuất khẩu nông phẩm; Đơn vị sản xuất nông phẩm nguyên gốc (OEM);
Hiệu suất chuối cung ứng đặc sản nông nghiệp xuất khẩiu
1 Tổng quan cơ sở lý thuyết vé chuối cung ứng xuất khẩu đặc sản nông nghiệp Việt Nam
Được đa số giới nghiên cứu thừa nhận cho đến nay, sự xuất hiện đầu tiên của thuật ngữ “Quản trị chuối cung ứng" (Supply Chain Management- SCM) là vào đầu những năm 80 thế kỷ trước trong một bài báo của Oliver và Webber trên tờ Thời báo Tài chính năm 1982 mơ tả một dãy các hoạt động
được thực hiện tốt bởi việc tổ chức hoạt động mua
các yếu tố đầu vào và quản trị các cung ứng có liên quan đến tiết giảm chỉ phí Vào những năm 1990, các khái niệm về liên kết chuối cung ứng (Supply Chain - SC) và quan hệ nhà cung cấp - người mua là những phát triển chính để tạo khung khổ cho khái niệm SCM đến nay Điểm qua lịch sử
xuất hiện và phát triển trên để thấy SCM không
phải là một trong những chủ để, môn học đã có hàng trăm năm mà nó cịn rất mới, thậm chí cịn
đang được thực hiện và phát triển bởi chỉ mới rất gần đây, giới kinh doanh mới sử dụng khái niệm
này trong thực tiến Câu hỏi là tại sao đến nay nó
mới xuất hiện và phổ biến vận dụng? Câu trả lời có tính thuyết phục nhất cho câu hỏi trên là do môi
trường kinh doanh hiện nay đã và đang thay đổi
mạnh mẽ và thường xuyên bao gổm: tồn cầu hóa, cạnh tranh khắt khe và khốc liệt hơn, kỳ vọng khách hàng trở nên cao hơn, tác động công nghệ và các yếu tố địa chính trị Dưới những tác động môi trường kinh doanh mới đó, một tổ chức dựa trên tiếp cận giá trị tự thân sẽ là khơng cịn thích
hợp để đảm bảo một năng lực cạnh tranh được đòi
hỏi Các nhà quản trị kinh doanh, bởi vậy, phải hiểu những SC mà họ đã tham gia và chính các SC mới quyết định sự thắng hoặc thua của hoạt
động kinh doanh
khoahoc =
Trang 2
KINH TE VA QUAN LY
Như vậy, đường đua của cạnh tranh đang
chuyển từ “doanh nghiệp với doanh nghiệp” đến “§C với SC” Ngày nay, sự sống sót của bất kỳ hoạt
động kinh doanh nào không chỉ phải phụ thuộc vào
khả năng cạnh tranh của bản thân mà phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng hợp tác bên trong chuối cung ứng và các quan hệ tưởng như độc lập giữa các thành viên bên trong SC trở nên phụ thuộc tương hố hơn Các thành viên “một mất một còn” (Sink & Swim) với SC Đó cũng là nguyên ủy của việc gia tăng đòi hỏi với SCM ngày nay
Vậy SC là gì? Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo khác nhau cho thấy có nhiều, thậm chí rất nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên
cúu và thực hành SCM
Tuy nhiên, theo đối tượng, khách thể và mục
đích nghiên cứu cùng nội hàm cla SC, trong
nghiên cứu này sử dụng khái niệm của GS Nguyến Bách Khoa: SC được hiểu là “một nhóm các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, hộ sản xuất ~ kinh doanh cùng tham gia và được giao kết với
nhau qua đó làm gia tăng giá trị cho một nguồn
các dòng chảy đầu vào được chuyển hóa từ
nguyên gốc đầu tiên của chúng đến các sản phẩm
hoặc dịch vụ cuối cùng theo yêu cầu của các người tiêu dùng cuối cùng đã được xác định"
Từ khái niệm trên cần nhận diện một số đặc trưng cơ bản của một SC: Thứ nhất, một SC được
hình thành và chỉ có thể hình thành nếu có hơn
một thành viên tham gia; Thứ hai, các thành viên tham gia bên trong một SC thường không thuộc cùng một sở hữu doanh nghiệp và vì vậy có sự độc lập pháp luật giữa chúng; Thứ ba, những thành
viên đó được giao kết với nhau trong một cam kết
ràng buộc chung xác định để làm gia tăng giá trị
cho một nguồn các dòng vật chất chảy thông qua một SC, dòng vật chất này với mối một thành viên vận động đến như là những đầu vào được chuyển hóa và vận động đi như là các đầu ra được gia tăng giá trị
Một cách trực giác, có thể hình dung một SC
như là một dạng thức tương đồng của “một chuối xích", trong chúng các “mắt xích" là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh tham gia và chúng được giao kết trong một quá trình làm gia tăng giá trị (xem hình 1) Đường kết nối về phía thượng nguồn dịng vật chất là nhà cung cấp của nhà cung cấp, và về phía hạ nguồn dịng vật chất là các khách hàng - nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu) Thường trong một SC có một nhà
sản xuất vật phẩm nguyên gốc (Original
Equipment Manufacturer - OEM) ở trong giữa các thành viên trên Một OEM đôi khi được đại diện
bằng một nhà sản xuất thương hiệu gốc (Original
Brand Manufacturer - OBM)
Cung ứng giá trị Nhà cung cập của nhà cung cap Nhu câu từ khách hàng Hình 1 Nguồn: D.Lu Mơ hình chuối cung ứng căn bản
Trang 3
Điểm kết của một SC là sản phẩm và/hoặc dịch vụ được kiến tạo bởi SC cho người tiêu dùng cuối cùng Vì vậy, nguyên ủy căn bản của sự tổn tại một SC tùy thuộc vào việc phục vụ người tiêu dùng cuối cùng trên một địa thị trường xác định
Mức độ SC có thể phục vụ tốt người tiêu dùng của
chúng suy đến cùng sẽ định nghĩa được giới hạn cạnh tranh của một SC trên địa thị trường đó
Tùy thuộc góc độ xem xét một SC, có những tên gọi tương tự nhưng khác nhau để gọi một SC
Nếu xem xét một SC từ góc độ căn bản như là một chuối các hoạt động gia tăng giá trị, có thể gọi một SC là “chuối giá trị"; nếu thừa nhận một SC như là nhu cầu thị trường có tính liên tục được nảy sinh từ NTD và được trải dài cho đến các nhà cung cấp
thượng nguồn, lại có thể gọi SC là “chuối cầu” Có một câu hỏi khi xem xét mơ hình SC là:
người tiêu dùng cuối cùng có phải là một thành tố của SC không? Đa số mọi người và ngay cả nhiều nhà nghiên cứu sẽ trả lời là có bởi người tiêu dùng đưa ra thông tin về nhu cẩu, cung cấp phần thưởng tài chính Tuy nhiên xét về thực chất và
đây cũng là điểm khác biệt giữa một SC và một
kênh marketing thì người tiêu dùng cuối cùng không phải là các thành tố của SC, mét SC chi kéo dài từ các nhà cung cấp các nguyên liệu thô
nhất đầu tiên đến các nhà bán lẻ (nếu đó là mắt
xích cuối cùng trong SC trước người tiêu dùng cuối
cùng) Lý do để dấn đến kết luận này là:
Thứ nhất, tất cả SC đều cung ứng 1 sản phẩm/dịch vụ, mối thành viên SC cũng đều phải có chức năng cung ứng 1 hoặc 1 vài yếu tố chuyển
hóa thành sản phẩm/dịch vụ cuối cùng nhưng
người tiêu dùng cuối củng thì khơng cung ứng cái gì có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cả, nó tạo ra "cầu" chứ không phải “cung” Chức năng căn bản của SC là cung ứng, còn người tiêu dùng cuối cùng là người nhận các cung ứng, nhưng không phải là một phần của cung ứng
Thứ hai, một SC làm gia tăng giá trị đối với sản
phẩm (hoặc các đầu vào được chuyển hóa),
nhưng người tiêu dùng cuối cùng không Người
tiêu dùng cuối cùng tiêu dùng sản phẩm và làm
giảm giá trị thị trường của nó
Thứ ba, một SC luôn được chuyên mơn hóa cho một sản phẩm/dịch vụ, còn người tiêu dùng
cuối cùng lại có tính tổng hợp
Dựa trên 3 điểm khác biệt căn bản giữa bản chất của SC và của người tiêu dùng cuối củng, sẽ là phù hợp hơn và ít mơ hổ hơn nếu tách biệt người
tiêu dùng cuối cùng ra khỏi khái niệm SC Khái
niệm SC không bao hàm người tiêu dùng cuối cùng khơng có nghĩa là loại bỏ những lợi ích to lớn
mà người tiêu dùng cuối cùng có thể đóng góp
vào SC, người tiêu dùng đóng vai trò trụ đỡ ra sao trong sự tổn tai va quan tr! SC sẽ là điểm cốt lõi
của SCM
Người tiêu dùng cuối cùng đối với một SC là yếu tố quan trọng nhất của tất cả những yếu tố quản trị có liên quan Mối thứ trong SC đều được định hướng bởi nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng cuối cùng Các nội dung của SCM bao gồm các tiếp cận, các hoạt động cũng như các chiến lược đều hướng tới việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ để thỏa mãn người tiêu dùng cuối
cùng Bởi vậy, có thể nói rằng SCM nên là, đã và
đang luôn là quản trị được tập trung vào khách
hàng Điều này cũng phản ảnh đặc trưng điển hình "định hướng khách hàng của SC”
Bởi SC trong bối cảnh ngày nay được hiểu biết
và thực hành rộng rãi trong hầu hết các kinh doanh, do đó cực khó để khái quát đầy đủ cả về nội hàm và ngoại diên của nó Vi vậy, đây cũng là
một khái niệm có rất nhiều cách thể hiện và biểu
đạt Từ các khái niệm trên về SCM cho phép rút ra khái niệm SCM nông phẩm xuất phát từ thực chất
và đặc điểm của SC nông phẩm ở Việt Nam nêu
trên như sau: “SCM thực chất là quản trị kinh doanh của các thành viên trong bối cảnh giao kết với nhau trong hệ thống lấy tiêu điểm SC sản
phẩm nông nghiệp xác định và được hiểu là một
quá trình hoạch định, triển khai và kiểm soát các yếu tố cấu hình, quan hệ và phối kết chuốï cung
ứng liên quan nhằm thỏa mãn cao hơn các khách
hàng và qua đó mang lại hiệu quả cao và bền vững hơn các mục tiêu chiến lược kinh doanh của mối thành viên và toàn SC trong dài hạn" (P
Bolstorff & R Rosenbaum)
Khoahoc =
thưƯng mại 5
Trang 4
KINH TH VA QUAN 1
Khái niệm này cho phép khắc phục chỉ trích sự lấn lộn giữa quản trị kinh doanh của một đơn vị nào lại khơng có liên hệ và không chịu ảnh hướng bởi các doanh nghiệp bên ngoài trong một
SC Bởi vậy, phương cách tốt nhất để quản trị
một kinh doanh là tiến hành cân nhắc và thu xếp cùng với các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài
trong việc ra quyết định đạt được mục tiêu kinh
doanh cuối cùng x
Khái niệm trên về SCM đã nâng cao khái niệm quản trị kinh doanh hiện đại từ định hướng lấy tiêu
điểm là tổ chức sang hệ thống lấy tiêu điểm SC đã
mang lại hiệu quả hơn trong việc đạt tới các mục tiêu chiến lược kinh doanh Cạnh tranh ngày nay không còn là giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp
mà là giữa SC này và SC khác Như vậy, SCM
chính là một triển vọng mới hướng tới các hoạt
động cũ
Khái niệm này giải thích một cách hiệu quả tại
sao SCM có thể được làm bằng cách thức đa dạng
và rộng mỏ; tại sao các hoạt động quản trị khác nhau hồn tồn lại có thể được gọi là SCM; tại sao các chức năng quản trị truyền thống nay lại được
gọi là SCM Câu trả lời là đơn giản bởi chúng ta
khởi đầu tiếp cận các vấn đề quản trị và hành động từ triển vọng của SC
Khái niệm trên chắc chắn đã
đưa cho SCM một thực chất có
tính phổ quát và phổ biến Nhưng điều đó khơng có nghĩa
rằng khơng có khả năng nhận
dạng có tính khác biệt của bản thân SCM Có thể nhận dạng
các thành tố khái niệm rất hữu
ích trong thực hành của SCM
Theo đó, bất kỳ một thực hành
và hoạt động SCM nào đều
được thành công bằng 3 thành
tố có tính khái niệm sau: cấu
hình SC; quan hệ SC; điều phối
SC (xem hình 2) khoa hoc 6 thưởng mại ở đây: - Cấu hình SC: là thành tố về một SC được kết
cấu từ tất cả các thành viên của nó ra sao Bao gồm: cơ sở cung ứng của OEM lón ra sao; phạm vi tích hợp theo chiều dọc là rộng và hẹp ra sao;
hoạt động của OEM được outsourcing bao nhiêu;
kênh phân phối hạ nguồn được thiết kế ra sao Nó cũng được coi là kiến trúc của SC Về bản chất, các quy định về cấu hình SC là quyết định chiến lược và ở bậc quản trị cao cấp
- Quan hệ SC: là thành tố về quan hệ các
thành viên với nhau dọc theo SC dấu rằng tiêu
điểm then chốt của quan hệ SC thường là xoay quanh OEM và các nhà cung cấp cấp 1 và các khách hàng cấp 1 của nó và quan hệ bên trong
giữa chúng Các kiểu và mức độ quan hệ được xác
định bởi nội dung các trao đổi có tính tổ chức với nhau Quan hệ cũng giống như "nối dài cánh tay” nếu chúng chỉ trao đổi về sản lượng và giá các
giao dịch, mặt khác - mối quan hệ nên là như quan
hệ đối tác chặt chẽ nếu các bên trao đổi tầm nhìn, hoạch định đầu tư, quá trình giới thiệu sản phẩm mới và các thơng tin tài chính chỉ tiết Những quyết định quan hệ SC là quyết định cả ở tầm chiến lược và tác nghiệp
Nguồn: D.Lu
Hình 2: Mơ hình khái niệm quản trị chuối cung ứng
=
Trang 5
- Điều phối SC là việc ám chỉ chủ yếu đến sự điều phối hoạt động các thành viên với nhau bên trong một SC Nó bao hàm sự phối kết của các dòng vật chất liên tục từ các nhà cung cấp đến người mua và xuyên tận đến người tiêu dùng cuối
cùng Quản trị tồn kho trên tồn SC chính là tâm
điểm then chốt cho điều phối SC Công suất sản xuất, dự báo, quy trình chế tác, dịch vụ khách hàng đểu là nội dung chính của các hành động điều phối trong SC Các quyết định điều phối SC đều thuộc tầm tác nghiệp
Trên đây là 3 tâm điểm của SCM, giữa chúng
có một điểm chung đó là tất cả 3 thành tố đều thực hiện với tổ chức bên ngoài trong cùng một SC hơn
là yếu tố quản trị bên trong mối thành viên
Về nguyên lý, đặc sản nông lâm nghiệp (từ đây viết gọn là đặc sản) là tên gọi của một nông phẩm
đặc biệt, nó đặc biệt bởi khác với các nông phẩm
thông thường ở chố đặc sản "Cung ứng cho các khách hàng một giá trị nổi bật/duy nhất và/hoặc
khác biệt" - đây chính là thuộc tính bản chất của
đặc sản về kinh tế và kinh doanh"
Nhận thức rõ bản chất của đặc sản có ý nghĩa thực tiển quan trọng bởi đa số mọi người khi tiếp
cận quan điểm đặc sản là mang tính tự nhiên, truyền thống, đều gắn nó với một vùng đất, một
địa chỉ xuất xứ và một hương vị cảm quan đặc
trưng (Bưởi Diến và bưởi Đoan Hùng; cam Canh và cam Phúc Trạch ) bất kể tỷ suất và sản lượng,
thị phần hàng hóa của nó và thậm chí càng ít số lượng càng quý, càng ít người được tiêu thụ càng
quý Đó là quan niệm của văn học sử Trong bối
cảnh nền kinh tế thị trường hội nhập, quan niệm
trên ngày càng mở rộng và phát triển gắn với nội
hàm thị trường và kinh doanh Để nâng cấp thuộc
tính "tự nhiên và địa phương” của đặc sản để có
thuộc tính “nhân tạo và vùng, quốc gia, quốc tế"
nâng cấp tính đặc biệt của sản phẩm thành tính "hàng hóa” cho thị trường sản phẩm Điểu đó cũng có nghĩa, khác với những nông phẩm thông thường, các đặc sản có ưu thế và tiềm năng "đặc
5o 81/2015 th
biệt" để cung ứng ra một thị trường rộng lớn kể cả
các thị trường quốc tế
Mặt khác quan điểm "Đặc sản” cũng không
phải là một đặc quyển cố định “cho một loại sản phẩm gắn với một địa điểm sản xuất cố dịnh mà nếu nó khơng được duy trì và phát triển sản
phẩm đó thì dần sẽ mất tính “đặc sản" và ngược
lại 1 loại nông sản thông thường nếu cải tiến mấu mã, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ mang lại giá trị nổi bật, khác biệt sẽ trở thành 1
“đặc sản" trong tương lai Thực tiến phát triển
nông nghiệp, kinh doanh nông phẩm Việt Nam và thế giới cho thấy rất nhiều "đặc sản" dựa vào
tự nhiên đã bị thối hóa và mất dần giá trị “đặc
sản"; nhiều "đặc sản" chỉ của 1 địa điểm hẹp
(thôn, xã của tỉnh) nay được mở rộng thành “đặc sản" có giá trị tương đương về chất lượng cảm
quan thương phẩm nhưng lại có tỷ suất, sản
lượng hàng hóa và chất lượng cung ứng cao hơn ở xã, huyện, thậm chí tỉnh khác cũng có, mà còn
thuận lợi hơn về các điều kiện thổ nhưỡng, khí
hậu, thời tiết, sâu bệnh so với sản xuất nguyên gốc; nhiều nông phẩm thông thường nhưng nhờ cải thiện gen/giống và chất lượng canh tác, nuôi trồng và cung ứng thị trường lại trở nên "đặc
sản"; nhiều nông phẩm thơng thưởng có chất
lượng tươi sống không nổi bật nhưng do phát
triển sản phẩm khi kết hợp với các nguyên phụ
liệu khác được trải qua một công nghệ chế biến cao lại tạo thành các “đặc sản”
Nói như vậy để thấy, những “đặc sản" trước hết
chính là "ưu đãi" của Mẹ tự nhiên mà không phải bất kỳ loại nông phẩm và địa điểm ni trồng nào có được, lại được lựa chọn, tích lũy lâu đời tạo nên
“truyền thống” nhưng nếu ÿ lại và cho rằng những
ưu đãi đó là “trời cho” nghĩa là nó bất biến và “duy nhất có" thì đó lại là sai lầm cả về nhận thức khoa học và thực tiến cuộc sống cũng như sản xuất - kinh doanh chúng, điều này đặc biệt có giá trị thực
tiến với các nền nông nghiệp còn dựa nhiều vào tự
nhiên như nước ta, khi mà biến đổi khí hậu toàn
Trang 6
HINH TẾ VÀ QUAN LY —
cầu, dịch bệnh, thiên tai đang là những yếu tố hiển hiện, 1 thực thể của thế giới hiện tại
Với đặc trưng thổ nhưỡng là vùng đất núi đổi và xen lấn là các thảo nguyên, triển sông suối và
thung lũng, đặc trưng khí hậu pha trộn nhiệt đới
gió mùa nhưng lại ở sâu trong lục địa dựa lưng vào dãy núi cao vùng Biên giới Tây - Bắc của đất nước, thời tiết bất thường và thay đổi lớn giữa ngày và
đêm - đây là vùng có thể nói là khắc nghiệt với cây
trồng và vật nuôi, nhưng ngược lại, những cây trồng và vật nuôi nào đã thích nghỉ và tổn tại được thì lại đều có sức sống, có đặc tính vấn có giá trị đặc biệt và phần lớn là những đặc sản theo tiếp cận kinh doanh
Từ một nền nơng nghiệp mang nặng tính tự nhiên, tự cấp và tự túc, vùng Tây - Bắc đã có những
bước chuyển mình rất đáng kể sang 1 nền nơng
nghiệp có nhiều yếu tố của nền sản xuất hàng hóa, với nhiều nông phẩm đặc sản của vùng đã thực sự chuyển sang nền sản xuất hàng hóa có định hướng thị trường, với một số đặc sản đã vươn tới định hướng xuất khẩu - tức là đã đạt đỉnh cao (mặc dù chưa phải là nhất) của nền sản xuất hàng hóa nông nghiệp Thực tiến sản xuất định hướng xuất khẩu các đặc sản vùng Tây - Bắc nước ta thời gian qua
cho phép tổng hợp một số dạng thức mô hình SC
xuất khẩu đặc sản cơ bản sau (xem hình 3)
2 Phương pháp nghiên cứu
Là dạng nghiên cứu lý thuyết nên phương pháp nghiên cứu của bài báo này là phương pháp hệ thống hóa và lựa chọn lý luận phù hợp với đặc
điểm của đặc sản, thực tế cấu trúc các SC đặc sản
vùng Tây Bắc kết hợp nghiên cứu định tính qua hội thảo chuyên gia để phát triển thang đo nghiên cúu Đây là phương pháp nghiên cứu phù hợp với
dạng thức nghiên cứu thực chứng tổng quát được
trích từ phần nghiên cứu lý thuyết
3 Các giả thuyết nghiên cứu SC xuất khẩu đặc sản vùng Tây Bắc Việt Nam
Trên cơ sở các khái niệm và lý luận cơ bản về
SC va SCM, nghién cuu các tiếp can SCM va hiéu
khoa hee
suất SC như là chỉ số trung tâm đánh giá giá trị
khách hàng và hiệu quả mục tiêu SCM XK và
những đặc điểm về SC XK đặc sản vùng Tây Bắc
Việt Nam, cho phép xây dựng và phát triển các giả thuyết nghiên cứu chính sau:
3.1 Cấu hình SC và hiệu suất SC XK đặc sản
Các SC khác nhau có cấu hình khác nhau
Trong mối SC XK đặc sản đều tồn tại một hoặc một tệp các nhà sản xuất đặc sản nguyên gốc (gọi
là các OEM), các OEM sử dụng một mạng nhà cung cấp thượng nguồn được tạo nhóm, phân lớp
và phân cấp khác nhau để cung cấp các yếu tố
đầu vào được chuyển hóa (dịng vật chất đầu vào)
gồm giống, thức ăn/phân bón, thuốc trừ sâu và
bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh — hóa bảo quản
sau thu hoạch Các OEM cũng phải lựa chọn một hoặc một vài loại kênh phân phối để đưa sản phẩm của mình trực tiếp hoặc gián tiếp (qua nhà chế biến — OBM) đến thị trường đầu ra/xuất khẩu đặc sản Số lượng, cấp độ, mức tích tụ ngành của SC, mức tối giản và tối ưu của các loại thành viên, mức ổn định trong trung, dài hạn, mức năng động
trong ngắn hạn của cấu hình chuối đều có tác
động đến mức gia tăng giá trị và tối thiểu hóa chi phí SCM, nghĩa là có tác động trực tiếp đến hiệu suất SC XK đặc sản Do vậy, giả thuyết nghiên cứu thứ nhất được để xuất
HI - Chất lượng cấu hình SC XK đặc sản có tác
động trực tiếp đến hiệu suất SC XK đặc sản đó 3.2 Quan hệ đối tác SC và hiệu suất SC XK đặc sản
Quan hệ SC được xác định thông qua dạng
thúc và mức độ trao đổi, tương tác giữa các tổ
chức thành viên SC với nhau với tiêu điểm là quan
hệ giữa OEM với các nhà cung cấp cấp 1 và các nhà phân phối - khách hàng bậc 1 Có hai dạng thức quan hệ SC đó là quan hệ “nối dài cánh tay” và quan hé“ddi tac”, trong mối dạng thức lại có nhiều mức độ quan hệ từ bậc thấp có tính tác nghiệp, đến chiến thuật và mức độ cao là bậc quan hệ đối tác chiến lược Tính chất và mức độ
ae
Trang 7KINH TH VA Q
Nhà nước và các tô chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ cơng, hàng hóa cơng,
dich vu ho tro va phat triển kinh doanh
Nha thu gom va XK nước ngoài
= [Nha ché bién va|
XK (TCs) Nha CB-XK (OBMs, FCs) Nhà SX-KD teoẩu apnu nptpị tạnx ổượt 9p Nha CB-XK (OBMs) | ae ene (OEMs) op f ti 7 | (OEMs) | Q ( ) 8
1) 8 {Nha thu gom và
1 = Cee
| => HE Ca ee ban di
Vese (OEMs)
12? go |S
iP $ Nhà thu gom ils 3 Ea” SD et |} cho XK Be
\\5 < (OEMs)
| > & Nhà thu gom
i Su) cho CB-XK |ilr§ Nhà SX-KD na Aone liỆ= | < (OEMs) 1! & Ld lÌ! si Sð fen ae if # ‘Nha SX-KD le (OEMs) 1 1 { 1 1 x == _— = ee
Nhà cung câp dich vu khuyén néng, HT&XTXK, logistics, vay von, KH-CN, SHTT |] Nguồn: Tác giả Hình 3; Mơ hình các dạng thúc SC XK đặc sản vùng Tây Bắc - Việt Nam
trao đổi giữa các thành viên SC về tầm nhìn, niềm
tin, hoạch định đầu tư, quá trình giới thiệu sản
phẩm mới, các thông tin thị trường XK, các thơng
tin tài chính chỉ tiết, các kỹ năng, tri thức, trải
nghiệm chính là cơ sở đảm bảo tính liên kết, tích hợp SC, tính ổn định, tin cậy, ăn khớp và năng suất gia tăng giá trị, đến lượt mình chúng có tác động thuận chiều với hiệu suất SC Như vậy có thể phát biểu giả thuyết nghiên cứu thứ 2 sau:
H2: Chất lượng quan hệ SC XK đặc sản có tác
động trực tiếp tới hiệu suất SC XK đặc sản đó
oa hoc
thing mai 9
So 81/2015
3.3 Điểu phổi SC và hiệu suất SX xuất khẩu đặc sản
Đây là một chức năng căn bản của SCM trong điều phối vận hành giữa các thành viên trong nội bộ SC và được thể hiện tập trung ở sự điều phối tính liên hồn và liên tục của các dòng vật chất từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối
cùng của SC Nội dung điều phối SC được thể
hiện ở 5 quá trình SC cốt lõi theo mơ hình SCOR là: hoạch định - tạo nguồn cung cấp - sản xuất - cung ứng - giao hàng - thu hổi/hoàn trả Một điểm quan trọng trong SCM XK đặc sản là xây
Trang 8
KINH TH VA QUAN LY
dựng và phát triển thương hiệu tập thể SC với
các đặc sản xuất khẩu và với hình anh SC Những yếu tố điều phối trên không nghi ngờ gì đều có tác động rất lớn đến hiệu suất SC của mối thành viên và của toàn bộ SC Vì vậy, có thể đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ 3 như sau:
H3: Chất lượng điểu phối SC XK đặc sản có
tác động trực tiếp đến hiệu suất SC xuất khẩu đặc
sản đó
3.4 Vai trị trợ giúp OEMs của doanh nghiệp
tâm điểm và hiệu suất SC XK đặc sản
Thông thưởng, doanh nghiệp tâm điểm (Focal
Company) thường là thành viên dấn đạo (leader)
SC, vé ly thuyết có thể bất cứ thành viên doanh
nghiệp nào của SC đều có thể trở thành doanh nghiệp tâm điểm nếu nó đạt tới vai trò “người dấn đạo" trong hoạch định (S&OP) của SC, người làm đầu mối đảm bảo định hướng thị trường mục tiêu
đầu ra SC, người có thể đóng vai trị trợ giúp về
vận hành cho các thành viên còn lại (có đủ năng lực và uy tín), và là người tiên khởi cho tạo lập quan hệ đối tác trong nội bộ SC Trong trường hợp
các SC XK đặc sản vùng Tây Bắc Việt Nam, vai trò
doanh nghiệp tâm điểm hiện tại thường là các doanh nghiệp xuất khẩu đủ mạnh để làm “đầu tầu”
cho tồn SC, đó có thể là doanh nghiệp XK
chuyên môn hóa lớn, đó cũng có thể là doanh
nghiệp XK tích hợp với chế biến đặc sản XK, nhưng đó khơng phải là các nhà XK nhỏ, khơng theo mơ hình doanh nghiệp, có năng lực và tín
nhiệm hữu hạn Đây là điểm đặc thủ của SC XK
đặc sản Việt Nam bởi nếu khơng có vai trị quan
trọng và có tính quyết định của các doanh nghiệp
tâm điểm trong trợ giúp các OEM đặc sản chủ yếu
là các hộ, các trạng trại quy mô nhỏ, không đồng
nhất về sản xuất và sản phẩm không thể đủ năng
lực tham gia có hiệu quả vào SC xuất khẩu đặc
sản và nếu vậy SC chỉ có hình mà khơng có thực,
đó cũng là tình cảnh của nhiều OEMs ở nhiều vùng sản xuất đặc sản để xuất khẩu nhưng không XK đượchoặc XK bị ép cấp, ép giá; xuất khẩu bị
khoa hoc 10 tHƯƠNg mại
hoàn trả do không đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP
Chính vì vậy, vai trò và năng lực trợ giúp các
OEMs một cách toàn diện của các DN tâm điểm
nói riêng và các thành viên doanh nghiệp nói
chung trong SC khơng chỉ đảm bảo sự tồn tại của
SC mà còn tác động trực tiếp đến hiệu suất SC
tổng thể Do đó có thể đưa ra giả thuyết nghiên
cứu thứ 4 sau:
H4: Chất lượng trợ giúp các OEMs của doanh
nghiệp tâm điểm SC có tác động trực tiếp tới hiệu
suất SC XK đặc sản vùng Tây Bắc Việt Nam 3.5 Vai trò hố trợ của Nhà nước, các nhà cung
cấp dịch vụ công, dịch vụ khoa học - công nghệ và các dịch vụ phát triển kinh doanh bên ngoài SC
và hiệu suất SC XK đặc sản
Đây cũng là một yếu tố đặc thù của phát triển nông nghiệp hàng hóa nói chung và các SC XK đặc sản vùng Tây Bắc Việt Nam nói riêng Khác với các SC của các ngành công nghiệp và dịch vụ, các SC của ngành nông nghiệp theo nghĩa
rộng nói chung và nơng nghiệp vùng Tây Bắc nói riêng có điểm xuất phát nhìn chung còn thấp
kém, các doanh nghiệp nơng nghiệp cịn rất ít,
quy mơ nhỏ, cơng nghệ trình độ cịn thấp so với
yêu cầu XK Vì vậy khơng thể khơng có là một “nhẽ”, mà là khơng thể có nhưng ít, nhỏ giọt lại phân tán của nguổn ngân sách Nhà nước trong hố trợ các hàng hóa công (các đường giao thông và phương tiện vận tải, các chuẩn nông thôn mới, các hệ thống kho đệm và trung tâm logis- tics vùng, địa phương), của các chính sách quản lý nhà nước về khuyến khích, hố trợ gián tiếp với các SC XK nông sản mà không vi phạm định chế bảo hộ và trợ giúp trực tiếp sản xuất trong
nước của WTO, của các “nhà” khoa học, các loại
ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ logis- tics thứ 3, các đơn vị cung ứng dịch vụ và thiết
bị - phương tiện sản xuất nông nghiệp phù hợp,
của các già làng, trưởng bản, đồn thể, chính quyền thôn, bản, xã, huyện, của các tổ chức
khuyến nông, xúc tiến thương mại - đầu tư - du
Trang 9
lịch vĩ mô và địa phương Đây là những yếu tố không thuộc SC, không phải là thành viên SC nhưng có quan hệ trực tiếp và hố trợ cho đảm \bảo và nâng cao hiệu suất SC của mối thành
viên và tổng thể SC
Có một điểm cần chỉ rõ, để có thể đảm bảo hiệu quả và hiệu năng cao cho các SC XK đặc sản vùng, vấn để đặt ra là hố trợ cho các thành viên,
cho chỉ các OEMs, hay cho SC như là một chỉnh thể Nếu cho mục tiêu hiệu suất toàn SC thì định
hướng hố trợ cho nhóm thành viên nào là phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất Với câu hỏi này theo nghiên cứu thực chứng cho thấy tập trung hố trợ
theo chương trình mục tiêu SC XK đặc sản vùng
chủ yếu cho các “doanh nghiệp tâm điểm" để phát
huy trực tiếp nguồn lực cho yếu tố vai trò trợ giúp
các OEMs của doanh nghiệp tâm điểm ở giả
thuyết trên hơn là giải đều bình quân cho mối OEM rồi lại "lo" và bị sử dụng không trúng mục đích của hố trợ, mặc dù vấn đảm bảo những hố trợ căn bản cho các OEM để đảm bảo một sức sản xuất của chúng Với lập luận trên có thể đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ 5 sau:
H5- Chất lượng hố trợ SC XK đặc sản của Nha nước và các nhà cung cấp dịch vụ bên ngồi SC có tác động trực tiếp đến hiệu suất SC XK_ đặc
sản đó ở vùng Tây Bắc - Việt Nam
3.6 Chất lượng vận hành SC và hiệu suất SC
XK đặc sản
Vận hành SC được hội tụ ở 5 quá trình SC cốt lõi theo mơ hình SCOR cấp độ 1 là: hoạch định -
tạo nguồn cung cấp - sản xuất - cung ứng - hoàn trả và chất lượng vận hành SC phản ảnh mức đáp ứng các yêu cẩu đối với mối quá trình và sự liên hoàn, cộng hưởng của 5 quá trình này để tạo đầu ra giá trị gia tăng, tối thiểu hóa chỉ phí và tối đa
hóa sự thỏa mãn khách hàng nghĩa là tối đa hóa
hiệu suất SC Về nguyên lý, chất lượng vận hành
SC dude thé hiện qua 6 yếu tố
- Độ tin cậy cung ứng là chỉ số phản ảnh mức độ cung ứng cho khách hàng đúng sản phẩm đến
đúng vị trí và khách hàng ở đúng thời gian trong điểu kiện và bao gói đúng với đúng số lượng và đúng chứng từ (với SC hoàn hảo chữ “đúng” được
thay bằng “chính xác”
- Tính đáp ứng nhanh, phản ánh mức độ nhanh chóng mà một SC cung ứng/giao hàng cho khách hàng và được thể hiện qua thời gian hoàn thành
đơn hàng xuất khẩu
~ Tính linh hoạt, phản ảnh mức độ nhanh chóng mà một SC đáp ứng những thay đổi địa thị trường
và sự nhanh hoạt trong việc đạt được và bảo toàn
vị thế cạnh tranh của SC được thể hiện qua thời gian đáp ứng thay đổi và sự linh hoạt trong quản trị sự thay đổi công suất và sản xuất
- Giá/phí dựa trên giá trị, phản ảnh các chỉ phí hội tụ trong vận hành SC và được thể hiện qua giá
bán sản phẩm dựa trên giá trị, chi phi SCM, nang
suất gia tăng giá tri, chi phí xử lý bảo hành sửa
chữa/thu hổi sản phẩm
- Quản trị tài sản SC phản ảnh mức độ hiệu quả mà các thành viên quản trị các giá trị tài sản của mình để thỏa mãn nhu cẩu thị trường bao gồm cả về mặt giá trị tài chính của tài sản cố định và vốn lưu động (được thể hiện qua các chỉ số thời gian chu kỳ tiền mặt, số ngày tổn kho SC, vòng quay tài sản vốn lưu động) và quan trọng, trực tiếp hơn là về giá trị thương hiệu tập thể đặc sản xuất khẩu của toàn SC dựa trên khách hàng
- Chất lượng dịch vụ khách hàng, phản ảnh mức độ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ cho khách hàng trước, trong và sau bán hàng được thể hiện qua các dịch vụ kèm theo sản phẩm, dịch vụ truyền thông, dịch vụ bổ sung, dịch vụ gia tăng giá trị và các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán Với các tham số chất lượng vận hành SC trên
có thể đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ 6 sau: H6 - Chất lượng vận hành SC tổng thể có tác
động trực tiếp đến hiệu suất SC XK đặc sản đó
3.7 Hiệu suất SC tổng thể
Có nhiều cách, nhiều tiêu chí đánh giá hiệu suất SC tổng thế khác nhau nhưng đều tập trung
khoahoc =
Trang 10
ỏ các yếu tố đầu ra của một SC đó Với một SC XK thì đầu ra của nó không chỉ ở chất lượng sản
phẩm cuối cùng đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn
XK, không phải chỉ ở các kết quả tài chính XK
như lợi nhuận (tỷ lệ cận biên lợi nhuận gộp, lợi
nhuận trước thuế, lợi nhuận ròng) hay hiệu quả trên đầu tư (ROI), trên tổng tài sản (ROA), trên doanh thu XK (ROS) mà còn và cơ bản còn ở các đánh giá hiệu suất SC dựa trên khách hàng XK Trong nghiên cứu này, hiệu suất SC được hiểu là "mức độ hài lịng, tín nhiệm, trung thành của khách hàng XK và sức cạnh tranh đối với
sản phẩm và giá trị dịch vụ cung ứng sản phẩm
XK" Khi khách hàng hài lịng, tín nhiệm và trung
thành với SC có nghĩa SC được quản trị tốt và
tất yếu dấn tới các chỉ số hiệu suất kinh tế tài chính và kinh tế - xã hội của SC cũng sẽ cao tương ứng Đó cũng là triết lý chiến lược kinh
doanh hiện đại
Trên đây là những phân tích về mối liên hệ
của các yếu tố quan hệ giữa cấu hình, quan hệ, điều phối, vai trò trợ giúp SC của Nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ bền ngoài SC và chất lượng vận hành SC với hiệu suất SC tổng thể, từ đó nhận diện và phát biểu 6 giả thuyết nghiên cứu và tiếp cận định nghĩa hiệu suất SC
tổng thể dựa trên khách hàng XK Những giả
thuyết nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng mơ
hình nghiên cứu và thang đo nghiên cứu ở mục
tiếp theo
4 Mơ hình và thang đo nghiên cứu hiệu suất §C XK đặc sản vùng Tây Bắc - Việt Nam
4.1 Mơ hình nghiên cứu
Sáu giả thuyết trên cho thấy, nếu như biểu thị mối quan hệ hàm số trong đó các biến độc lập là chất lượng cấu hình SC; chất lượng quan hệ đối tác SC, chất lượng điều phối SC, chất lượng trợ giúp các OEMs của doanh nghiệp tâm điểm là nhà XK, chất lượng hố trợ SC của Nhà nước và nhà
cung cấp dịch vụ ngoài SC, chất lượng vận hành SC va bién phụ thuộc là hiệu suất SC tổng thể Từ
đó xác lập mơ hình lý thuyết hiệu suất SC XK đặc sản vùng Tây Bắc - Việt Nam qua hình 4 sau:
4.2 Thiết kế thang đo lý thuyết
Từ các biến độc lập và một biến phụ trên có thể thiết kế bộ thang đo lý thuyết với các biến sau Trong đó:
- Chất lượng cấu hình SC (CH): 7 biến quan sát - Chất lượng quan hệ SC (QH): 7 biến quan sát ~ Chất lượng điều phối SC (ĐF): 7 biến quan sát - Chất lượng trợ giúp OEMs (TG): 7 biến quan sát - Chất lượng hố trợ SC (HT): 7 biến quan sát - Chất lượng vận hành SC (VH): 7 biến quan sát - Hiệu suất SC (HS): 4 biến quan sát
4.3 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều
chỉnh và bổ sung các biến quan sát đại diện cho các thành phần của hiệu suất SC và hiệu suất SC tổng thể Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua
kỹ thuật thảo luận nhóm chuyên để (focus group)
Cuộc thảo luận nhóm diến ra nhằm thăm dò ý kiến “khách hàng” và chuyên gia SCM và các nhà quản trị SC của các thành viên SC về các biến quan sát dùng để đo lường các thành phần của hiệu suất SC, đồng thời xác định danh sách các chuối cung ứng xuất khẩu theo loại đặc sản điển hình
Dựa theo cơ sở lý thuyết về các thành phần của hiệu suất SC của các nhà nghiên cứu D.Lu (2011), S.Lamming (1993), D.Simchi-Levi (2003), S.Cohen & J.Roussel (2004), P.Bolstoss & R.Rosenbaum (2007), các biến quan sát dùng để đo các thành phần của hiệu suất SC
XK đặc sản đã được hình thành Tuy nhiên, các
biến quan sát này được xây dựng dựa trên lý thuyết và vì vậy chúng cần được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới - XK các đặc sản nông nghiệp vùng Tây Bắc - Việt Nam Vì vậy, một cuộc thảo luận nhóm gồm 16 người đã được tổ chức Đối tượng tham gia là các nhà quần trị SC ở các doanh nghiệp thành viên SC XK đặc sản vùng Tây Bắc, các chuyên gia SCM
nông phẩm, các nhà quản lý nhà nước về xuất
khoa hoc =
Trang 11Chất lượng cầu hình SC (CH)
Chất lượng quan hệ đối tác SC
Chất lượng điều phối SC (ĐF)
Chất lượng trợ giúp OEMs của DN
tâm điểm SC (TG)
Chất lượng hỗ trợ SC của Nhả nước và
các nhà cung cập dịch vụ bên ngoài SC
Chất lượng vận hành SC (VH) Hiệu suất SC tổng thẻ Nguồn: Tác giả
Hình 4: Mơ hình nghiên cúu hiệu suất SC XK đặc sản vùng Tây Bắc - Việt Nam khẩu đặc sản vùng Tây Bắc, 2 số chủ hộ, 2 chủ
trang trại sản xuất đặc sản XK Việc xác định các biến quan sát đo lưởng các thành phần của hiệu suất SC và biến quan sát đo lưởng hiệu
suất SC tổng thể được thể hiện qua phẩn trọng
tâm của buổi hội thảo chuyên gia
Trong nội dung hội thảo, về nhận biết các
loại SC, người tham gia được yêu cầu liệt kê 3
loại SC XK đặc sản vùng Tây Bắc mà họ biết (gợi nhớ lại SC không gợi ý) Sau đó, dựa trên danh sách 8 loại SC xuất khẩu đặc sản được
nhà nghiên cứu liệt kê sắn, người tham gia được
yêu cầu loại bỏ những SC mà họ không biết (nhận biết loại SC có gợi ý) 46 biến quan sát (các phát biểu) dùng đo lường 6 thành phẩn của
hiệu suất SC XK và hiệu suất SC tổng thể được
nhà nghiên cứu xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết Trong đó, 7 biến cho chất lượng cấu
hình SC, 7 biến cho chất lượng quan hệ SC, 7 biến cho chất lượng điều phối SC, 7 biến cho
chất lượng trợ giúp OEMs, 7 biến cho chất lượng hố trợ cùng Nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ ngoài SC, 7 biến cho chất lượng vận dùng SC và 4 bến cho hiệu suất SC tổng thể Người tham dự được yêu cầu nhận xét ý nghĩa từng biến và đưa ý kiến cải thiện các phát
biểu nếu thấy cần thiết
Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính,
danh sách 4 SC XK đặc sản vùng Tây Bắc được
chọn đưa vào nghiên cứu định lượng đó là: SC XK
chè, SC XK cây lâu niên, SC XK gạo đặc sản, SC
XK thủy sản hoặc SC XK cây công nghiệp (cây nguyên liệu đồ gố XK, cây nguyên liệu tinh chế XK
cho công nghiệp dược)
46 biến quan sát dùng đo lường 6 thành phẩn hiệu suất SC và hiệu suất SC tổng thể được lược 7 còn lại 39 biến; trong đó 6 biến cho chất lượng cấu hình SC, 6 biến cho chất lượng quan hệ SC, 6 biến cho chất lượng điều phối
SC, 6 biến cho chất lượng trợ giúp OEM của
khualỤc =
Trang 12
KINH TE VA QUAN LY
doanh nghiệp XK tâm điểm, 6 biến cho chất lượng hố trợ SC của nhà nước và nhà cung cấp dịch vụ, 6 biến cho chất lượng vận hành SC và
3 biến cho hiệu suất SC tổng thể Sau thảo
luận, một số phát biểu trong thang đo đã được thay từ ngữ, câu chữ cho dế hiểu và phù hợp với suy nghĩa của khách hàng
Kết luận: Trên đây là một số kết luận nghiên cúu lý thuyết kết hợp hội thảo chuyên gia về giả thuyết, mô hình và thang đo nghiên cứu SC XK nông phẩm Việt Nam Trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành các nghiên cứu định
lượng để kiểm định thang đo, mơ hình và các giả
thuyết nghiên cứu trên cùng đánh giá thực trạng
hiệu suất SC XK của một số nông phẩm chọn
điển hình để tạo luận cứ thực tiến trả lời 2 câu
hỏi cốt lõi:
- Các đơn vị (hộ gia đình, trang trại) nông
nghiệp sản xuất nông phẩm nguyên gốc (OEM) Việt Nam nên tham gia vào mơ hình SC XK nào là
phù hợp?
- Sau khi là thành viên của OEM va SC XK cần phải làm gì để đạt được mục tiêu quản trị giá trị, quản trị chỉ phí và an toàn cho họ và cho
tổng thể SC? © Tài liệu tham khảo:
1 Nguyến Bách Khoa (2004), Chính sách thương mại và marketing quốc tế các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê - Hà Nội
2 Nguyến Bách Khoa và cộng sự (2015),
Xây dựng mơ hình nghiên cúu và khung phân
tích chuối cung ứng đặc sản nông, lâm nghiệp vùng Tây Bắc - Việt Nam, Đề tài nhánh đề tài cấp Nhà nước
3 J Roussel S Cohen (2005), Strategic Supply Chain Management — The Five Disciplines
for Top Performance, Mc Graw Hill — New York
4 P Meindl S Chopra (2012), Supply Chain Management — Strategy, Planing and Operation, P Hall — New Jersey
5 R Rosebaum & P Bolstorff (2011), Supply
Chain Exellence - AMACOM, New York - Qua ban dịch: Quản trị chuối cũng ứng hoàn hảo
6 D Lu (2011), Fundamentals of Supply Chain Management, Ebooks at bookboom.com
7 D Simchi-Levi (2003), Designing and
Managing the Supply Chain — Concepts, Strategies and Case Studies, Mc Graw Hill —- New
York
8 M Benita J Beamon (1998), Supply Chain Design and Analysis: Models and Methods, Int Journal of Production Economics
Summary
Vietnams Communist Party and Government is implementing policies and resolutions on restruc- turing agriculture with priorities given to producing and exporting agricultural products based on stat- ic and dynamic comparative advantages Accordingly, one terminology that many researchers and policy makers are referring to is approaching and building up export supply chains This is a right and appropriate policy but has not been integrated to agricultural production and
business life This article is aimed at identifying
the structure and implementing an export supply chain for agricultural products via a research model which can optimize its capacity
koa hoc