1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF

123 1,9K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN TRẦN THÁI HÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính Công Mã số: 60

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN TRẦN THÁI HÀ

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH

SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở

VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN TRẦN THÁI HÀ

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính Công

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGUYỄN HỒNG THẮNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013

Trang 3

Tôi cam kết rằng Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “Phân tích chi

phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc Các

kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây

TP HCM, ngày 20 tháng 09 năm 2013

TÁC GIẢ

NGUYỄN TRẦN THÁI HÀ

Trang 4

Xin cho tôi gởi lời chân thành cảm ơn đến:

Quý Thầy, Cô Khoa Tài chính Công – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã trao đổi kiến thức, chỉ dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu

Các Anh, Chị của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, Viện Chiến lược

và Chính sách Y tế – Bộ Y tế, Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại Thuốc lá Quốc gia, Văn phòng HealthBridge – Canada tại Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập số liệu, chia sẻ các thông tin cần thiết để tôi có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các Anh, Chị, các Bạn Khoa Tài chính Công K18, K19 đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

TP HCM, ngày 20 tháng 09 năm 2013

TÁC GIẢ NGUYỄN TRẦN THÁI HÀ

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa của đề tài

6 Giới hạn nghiên cứu

7 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ

1.1 Cơ sở lý luận về tác động của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt Trang 01 1.2 Phân tích chi phí – lợi ích của chính sách Trang 03 1.2.1 Mục đích của việc sử dụng phân tích chi phí – lợi ích Trang 05 1.2.2 Phân tích tài chính và phân tích chi phí – lợi ích Trang 06 1.2.2.1 Phân tích tài chính Trang 07 1.2.2.2 Phân tích chi phí - lợi ích Trang 10 1.2.2.3 Bộ công cụ để tiến hành phân tích chi phí – lợi ích Trang 14 1.2.2.4 Các bước để tiến hành phân tích chi phí – lợi ích Trang 16

Trang 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM

2.1 Bối cảnh Trang 24 2.1.1 Khái quát tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam Trang 24 2.1.2 Khái quát về ngành công nghiệp thuốc lá ở Việt Nam Trang 26 2.1.3 Thuế và giá của các sản phẩm thuốc lá Trang 27 2.1.3.1 Thuế thuốc lá Trang 27 2.1.3.2 Giá của các sản phẩm thuốc lá Trang 29 2.2 Xác định các yếu tố đầu vào của mô hình phân tích Trang 31 2.2.1 Xác định vị thế khi phân tích chính sách Trang 31 2.2.2 Nhận dạng chi phí, lợi ích và các thông số của mô hình Trang 32 2.2.2.1 Nhận dạng hệ số co giãn của cầu theo giá thuốc lá Trang 32 2.2.2.2 Chi phí các dịch vụ y tế do các bệnh liên quan đến hút

thuốc lá Trang 36 2.2.2.3 Ước lượng giá trị mạng sống con người Trang 39 2.2.2.4 Chi phí của việc ban hành chính sách thuế thuốc lá mới Trang 41 2.2.2.5 Các thông số khác và kịch bản trong mô hình phân tích Trang 44 2.2.3 Đánh giá chi phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ

đặc biệt Trang 46 2.2.3.1 Đánh giá lợi ích tài chính của chính sách Trang 46 2.2.3.2 Đánh giá lợi ích sức khỏe của chính sách Trang 48 2.3 Kết quả thực hiện Trang 52

Trang 7

đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá Trang 55 2.3.3 Phân tích kịch bản Trang 57

CHƯƠNG 3 : KHUYẾN NGHỊ SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM

3.1 Kết luận Trang 61 3.2 Khuyến nghị Trang 62 3.2.1 Về chính sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế

tiêu dùng thuốc lá Trang 63 3.2.2 Các vấn đề về quản lý việc thực thi chính sách thuế Trang 65 3.2.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo Trang 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank) B/C : Tỷ số lợi ích – chi phí

CBA : Phân tích Chi phí – Lợi ích

CDC : Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (Centers for

Disease control and prevention) CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

EOCK : Chi phí cơ hội kinh tế của vốn công (Economics

Opportunity Cost of Capital) FCTC : Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá

GATS : Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)

IARC : Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (International

Agency for Research on Cancer)

NPV : Hiện giá dòng tiền ròng

PCTHTL : Phòng chống tác hại thuốc lá

PVLE : Giá trị mạng sống con người (Present Value of Lifetime

Earning)

WB : Ngân hàng Thế giới (World Bank)

WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

WTP : Sẵn lòng chi trả (willing to pay)

Trang 9

tổng thể Trang 12

2 Bảng 1.2: Lợi ích ròng của chương trình tiêm chủng Trang 13

3 Bảng 2.1: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành theo

một số đặc điểm nhân khẩu học Trang 24

4 Bảng 2.2: Chi phí y tế trung bình tính cho mỗi lần điều trị nội

trú hoặc ngoại trú phân theo giới và bệnh tật Trang 38

5 Bảng 2.3: Thiệt hại năng suất liên quan đến hút thuốc lá do

bệnh tật phân theo giới và bệnh tật Trang 39

6 Bảng 2.4: Ước lượng giá trị mạng sống của con người Trang 40

7 Bảng 2.5: Chi phí thực hiện soạn thảo và thi hành chính sách

thuế tiêu thụ đặc biệt Trang 42

8 Bảng 2.6: Tỷ lệ hút thuốc phân theo nhóm tuổi Trang 44

9 Bảng 2.7: Độ nhạy cảm với sự thay đổi giá phân theo nhóm

tuổi Trang 45

10 Bảng 2.8: Tỷ lệ tránh được tử vong sau khi bỏ thuốc ở người

trưởng thành và giới trẻ Trang 45

11 Bảng 2.9: Đánh giá lợi ích tài chính của chính sách tăng thuế

tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá Trang 46

12 Bảng 2.10: Ước tính chi phí y tế do điều trị nội trú hoặc

ngoại trú vì các bệnh do thuốc lá gây ra Trang 49

13 Bảng 2.11: Ước tính tổn thất lao động do điều trị nội trú hoặc

ngoại trú vì các bệnh do thuốc lá gây ra Trang 50

14 Bảng 2.12: Ước tính giá trị sinh mạng con người từ việc ngăn

chặn tử vong sớm do thuốc lá Trang 51

Trang 10

tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá – độ co giãn trung bình Trang 55

17 Bảng 2.15: Tổng hợp chi phí lợi ích của chích sách tăng thuế

tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá theo các kịch bản - độ co giãn

thấp Trang 57

18 Bảng 2.16: Tổng hợp chi phí lợi ích của chích sách tăng thuế

tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá theo các kịch bản - độ co giãn

cao Trang 58

Trang 11

2 Hình 1.2a: Tác động của thuế trường hợp cầu co giãn lớn Trang 03

3 Hình 1.2b: Tác động của thuế trường hợp cầu co ít co giản Trang 03

4 Hình 1.3: Phân tích chi phí lợi ích bằng biểu đồ Trang 10

5 Hình 2.1: CPI tất cả các mặt hàng và CPI thuốc lá, 1995

-2006 Trang 30

6 Hình 2.2: CPI thuốc lá và GDP đầu người, 1995-2006 Trang 30

Trang 12

1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trên thế giới, thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong

và bệnh tật hàng đầu mà con người hoàn toàn có thể phòng tránh và hạn chế được Theo đánh giá của WHO, thuốc lá gây tử vong từ một phần ba đến một nửa số những người thường xuyên hút thuốc, và tuổi thọ trung bình của một người hút thuốc ngắn hơn tuổi thọ của người không hút thuốc là khoảng 15 năm Trong những năm gần đây, WHO đã ước tính thuốc lá đã gây tử vong gần 6 triệu người mỗi năm, trong đó có hơn 5 triệu người thường xuyên sử dụng thuốc lá và gần 80% số ca tử vong là ở các nước đang phát triển1 Số người chết hàng năm có thể lên đến hơn 8 triệu vào năm 2030 nếu các nước không có các biện pháp kiểm soát hút thuốc lá có hiệu quả

Tại Việt Nam, ước tính tỷ lệ hút thuốc chung hiện nay là khoảng hơn 47,4% ở nam giới, và khoảng 1,4% ở nữ giới2 Tỷ lệ này đã thấp hơn so với

10 năm trước đây khi có tới hơn 60% nam giới và 4% nữ giới hút các sản phẩm thuốc lá3

Bệnh tật mà thuốc lá mạng lại không những làm tăng những thiệt hại về sức khoẻ và sinh mạng của người hút thuốc, gia tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình vì những chi tiêu cho thuốc lá; mà còn gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể cho các quốc gia Các thiệt hại được chỉ ra bao gồm sinh mạng con người và năng suất bị mất đi do các bệnh và tử vong sớm do thuốc

lá gây ra Thêm vào đó là các chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến thuốc

lá mà Chính phủ và bệnh nhân phải gánh chịu chẳng hạn như chi phí đi lại,

1

WHO, 2013, Tobacco Facts <http://www.who.int/tobacco/mpower/tobacco_facts/en/index.html>

2 Bộ Y tế, WHO, 2010 Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) 2010

Hà nội

3 Tổng cục Thống kê, 2000 Điều tra Mức sống Việt nam (VLSS) 1992 – 1993 Hà nội: NXB Thống kê

Trang 13

Hiện nay ở Việt Nam, những bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao hơn cả tổng số tử vong do các bệnh lây nhiễm, tai nạn và thương tích cộng lại4 Các nghiên cứu dịch tễ học thực địa cho thấy các bệnh tim mạch chiếm tới 29% các ca tử vong được ghi nhận trong thời kỳ 5 năm (1999-2003), trong khi đó ung thư chiếm 15% số ca tử vong và các bệnh truyền nhiễm chiếm 11%5 Ngoài ra, chỉ riêng chi phí y tế liên quan tới ba căn bệnh do sử dụng thuốc lá ở Việt Nam (ung thư phổi, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) ước tính đã vượt 1.100 tỷ đồng trong năm 20056 Theo đánh giá của WHO, Việt Nam hiện là một trong 15 quốc gia có số người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới7

Thực tế này đã dẫn đến có đến 62%

ca tử vong tại Việt Nam có liên quan đến thuốc lá8 Thuốc lá ở Việt Nam cũng gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội Mỗi năm khoảng 8.213 tỷ đồng được tiêu tốn cho mặt hàng này, cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành; 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh9

Để giảm thiểu những tổn thất về sức khoẻ và các chi phí kinh tế do thuốc

lá gây ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) để thực hiện toàn diện việc phòng chống tác hại thuốc

lá Việc Nam đã phê chuẩn Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá vào năm

4

World Health Organization, 2004 Global Burden of Disease data Geneva: Department of Measurement

and Health Information, World HealthOrganization

5 Guindon GE, Hoàng Văn Kình, Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự, 2010 Thuế thuốc lá ở Việt Nam Paris:

International Union Against Tuberculosis and Lung Disease

Trang 14

được sống trong bầu không khí không có khói thuốc lá; và c) Giảm tổn thất

do thuốc lá gây ra cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội

Hiện nay trên thế giới, vấn đề kiểm soát sản xuất và tiêu thụ thuốc lá đang gặp rất nhiều hạn chế Trong đó, một số các biện pháp phòng chống thuốc lá đã không được thực hiện một cách có hiệu quả bởi vì các lợi ích của ngành công nghiệp thuốc lá và các mục tiêu khác nhau của Chính phủ Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các nghiên cứu về tác động của các biện pháp can thiệp cũng chính là một nguyên nhân làm cho chính sách kiểm soát thuốc lá chưa thật sự hữu hiệu để ngăn chặn được các tác hại to lớn của thuốc lá

Theo WHO, tăng thuế thuốc lá là một cách hiệu quả nhất để giảm sử dụng thuốc lá, đặc biệt có tác dụng đối với những người trẻ tuổi Thuốc lá mặc dù có tính chất gây nghiện nhưng nhu cầu tiêu dùng thuốc lá vẫn có sự thay đổi theo giá Giá cao sẽ ngăn ngừa việc bắt đầu hút thuốc, khuyến khích những người đang hút thuốc giảm hoặc bỏ hẳn thuốc lá, và giúp những người

đã bỏ thuốc khỏi hút thuốc trở lại

Hiện nay, việc áp dụng mức thuế cao đã được thực hiện ở một số nước tiên tiến trên thế giới Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, năm 1999 tỷ trọng thuế trong giá bán lẻ thuốc lá của một số quốc gia Châu Âuđược quy định khá cao như: Tây Ban Nha - 73%, Bồ Đào Nha - 80%, Ý - 75% , Hy Lạp -73%, Áo - 74%, Đức - 69%, Niu Zi Lân - 72%, Pháp - 76%, Bỉ - 74%, Phần Lan - 76%, Thụy Điển- 71%, Ai Len - 77%, Đan Mạch - 81%, Anh - 79%10

10 World Health Organization Regional Office for Europe, 2005 Economics of Tobacco for the Europe (EU)

Region Regional Report: Europe (EU). 1089913200558/EuropeanUnion.pdf

Trang 15

http://siteresources.worldbank.org/INTETC/Resources/375990-chứng khoa học cho việc xây dựng chính sách thuế hạn chế tiêu dùng thuốc lá tại Việt Nam theo như khuyến cáo của WHO Qua đó, đề tài cố gắng đánh giá, nhận biết các lợi ích xã hội do chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc

lá mang lại cũng như xác định được các chi phí của chính sách, tìm hiểu mối liên hệ giữa chính sách và phúc lợi của xã hội để từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị cải thiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác

ra chính sách trong khu vực công

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là:

1 Nhận diện và đánh giá chi phí, lợi ích từ chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá

2 Nhận diện và phân tích các hạn chế đặc thù của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá, để từ đó đưa ra đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách

3 Nhận diện và phân tích các hạn chế đặc thù ở Việt Nam ảnh hưởng đến phương pháp phân tích chi phí – lợi ích, để từ đó đưa ra khuyến nghị về phương pháp đánh giá chính sách công

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:

1 Thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam, thực trạng sản xuất thuốc lá và thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá tại Việt Nam

2 Gánh nặng kinh tế và sức khỏe của các bệnh liên quan đến thuốc lá

Trang 16

gián tiếp được lượng hóa bằng tiền) mà chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá mang lại

5 Các yếu tố đặc thù ở Việt Nam có ảnh hưởng đến chính sách thuế hạn chế tiêu dùng thuốc lá

6 Các yếu tố đặc thù ở Việt Nam có ảnh hưởng đến phương pháp phân tích chi phí – lợi ích trong đánh giá chính sách công

Do tính đặc thù của việc hạn chế tiêu dùng thuốc lá, đặc biệt là trong việc ban hành một chính sách thuế có ảnh hưởng đến gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của cả một cộng đồng dân cư, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến số thu thuế của Chính phủ; đề tài chỉ tập trung vào những đối tượng nói trên

trong phạm vi ảnh hưởng của “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn

chết tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam” và từ đó tính toán những chi phí hoặc lợi

ích kinh tế - xã hội do chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong đề tài, việc nghiên cứu và phân tích chi phí – lợi ích trong chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế tiêu dùng thuốc lá được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thông qua các phương pháp sau đây:

1 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu thứ cấp:

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu hoặc số liệu thống kê ở địa phương (cả

ở dạng xuất bản và không xuất bản) về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu Những tài liệu thứ cấp có thể thu thập được từ những nguồn khác nhau như số liệu của khu vực y tế công từ Tổng cục Thống kê, Bộ

Trang 17

phí lợi ích để tính toán các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho mục đích nghiên cứu, bao gồm: NPV (hiện giá thuần dòng tiền), B/C (tỷ số chi phí – lợi ích)…

2 Phương pháp khảo sát thực tế:

Việc khảo sát thực tế cho phép cập nhật những thông tin, số liệu bổ sung

từ đó đưa ra nhận định, đánh giá về một hoặc một số các yếu tố trong đề tài nghiên cứu khi mà các số liệu thứ cấp không nhiều hoặc không có sẵn Nội dung của đợt khảo sát thực tế bao gồm lấy ý kiến các chuyên gia có liên quan

về các vấn đề chuyên môn y tế

3 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích

Để tiến hành phân tích CBA và kết luận một chính sách nên được thực hiện hay không, người phân tích cần phải đưa tất cả các yếu tố trong chính sách về một đơn vị đo lường chung, nghĩa là những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của chính sách cần được thể hiện theo một đơn vị chung, thông dụng nhất là tiền tệ Tất cả những chi phí - lợi ích của chính sách ngoài việc nên được tính theo giá trị bằng tiền tương đương, còn phải được xác định thời điểm phát sinh cụ thể, do sự thay đổi giá trị theo thời gian của đồng tiền

5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh Việt nam đang nằm trong nhóm các nước đứng đầu về tỷ lệ người hút thuốc và hút thuốc thụ động Theo WHO, thuốc lá gây tử vong từ một phần ba đến một nửa số những người thường xuyên hút thuốc lá, và tuổi thọ trung bình của một người hút thuốc ngắn hơn tuổi thọ của người không hút thuốc là khoảng 15 năm Mặc dù vậy, bệnh tật và tử vong do hút thuốc lá gây nên có thể phòng tránh được

Trang 18

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về tính hiệu quả của chính sách kiểm soát thuốc lá thông qua việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt Tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu khoa học nhằm xác định và dự báo tính hiệu quả của các chính sách này còn rất hạn chế

Đề tài áp dụng phương pháp CBA vào phân tích chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá, theo đó đề tài đưa ra những bằng chứng được tính toán dựa trên các mô hình đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách Tính mới của đề tài là đã chỉ ra được những lợi ích (bao gồm lợi ích tài chính và lợi ích xã hội) cũng như chi phí để thực hiện chính sách và hiệu quả của việc thực hiện chính sách đó Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ cung cấp những bằng chứng giúp những người có trách nhiệm trong việc ra quyết định có những căn cứ r ràng trong quá trình đánh giá, phân tích chính sách, góp phần hạn chế được tình trạng ban hành các chính sách không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách

Phương pháp CBA là phương pháp đã được nhiều tổ chức và các nước trên thế giới sử dụng Việc sử dụng phương pháp CBA để đánh giá các chính sách công là phù hợp với với xu hướng chung của thế giới

6 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

Có rất nhiều cách để đánh giá một chính sách công, bên cạnh đó việc đánh giá lại phụ thuộc vào chính sách công được ban hành trong lĩnh vực nào

vì mỗi lĩnh vực lại có những yếu tố đặc thù riêng biệt Do đó, đề tài này chỉ nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị trong việc sử dụng phương pháp CBA

để đánh giá hiệu quả của chính sách công thông qua việc áp

Trang 19

dựa trên việc so sánh kết quả giữa thực hiện và không thực hiện chính sách,

so sánh giữa phân tích tài chính và phân tích chi phí – lợi ích để có thể tìm ra những sự khác biệt và tác động của chính sách đối với xã hội Ưu điểm của đề tài là vận dụng mô hình lý thuyết vào thực tiễn và tận dụng nguồn số liệu phổ biến trên các phương tiện đại chúng Khuyết điểm của đề tài là số liệu liên quan thu thập chưa đầy đủ và có những hạn chế về kiến thức chuyên môn liên quan đến chuyên ngành y tế Do vậy, đề tài có sử dụng các nguồn số liệu từ các nghiên cứu quá khứ và một số giả định để tính toán Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ chính xác của kết quả tính toán và dự báo Tuy nhiên hạn chế này có thể được khắc phục thông qua việc so sánh với các tình huống nghiên cứu tương tự đã được thực hiện và thừa nhận trước đó

Một hạn chế khác của đề tài là thời gian thực hiện rất eo hẹp nên trong

mô hình phân tích đề tài chỉ có thể so sánh tình hình hiện tạivới một số trường hợp thay đổi chính sách Một hạn chế khác nữa là tỷ lệ người bắt đầu hút thuốc và ngừng hút thuốc được ước tính từ các kết quả Điều tra mức sống dân

cư (VLSS) 1993, 1998, 2006 và Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành ở Việt Nam (GATS) 2010 sẽ có những khác biệt nhất định Bên cạnh đó, việc xử lý mô hình giữa sự thay đổi hành vi hút thuốc và hệ quả của nó đối với sức khỏe chẳng hạn như việc thay đổi rủi ro mắc một số bệnh do hút thuốc lá gây ra không điều chỉnh kịp thời với hành vi hút thuốc

và đề tài sẽ không đi vào giải quyết những vấn đề như thế do một số vấn đề

kỹ thuật phức tạp của mô hình Và một hạn chế khác là hiệu quả của các can thiệp có thể bị tính thấp đi do đề tài chỉ ước tính đến 05 bệnh do hút thuốc lá

Trang 20

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Nội dung chính của luận văn gồm phần mở đầu và 03 chương:

Phần mở đầu: Phần này nêu lên tính cấp thiết của đề tài, đối tượng

nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn của đề tài

Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích chi phí – lợi ích của chính sách

thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá

Phần này sẽ thể hiện các nội dung liên quan đến các cơ sở lý thuyết thực hiện nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn

Chương II: Phân tích chi phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc

biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam

Phần này thể hiện các các nghiên cứu đã thực hiện trước đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn, thực trạng hút thuốc lá và thuế thuốc lá tại Việt Nam, các kết quả phân tích chi phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam

Chương III: Kết luận và khuyến nghị sử dụng chính sách thuế tiêu thụ

đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam

Trong phần này, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận và kiến nghị một số đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ trình bày một số các hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Phụ lục: Bảng biểu kết quả thực hiện, nghiên cứu

11 Chú thích: bao gồm bệnh Ung thư phổi, Ung thư thực quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Bệnh tim mạch

và Đột quỵ

Trang 21

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ

Trong các loại thuế thì thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, do người tiêu dùng chịu Khác với các loại thuế gián thu khác như thuế bán hàng, thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng là những loại thuế có đối tượng chịu thuế rộng rãi, thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp và có thuế suất thường cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác Theo quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành thì giá tính thuế đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng (VAT)

Trang 22

Tuy nhiên việc đánh thuế như thế nào, những hàng hoá nào nhà nước nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt và đánh thuế như thế nào để có được lợi ích tốt nhất thì Chính phủ phải xem xét, cân nhắc, lựa chọn thật cẩn thận

Hình 1.1:Tác động của thuế đến người tiêu dùng

Trước khi có thuế, đường cung S giao với đường cầu D tại điểm cân bằng là A Khi đó hàng hoá được bán với giá là P0 và lượng hàng hoá giao dịch là Q0 Cân bằng thị trường lúc đầu tại P0, Q0.Lúc này thặng dư tiêu dùng

là diện tích P0AE, thặng dư sản xuất là diện tích P0AF và tổng phúc lợi xã hội

là diện tích (EAF = P0AE + P0AF)

Sau khi có thuế t đánh vào người tiêu dùng, mỗi đơn vị hàng hoá họ mua

sẽ phải trả thêm t đồng tiền thuế Do đó, họ sẵn sàng trả cho người bán ở mức (P0 - t), kết quả là đường cầu dịch chuyển từ D xuống Dt và cân bằng thị trường mới tại điểm C, tức Pb, Q1

Thặng dư sản xuất là: PbCF, thặng dư tiêu dùng là PmBE, phúc lợi xã hội

là EBCF và phúc lợi xã hội mất khoảng là ABC

Tác động thật sự của thuế không phụ thuộc vào việc luật thuế quy định thuế do ai chịu Tác động đó chỉ chịu ảnh hưởng của độ co dãn của đường cung và đường cầu

* Ảnh hưởng của co dãn cầu đến thuế, gánh nặng thuế

Trang 23

Hình 1.2a: Tác động của thuế trường hợp cầu co giãn lớn

+ Cầu co dãn lớn: gánh nặng thuế chủ yếu do người sản xuất chịu (TP)

và phần nhỏ do người tiêu dùng chịu (TC)

Hình 1.2b: Tác động của thuế trường hợp cầu co ít co giản

+ Cầu ít co dãn: gánh nặng thuế chủ yếu do người tiêu dùng phải chịu (TC), người sản xuất chỉ gánh một phần nhỏ (TP)

1.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH

Phân tích chính sách công là một hoạt động rất phổ biến trong quy trình ban hành chính sách Để phân tích và đánh giá chính sách công, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Một trong các phương pháp đó là phân tích chi phí - lợi ích (CBA)

Trang 24

Phân tích CBA sẽ giúp hiểu r hơn về các tác động của chính sách, đồng thời cũng sẽ giúp cho việc người ra quyết định có thêm căn cứ khoa học để lựa chọn, cải thiện hiệu quả của sự phân bổ nguồn lực, hay nói một cách khác

là CBA cho biết sự can thiệp của nhà nước thông qua chính sách đem lại những lợi ích và tác động gì đối với xã hội

Cơ sở lý luận ban đầu của phương pháp phân tích CBA, một công cụ thẩm định đầu tư công, được đưa ra vào thập niên 30 của thế kỷ 20 khi Công

ty US Corps of Engineers đưa ra phương pháp để đánh giá các chính sách về đập nước của Quốc Hội Mỹ Cách nhìn nhận của CBA là "tổng thể", không phản ánh lợi ích của bất cứ cá nhân, tổ chức hoặc nhóm nào Chính vì vậy, dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Liên Hiệp Quốc và các Tổ chức Quốc

tế, phương pháp CBA đã trở thành phương pháp được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá các chính sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong đánh giá chính sách công CBA có thể được dùng đánh giá các chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án trong rất nhiều lĩnh vực như thị trường lao động, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học và môi trường12

Phân tích chi phí - lợi ích, theo Frances Perkins (1994), là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, được sử dụng chủ yếu bởi các Chính phủ và Cơ quan Quốc tế để xem xét một chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không Boardman (2001), cũng giải thích CBA là một phương pháp đánh giá chính sách, trong đó giá trị của tất cả các kết quả mà chính sách tạo ra đối với mọi thành viên trong xã hội nói chung được lượng hóa bằng tiền Như vậy, có thể hiểu CBA là một phương pháp thường được tiến hành trong quá trình đánh giá để ra quyết định nên chấp nhận hay loại bỏ một chính sách dựa trên

12 Nguyễn Hồng Thắng và Nguyễn Thị Huyền, 2010 Giáo trình Thẩm định Dự án Đầu tư Công Nhà xuất

bản Thống kê

Trang 25

tính hiệu quả của nó, hoặc quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các chính sách có tính chất loại trừ lẫn nhau13

Đối với các chính sách, đặc biệt là các chính sách y tế thì việc lượng hoá được những chi phí, lợi ích là rất phức tạp, không dễ gì thấy được và xác định được thời gian tác động của nó là bao lâu Do đó, việc đo lường để lượng hoá kết quả là không đơn giản Hiện nay không có một thước đo hoặc một phương pháp tính toán chung nào phục vụ cho việc đánh giá, ví dụ tình trạng sức khỏe của người điều trị, hay chiết khấu các lợi ích sức khỏe trong tương lai Tuy nhiên, CBA là kỹ thuật có thể cho phép liệt kê tất cả các lợi ích và chi phí một cách có hệ thống, lượng hoá lợi ích và thiệt hại, đồng thời thể hiện

sự phân phối lợi ích giữa các bên có liên quan trong sự ảnh hưởng của chính sách

1.2.1 Mục đích của việc sử dụng phân tích chi phí – lợi ích

Đối với các nhà hoạch định chính sách, CBA là công cụ thiết thực hỗ trợ cho việc ra quyết định ban hành chính sách, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, tránh gây ra những tổn thất cho xã hội

Theo Glenn P Jenkins & Arnold C Harberger (1998), để đánh giá một chính sách xã hội nói chung, chúng ta có thể sử dụng 3 kỹ thuật cơ bản bao gồm: phân tích chi phí – hiệu quả (Cost – Effectiveness Annalysis - CEA), phân tích chi phí – thỏa dụng (Cost – Utility Analysis – CUA) và phân tích chi phí – lợi ích (CBA) với mức độ phức tạp tăng dần, trong đó phân tích CBA là kỹ thuật khó nhất vì nó đòi hỏi phải ước tính các giá trị bằng tiền của lợi ích.Việc sử dụng loại hình phân tích nào mấu chốt tùy thuộc vào cách đo lường lợi ích Nếu lợi ích đo được bằng tiền thì chúng ta sử dụng phương

13 Nguyễn Thị Xuân Lan Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí trong đánh giá chính sách công

Theo website http://www.cmard2.edu.vn , truy cập ngày 20/5/2013

http://www.cmard2.edu.vn/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=517&Itemid=501&la ng=vi

Trang 26

pháp phân tích chi phí – lợi ích, nếu lợi ích không đo được bằng tiền mà đo bằng đơn vị phi tiền (ví dụ như tỷ lệ tử vong trong các chính sách y tế…) thì phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả hoặc chi phí – hữu dụng sẽ thích hợp hơn

Để xác định được phương án đem lại hiệu quả cao nhất trong nhiều phương án đề xuất thì cần phải có một phương án cơ sở làm nền tảng dùng để

so sánh Phương pháp CBA sẽ cho chúng ta hình dung ra được toàn bộ những chi phí và lợi ích mà mỗi phương án đưa ra có thể mang lại, và dựa trên kết quả phân tích đó, người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án tốt nhất phù hợp với mục tiêu ban đầu đã đề ra CBA chính là một công cụ cung cấp bằng chứng khoa học khi ra quyết định, làm cho quyết định ban hành có độ tin cậy cao hơn, có tính khoa học hơn

1.2.2 Phân tích tài chính và phân tích chi phí – lợi ích

Phân tích tài chính thường được bắt đầu khi tiến hành phân tích CBA Phân tích tài chính và phân tích CBA là 02 phần chính cấu thành phân tích chi phí – lợi ích mở rộng, tuy nhiên hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau Nó tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng

Dưới góc độ của nhà đầu tư, phương pháp phân tích tài chính cho nhà đầu tư thấy được những dự án nào mang lại lợi nhuận cao nhất Để đạt được điều đó, các phân tích tài chính thường bỏ qua các tác động bất lợi mà việc đầu tư đó mang lại cho xã hội chẳng hạn như ô nhiễm môi trường, thất nghiệp hoặc bệnh tật

Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, khi ban hành chính sách, nhà nước cần phải đảm bảo phát triển đồng đều các khía cạnh kinh tế - xã hội Chính vì vậy mà phương pháp CBA được các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng Đó

là bởi vì CBA chính là phương pháp phân tích kinh tế có tính đến các yếu tố tác động đến xã hội

Trang 27

1.2.2.1 Phân tích tài chính

Phân tích tài chính đối với một chính sách là phân tích hiệu quả về dòng tiền trong suốt vòng đời của chính sách, đặc biệt là các chính sách thuế Nói cách khác, đây là quá trình đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một chính sách thông qua việc:

 Xem xét các nguồn lực tài chính tài trợ cho việc thực hiện chính sách chẳng hạn như các chi phí mà Chính phủ phải bỏ ra để ban hành và thực thi một chính sách mới

 Xem xét quá trình thực hiện, kết quả và hiệu quả của chính sách dưới góc độ tài chính, tức là so sánh chi phí Chính phủ sẽ phải bỏ ra kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc chính sách; và xem xét những khoản thu cho Chính phủ mà chính sách đó sẽ mang lại khi thực hiện Kết quả của phân tích tài chính là căn cứ để quyết định chính sách đó có mang lại hiệu quả tài chính như mong đợi so với các chính sách khác hay không và Chính phủ có nên thực hiện chính sách đó hay không

 Giá cả sử dụng trong phân tích tài chính là giá thị trường mà Chính phủ phải chi ra hay nhận được từ các hàng hoá, dịch vụ mà chính sách đó tác động đến (chẳng hạn như chính sách thuế VAT, TTĐB ) Bên cạnh đó, những tác động không đo lường trực tiếp bằng tiền thì không được đưa vào trong phân tích tài chính

 Thông thường, trong quá trình phân tích tài chính, ta có các thông số liên quan như sau:

 Thời gian: là thời gian tồn tại hữu ích của chính sách để tạo ra các các lợi ích kinh tế - xã hội

 Chiết khấu: là cách mà nhờ đó ta có thể so sánh chi phí và lợi ích

ở các thời điểm khác nhau bằng cách đưa nó về cùng một thời

Trang 28

điểm thông qua suất chiết khấu Khi sử dụng suất chiết khấu thì các yếu tố đưa vào tính toán phải được đưa về cùng đơn vị Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá tài chính của chính sách bao gồm:

a Dòng tiền ròng

 Theo quan điểm tổng đầu tư (A)

A = Lợi ích tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí cơ hội

 Theo quan điểm chủ đầu tư (B)

(B) = (A) + Tiền vay – Trả vốn và lãi

 Theo quan điểm ngân sách nhà nước (C)

(C) = Thu ngân sách nhà nước – Trợ cấp, trợ giá từ ngân sách nhà nước

b Giá trị hiện tại ròng ( NPV - Net Present Value )

Giá trị hiện tại ròng hay còn gọi là hiện giá thuần, là khoản chênh lệch giữa tổng hiện giá của các khoản thu tài chính mà chính sách mang lại với chi phí tạo ra lợi ích đó Đây là một chỉ tiêu giúp người phân tích đưa ra quyết định hoặc lựa chọn phương án tối ưu dựa nhất trên nguyên tắc :

 Chỉ chấp nhận xem xét những chính sách có NPV dương

 NPV > 0 : chính sách có hiệu quả tài chính

 NPV = 0 : chính sách hoà vốn

 NPV < 0 : chính sáchkhông có hiệu quả tài chính

 Nếu ngân sách đầu tư có giới hạn, thì lựa chọn phương án có NPV lớn nhất

 Nếu không có giới hạn về ngân sách và phải chọn một chính sách trong các chính sách loại trừ nhau thì phải chọn chính sách có NPV dương lớn nhất

NCF1 + NCF2 +.…+ NCFn-1 + NCFn

NPV = -ICO +

Trang 29

ICO : Chi phí đầu tư ban đầu

NCFt : Dòng tiền ròng ở thời kỳ t, với t chạy từ 1 đến n (n vòng đời chính sách/dự án)

r : Suất chiết khấu (nếu là chính sách công thì r sẽ là suất chiết khấu sử dụng trong khu vực công)

c Tỷ số lợi ích / chi phí (Benefit/Cost Ratio)

Tỷ số B/C so sánh toàn bộ lợi ích–chi phí đã được chiết khấu và đưa về giá trị hiện tại Chỉ tiêu này thể hiện mức lợi ích mang lại trên 1 đơn vị chi phí

bỏ ra khi thực hiện chính sách Chỉ tiêu này cũng cho phép chúng ta so sánh

và lựa chọn các phương án có quy mô, chi phí thực hiện và lợi ích khác nhau; phương án nào có B/C lớn hơn thì được chọn Công thức tính như sau:

Hiện giá của lợi ích

Tỷ số lợi ích / chi phí =

Hiện giá của chi phí

d Suất nội hoàn (IRR)

IRR là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ mà tại đó NPV = 0, nghĩa là giá trị hiện tại ròng của các chi phí bằng giá trị hiện tại ròng của các lợi ích IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đầu tư Một dự án có IRR càng cao, dự án càng đáng để thực hiện Nhưng IRR có nhược điểm là không tính được cho dự án có thời gian, quy mô đầu tư khác nhau và không thể hiện trực tiếp giá trị lợi ích của dự án

Dự án chỉ được chấp nhận nếu IRR > = r

+ IRR >r : Chính sách có hiệu quả tài chính

+ IRR = r : Chính sách hoà vốn

+ IRR <r : Chính sách không có hiệu quả tài chính

Công thức tính IRR

Trang 30

r: Suất nội hoàn của dự án được tìm bằng cách giải phương trình trên

1.2.2.2 Phân tích chi phí - lợi ích

Tổng quan, phân tích CBA của chính sách bao gồm phân tích các chi phí, lợi ích trong đó bao gồm cả những tác động mà chính sách tạo ra cho xã hội chưa được tính đến trong phân tích tài chính của chính sách

Để có thể hình dung phân tích CBA, dựa trên số năm tồn tại của chính sách, ta sử dụng đồ thị 2 chiều: trục hoành biểu thị thời gian chính sách có hiệu lực, trục tung biểu thị lợi ích và chi phí mà chính sách mang lại

Chi phí, lợi ích được biểu diễn ở trên biểu đồ dưới dạng tổng thể, bắt đầu

từ quá trình soạn thảo đến thực hiện đều được thể hiện trên một trục Như vậy, nhìn vào biểu đồ ta có thể so sánh một cách trực quan chi phí và lợi ích (chiết khấu hoặc chưa chiết khấu) theo từng năm cụ thể

Hình 1.3: Phân tích chi phí lợi ích bằng biểu đồ

Nhìn chung, phương pháp CBA thể hiện qua 3 hình thức chính: phân tích chi phí – lợi ích, phân tích chi phí – hiệu quả, phân tích chi phí – hiệu quả gia quyền (hay còn gọi là phân tích chi phí – hữu dụng) như đã đề cập ở trên Tuy nhiên trong thực tế, tùy theo từng mục đích mà chúng ta nên sử dụng những kỹ thuật phù hợp nhất có thể để giải quyết những vấn đề phát sinh

Trang 31

Trong đó, phân tích CBA được sử dụng khi cần đánh giá chính sách có nhiều mục tiêu có thể đo lường và so sánh được chẳng hạn như hiệu quả kinh tế và tình trạng sức khỏe cải thiện có thể thu được

Đối với các chính sách y tế cũng như đối với các chính sách bất kỳ nào khác, chúng ta cần xác định mục tiêu phân tích và các phương án lựa chọn cần đánh giá Các phương án ấy bao gồm cả phương án không triển khai chính sách Với mỗi phương án, chúng ta cần phải xác định chi phí của chính sách chẳng hạn như : chi phí đầu tư (chi phí xây dựng nhà cửa, mua sắm thiết bị…), chi phí thường xuyên (chi phí cho cán bộ hành chính, bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm…) và các chi phí gián tiếp khác (như thời gian và

đi lại của bệnh nhân, chi phí cho ăn uống, đồ dùng )

Trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu phương pháp CBA để áp dụng cho phân tích chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá

Thông thường chúng ta có thể phân loại lợi ích trong y tế thành lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp Lợi ích trực tiếp là những lợi ích có thể định nghĩa một cách rõ ràng theo các giá trị bằng tiền, chẳng hạn như : chi phí điều trị tiết kiệm được Lợi ích gián tiếp là những lợi ích phi tiền tệ và chỉ có thể gán cho chúng một giá trị ngầm bằng tiền, chẳng hạn như những cái chết phòng tránh được, những ngày ốm đau, hay sự thay đổi trong chất lượng dịch vụ…

Lấy ví dụ về chương trình tiêm chủng, việc đánh giá lợi ích được thể hiện trong Bảng 1.1sau: Lợi ích bắt đầu tư năm thứ 2 của chính sách Lợi ích xác định được là giá trị của cuộc sống được cứu (nhờ cả việc giảm bớt thời gian đau ốm lẫn tránh được cái chết), chi phí điều trị tiết kiệm được và giá trị thời gian của gia đình bỏ vào việc chăm sóc tại nhà Ở đây, giá trị một năm cuộc sống được định giá bằng thu nhập quốc dân bình quân đầu người hàng

Trang 32

năm – một biến thay thế cực kỳ thận trọng cho giá trị kinh tế của cuộc sống với tư cách là một hàng hóa tiêu dùng

Bảng 1.1 : Lợi ích theo năm cho chương trình tiêm chủng (triệu USD)

Năm chương trình

bắt đầu

Chi phí điều trị tiết kiệm được

Giá trị thời gian chăm sóc của gia đình

Giá trị thời gian đau ốm phòng tránh được

Giá trị cái chết phòng tránh được

Tổng giá trị của lợi ích

Trang 33

Bảng 1.2: Lợi ích ròng của chương trình tiêm chủng (triệu USD)

Giá trị hiện tại (chiết khấu 10%)

(Nguồn: Pedro Belli, Jock R.Anderson et al., 2010, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư)

Trong ví dụ này, lợi ích ròng đặc biệt rất lớn với kết quả mang lại là 443 triệu USD và IRR là 98% Nói chung những kết quả như thế có thể có được từ các chương trình tiêm chủng chi phí thấp, nhưng lại có tác động to lớn trong việc cải thiện tình hình tử vong của trẻ em tại các nước có tỷ lệ tử vong trẻ em

và trẻ sơ sinh cao

Tuy nhiên, phân tích CBA thật sự không phải là dễ dàng, đặc biệt trong một số tình huống, phương pháp CBA có thể bị hạn chế ở những điểm sau:

 Khó đánh giá tình trạng sức khỏe của người điều trị Thông thường giá trị này được gán trong khoảng từ 0 đến 1 (0: chết, 1: hoàn toàn khỏe mạnh) Việc gán hệ số 0,4 hay 0,8 đều có tính chủ quan Hơn nữa, sức

Trang 34

khỏe bằng 0,8 ban đầu không có nghĩa là tốt hơn gấp đôi do với trạng thái sức khỏe từng 0,4 ban đầu

 Chiếu khấu các lợi ích tương lai Điều này thật sự khó khăn khi xem xét rằng liệu cuộc sống tương lai của một người được cứu hôm nay có thật

sự chất lượng hơn cuộc sống hiện tại không? Chất lượng cuộc sống tùy thuộc không chỉ vào thể trạng vật chất mà còn tùy thuộc trạng thái tinh thần và nhiều yếu tố ngoại tác khác Chẳng hạn như nhiều bệnh nhân sau khi điều trị đã rơi vào trạng thái trầm cảm, chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của họ

 Rất dễ bị tấn công về mặt đạo đức: cuộc sống của một người có tật có ít giá trị hơn cuộc sống của một người bình thường? Hoặc cuộc sống của một người có thu nhập thấp phải chăng ít giá trị so với cuộc sống của người có thu nhập cao?

1.2.2.3 Bộ “công cụ” để tiến hành phân tích chi phí – lợi ích

Bộ “công cụ” dùng trong phương pháp phân tích CBA bao gồm các công

cụ cơ bản sau:

a Chi phí cơ hội của vốn

Chi phí cơ hội của vốn phản ánh giá trị bình quân của suất sinh lợi mà người tiết kiệm nhận được để sẵn lòng trì hoãn tiêu dùng hiện tại sang tiêu dùng trong tương lai, và suất sinh lợi mà các nhà đầu tư có khoản đầu tư trì hoãn bị mất đi Trong phân tích CBA, chi phí cơ hội của vốn được hiểu như là chi phí cơ hội kinh tế của vốn công (EOCK) bao gồm giá trị bình quân có trọng số của suất sinh lợi sau thuế từ những người tiết kiệm và suất sinh lợi trước thuế của các nhà đầu tư trì hoãn bị mất đi14

14 Nguyễn Phi Hùng, 2010 Ước tính chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam Luận văn thạc sĩ Đại học

Kinh tế TP.HCM

Trang 35

EOCK là một thông số trong việc đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của chính sách Chi phí cơ hội kinh tế của vốn thường được dùng làm suất chiết khấu để xác định giá trị hiện tại ròng kinh tế của chính sách Do vậy, việc tính một suất chiết khấu kinh tế chính xác và phù hợp không chỉ có ý nghĩa quyết định tính khả thi của chính sách mà còn ảnh hưởng đến việc sử dụng và phân bổ hiệu quả nguồn lực kinh tế Một suất chiết khấu kinh tế quá cao sẽ có thể loại bỏ các chính sách công tốt, có tác động rộng đến xã hội Ngược lại, một suất chiết khấu quá thấp sẽ tạo điều kiện cho các chính sách xấu trở nên khả thi và làm lãng phí nguồn lực kinh tế

Dựa trên nghiên cứu “Ước tính chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam” của Nguyễn Phi Hùng15

, tác giả đã vận dụng kết quả của nghiên cứu trên để áp dụng vào phương pháp CBA của đề tài

b Thời gian và chiết khấu

Về mặt lý thuyết, phân tích CBA phải được đánh giá trong một khoảng thời gian hợp lý vừa đủ để có thể xác định hết tất cả mọi chi phí, lợi ích do chính sách tạo ra Thời gian này chính là thời gian tồn tại hữu ích của chính sách

Bên cạnh đó, để đánh giá chính sách có đáng để thực hiện hay không, các nhà nhà phân tích thường hay dùng tiêu chí giá trị hiện tại ròng NPV và IRR Theo tiêu chí này, một chính sách được xem là tốt nếu giá trị hiện tại ròng của chính sách lớn hơn hoặc bằng 0, hoặc IRR > r Trong phân tích CBA, EOCK thường được dùng làm suất chiết khấu để xác định giá trị hiện tại ròng kinh tế của chính sách

c Lợi ich và chi phí

Trong phân tích CBA, một chính sách được chấp thuận đầu tư khi tổng lợi ích xã hội là dương, tỷ lệ B/C là dương Tuy nhiên các lợi ích – chi phí

15 Nguyễn Phi Hùng, 2010 Ước tính chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam Luận văn thạc sĩ Đại học

Kinh tế TP.HCM

Trang 36

này cần phải được nhận dạng một cách đầy đủ, bao gồm cả lợi ích xã hội như

số năm sống thọ có thêm được, chất lượng cuộc sống tăng thêm và các chi phí gián tiếp hoặc vô hình như chi phí đi lại, sức khỏe giảm sút, tác động môi trường…

1.2.2.4 Các bước để tiến hành phân tích chi phí – lợi ích

Quan niệm về các bước tiến hành phân tích có nhiều cách khác nhau của nhiều chuyên gia khác nhau Tuy nhiên, theo cách thông thường, phân tích CBA có thể bao gồm 08 bước sau16:

a Xác định rõ chỗ đứng/vị thế khi phân tích

Trong phân tích CBA việc đầu tiên đặt ra là phải xác định được ai là người được hưởng lợi, ai là người bị hại Trong các chính sách y tế, đặc biệt

là các chính sách y tế công, việc xác định được vị thế có vai trò quan trọng, vì

nó liên quan trực tiếp đến việc đánh giá hiệu quả của chính sách Tuy nhiên

để xác định được lợi ích trong các chính sách y tế là rất phức tạp và khó khăn

vì nó ảnh hưởng rộng và không dễ gì thấy được ngay lập tức Như trong chính sách tiêm chủng mở rộng thì những người được lợi ích chính là những người

đã được tiêm chủng, nhờ đó có thể cứu sống và ngăn ngừa tử vong, nhà nước cũng được lợi ích vì chính những người này sẽ đóng góp trực tiếp vào nguồn ngân sách của nhà nước v v

Hiệu quả của việc phân tích là bằng cách nào đó xác định được toàn bộ lợi ích của chính sách khi thực hiện, xác định càng đầy đủ bao nhiêu thì khi chính sách được đưa vào thực tế thì tính khả thi, tính hiệu quả của chính sách càng cao bấy nhiêu

Việc xác định chi phí và người nào phải trả phần chi phí đó thì đơn giản hơn việc xác định lợi ích Đây là bước cơ bản tạo nền tảng cho các bước tiếp

16

Nguyễn Thị Xuân Lan Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí trong đánh giá chính sách công

Theo website http://www.cmard2.edu.vn , truy cập ngày 20/5/2013

http://www.cmard2.edu.vn/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=517&Itemid=501&la ng=vi

Trang 37

theo, và nếu như xác định lợi ích và chi phí không chính xác thì sẽ làm giảm hiệu quả của chính sách khi đi vào thực tế

b Lựa chọn danh mục các chính sách thay thế

Bất cứ một chính sách nào đưa ra thì cùng với nó cũng sẽ có nhiều chính sách sẵn sàng thay thế, có nghĩa là khi chính sách qua phân tích không được đạt hiêu quả thì sẽ được thay thế bằng chính sách khác hiệu quả hơn Mốc chuẩn cơ bản để so sánh là hiện trạng (chưa có chính sách) so với kết quả khi thực hiện chính sách

Với mỗi chính sách đưa ra khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau, do

đó việc thay đổi sang mộtchính sách thay thế sẽ làm thay đổi toàn bộ quá trình phân tích CBA và các thông số đi kèm Do đó, người phân tích CBA sẽ phải

dự trù được tất cả các phương án có thể có và trong từng phương án phải thể hiện phân tích CBA một cách đầy đủ Trên cơ sở đó, người ra quyết định mới

có thể xem xét và đi đến quyết định lựa chọn phương án tốt nhất

Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng phương án được lựa chọn, thực

tế khi đi vào hoạt động thì vẫn còn có những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, mà bản thân các nhà phân tích dù có nhiều kinh nghiệm cũng khó có thể dự đoán được hết trong quá trình phân tích CBA, vì những rủi ro đó có thể không tuân theo một quy luật thuần túy nào

c Nhận dạng chi phí & lợi ích của mỗi phương án chính sách (hoặc giữa việc có chính sách và không có chính sách)

Trong bước này, việc liệt kê đầy đủ và chính xác các chi phí - lợi ích mà chính sách đem lại là rất cần thiết Chi phí và lợi ích không chỉ được xác định dựa vào sự gia tăng các yếu tố đầu vào, đầu ra; mà còn có thể từ việc giảm các yếu đầu vào (giảm chi phí) hoặc giảm các yếu tố đầu ra (giảm lợi ích) Bên cạnh những kết quả có thể đo lường được bằng tiền, một số kết quả của chính sách có thể không thể đo lường được bằng tiền như chất lượng không

Trang 38

khí, bảo tồn văn hóa, giảm stress Những chi phí, lợi ích này cũng cần được nhận dạng và đưa vào phân tích

Trong phân tích CBA các chính sách công, chúng ta vẫn có thể sử dụng các chỉ số kinh tế xã hội như lạm phát, tổng sản lượng quốc gia…

e Đánh giá chi phí - lợi ích của chính sách

Sau khi nhận diện được các chi phí và lợi ích, người phân tích CBA sẽ tiến hành lượng hoá tất cả bằng những giá trị cụ thể Hiện nay, có 2 phương thức xác để xác định giá: giá thị trường và giá tham khảo

Thông thường, việc đánh giá sẽ được thực hiện qua phương thức WTP (sẵn lòng chi trả) Tuy nhiên, trên thực tế CBA không thể lượng hoá được các yếu tố bằng tiền trong một số trường hợp Do đó chúng ta chỉ có thể phân tích theo xu hướng chi phí hiệu quả và theo xu hướng phân tích chi phí – hữu dụng

f Chiết khấu các giá trị chi phí - lợi ích trong tương lai để đưa về hiện tại

Những giá trị chi phí, lợi ích có thể xuất hiện ở những thời điểm khác nhau trong suốt dòng đời của chính sách, nên để có thể so sánh người phân tích cần đưa tất cả về cùng một thời điểm, và thông thường đó chính là thời điểm hiện tại

Trong phần phân tích này, việc xác định được hệ số chiết khấu kinh tế có tính xã hội là yếu tố quan trọng nhất, và đó chính là điểm khác biệt nhất giữa phân tích kinh tế xã hội và phân tích tài chính thuần tuý

Tiếp theo đó, để đánh giá hiệu quả của chính sách, ta thường dùng tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) Đây là chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chính sách khác nhau được tính bằng tỷ số giá trị hiện tại của lợi ích và giá trị hiện tại của chi phí với suất chiết khấu nhất định

g So sánh chi phí - lợi ích

Trang 39

Sau khi có được giá trị hiện tại của các khoản chi phí và lợi ích, chúng ta cần phải so sánh chúng với nhau để xác định lợi ích ròng NPV và hệ số B/C Lợi ích ròng của chính sách bằng tổng giá trị hiện tại của các lợi ích trừ đi tổng giá trị hiện tại của các chi phí; Hệ số B/C bằng tổng giá trị hiện tại các lợi ích chia cho tổng giá trị hiện tại các chi phí Một chính sách có hiệu quả sẽ tương đương với hệ số B/C >1

Chúng ta không thể chỉ lấy chỉ số NPV làm căn cứ mà cần phải sử dụng thêm chỉ số B/C kết hợp để lựa chọn phương án có tính tổng hợp Như đã trình bày, có nhiều loại chính sách khác nhau với quy mô và thời gian thực hiện khác nhau; vì vậy khi phân tích cần phải cân nhắc, lựa chọn những chỉ số thích hợp để cho ra kết quả phân tích tối ưu nhất

h Phân tích độ nhạy

Xác định khả năng thay đổi của các yếu tố trong quá trình phân tích CBA của một chính sách Đây là bước nhận diện những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chính sách và đánh giá ảnh hưởng của chúng Tuy nhiên, dù đã đánh giá rủi ro đầy đủ đến mức nào đi chăng nữa thì chúng ta phải thừa nhận rằng không có một phương án nào có mức độ chính xác và an toàn tuyệt đối

i Đề xuất phương án đem lại lợi ích xã hội cao nhất

Là kết quả của các bước trên và là quyết định đưa ra chính sách nào có hiệu quả nhất vào thực hiện

1.3 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ

Để ước tính ảnh hưởng của thuế tiêu thụ đặc biệt lên hiệu quả hạn chế tiêu dùng và phòng chống tác hại thuốc lá (tính toán chi phí lợi ích của chính

Trang 40

sách thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá), tác giả sử dụng mô hình đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Van Walbeek17,Howard Reed18 và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)19 nhằm ước tính tác động của một sự thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng kịch bản lên một số biến: giá thuốc lá, mức tiêu thụ thuốc lá, tỉ lệ hiện nhiễm, cường độ hút thuốc, doanh thu thuế tiêu thụ đặc biệt

từ thuốc lá, và tỷ lệ tử vong liên quan đến việc hút thuốc lá

Mô hình này dựa trên một số giả định:

1 Độ co giãn của cầu thuốc lá theo giá được giả định là không đổi

2 Thuế giá trị gia tăng được áp dụng đối với số tiền tính trên thuế tiêu thụ đặc biệt và giá sản xuất của thuốc lá

3 Thị trường thuốc lá được giả định là tương đối đồng nhất, với các sản phẩm thuốc lá bán ở mức giá trung bình Mô hình này không thích hợp cho các nước có bán thuốc lá cao cấp với giá cao hơn đáng kể hơn so với phần còn lại và là nơi người hút thuốc có khả năng chuyển đổi đến những thương hiệu thuốc lá khác khi phải đối mặt với việc tăng giá thuốc lá

4 Buôn lậu thuốc lá luôn luôn tồn tại, tuy nhiên trong mô hình này, giả định rằng sự gia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt không làm tăng quá trình buôn lậu thuốc lá

5 Mô hình không cho rằng các Chính phủ hoặc các ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng sử dụng các biện pháp nhằm tối ưu hóa doanh thu hoặc lợi nhuận Mô hình chỉ đơn giản là xem xét những gì sẽ xảy ra nếu Chính phủ thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá và sự thay đổi này được giữ nguyên trong dài hạn

17 Corné van Walbeek, 2009.A simulation model to predict the fiscal andpublic health impact of a change in

cigarette excise taxes.http://tobaccocontrol.bmj.com/content/19/1/31.full.html#ref-list-1 [accessed 20 August 2013]

18

Howard Reed, 2010 The Effects of Increasing Tobacco Taxation: A Cost Benefit and Public Finances

Analysis A report prepared for ASH by Landman Economics ASH

19 Jha, Prabhat; Renu Joseph; David Li et al, 2012.Tobacco Taxes: A Win–Win Measure for Fiscal Space and

Health The report of Asian Development Bank

Ngày đăng: 09/08/2015, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w