Mục đích của việc sử dụng phân tích chi phí – lợi ích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 25)

12 Nguyễn Hồng Thắng và Nguyễn Thị Huyền, 2010.Giáo trình Thẩm định Dự án Đầu tư Công Nhà xuất bản Thống kê.

1.2.1.Mục đích của việc sử dụng phân tích chi phí – lợi ích

Đối với các nhà hoạch định chính sách, CBA là công cụ thiết thực hỗ trợ cho việc ra quyết định ban hành chính sách, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, tránh gây ra những tổn thất cho xã hội.

Theo Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger (1998), để đánh giá một chính sách xã hội nói chung, chúng ta có thể sử dụng 3 kỹ thuật cơ bản bao gồm: phân tích chi phí – hiệu quả (Cost – Effectiveness Annalysis - CEA), phân tích chi phí – thỏa dụng (Cost – Utility Analysis – CUA) và phân tích chi phí – lợi ích (CBA) với mức độ phức tạp tăng dần, trong đó phân tích CBA là kỹ thuật khó nhất vì nó đòi hỏi phải ước tính các giá trị bằng tiền của lợi ích.Việc sử dụng loại hình phân tích nào mấu chốt tùy thuộc vào cách đo lường lợi ích. Nếu lợi ích đo được bằng tiền thì chúng ta sử dụng phương

13 Nguyễn Thị Xuân Lan. Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí trong đánh giá chính sách công. Theo website http://www.cmard2.edu.vn, truy cập ngày 20/5/2013. Theo website http://www.cmard2.edu.vn, truy cập ngày 20/5/2013.

http://www.cmard2.edu.vn/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=517&Itemid=501&la ng=vi

pháp phân tích chi phí – lợi ích, nếu lợi ích không đo được bằng tiền mà đo bằng đơn vị phi tiền (ví dụ như tỷ lệ tử vong trong các chính sách y tế…) thì phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả hoặc chi phí – hữu dụng sẽ thích hợp hơn.

Để xác định được phương án đem lại hiệu quả cao nhất trong nhiều phương án đề xuất thì cần phải có một phương án cơ sở làm nền tảng dùng để so sánh. Phương pháp CBA sẽ cho chúng ta hình dung ra được toàn bộ những chi phí và lợi ích mà mỗi phương án đưa ra có thể mang lại, và dựa trên kết quả phân tích đó, người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án tốt nhất phù hợp với mục tiêu ban đầu đã đề ra. CBA chính là một công cụ cung cấp bằng chứng khoa học khi ra quyết định, làm cho quyết định ban hành có độ tin cậy cao hơn, có tính khoa học hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 25)