THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 39)

14 Nguyễn Phi Hùng, 2010 Ước tính chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế TP.HCM.

THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ

THUỐC LÁ

Để ước tính ảnh hưởng của thuế tiêu thụ đặc biệt lên hiệu quả hạn chế tiêu dùng và phòng chống tác hại thuốc lá (tính toán chi phí lợi ích của chính

sách thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá), tác giả sử dụng mô hình đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Van Walbeek17,Howard Reed18 và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)19 nhằm ước tính tác động của một sự thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng kịch bản lên một số biến: giá thuốc lá, mức tiêu thụ thuốc lá, tỉ lệ hiện nhiễm, cường độ hút thuốc, doanh thu thuế tiêu thụ đặc biệt từ thuốc lá, và tỷ lệ tử vong liên quan đến việc hút thuốc lá.

Mô hình này dựa trên một số giả định:

1. Độ co giãn của cầu thuốc lá theo giá được giả định là không đổi. 2. Thuế giá trị gia tăng được áp dụng đối với số tiền tính trên thuế tiêu thụ đặc biệt và giá sản xuất của thuốc lá.

3. Thị trường thuốc lá được giả định là tương đối đồng nhất, với các sản phẩm thuốc lá bán ở mức giá trung bình. Mô hình này không thích hợp cho các nước có bán thuốc lá cao cấp với giá cao hơn đáng kể hơn so với phần còn lại và là nơi người hút thuốc có khả năng chuyển đổi đến những thương hiệu thuốc lá khác khi phải đối mặt với việc tăng giá thuốc lá.

4. Buôn lậu thuốc lá luôn luôn tồn tại, tuy nhiên trong mô hình này, giả định rằng sự gia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt không làm tăng quá trình buôn lậu thuốc lá.

5. Mô hình không cho rằng các Chính phủ hoặc các ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng sử dụng các biện pháp nhằm tối ưu hóa doanh thu hoặc lợi nhuận. Mô hình chỉ đơn giản là xem xét những gì sẽ xảy ra nếu Chính phủ thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá và sự thay đổi này được giữ nguyên trong dài hạn.

17 Corné van Walbeek, 2009.A simulation model to predict the fiscal andpublic health impact of a change in cigarette excise taxes.http://tobaccocontrol.bmj.com/content/19/1/31.full.html#ref-list-1 [accessed 20 August cigarette excise taxes.http://tobaccocontrol.bmj.com/content/19/1/31.full.html#ref-list-1 [accessed 20 August 2013].

18

Howard Reed, 2010. The Effects of Increasing Tobacco Taxation: A Cost Benefit and Public Finances Analysis. A report prepared for ASH by Landman Economics. ASH

19 Jha, Prabhat; Renu Joseph; David Li et al, 2012.Tobacco Taxes: A Win–Win Measure for Fiscal Space and Health. The report of Asian Development Bank. Health. The report of Asian Development Bank.

Theo đó, mô hình mà đề tài thực hiện là mô hình đơn giản,trong đó cơ cấu dân số, độ tuổi và giới tính của từng nhóm hút thuốc, các trường hợp tử vong dự kiến được ước tính theo ba kịch bản thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá (75%, 86% và 100%) được thực hiện trong năm 2013. Trong từng kịch bản, đề tài đưa ra dự báo về tỷ lệ hút thuốc, mức tử vong liên quan đến hút thuốc trong tương lai phân chia theo bốn nhóm tuổi lớn (15-24, 25 -44, 45-64, và 65 trở lên) và xem xét tác động của sự tăng thuế thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến số thu của Chính phủ từ thuốc lá trong giai đoạn 2014 – 2017 (5 năm). Cuối cùng, đề tài xem xét các tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với lợi ích sức khỏe của người hút thuốc lá.

Đối với mỗi nhóm tuổi, sự thay đổi trong số người hút thuốc do tăng thuế thuốc lá là một sản phẩm của (i) số lượng ban đầu người hút thuốc lá ở nhóm tuổi này, (ii) độ co giãn của cầu theo giá thuốc lá, (iii) tác động ròng của sự thay đổi thuế thuốc lá lên số người hiện hút thuốc và số người hút thuốc trong tương lai (mà đề tài giả định là 50% theo khuyến cáo của WHO, 2010), và (iv) mức độ thực tế của việc tăng thuế. Điều này có nghĩa là nếu độ co giãn của cầu theo giá thuốc lá là -0.35 thì việc tăng 5% trong giá thuốc lá dự kiến sẽ giảm tỷ lệ hút thuốc trong dân số từ mức hiện tại là 21% xuống còn (0,21 - (0.21 × (0,35 × 0,05))) = 20,63%.

Sự thay đổi của tỷ lệ tử vong do hút thuốc từ việc tăng thuế thuốc lá là sản phẩm của (i) sự thay đổi trong số người hút thuốc do tăng thuế thuốc lá, (ii) tỷ lệ tử vong do tác động của thuốc lá, (iii) tỷ lệ tránh được tử vong do bỏ thuốc lá điều chỉnh đối với từng nhóm tuổi, (iv) số người chết liên quan đến hút thuốc lá dự kiến trước khi tăng giá, và (v) dự kiến giảm sau khi tăng giá, điều chỉnh đối với từng nhóm tuổi.

Trong mô hình này, để xem xét các tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với gánh nặng tài chính và lợi ích sức khỏe của người hút thuốc lá

cũng như lợi ích của Chính phủ, đề tài phận phân tích các cấu thành chính như sau:

1. Phần tiết kiệm chi phí liên quan đến các các dịch vụ y tế do phải điều trị các bệnh liên quan đến hút thuốc lá. Ở khía cạnh này, chi phí y tế liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra. Ví dụ về các chi phí có thể bao gồm chi phí nằm viện, chăm sóc ngoại trú/đi lại chữa bệnh, dịch vụ của bác sĩ, dịch vụ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác, thuốc kê toa chữa bệnh, và chăm sóc tại nhà. Ở khía cạnh này, cách tiếp cận chính để đo lường chi phí liên quan đến sức khỏe do hút thuốc là phương pháp nguy cơ tương đối (RR) sử dụng bằng chứng dịch tễ học để xác định nguy cơ của người hút thuốc lá mắc một số bệnh cụ thể và so sánh với nguy cơ mà người không hút thuốc có thể mắc (tỷ lệ quy thuộc thuốc lá – SAF).

2. Phần giảm được hao hụt năng suất lao động do phải nghỉ việc để điều trị các bệnh có liên quan đến việc hút thuốc lá – dựa trên bằng chứng rằng hút thuốc lá có nhiều nguy cơ phải nghỉ việc nhiều hơn để điều trị y tế so với người không hút thuốc. Như vậy, nếu nhiều người bỏ thuốc lá, hao hụt năng suất lao động sẽ giảm đi do không phải nghỉ việc để điều trị y tế.

3. Phần giá trị của cuộc sống con người có được do tránh được tử vong vì các bệnh do thuốc lá gây ra mà chính sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá mang lại.

4. Phần tăng nguồn thu của Chính phủ từ thuế thuốc lá (Townsend, 1996)20 dựa trên độ co giãn của giá thuốc lá, một sự gia tăng trong giá của sản phẩm thuốc lá dẫn đến sự gia tăng trong số thu thuế của Chính phủ.

Điểm mạnh của mô hình này là ước tính được các lợi ích được thể hiện trong tương lai và được trình bày như là giá trị hiện tại thuần (NPV) trong

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 39)