luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Trang 1PHẦN I MỞ ĐẦU
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, vấn đề nước sạch đang là vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của tất
cả các cộng đồng người trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển và chậmphát triển Hầu hết các nguồn nước ngọt trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nóiriêng đều bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau
Một báo cáo kết quả nghiên cứu năm 1993 của Uỷ ban Hành động Quốc tế vềDân số (PAI) của Mỹ cho biết đến năm 2025, cứ ba ngưòi thì có một người ở các nước
sẽ sống cực ký khó khăn do căng thẳng hoặc rất khan hiếm về nước
Năm 1990, kết quả nghiên cứu về : “ Nguồn nước bền vững: Dân số và Tương laicủa nguồn cấp nước tái tạo.” cho thấy có hơn 350 triệu người sống ở các nước bị căngthẳng hoặc khan hiếm về nước (mỗi năm/ mỗi người được dưới 1700 m3 nước)
Số người lâm vào hoàn cảnh này sẽ tăng lên gấp 8 lần vào năm 2025 tức khoảng
từ 2,8 tỷ đến 3,3 tỷ người tương đương khoảng gần một nửa dân số thế giới
Ta biết rằng, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm là nguồn gốc chủ yếu gây ra cácbệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và lao động của người dân, gây ra tình trạng suydinh dưỡng ở trẻ em, ảnh hưởng lâu dài đến các thệ hệ mai sau
Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân,Luật bảo vệ môi trường và nhiều văn bản pháp quy về việc cung cấp nước sạch chonông thôn, miền núi, thị trấn, thị xã; việc bảo về các nguồn nước, các hệ thống cấpnước, thoát nước, các công trình vệ sinh và thực hiện các quy định về vệ sinh côngcộng ở nhiều địa phương còn bị hạn chế Nhiều vùng nông thôn còn rất khó khăn vềnước uống và nước sinh hoạt Nguồn nước mặt trong kênh, rạch, ao, hồ ở nhiều nơi bị
ô nhiễm nặng nề Nguồn nước ngầm tại không ít giếng khoan cũng bị mặn hoá, phènhoá, trữ lượng nước bị cạn kiệt do bị khai thác quá mức
Huyện Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa
Thiên Huế, là vùng đất trũng, lượng mưa trung bình trong năm là 2500-3000 mm Trong
những năm gần đây Phú Vang đã và đang có những bước nhảy lớn, tốc độ đô thị hóa
Trang 2nhanh chóng Tốc độ gia tăng dân số cũng khá cao Do đặc điểm tự nhiên, huyện thuộc
hạ lưu của dòng sông Hương nên gánh chịu nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau của thànhphố Huế như chất thải công nghiệp, sinh hoạt và chất thải của bệnh viện rất nghiêmtrọng …Và các hoạt động kinh tế, sinh hoạt khác đang làm cho chất lượng nước ngọtcủa Huyện Phú Vang bị suy giảm nghiêm trọng Vì vậy, trong nhiều năm qua các cấplãnh đạo đều quan tâm giải quyết nguồn nước sạch cho nhân dân Phú Vang
Trong một thời gian dài, Chương trình nước sinh hoạt nông thôn với sự tài trợcủa UNICEF đã khoan cho nông dân hàng nghìn giếng khoan lắp bơm tay Tuy nhiênrất nhiều trong số đó đã không còn hoạt động nữa do kỹ thuật Mặt khác, nghiên cứucủa các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng loại hình giếng khoan tay này là một tác nhângây phá huỷ môi trường rất mạnh, vì do đa số chúng không được xử lý kỹ thuật tốt –chúng là con đường dẫn nước chất lượng xấu ở bên trên xâm nhập xuống tầng nướcchính bên dưới, gây phá huỷ chất lượng nước các tầng sâu
Chính vì tình trạng ấy mà trong những năm gần đây, Trung ương và tỉnh cũngkhông khuyến khích phát triển mô hình cấp nước cho hộ gia đình bằng các giếngkhoan tay nữa Việc cấp nước sinh hoạt cho công dân ngoại thành được thực hiện bằng
mô hình “hệ thống cấp nước tập trung”, còn được gọi là nhà máy nước mini
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đến nay huyện Phú Vang đã xây dựng được hệthống cấp nước tập trung, nhà máy nước Phú Dương với tổng công suất là 7900
m3/ng.đ Hệ thống này đã giải quyết được một phần nhu cầu nước sinh hoạt của nhân
dân trong huyện
Tuy nhiên, so với dân số hơn 182.094 người thì lượng nước đó vẫn còn thiếunhiều Một số xã vẫn chưa có hệ thống cấp nước Với những xã đông dân thì một nhàmáy mini là không đủ
Để giải quyết nhu cầu nước sạch cho nhân dân huyện Phú Vang thì trong tươnglai cần có thêm nhà máy nước mini với quy mô khác nhau nữa
Như vậy dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại của huyện Phú Vang tronggiai đoạn tới là hết sức cần thiết
Trang 3Qua quá trình thực tập và nghiên cứu dự án cấp nước sinh hoạt cho một số xãthuộc huyện Phú Vang, tôi thấy được vai trò quan trọng và tính cấp thiết trong việcphân tích chi phí – lợi ích của dự án này Vì vậy, tôi xin được nghiên cứu đề tài :
“Phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực về mặt môi trường trong quá trình xâydựng mới nhà máy nước, tôi thấy việc cần thiết phải có sự xem xét, phân tích, đánh giá
cụ thể, chi tiết về mặt kinh tế và môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững củahuyện Phú Vang
Từ đó nhằm làm rõ tính khả thi, hiệu quả của dự án, đồng thời đưa ra một vài giảipháp với mục đích làm tăng tính hiệu quả dự án
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Nội dung khảo sát thực địa mà tôi thực hiện trong chuyên đề này như sau:
- Thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến kinh tế-xã hội-môi trường và tài nguyênnước của huyện PHÚ VANG
- Tiến hành điều tra xã hội học, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, lãnh đạo cácban ngành đoàn thể của một vài xã chưa có hệ thống nước sạch ở huyện PHÚ VANG
III.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu, số liệu thứ cấp
Những tài liệu thứ cấp có thể thu thập được là:
- Báo cáo hiện trạng môi trường nước của huyện và các xã chưa có hệ thống cungcấp nước sạch cho sinh hoạt
- Sơ đồ, bản đồ vị trí nghiên cứu
- Tài liệu về tình hình kinh tế – xã hội của huyện
Trang 4- Các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước; các chiến lược phát triển hệthống cấp nước nông thôn và ven đô của thành phố HUẾ.
III.3 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Các kỹ thuật sử dụng trong đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường
- Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường
- Phương pháp ma trận môi trường
Trang 5PHẦN II TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA
DỰ ÁN CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO CÁC XÃ VEN ĐÔ
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1.1 Nước sạch và tầm quan trọng của nước sạch
I.1.1.1 Khái niệm về nước sạch
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú quanh ta Nước được sửdụng trong mọi mặt của đời sống con người Hiện nay do nhu cầu chất lượng cuộcsống ngày càng cao, do đó chất lượng nước sử dụng cũng phải tốt hơn.Chúng ta cầnphải phân biệt được nước sạch và nước hợp vệ sinh để sử dụng cho cho phù hợp, tránhnhững ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất và sinhhoạt.Vì thế một số câu hỏi được đặt ra như:nước sạch là gì, nước như thế nào được gọi
Trang 6Bảng 1: Bảng các giá trị tiêu chuẩn:
22 Ecoli hoặc Coliform chịu nhiệt 0 Vi khuẩn/100ml
( Theo Quyết Định số 09/2005/ QĐ-BYT ngày 11/3/2005 do Bộ Y Tế ban hành
về Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch).
I.1.1.2 Tầm quan trọng của nước sạch
Tất cả chúng ta đều biết rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng, làthành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển củamỗi quốc gia Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều người còn chưa có được nước antoàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ Tài nguyên nước đang
Trang 7bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi
sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác… Nước ngọt do nước mưa và mưa tuyết bổ sung là một nguồn hữu hạn của một thếgiới có nhu cầu nước đang tăng lên Nước là nguồn tài nguyên không gì có thể thay thếđược, trong khi dân số thế giới gia tăng ngày càng lớn mạnh thì nước tái tạo cho mỗiđầu người sẽ ít hơn Nước với tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu của nó trongcuộc sống hàng ngày của con người, nên chính tài nguyên nước ngọt là nguyên nhândẫn đến những xung đột công khai của các đối tượng dùng nước giữa khu vực đô thị
và nông nghiệp như ở California, xung đột quân sự ở Trung Đông… Hơn 200 lưu vựcsông hồ nằm trên biên giới giữa hai và nhiều nước và ít nhất có tới 10 con sông chảyqua 6 hoặc nhiều nước Trong số các nước có nguy cơ bị đe doạ nhất về nước cóAicập, Hà Lan, Cămpuchia, Syri, Sudan và Irắc – tất cả đều dựa vào nguồn nước củanước ngoài, tới hơn 2/3 lượng nước tái tạo được cung cấp của nước họ
Nguồn nước ngọt mặc dù chỉ chiếm 2% lượng nước trên thế giới nhưng nó có ýnghĩa sống còn đối với sự tồn tại của con người và thế giới tự nhiên
Nguồn nước có vai trò đặc biệt quan trong đối với hầu hết các hoạt động pháttriển kinh tế- xã hội trên mỗi lưu vực:
- Cấp nước cho sinh hoạt
- Cấp nước cho công nghiệp và dịch vụ
- Tưới cho các vùng đất canh tác nông nghiệp
- Phát triển thuỷ điện
- Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản
- Du lịch sinh thái
- Giao thông vận tải thuỷ
- Chuyển tải nước sang các khu vực thiếu nước
Trang 8Trong số nhiều chức năng quan trọng của nguồn nước nói chung và các hệ thốngsông lớn nói riêng, có lẽ quan trọng hơn cả là chức năng cung cấp nước cho sinh hoạtcủa cộng đồng dân cư lớn
Việt Nam với đặc thù là một nước nông nghiệp, hiện nay Việt Nam đang đứngthứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới, nguồn nước được sử dụng nhiều cho nôngnghiệp Theo tính toán, năm 2000 đã sử dụng 60 tỷ m3, chiếm 89,9% tổng lượng nướctiêu thụ toàn quốc, năm 2005 đã sử dụng 66,9 tỷ m3, chiếm 90% và năm 2010 sử dụngkhoảng trên 70 tỷ m3 Đến nay, cả nước đã có hơn 100 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn,rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng(chưa kể giá trị đất đai và công sức nhân dân đóng góp)
Ngày càng rõ ràng rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với
sự sống, là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển không chỉ đối với các hệthống tự nhiên mà còn đối với các hệ thống kinh tế xã hội và nhân văn Tài nguyênnước phải được nhìn nhận như là một loại hàng hoá kinh tế và xã hội đặc biệt
I.1.2 Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích cho dự án cấp nước sạch
I.1.2.1 Khái niệm về phương pháp phân tích chi phí-lợi ích mở rộng (CBA)
CBA là kỹ thuật cho phép liệt kê tất cả các điểm được và mất một cách có hệthống, cố gắng tiền tệ hoá cái được và cái mất đối với môi trường và so sánh những lợiích do các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực hiệnchúng gây ra Vì vậy, đối với các nhà hoạch định chính sách, CBA là công cụ thiếtthực hỗ trợ cho việc ra quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lựcmột cách hợp lý, tránh gây ra thất bại thị trường
I.1.2.2 Phân tích tài chính dự án đầu tư
Phân tích tài chính là nội dung kinh tế quan trọng nhằm đánh giá tính khả thi của
dự án về mặt tài chính thông qua việc:
Trang 9Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện cóhiệu quả dự án đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợcho dự án)
Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạchtoán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ phảithực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án xem xét những lợi ích mà đơn
vị thực hiện dự án thu được do thực hiện dự án
Kết quả của quá trình này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định định có nên đầu tưhay không? Bởi mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân đầu tư là đầu tư vào
dự án đã cho có mang laị lợi nhuận thích đáng hoặc đem lại nhiều lợi nhuận hơn so vớiviệc đầu tư vào các dự án khác không
Ngoài ra phân tích tài chính còn là cơ sở để phân tích kinh tế – xã hội
I.1.2.3 Phân tích kinh tế – xã hội dự án đầu tư
Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án đầu tư:
Ta đều biết rằng, trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước,mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư được xem xét từ haigóc độ:
Trang 10nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh…hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng nhưmức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức gia tăng ngoại tệ,lợi ích cơ hội tăng do việc giảm bệnh tật cho người dân…
Chi phí xã hội bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sứclao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trongtương lai không xa
Như vậy, phân tích kinh tế – xã hội của dự án đầ tư chính là việc so sánh (có mụcđích) giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mìnhmột cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế (chứ không chỉriêng cho một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc một đơn vị nào cụ thể)
Như vậy, việc phân tích kinh tế - xã hội đối với một dự án là cần thiết và phảiđược phân tích một cách rõ ràng, triệt để
Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế – xã hội do thực hiện dự án :
Khi xem xét lợi ích kinh tế – xã hội của dự án cần phải tính đến mọi chi phí trựctiếp và gián tiếp có liên quan đến việc thực hiện dự án (chi phí đầy đủ), mọi lợi íchtrực tiếp và gián tiếp (lợi ích đầy đủ) thu được do dự án đem lại
Để xác định các lợi ích, chi phí đầy đủ của các dự án đầu tư thì phải sử dụng cácbáo cáo tài chính, tính lại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (giá ẩn hay giá bóng, giátham khảo) Không sử dụng giá thị trường để tính chi phí và lợi ích kinh tế – xã hội
Ta biết rằng, cũng như các loại tài nguyên khác, tài nguyên nước, một mặt, cónhững giá trị kinh tế nhất định của nó và mặt khác, cũng có thể gây ra những hậu quảlàm tổn thất lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường một khi chúng đã bị suy thoái Trên thực tế nguồn nước ngọt, sạch của thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng đang trong tình trạng bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau Trong khi
đó, tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao và do đó mà nhu cầu về nguồn nước sạchphục vụ cho sinh hoạt đang trở nên bức bách hơn bao giờ hết Như vậy, tất yếu phải
có sự xuất hiện ngày càng nhiều các trạm xử lý và cung cấp nước sạch cho người dânnhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của họ
Trang 11I.2 CƠ SỞ THỰC TIỂN
I.2.1 Vấn đề khan hiếm nước sạch trên thế giới và ở Việt Nam
I.2.1.1 Sự khan hiếm nước sạch trên thế giới
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề quan tâm số mộtthế giới Tuy nhiên, mối lo khan hiếm nước sạch trên toàn cầu cũng trở thành vấn đềquan trọng không kém, thậm chí còn đáng lo ngại hơn khi nó đe dọa đến sức khỏe củacon người và là nguyên nhân của nhiều cuộc xung đột giữa các quốc gia
Cách đây một thập kỷ, người ta đã dự đoán một phần ba dân số thế giới sẽ phảiđối mặt với tình trạng khan hiếm nước sạch vào năm 2025 Nhưng tính đến thời điểmhiện tại, hai tỷ người đã trong tình trạng căng thẳng về nước sạch và dự kiến đến năm
2025, hai phần ba dân số thế giới có thể phải chịu áp lực về vấn đề này nếu tình hìnhkhông được cải thiện Nhiều người cho rằng, chiến tranh tranh giành nguồn nước sạch
sẽ diễn ra ngay trong thập kỷ này giống như cuộc chiến giành quyền kiểm soát dầu mỏtrong những thập kỷ trước
Các số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, dân số thế giới đã tăng gấp ba lần trongthế kỷ XX khiến nhu cầu tiêu thụ nước tăng gấp 7 lần Nhu cầu về nước sạch đang giatăng một cách nhanh chóng trong khi nguồn cung lại có hạn và ngày càng suy giảm.Nguyên nhân chủ yếu là do phá rừng và xói mòn đất ở các vùng đồi núi, đồng thờinguồn nước mặt có giá trị vốn để cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp đang cạnkiệt nghiêm trọng khiến con người phải đào ngày càng sâu để tìm kiếm các nguồnnước Đi kèm với đó, việc khai thác nguồn nước mặt đã dẫn đến sự suy giảm mạchnước ngầm tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, các quốc gia Tây Á, Nga và
Mỹ Một nguyên nhân khác, nhiều diện tích nước mặt đã bị ô nhiễm và không thể sửdụng hoặc nếu sử dụng nguồn nước này sẽ là nguyên nhân của các vấn đề liên quanđến sức khỏe Hàng năm, khoảng 5 triệu người chết do các bệnh truyền nhiễm quađường nước
Trang 12Ở châu Phi, nguồn nước ở khoảng 50 con sông được "chia năm sẻ bảy" cho cácquốc gia Theo "Báo cáo dân số", việc tranh giành nguồn nước từ các sông Nile,Zambezi, Niger và Volta rất có khả năng xảy ra tranh chấp.
Tại châu Á đang diễn ra cuộc xung đột về nước sạch giữa Turkmenistan,Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tadjikistan do các nước này đều phụ thuộcvào nguồn nước của hai con sông Amu Darya và Syr Darya
Cuộc xung đột về nước sạch không chỉ diễn ra giữa nhiều quốc gia mà thậm chíxảy ra ngay trong một quốc gia khi các bang cùng chia sẻ một con sông
Hiện nay, khan hiếm nước sạch được coi như một cuộc khủng hoảng và giảiquyết cuộc khủng hoảng này là vấn đề đang được đặt lên hàng đầu trong các chươngtrình nghị sự quốc gia và quốc tế
I.2.1.2 Sự khan hiếm nước sạch ở Việt Nam
Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn còn trên 60% dân số nông thôn chưa
có nước sạch để dùng Nước mặt ở các sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn.Tình hình khô hạn, thiếu nước sản xuất đang diễn ra gay gắt Theo tin của Ban Chỉ đạoquốc gia về Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường cho thấy cả nước cókhoảng 43.729 hộ (215.720 người) thiếu nước sinh hoạt Trong đó Đắk Lắk 12.580 hộ(126.610 người), Gia Lai 6.752 hộ (33.760 người), Ninh Thuận 11.720 hộ (58.600người) Tại các vùng núi, vùng thưa dân, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch chỉ đạt con số rấtthấp Bắc Kạn năm 2007 mới chỉ có 11% dân số được hưởng nước sạch, con số nàymới chỉ tăng lên đến 24% vào năm 2002 Tại các tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, con sốnày cũng chỉ dừng ở mức 25% và 28% Trong toàn quốc có trên 60% hộ gia đình chưa
có hố xí hợp vệ sinh, phóng uế tự do và dùng phân tươi bón cây, nuôi cá Đó là nhữngđiều mà Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôncòn chưa đạt được
Trang 13CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT Ở HUYỆN
PHÚ VANG II.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC TIỂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÚ VANG
II.1.1 Đặc điểm về tự nhiên
II.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Phú Vang là huyện trọng điểm của vùng đầm phá ven biển tỉnh ThừaThiên Huế, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế giới hạn trong tọa độ địa
lý từ 16019’35’’ đến 16034’35’’ độ vĩ Bắc và 107034’35’’ đến 107051’15’’ độ kinhĐông Đông giáp biển đông Nam giáp huyện Phú Lộc và huyện Hương Thủy Tâygiáp thành phố Huế, Bắc giáp huyện Hương Trà Huyện Phú Vang cách thành phố Huế12km về phía Đông Bắc
Phú Vang có lợi thế về biển và đầm phá Bờ biển dài 40km ( chiếm 1/3 chiều dài
bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế) kéo dài từ Thuận An đến giáp xã Vinh Hưng (Phú Lộc).Phú Vang còn có 6.819 ha mặt nước đầm phá gồm đầm Sam Chuông, Hà Trung, Thủy
Tú và một phần đầm Cầu Hai, trải dài 40km chạy song song với bờ biển từ cửa sôngHương – cửa Thuận An đến giáp đầm Cầu Hai
Dựa vào đặc điểm địa hình tự nhiên và đặc điểm sản xuất nông nghiệp-thủy sản
Trang 14Vùng 1 và vùng 2 tạo thành vùng đầm phá ven biển của huyện, là phạm vinghiên cứu của dự án quy hoạch NTTS, bao gồm 14/20 xã, thị trấn của toàn huyện, vớidiện tích tự nhiên rộng 21.406 ha, chiếm 3/4 diện tích toàn huyện Tuy nhiên, phần lớnđất đai nằm dọc ven phá không chủ động nguồn nước ngọt, quanh năm nhiễm mặnphải bỏ hoang hoặc cấy lúa 1 vụ năng suất thấp.
Vùng đầm phá ven biển huyện Phú Vang có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông
- Phía Tây giáp sông Hương và cửa Thuận An
- Phía Nam và Đông nam giáp các xã nội đồng huyện Phú Vang
- Phía Đông giáp đầm Cầu Hai và Xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc)
II.1.1.2 Đặc điểm về địa hình thổ nhưỡng
II.1.1.2.1 Địa hình
Đặc điểm địa hình: Phú Vang là vùng đồng bằng ven biển nên nhìn chung có địahình tương đối bằng phẳng với độ dốc không cao Hệ đầm phá tạo nên hai vùng địahình biệt lập:
Vùng ven biển (Đông phá) có dãy cồn cát từ Thuận An đến Vinh An dài 24,5
km, với độ cao trung bình 10m, điểm cao nhất 24.6m (Phú Diên) địa hình cồn cát thấpdần về phía Thuận An Tổng diện tích vùng cồn cát hơn 400ha, tập trung chủ yếu 3 xãVinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An với chiều rộng từ 800-1000m Cồn cát lớn ngấmnước mưa, giữ trong lòng một lượng nước mưa, đào sâu 1-2m là có nước ngọt dùngcho sinh hoạt rất tốt
Ven theo đầm phá giữa mặt nước và cồn cát của 6 xã ven biển có dãi đất mỏng,chiều rộng từ 50-400m có cao trình từ 0,00 đến 0,50 Đây là dải đất lúa một vụ, năngsuất thấp
Ven bờ phía Tây phá từ Phú Xuân đến Vinh Hà là dãy đồi cát thấp cao trình 1,00đến 9,00 thấp dần về phía bờ phá Những vùng sát mép nước đầm phá hầu hết đất bị
Trang 15nhiễm mặn, với diện tích gần 1.600ha, hầu hết là ruộng lúa một vụ, đất màu, hiệu quảthấp.
Ở các vùng cửa sông châu thổ hiện đại ven đầm phá, có địa hình dạng đầm lầy,
ao bầu, ruộng trũng với độ cao phổ biến dưới 1m như Phú Thanh, Phú Tân, Phú An.Một số điểm địa hình dạng thềm không liên tục, cao trên 1m, thường bị ngậpnước vào mùa lũ, giống như các bãi bồi, hình thành các cồn, đảo nằm cuối đầm Thủy
Tú như Cồn Đờn, Cồn Giá, Cồng Lăng,…(vinh Hà)
- Vùng cát ven biển: Thành phần của đất toàn là cát có lẫn ít mùn bã hữu cơ ởtrên mặt pH ở đây rất ổn định, dao động từ 6,2-6,6 Những vùng bằng phẳng có độ ẩmtrong đất rất tốt Vùng này thường bỏ hoang và trồng cây lâm nghiệp nên không có sự
ô nhiễm, độ chua phèn thấp
Trang 16II.1.2 Khí hậu - Thuỷ văn
II.1.2.1 Khí hậu
Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng venbiển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêngnăm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm Mưa phân bốkhông đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80%lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khaithác thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân Mùa nắng gió Tây - Nam khô nóng oibức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4(lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản
Nhiệt độ trung bình năm: 25.4oC
Vào mùa khô nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7): 29.20oC Vào mùamưa nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12: 17.80oC
Gió: Vùng phá chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính là gió Đông Nam, TâyNam và gió Tây Bắc, Đông Bắc Gió mùa mùa hạ thổi từ tháng 5 đến tháng 9, hướngthịnh hành nhất là Nam, Đông, Tây Nam Tốc độ gió trung bình là 1.3-1.6m/s
Gió mùa mùa Đông thổi từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, hướng thịnh hành làTây Tây Bắc, Tây và Đông Bắc Tốc độ trung bình cao hơn so với mùa hạ, đạt 1.6-1.9m/s Khi có không khí lạnh tràn về, tốc độ gió đạt 1.7-1.8m/s, tốc độ tối đa là 2.0m/s
II.1.2.2 Thủy văn
Vùng đầm phá Phú Vang chịu ảnh hưởng chính của thủy triều thông qua cửaThuận An Vùng cửa Thuận An có chế độ bán Nhật Triều đều Biên đô dao động nhỏ
và ít thay đổi trong năm Dao động của mức nước đỉnh chân bình quân khoảng 50cm.Biên độ triều lớn nhất vào mùa kiệt, bé nhất vào mùa lũ Biên độ triều lớn nhất cũngchỉ ở mức 60-80cm, bình quân các tháng trong năm khoảng 45cm
Trang 17Mực nước biến động rất phức tạp theo thời gian và không gian và những nhân tốchi phối chủ yếu gồm: mực nước biển, nước sông và đặc biệt lũ trên các hệ thống sôngsuối.
Quá trình trao đổi nước giữa đầm phá và biển được thực hiện thông qua các cửacủa nó và tính chất phức tạp của quá trình phụ thuộc nhiều vào quá trình biến động cửa
II.1.3.2 Giao thông
Đường bộ :
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được hình thành và phân bố hợp lý Đảmbảo phục vụ nhu cầu đi lại của người dân
Trên địa bàn huyện hiện có: 689,5 km đường bộ, bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh
lộ, đường huyện, đường làng xã thôn xóm Trong đó:
- Quốc lộ: QL49, QL49B đi qua huyện với tổng chiều dài 41km (trong đó đi quakhu vực nghiên cứu khoảng 20km)
- QL49: từ thị trấn Thuận An tới quốc lộ 1A, với tổng chiều dài 92km ĐoạnThuận An – Nghẹo Giàng Xay đã nâng thành đường cấp III đồng bằng
Trang 18- QL49B: có tổng chiều dài khoảng 89km, đoạn qua khu vực nghiên cứu khoảng10km đường có mặt cắt ngang trung bình từ 5-6,9m Cấp đường tương ứng là cấp Vđồng bằng.
Đường tỉnh: 2 tuyến với tổng chiều dài khoảng 16km TL2 nối với QL49, TL10nối với QL49 và QL1A Các tuyến tỉnh lộ đều được bê tông hóa, nhựa hóa và có nănglực thông hành cao Hệ thống tỉnh lộ đạt cấp đường từ cấp VI-V đồng bằng, tải trọngcông trình trên tuyến tương đương H30- XB80
Đường huyện: hiện tại, huyện đang quản lý 7 tuyến huyện lộ với chiều dài là59,5km (trong đó có 2 tuyến đi qua khu vực nghiên cứu: tuyến Thượng Mậu vàThượng Lương) Các tuyến này về cơ bản phục vụ giao thông nông thôn là chủ yếu,mặt đường hẹp, nền đường chưa đảm bảo lộ giới, chất lượng đường thấp không đảmbảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật
Đường thủy:
Hệ thống sông trên khu vực nghiên cứu có 2 tuyến chính:
+ Tuyến 1: Thuận An - ngã ba Tuần (sông Hương)
+ Tuyến 2: sông Như Ý, sông Lưu Khánh: chủ yếu phục vụ vận tải nhỏ, chuyênchở hàng hóa tới chợ quê, luồng lạch còn rất kém, cần nạo vét, khơi thông dòng chảy
- Hiện tại giao thông đường thủy đầm phá cũng được chú trọng phát triển, khôngchỉ mang ý nghĩa về giao lưu kinh tế, văn hóa mà còn thúc đẩy du lịch phát triển
- Cảng biển: cảng Thuận An có vị trí thuận lợi và có vai trò quan trọng trong pháttriển kinh tế của khu vực Tổng diện tích khu cảng: 20,4ha; diện tích bãi tự nhiên 10ha;diện tích nhà, văn phòng, kho cảng: 0,32ha
Bến xe
Trên địa bàn huyện có 1 bến xe ô tô khách tạm tại thị trấn Thuận An với diện tíchkhoảng 600m2
Trang 19II.1.4 Tình hình kinh tế của huyện
II.1.4.1 Đặc điểm về điều kiện kinh tế, xã hội
Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Có bờ biển dàitrên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồng, đầmThanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang -Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh đểphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện có cảng biển Thuận An là vị trí chiếnlược quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tế đang được khaithác và sử dụng Bãi tắm Thuận An xinh đẹp nổi tiếng, là nơi nghỉ mát lý tưởng đốivới khách du lịch trong nước và ngoài nước khi đến tham quan cố đô Huế
II.1.4.2 Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện
Nền kinh tế của huyện phát triển theo chiều hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng
về giá trị sản xuất (GO), bình quân giai đoạn 2006-2010 là 15,73%, trong đó: năm
2006 tăng 14,12%, năm 2010 ước tăng 16,9%; Lĩnh vực Dịch vụ năm 2006 tăng21,5%, năm 2010 ước tăng 25,42%; Công nghiệp năm 2006 tăng 14%, năm 2010 ướctăng 23,74%; Nông lâm ngư nghiệp giảm dần năm 2006 từ 10,37% xuống 2,8% ướcthực hiện năm 2010
Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ - Công nghiệp
và giảm dần tỷ trọng Nông lâm ngư nghiệp trong tổng giá trị sản xuất
Về cơ cấu giá trị sản xuất: giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 2.388,927 tỷđồng (giá thực tế), năm 2010 ước đạt 3.170,071 tỷ đồng, tăng 2,48 lần so với năm2005
Ước thực hiện đến năm 2010, trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ tăng từ 24,52% năm
2006 lên 30,88; Công nghiệp – xây dựng tăng từ 23,75% lên 25,3%; Nông lâm ngưnghiệp giảm từ 51,73 xuống còn 43,82%
Trang 20II.1.5 Hệ thống thoát nước - vệ sinh môi trường
- Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải đô thị
Nước thải sinh hoạt khối lượng ít chảy theo các rãnh đất một phần ngấm xuốngđất, một phần chảy ra hệ thống thoát nước mưa rồi đổ ra sông hồ
- Hiện trạng thu gom và xử lý CTR
Tháng 9 năm 2003, UBND huyện Phú Vang đã bắt đầu triển khai thực hiện việcthu gom, xử lý CTR, xây dựng được hệ thống thu gom, thiết lập các tuyến thu gomchính trên địa bàn Tổ chức thành lập đội thu gom, trang bị xe đẩy tay loại 0,6m3 vàcác trang thiết bị lao động, bảo hộ để thu gom CTR tập trung về 2 trạm trung chuyển ởthôn Tân Cảng và thôn Bàu Sen (đặt Container trước) thuộc thị trấn Thuận An, sau đóhợp đồng với công ty dịch vụ môi trường đô thị Huế vận chuyển về xử lý tại bãi xử lýrác của tỉnh Riêng CTR từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh; các công ty xí nghiệp,…
thì các cơ sở tự tổ chức thu gom, xử lý (Theo Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015).
II.2 THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT HIỆN NAY Ở PHÚ VANG
II.2.1 Hiện trạng các công trình cấp nước
Do những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau Hiện nay nhân dân huyện PhúVang đang sử dụng các loại hình cấp nước cho sinh hoạt như sau:
- Nước máy được cấp vào từng nhà hoặc các vòi công cộng Hình thức này đượccấp cho các khu dân cư thuộc thị trấn Thuận An, các khu gần nhà máy nước và venthành phố như: Phú Thuận, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Đa…
- Nước giếng khơi, giếng khoan bằng tay và bơm điện ở các vùng ven biển, thônxóm
- Bể hoặc lu chứa nước mưa ở tất cả các nơi
Trang 21II.2.2 Tỷ lệ dùng nước sạch ở huyện Phú Vang
Toàn huyện Phú Vang có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 10 xã, thị trấn ven biển,đầm phá và 7 xã trọng điểm nông nghiệp đã được cung cấp hệ thống nước sạch dùngcho việc sinh hoạt Còn 3 xã ven biển là Phú Diên, Vinh An, Vinh Hà hiện đang sửdụng nguồn nước từ các giếng khơi, giếng khoan của từng hộ gia đình, chất lượngnước ở đây không được đảm bảo vì do nồng độ muối quá cao nhiễm mặn bởi nướcbiển xâm thực
II.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH CỦA CÁC XÃ CHƯA ĐƯỢC CẤP NƯỚC SẠCH SINH HOẠT Ở HUYỆN PHÚ VANG
II.3.1 Quy mô dân số
Quy mô dân số của các xã chưa có hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt (năm 2010)như sau:
Nguồn nước sinh hoạt của những người dân thuộc 3 xã Phú Diên, Vinh An, Vinh
Hà được lấy từ giếng đào hoặc giếng khoan có chiều sâu 3-20m, vào mùa mưa thì các
hộ gia đình ở những nơi này còn sử dụng nguồn nước mưa để sinh hoạt Nước mưathường được hứng trong các bình chum, lu hoặc bể lọc đã xây dựng sẵn
Do điều kiện địa lý tự nhiên, nằm ở vùng ven biển và đầm phá nên nước sinhhoạt ở 3 xã này đều bị nhiễm mặn.Và là vùng chịu ảnh huởng của biền đổi khí hậu trựctiếp, bão và lũ lụt thường xãy ra nên chất lượng nước sạch khan hiếm rất nhiều Cónhiều hộ gia đình phải đi chở nước ở các khu vực có hệ thống cấp nước sạch về để sửdụng cho ăn uống