Phân tích kịch bản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 77)

D. Hiện giá chênh lệch (lợi ích tà

2. Lượng giá việc phòng tránh được tử

2.3.3. Phân tích kịch bản

Bởi vì độ co giãn của cầu thuốc lá không luôn luôn là một con số cố định. Uớc tính từ các nghiên cứu có độ tin cậy cao nhất chỉ ra độ co giãn cầu với giá trong ngắn hạn vào khoảng –0,3 đến –0,6 và dài hạn ở khoảng –0,35 đến –0.7. Do đó, phần này đề tài đưa vào các kịch bản phân tích với độ co giãn cầu thấp (-0,25) và độ co giãn cầu cao (-0,75) để xem xét các lợi ích về tài chính và lợi ích xã hội thay đổi như thế nào đối với các kịch bản tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bảng 2.15 và 2.16 trình bày kết quả tổng hợp lợi ích, chi phí của mô hình chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt của các kịch bản tăng thuế với độ co giãn cầu ở mức thấp là -0,25 và độ co giãn cầu ở mức cao là -0,75 theo các nghiên cứu trước đây đã được trình bày ở phần trên.

Bảng 2.15: Tổng hợp chi phí lợi ích của chích sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá theo các kịch bản - độ co giãn thấp

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

Độ co giãn cầu thuốc lá -0,25 -0,25 -0,25

A. Phương án không tăng thuế

1. Nguồn thu thuế hiện tại 209.226.368 209.226.368 209.226.368

+ Thuế VAT 42.358.712 42.358.712 42.358.712

+ Thuế TTĐB 166.867.655 166.867.655 166.867.655

Kịch bán tăng thuế tiêu thụ đặc biệt 75% 85% 98%

Tỷ lệ tăng giá bán lẻ tương ứng 6% 12% 20%

1. Chi phí thực hiện việc tăng thuế 46.321 46.321 46.321

2. Nguồn thu tthuế sau khi tăng thuế 229.885.334 249.835.071 274.582.847

+ Thuế VAT 43.943.731 45.464.274 47.323.312

+ Thuế TTĐB 185.941.603 204.370.798 227.259.535

3. Chênh lệch nguồn thu thuế 229.839.012 249.788.750 274.536.526

C. Chênh lệch giữa 02 phương án 20.612.645 40.562.382 65.310.158

D. Hiện giá chênh lệch (lợi ích tài

chính) 16.896.633 33.251.606 53.540.055

* Nguồn thu thuế tăng thêm hàng năm 4.224.158 8.312.902 13.385.014

E. Lợi ích mang lại

a. Tiết kiệm từ chi phí y tế điều trị

bệnh do thuốc lá -6.825.276 -13.650.552 -22.750.920

Chính phủ -2.904.376 -5.808.752 -9.681.253

Các công ty Bảo hiểm và Chi phí cá nhân -3.920.900 -7.841.800 -13.069.667

b. Tránh được tổn thất lao động mất đi

do điều trị bệnh -1.367.991 -2.735.981 -4.559.969

F. Lợi ích tăng thêm -8.193.267 -16.386.533 -27.310.889

G. Tổng lợi ích tăng thêm (tuyệt đối) 25.089.903 49.638.146 80.850.955

1. Tỷ số Lợi ích/Chi phí 541,649 1.071,604 1.745,436

2. Lượng giá việc phòng tránh được tử

vong sớm -11.901.410 -23.802.819 -39.671.366

(Nguồn: tác giả tính toán, số âm trong bảng trên biểu thị mức giảm chi phí)

Bảng 2.16: Tổng hợp chi phí lợi ích của chích sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá theo các kịch bản - độ co giãn cao

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

Độ co giãn cầu thuốc lá -0,75 -0,75 -0,75

A. Phương án không tăng thuế

1. Nguồn thu thuế hiện tại 209.226.368 209.226.368 209.226.368

+ Thuế VAT 42.358.712 42.358.712 42.358.712

+ Thuế TTĐB 166.867.655 166.867.655 166.867.655

B. Phương án tăng thuế

Tỷ lệ tăng giá bán lẻ tương ứng 6% 12% 20%

1. Chi phí thực hiện việc tăng thuế 46.321 46.321 46.321

2. Nguồn thu tthuế sau khi tăng thuế 223.921.367 236.488.681 249.265.539

+ Thuế VAT 42.815.413 43.078.687 43.067.941

+ Thuế TTĐB 181.105.954 193.409.994 206.197.598

3. Chênh lệch nguồn thu thuế 223.875.046 236.442.359 249.219.218

C. Chênh lệch giữa 02 phương án 14.648.678 27.215.992 39.992.850

D. Hiện giá chênh lệch (lợi ích tài

chính) 12.007.319 22.310.116 32.784.699

* Nguồn thu thuế tăng thêm hàng năm 3.001.830 5.577.529 8.196.175

E. Lợi ích mang lại

a. Tiết kiệm từ chi phí y tế điều trị

bệnh do thuốc lá -20.475.828 -40.951.656 -68.252.760

Chính phủ -8.713.128 -17.426.255 -29.043.758

Các công ty Bảo hiểm và Chi phí cá nhân -11.762.701 -23.525.401 -39.209.002

b. Tránh được tổn thất lao động mất đi

do điều trị bệnh -4.103.972 -8.207.944 -13.679.907

F. Tổng lợi ích tăng thêm -24.579.800 -49.159.600 -81.932.667

G. Tổng lợi ích tăng thêm (tuyệt đối) 36.587.129 76.375.612 114.717.399

1. Tỷ số Lợi ích/Chi phí 789,854 1.648,821 2.476,555

2. Lượng giá việc phòng tránh được tử

vong sớm -35.704.229 -71.408.458 -119.014.097

(Nguồn: tác giả tính toán, số âm trong bảng trên biểu thị mức giảm chi phí)

Kết quả phân tích ở Bảng 2.15 và 2.16 cho thấy, đối với cùng một mức tăng thuế thì quốc gia nào có độ co giãn của cầu so với giá thuốc lá cao thì số thu thuế của Chính phủ đó sẽ thấp hơn và ngược lai. Tuy nhiên, tổng lợi ích xã hội do chính sách tăng thuế thuốc lá mang lại tỷ lệ thuận với độ co giãn của cầu so với giá thuốc lá và mức thuế suất. Điều này được lý giải là khi một quốc gia có độ co giãn của cầu thuốc lá lớn thì khi Chính phủ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, người hút thuốc của quốc gia đó đa phần có xu hướng bỏ thuốc hoặc chuyển sang dùng các loại sản phẩm thay thế khác. Do vậy, số thu thuế

của Chính phủ sẽ giảm đi nhưng bù lại thì tổng lợi ích xã hội tăng thêm là rất lớn.

Phân tích các kịch bản cũng cho thấy, trong cùng một độ co giãn thì việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên càng cao thì càng mang lại lợi ích xã hội và nguồn thu thuế nhiều hơn. Áp dụng vào trường hợp của Việt Nam, bởi vì cầu sản phẩm thuốc lá ở Việt Nam là ít co giãn. Do vậy, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt hàng năm để giá các sản phẩm thuốc lá tăng ít nhất bằng, và tốt nhất là vượt, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương ứng với mức thuế phải là 85% hoặc 98%.

Kết luận chương II

Chương này nêu ra bối cảnh và khái quát thực trạng sản xuất, tiêu thụ thuốc lá của Việt Nam, thuế thuốc lá và giá của thuốc là. Chương này cũng trích dẫn một số các nghiên cứu đi trước về phân tích chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá nhằm xác định các nhân tố đầu vào cho mô hình phân tích chi phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá.

Phần sau của chương đề cập đến kết quả thực hiện của đề tài trong việc áp dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích vào phân tích chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá trong việc hạn chế tiêu dùng thuốc lá và chỉ ra những chi phí để thực hiện sự thay đổi chính sách cũng như những lợi ích xã hội mà chính sách mang lại.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)