Phân tích chi phí lợi ích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 30)

12 Nguyễn Hồng Thắng và Nguyễn Thị Huyền, 2010.Giáo trình Thẩm định Dự án Đầu tư Công Nhà xuất bản Thống kê.

1.2.2.2.Phân tích chi phí lợi ích

Tổng quan, phân tích CBA của chính sách bao gồm phân tích các chi phí, lợi ích trong đó bao gồm cả những tác động mà chính sách tạo ra cho xã hội chưa được tính đến trong phân tích tài chính của chính sách.

Để có thể hình dung phân tích CBA, dựa trên số năm tồn tại của chính sách, ta sử dụng đồ thị 2 chiều: trục hoành biểu thị thời gian chính sách có hiệu lực, trục tung biểu thị lợi ích và chi phí mà chính sách mang lại.

Chi phí, lợi ích được biểu diễn ở trên biểu đồ dưới dạng tổng thể, bắt đầu từ quá trình soạn thảo đến thực hiện đều được thể hiện trên một trục. Như vậy, nhìn vào biểu đồ ta có thể so sánh một cách trực quan chi phí và lợi ích (chiết khấu hoặc chưa chiết khấu) theo từng năm cụ thể.

Hình 1.3: Phân tích chi phí lợi ích bằng biểu đồ

Nhìn chung, phương pháp CBA thể hiện qua 3 hình thức chính: phân tích chi phí – lợi ích, phân tích chi phí – hiệu quả, phân tích chi phí – hiệu quả gia quyền (hay còn gọi là phân tích chi phí – hữu dụng) như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên trong thực tế, tùy theo từng mục đích mà chúng ta nên sử dụng những kỹ thuật phù hợp nhất có thể để giải quyết những vấn đề phát sinh.

Trong đó, phân tích CBA được sử dụng khi cần đánh giá chính sách có nhiều mục tiêu có thể đo lường và so sánh được chẳng hạn như hiệu quả kinh tế và tình trạng sức khỏe cải thiện có thể thu được.

Đối với các chính sách y tế cũng như đối với các chính sách bất kỳ nào khác, chúng ta cần xác định mục tiêu phân tích và các phương án lựa chọn cần đánh giá. Các phương án ấy bao gồm cả phương án không triển khai chính sách. Với mỗi phương án, chúng ta cần phải xác định chi phí của chính sách chẳng hạn như : chi phí đầu tư (chi phí xây dựng nhà cửa, mua sắm thiết bị…), chi phí thường xuyên (chi phí cho cán bộ hành chính, bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm…) và các chi phí gián tiếp khác (như thời gian và đi lại của bệnh nhân, chi phí cho ăn uống, đồ dùng...).

Trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu phương pháp CBA để áp dụng cho phân tích chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá.

Thông thường chúng ta có thể phân loại lợi ích trong y tế thành lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp. Lợi ích trực tiếp là những lợi ích có thể định nghĩa một cách rõ ràng theo các giá trị bằng tiền, chẳng hạn như : chi phí điều trị tiết kiệm được... Lợi ích gián tiếp là những lợi ích phi tiền tệ và chỉ có thể gán cho chúng một giá trị ngầm bằng tiền, chẳng hạn như những cái chết phòng tránh được, những ngày ốm đau, hay sự thay đổi trong chất lượng dịch vụ…

Lấy ví dụ về chương trình tiêm chủng, việc đánh giá lợi ích được thể hiện trong Bảng 1.1sau: Lợi ích bắt đầu tư năm thứ 2 của chính sách. Lợi ích xác định được là giá trị của cuộc sống được cứu (nhờ cả việc giảm bớt thời gian đau ốm lẫn tránh được cái chết), chi phí điều trị tiết kiệm được và giá trị thời gian của gia đình bỏ vào việc chăm sóc tại nhà. Ở đây, giá trị một năm cuộc sống được định giá bằng thu nhập quốc dân bình quân đầu người hàng

năm – một biến thay thế cực kỳ thận trọng cho giá trị kinh tế của cuộc sống với tư cách là một hàng hóa tiêu dùng.

Bảng 1.1 : Lợi ích theo năm cho chương trình tiêm chủng (triệu USD)

Năm chương trình bắt đầu Chi phí điều trị tiết kiệm được Giá trị thời gian chăm sóc của gia đình Giá trị thời gian đau ốm phòng tránh được Giá trị cái chết phòng tránh được Tổng giá trị của lợi ích 2 2 1 2 22 27 3 4 1 4 40 48 4 6 2 6 69 84 5 8 4 9 99 120 6 11 5 12 132 160 7 7 3 8 78 96 8 5 2 5 76 88 9 4 2 4 79 88 10 3 1 2 76 82 11 1 0 0 65 67 12 1 0 0 58 59 13 1 0 0 46 47 14 1 0 0 62 33 15 0 0 0 16 17 Tổng số đã chiết khấu 32 13 33 480 559 Tổng số đã điều chỉnh theo việc thay thế dịch vụ hiện có

30 12 31 456 531

Phần trăm của tổng số 6 2 6 86 100

(Nguồn: Pedro Belli, Jock R.Anderson et al., 2010, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư)

Chi phí điều trị bao gồm các loại dược phẩm truyền thống và hiện đại, kết hợp với lợi ích đo đạc được, phương pháp CBA cho phép chúng ta tính toán lợi ích ròng hay NPV của chương trình tiêm chủng. Tất cả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.2: Lợi ích ròng của chương trình tiêm chủng (triệu USD)

Năm Lợi ích Chi phí Lợi ích ròng

1 0 25 -25 2 27 27 0 3 48 29 19 4 84 34 50 5 120 36 84 6 160 -13 173 7 96 0 96 8 88 0 88 9 88 0 88 10 82 0 82 11 67 0 67 12 59 0 59 13 47 0 47 14 33 0 33 15 17 0 17

Giá trị hiện tại (chiết khấu 10%)

với tỷ suất nội hoàn 98%. 559 116 443

(Nguồn: Pedro Belli, Jock R.Anderson et al., 2010, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư)

Trong ví dụ này, lợi ích ròng đặc biệt rất lớn với kết quả mang lại là 443 triệu USD và IRR là 98%. Nói chung những kết quả như thế có thể có được từ các chương trình tiêm chủng chi phí thấp, nhưng lại có tác động to lớn trong việc cải thiện tình hình tử vong của trẻ em tại các nước có tỷ lệ tử vong trẻ em và trẻ sơ sinh cao.

Tuy nhiên, phân tích CBA thật sự không phải là dễ dàng, đặc biệt trong một số tình huống, phương pháp CBA có thể bị hạn chế ở những điểm sau:

 Khó đánh giá tình trạng sức khỏe của người điều trị. Thông thường giá trị này được gán trong khoảng từ 0 đến 1 (0: chết, 1: hoàn toàn khỏe mạnh). Việc gán hệ số 0,4 hay 0,8 đều có tính chủ quan. Hơn nữa, sức

khỏe bằng 0,8 ban đầu không có nghĩa là tốt hơn gấp đôi do với trạng thái sức khỏe từng 0,4 ban đầu.

 Chiếu khấu các lợi ích tương lai. Điều này thật sự khó khăn khi xem xét rằng liệu cuộc sống tương lai của một người được cứu hôm nay có thật sự chất lượng hơn cuộc sống hiện tại không? Chất lượng cuộc sống tùy thuộc không chỉ vào thể trạng vật chất mà còn tùy thuộc trạng thái tinh thần và nhiều yếu tố ngoại tác khác. Chẳng hạn như nhiều bệnh nhân sau khi điều trị đã rơi vào trạng thái trầm cảm, chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của họ.

 Rất dễ bị tấn công về mặt đạo đức: cuộc sống của một người có tật có ít giá trị hơn cuộc sống của một người bình thường? Hoặc cuộc sống của một người có thu nhập thấp phải chăng ít giá trị so với cuộc sống của người có thu nhập cao?

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 30)