CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 81)

D. Hiện giá chênh lệch (lợi ích tà

2. Lượng giá việc phòng tránh được tử

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG

SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG

THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM

3.1 KẾT LUẬN

Đánh giá các chính sách công với mục tiêu chính là đưa ra quyết định ban hành chính sách. Lĩnh vực nghiên cứu này đặt ra những thách thức to lớn về phương pháp luận mà hiện vẫn chưa hoàn chỉnh mặc dù hiện nay nhu cầu đánh giá, phân tích chính sách ngày càng lớn. Phân tích để đưa ra quyết định chính sách là một quá trình phức tạp. Do vậy, nó đòi hỏi các nhà quyết định chính sách cần phải có đủ thông tin để ra quyết định đúng, đặc biệt là quyết định đối với việc ban hành chính sách công, vì tác động của chúng thường có phạm vi rộng lớn, liên quan tới nhiều nhóm người trong xã hội. Quyết định ban hành chính sách dựa trên những phân tích logic, khoa học là hết sức cần thiết để tránh những thiệt hại kinh tế, cải thiện phúc lợi xã hội. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích chính là công cụ hỗ trợ để giải quyết các vấn đề đặt ra nêu trên.

Đối với việc phân tích các lợi ích, chi phí của việc ban hành chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt hạn chế tiêu dùng thuốc lá, các kết quả phân tích của đề tài đã chỉ ra những lợi ích tài chính của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên ngân sách và lợi ích xã hội của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp có tính logic và khoa học. Do đó, nghiên cứu này cũng có thể sử dụng để các nhà hoạch định chính sách tham khảo để có các chính sách kiểm soát thuốc lá mạnh mẽ hơn ở Việt Nam.

Nghiên cứu của đề tài nhấn mạnh vào chi phí điều trị và năng suất lao động mất đi do tác hại của thuốc lá và số lượng lớn những trường hợp tử vong sớm có thể hạn chế được từ việc ban hành các chính sách thuế thuốc lá. Giới

hạn của đề tài được chỉ ra là do số lượng nhỏ các nghiên cứu ước tính về chi phí nói chung do sử dụng thuốc lá ở Việt Nam đã gây ra những hạn chế trong việc đưa ra bằng chứng cho quá trình hoạch định chính sách hạn chế tiêu dùng thuốc lá. Hơn nữa, kết quả của các nghiên cứu cũng cần được xem xét trong bối cảnh hạn chế về phương pháp luận. Để ước tính chi phí chăm sóc sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá ở các nước thu nhập thấp và trung bình, một thách thức lớn là thiếu dữ liệu chi tiết về bệnh tật và chi phí điều trị.

Bên cạnh các hạn chế, đề tài này cũng có một số điểm mạnh. Mô hình được xây dựng dựa trên những thông tin về dân số, tử vong, bệnh tật được cung cấp bởi các nghiên cứu đi trước và có độ tin cậy cao. Ngoài ra việc đo lường chi phí và lợi ích theo giá trị bằng tiền sẽ giúp người có trách nhiệm dễ xem xét để ra quyết định. Lợi ích trong mô hình nghiên cứu của đề tài không chỉ bao hàm lợi ích thuế tăng thêm do tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá mà còn bao hàm các lợi ích về xã hội như giảm chi phí điều trị y tế, hạn chế được thanh thiếu niên tham gia hút thuốc cũng như giảm được tổn thất lao động vô ích do điều trị các bệnh do thuốc lá gây ra.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)