Phân tích tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 27)

12 Nguyễn Hồng Thắng và Nguyễn Thị Huyền, 2010.Giáo trình Thẩm định Dự án Đầu tư Công Nhà xuất bản Thống kê.

1.2.2.1. Phân tích tài chính

Phân tích tài chính đối với một chính sách là phân tích hiệu quả về dòng tiền trong suốt vòng đời của chính sách, đặc biệt là các chính sách thuế. Nói cách khác, đây là quá trình đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một chính sách thông qua việc:

 Xem xét các nguồn lực tài chính tài trợ cho việc thực hiện chính sách chẳng hạn như các chi phí mà Chính phủ phải bỏ ra để ban hành và thực thi một chính sách mới.

 Xem xét quá trình thực hiện, kết quả và hiệu quả của chính sách dưới góc độ tài chính, tức là so sánh chi phí Chính phủ sẽ phải bỏ ra kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc chính sách; và xem xét những khoản thu cho Chính phủ mà chính sách đó sẽ mang lại khi thực hiện. Kết quả của phân tích tài chính là căn cứ để quyết định chính sách đó có mang lại hiệu quả tài chính như mong đợi so với các chính sách khác hay không và Chính phủ có nên thực hiện chính sách đó hay không.

 Giá cả sử dụng trong phân tích tài chính là giá thị trường mà Chính phủ phải chi ra hay nhận được từ các hàng hoá, dịch vụ mà chính sách đó tác động đến (chẳng hạn như chính sách thuế VAT, TTĐB..). Bên cạnh đó, những tác động không đo lường trực tiếp bằng tiền thì không được đưa vào trong phân tích tài chính.

 Thông thường, trong quá trình phân tích tài chính, ta có các thông số liên quan như sau:

 Thời gian: là thời gian tồn tại hữu ích của chính sách để tạo ra các các lợi ích kinh tế - xã hội.

 Chiết khấu: là cách mà nhờ đó ta có thể so sánh chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau bằng cách đưa nó về cùng một thời

điểm thông qua suất chiết khấu. Khi sử dụng suất chiết khấu thì các yếu tố đưa vào tính toán phải được đưa về cùng đơn vị. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá tài chính của chính sách bao gồm:

a. Dòng tiền ròng

 Theo quan điểm tổng đầu tư (A)

A = Lợi ích tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí cơ hội

 Theo quan điểm chủ đầu tư (B)

(B) = (A) + Tiền vay – Trả vốn và lãi

 Theo quan điểm ngân sách nhà nước (C)

(C) = Thu ngân sách nhà nước – Trợ cấp, trợ giá từ ngân sách nhà nước

b. Giá trị hiện tại ròng ( NPV - Net Present Value )

Giá trị hiện tại ròng hay còn gọi là hiện giá thuần, là khoản chênh lệch giữa tổng hiện giá của các khoản thu tài chính mà chính sách mang lại với chi phí tạo ra lợi ích đó. Đây là một chỉ tiêu giúp người phân tích đưa ra quyết định hoặc lựa chọn phương án tối ưu dựa nhất trên nguyên tắc :

 Chỉ chấp nhận xem xét những chính sách có NPV dương

 NPV > 0 : chính sách có hiệu quả tài chính

 NPV = 0 : chính sách hoà vốn

 NPV < 0 : chính sáchkhông có hiệu quả tài chính

 Nếu ngân sách đầu tư có giới hạn, thì lựa chọn phương án có NPV lớn nhất

 Nếu không có giới hạn về ngân sách và phải chọn một chính sách trong các chính sách loại trừ nhau thì phải chọn chính sách có NPV dương lớn nhất.

NCF1 + NCF2 +.…+ NCFn-1 + NCFn

NPV = -ICO +

ICO : Chi phí đầu tư ban đầu

NCFt : Dòng tiền ròng ở thời kỳ t, với t chạy từ 1 đến n (n vòng đời chính sách/dự án)

r : Suất chiết khấu (nếu là chính sách công thì r sẽ là suất chiết khấu sử dụng trong khu vực công)

c. Tỷ số lợi ích / chi phí (Benefit/Cost Ratio)

Tỷ số B/C so sánh toàn bộ lợi ích–chi phí đã được chiết khấu và đưa về giá trị hiện tại. Chỉ tiêu này thể hiện mức lợi ích mang lại trên 1 đơn vị chi phí bỏ ra khi thực hiện chính sách. Chỉ tiêu này cũng cho phép chúng ta so sánh và lựa chọn các phương án có quy mô, chi phí thực hiện và lợi ích khác nhau; phương án nào có B/C lớn hơn thì được chọn. Công thức tính như sau:

Hiện giá của lợi ích Tỷ số lợi ích / chi phí =

Hiện giá của chi phí

d. Suất nội hoàn (IRR)

IRR là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ mà tại đó NPV = 0, nghĩa là giá trị hiện tại ròng của các chi phí bằng giá trị hiện tại ròng của các lợi ích. IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đầu tư. Một dự án có IRR càng cao, dự án càng đáng để thực hiện. Nhưng IRR có nhược điểm là không tính được cho dự án có thời gian, quy mô đầu tư khác nhau và không thể hiện trực tiếp giá trị lợi ích của dự án. Dự án chỉ được chấp nhận nếu IRR > = r.

+ IRR >r : Chính sách có hiệu quả tài chính + IRR = r : Chính sách hoà vốn

+ IRR <r : Chính sách không có hiệu quả tài chính Công thức tính IRR

r: Suất nội hoàn của dự án được tìm bằng cách giải phương trình trên.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)