Các bước để tiến hành phân tích chi phí – lợi ích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 36)

14 Nguyễn Phi Hùng, 2010 Ước tính chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế TP.HCM.

1.2.2.4.Các bước để tiến hành phân tích chi phí – lợi ích

Quan niệm về các bước tiến hành phân tích có nhiều cách khác nhau của nhiều chuyên gia khác nhau. Tuy nhiên, theo cách thông thường, phân tích CBA có thể bao gồm 08 bước sau16:

a. Xác định rõ chỗ đứng/vị thế khi phân tích.

Trong phân tích CBA việc đầu tiên đặt ra là phải xác định được ai là người được hưởng lợi, ai là người bị hại. Trong các chính sách y tế, đặc biệt là các chính sách y tế công, việc xác định được vị thế có vai trò quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến việc đánh giá hiệu quả của chính sách. Tuy nhiên để xác định được lợi ích trong các chính sách y tế là rất phức tạp và khó khăn vì nó ảnh hưởng rộng và không dễ gì thấy được ngay lập tức. Như trong chính sách tiêm chủng mở rộng thì những người được lợi ích chính là những người đã được tiêm chủng, nhờ đó có thể cứu sống và ngăn ngừa tử vong, nhà nước cũng được lợi ích vì chính những người này sẽ đóng góp trực tiếp vào nguồn ngân sách của nhà nước v...v...

Hiệu quả của việc phân tích là bằng cách nào đó xác định được toàn bộ lợi ích của chính sách khi thực hiện, xác định càng đầy đủ bao nhiêu thì khi chính sách được đưa vào thực tế thì tính khả thi, tính hiệu quả của chính sách càng cao bấy nhiêu.

Việc xác định chi phí và người nào phải trả phần chi phí đó thì đơn giản hơn việc xác định lợi ích. Đây là bước cơ bản tạo nền tảng cho các bước tiếp

16

Nguyễn Thị Xuân Lan. Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí trong đánh giá chính sách công. Theo website http://www.cmard2.edu.vn, truy cập ngày 20/5/2013.

http://www.cmard2.edu.vn/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=517&Itemid=501&la ng=vi

theo, và nếu như xác định lợi ích và chi phí không chính xác thì sẽ làm giảm hiệu quả của chính sách khi đi vào thực tế.

b. Lựa chọn danh mục các chính sách thay thế

Bất cứ một chính sách nào đưa ra thì cùng với nó cũng sẽ có nhiều chính sách sẵn sàng thay thế, có nghĩa là khi chính sách qua phân tích không được đạt hiêu quả thì sẽ được thay thế bằng chính sách khác hiệu quả hơn. Mốc chuẩn cơ bản để so sánh là hiện trạng (chưa có chính sách) so với kết quả khi thực hiện chính sách.

Với mỗi chính sách đưa ra khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau, do đó việc thay đổi sang mộtchính sách thay thế sẽ làm thay đổi toàn bộ quá trình phân tích CBA và các thông số đi kèm. Do đó, người phân tích CBA sẽ phải dự trù được tất cả các phương án có thể có và trong từng phương án phải thể hiện phân tích CBA một cách đầy đủ. Trên cơ sở đó, người ra quyết định mới có thể xem xét và đi đến quyết định lựa chọn phương án tốt nhất.

Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng phương án được lựa chọn, thực tế khi đi vào hoạt động thì vẫn còn có những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, mà bản thân các nhà phân tích dù có nhiều kinh nghiệm cũng khó có thể dự đoán được hết trong quá trình phân tích CBA, vì những rủi ro đó có thể không tuân theo một quy luật thuần túy nào.

c. Nhận dạng chi phí & lợi ích của mỗi phương án chính sách (hoặc giữa việc có chính sách và không có chính sách)

Trong bước này, việc liệt kê đầy đủ và chính xác các chi phí - lợi ích mà chính sách đem lại là rất cần thiết. Chi phí và lợi ích không chỉ được xác định dựa vào sự gia tăng các yếu tố đầu vào, đầu ra; mà còn có thể từ việc giảm các yếu đầu vào (giảm chi phí) hoặc giảm các yếu tố đầu ra (giảm lợi ích). Bên cạnh những kết quả có thể đo lường được bằng tiền, một số kết quả của chính sách có thể không thể đo lường được bằng tiền như chất lượng không

khí, bảo tồn văn hóa, giảm stress ...Những chi phí, lợi ích này cũng cần được nhận dạng và đưa vào phân tích.

Trong phân tích CBA các chính sách công, chúng ta vẫn có thể sử dụng các chỉ số kinh tế xã hội như lạm phát, tổng sản lượng quốc gia…

e. Đánh giá chi phí - lợi ích của chính sách.

Sau khi nhận diện được các chi phí và lợi ích, người phân tích CBA sẽ tiến hành lượng hoá tất cả bằng những giá trị cụ thể. Hiện nay, có 2 phương thức xác để xác định giá: giá thị trường và giá tham khảo.

Thông thường, việc đánh giá sẽ được thực hiện qua phương thức WTP (sẵn lòng chi trả). Tuy nhiên, trên thực tế CBA không thể lượng hoá được các yếu tố bằng tiền trong một số trường hợp. Do đó chúng ta chỉ có thể phân tích theo xu hướng chi phí hiệu quả và theo xu hướng phân tích chi phí – hữu dụng.

f. Chiết khấu các giá trị chi phí - lợi ích trong tương lai để đưa về hiện tại.

Những giá trị chi phí, lợi ích có thể xuất hiện ở những thời điểm khác nhau trong suốt dòng đời của chính sách, nên để có thể so sánh người phân tích cần đưa tất cả về cùng một thời điểm, và thông thường đó chính là thời điểm hiện tại.

Trong phần phân tích này, việc xác định được hệ số chiết khấu kinh tế có tính xã hội là yếu tố quan trọng nhất, và đó chính là điểm khác biệt nhất giữa phân tích kinh tế xã hội và phân tích tài chính thuần tuý.

Tiếp theo đó, để đánh giá hiệu quả của chính sách, ta thường dùng tỷ số lợi ích/chi phí (B/C). Đây là chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chính sách khác nhau được tính bằng tỷ số giá trị hiện tại của lợi ích và giá trị hiện tại của chi phí với suất chiết khấu nhất định.

Sau khi có được giá trị hiện tại của các khoản chi phí và lợi ích, chúng ta cần phải so sánh chúng với nhau để xác định lợi ích ròng NPV và hệ số B/C. Lợi ích ròng của chính sách bằng tổng giá trị hiện tại của các lợi ích trừ đi tổng giá trị hiện tại của các chi phí; Hệ số B/C bằng tổng giá trị hiện tại các lợi ích chia cho tổng giá trị hiện tại các chi phí. Một chính sách có hiệu quả sẽ tương đương với hệ số B/C >1.

Chúng ta không thể chỉ lấy chỉ số NPV làm căn cứ mà cần phải sử dụng thêm chỉ số B/C kết hợp để lựa chọn phương án có tính tổng hợp. Như đã trình bày, có nhiều loại chính sách khác nhau với quy mô và thời gian thực hiện khác nhau; vì vậy khi phân tích cần phải cân nhắc, lựa chọn những chỉ số thích hợp để cho ra kết quả phân tích tối ưu nhất.

h. Phân tích độ nhạy

Xác định khả năng thay đổi của các yếu tố trong quá trình phân tích CBA của một chính sách. Đây là bước nhận diện những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chính sách và đánh giá ảnh hưởng của chúng. Tuy nhiên, dù đã đánh giá rủi ro đầy đủ đến mức nào đi chăng nữa thì chúng ta phải thừa nhận rằng không có một phương án nào có mức độ chính xác và an toàn tuyệt đối.

i. Đề xuất phương án đem lại lợi ích xã hội cao nhất.

Là kết quả của các bước trên và là quyết định đưa ra chính sách nào có hiệu quả nhất vào thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 36)