1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội

33 1,5K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 360 KB

Nội dung

Ngày nay, vấn đề nước sạch đang là vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của tất cả các cộng đồng người trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển và chậm phát triển. Hầu hết c

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU1 Sự cần thiết của dự án

Ngày nay, vấn đề nước sạch đang là vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâmcủa tất cả các cộng đồng người trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang pháttriển và chậm phát triển Hầu hết các nguồn nước ngọt trên thế giới nói chungvà ở Việt Nam nói riêng đều bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau Một báo cáo kết quả nghiên cứu năm 1993 của Uỷ ban Hành động Quốc tếvề Dân số (PAI) của Mỹ cho biết đến năm 2025, cứ ba ngưòi thì có một ngườiở các nước sẽ sống cực ký khó khăn do căng thẳng hoặc rất khan hiếm vềnước.

Năm 1990, kết quả nghiên cứu về :”Nguồn nước bền vững: Dân số vàTương lai của nguồn cấp nước tái tạo.” cho thấy có hơn 350 triệu người sốngở các nước bị căng thẳng hoặc khan hiếm về nước (mỗi năm/ mỗi người đượcdưới 1700 m3 nước).

Số người lâm vào hoàn cảnh này sẽ tăng lên gấp 8 lần vào năm 2025 tứckhoảng từ 2,8 tỷ đến 3,3 tỷ người tương đương khoảng gần một nửa dân sốthế giới

Ta biết rằng, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm là nguồn gốc chủ yếu gây racác bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và lao động của người dân, gây ra tìnhtrạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, ảnh hưởng lâu dài đến các thệ hệ mai sau Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ sức khoẻ nhândân, Luật bảo vệ môi trường và nhiều văn bản pháp quy về việc cung cấpnước sạch cho nông thôn, miền núi, thị trấn, thị xã; việc bảo về các nguồnnước, các hệ thống cấp nước, thoát nước, các công trình vệ sinh và thực hiệncác quy định về vệ sinh công cộng ở nhiều địa phương còn bị hạn chế Nhiềuvùng nông thôn còn rất khó khăn về nước uống và nước sinh hoạt Nguồnnước mặt trong kênh, rạch, ao, hồ ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề Nguồnnước ngầm tại không ít giếngkhoan cũng bị mặn hoá, phèn hoá, trữ lượngnước bị cạn kiệt do bị khai thác quá mức.

Huyện Thanh Trì là một huyện cực Nam của thành phố Hà Nội, là vùng đấttrũng, lượng mưa trung bình trong năm là 1600-1800 mm Thanh Trì có nhiều

Trang 2

con sông lớn nhỏ chảy qua như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu.Trong những năm gần đây Thanh Trì đã và đang có những bước nhảy lớn, tốcđộ đô thị hóa nhanh chóng Tốc độ gia tăng dân số cũng khá cao Khu côngnghiệp Vĩnh Tuy,các nhà máy công nghiệp như công nghiệp hoá chất, ximăng…, khu nghĩa trang Văn Điển…và các hoạt động kinh tế, sinh hoạt khácđang làm cho chất lượng nước ngọt của Huyện Thanh Trì bị suy giảm nghiêmtrọng Mặt khác vì là một thành phố ở phía Nam của Thủ đô, do đặc điểm tựnhiên, Thanh Trì phải gánh chịu nhiều nguồn ô nhiễm của Thủ đô như nướcthải, khí thải…

Vì vậy, trong nhiều năm qua các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến Thànhphố đều quan tâm giải quyết nguồn nước sạch cho nhân dân Thanh Trì.

Trong một thời gian dài, Chương trình nước sinh hoạt nông thôn với sự tàitrợ của UNICEF đã khoan cho nông dân hàng nghìn giếng khoan lắp bơm tay.Tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã không còn hoạt động nữa do kỹ thuật Mặtkhác, nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng loại hình giếng khoantay này là một tác nhân gây phá huỷ môi trường rất mạnh, vì do đa số chúngkhông được xử lý kỹ thuật tốt – chúng là con đường dẫn nước chất lượng xấuở bên trên xâm nhập xuống tầng nước chính bên dưới, gây phá huỷ chất lượngnước các tầng sâu.

Chính vì tình trạng ấy mà trong những năm gần đây, Trung ương và Thànhphố cũng không khuyến khích phát triển mô hình cấp nước cho hộ gia đìnhbằng các giếng khoan tay nữa Việc cấp nước sinh hoạt cho công dân ngoạithành được thực hiện bằng mô hình “hệ thống cấp nước tập trung”, còn đượcgọi là nhà máy nước mini.

Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đến nay, toàn huyện Thanh Trì đã xâydựng được hệ thống cấp nước tập trung, không kể nhà máy nước Văn Điển,với tổng công suất là 7900 m3/ng.đ Các hệ thống này đã giải quyết được mộtphần nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

Tuy nhiên, so với dân số hơn 222.598 người thì lượng nước đó vẫn cònthiếu nhiều Vẫn còn 8 xã “trắng” chưa có hệ thống cấp nước Với những xãđông dân thì một nhà máy mini là không đủ.

2

Trang 3

Để giải quyết nhu cầu nước sạch cho nhân dân huyện Thanh Trì thì trongtương lai cần có 13 nhà máy nước mini các quy mô khác nhau nữa.

Như vậy dự án cấp nước sinh hoạt cho 8 xã còn lại của huyện Thanh Trìtrong giai đoạn tới là hết sức cần thiết

Qua qúa trình thực tập và nghiên cứu dự án cấp nước sinh hoạt cho một sốxã thuộc huyện Thanh Trì, tôi thấy được vai trò quan trọng và tính cấp thiếttrong việc phân tích chi phí – lợi ích của dự án này Vì vậy, tôi xin đượcnghiên cứu đề tài :

“Phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xãcòn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội”.

2 Mục tiêu của dự án:

Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực về mặt môi trường trong quá trìnhxây dựng mới các nhà máy nước, tôi thấy việc cần thiết phải có sự xem xét,phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết về mặt kinh tế và môi trường nhằm mụctiêu phát triển bền vững của huyện Thanh Trì.

Từ đó nhằm làm rõ tính khả thi, hiệu quả của dự án, đồng thời đưa ra mộtvài giải pháp với mục đích làm tăng tính hiệu quả và khả thi của dự án.

Trang 4

CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCHCỦA DỰ ÁN CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO CÁC XÃ VEN ĐÔ.1 Tầm quan trọng của nước sạch sinh hoạt

Tất cả chúng ta đều biết rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quantrọng,là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại,phát triển của mỗi quốc gia Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều người cònchưa có được nước an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhấtcủa họ Tài nguyên nước đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi việckhai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thayđổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác…

Nước ngọt do nước mưa và mưa tuyết bổ sung là một nguồn hữu hạn củamột thế giới có nhu cầu nước đang tăng lên Nước là nguồn tài nguyên khônggì có thể thay thế được, trong khi dân số thế giới gia tăng ngày càng lớn mạnhthì nước tái tạo cho mỗi đầu người sẽ ít hơn Nước với tầm quan trọng đặcbiệt không thể thiếu của nó trong cuộc sống hàng ngày của con người nên,chính tài nguyên nước ngọt là nguyên nhân dẫn đến những xung đột côngkhai của các đối tượng dùng nước giữa khu vực đô thị và nông nghiệp như ởCalifornia, xung đột quân sự ở Trung Đông… Hơn 200 lưu vực sông hồ nằmtrên biên giới giữa hai và nhiều nước và ít nhất có tới 10 con sông chảy qua 6hoặc nhiều nước Trong số các nước có nguy cơ bị đe doạ nhất về nước cóAicập, Hà Lan, Cămpuchia, Syri, Sudan và Irắc – tất cả đều dựa vào nguồnnước của nước ngoài, tới hơn 2/3 lượng nước tại tạo được cung cấp của nướchọ.

Nguồn nước ngọt mặc dù chỉ chiếm 1% lượng nước trên thế giới nhưng nócó ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của con ngươì và thế giới tự nhiên.

4

Trang 5

Nguồn nước có vai trò đặc biệt quan trong đối với hầu hết các hoạt động pháttriển kinh tế- xã hội trên mỗi lưu vực:

 Cấp nước cho sinh hoạt.

 Cấp nước cho công nghiệp và dịch vụ.

 Tưới cho các vùng đất canh tác nông nghiệp. Phát triển thuỷ điện.

 Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Du lịch sinh thái

 Giao thông vận tải thuỷ.

 Chuyển tải nước sang các khu vực thiếu nước.

Trong số nhiều chức năng quan trọng của nguồn nước nói chung và các hệthống sông lớn nói riêng, có lẽ quan trọng hơn cả là chức năng cung cấp nướccho sinh hoạt của cộng đồng dân cư lớn.

Việt Nam với đặc thù là một nước nông nghiệp, hiện nay Việt Nam đangđứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới, nguồn nước được sử dụng nhiềucho nông nghiệp Theo tính toán, năm 1985 đã sử dụng 41 tỷ m3, chiếm89,9% tổng lượng nước tiêu thụ toàn quốc, năm 1990 đã sử dụng 46,9 tỷ m3,chiếm 90% và năm 2000 sử dụng khoảng trên 60 tỷ m3 Đến nay, cả nước đãcó 75 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổnggiá trị tại sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất đai và côngsức nhân dân đóng góp.

Ngày càng rõ ràng rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọngđối với sự sống, là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển không chỉđối với các hệ thống tự nhiên mà còn đối với các hệ thống kinh tế xã hội vànhân văn Tài nguyên nước phải được nhìn nhận như là một loại hàng hoákinh tế và xã hội đặc biệt.

3 Phân tích tài chính dự án đầu tư.

Trang 6

Phân tích tài chính là nội dung kinh tế quan trọng nhằm đánh giá tính khảthi của dự án về mặt tài chính thông qua việc:

 Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thựchiện có hiệu quả dự án đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loạivốn, các nguồn tài trợ cho dự án).

 Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độhạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án Có nghĩa là xem xétnhững chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúcdự án xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án thu được dothực hiện dự án.

Kết quả của quá trình này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định định có nênđầu tư hay không? Bởi mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân đầutư là đầu tư vào dự án đã cho có mang laị lợi nhuận thích đáng hoặc đem lạinhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào các dự án khác không.

Ngoài ra phân tích tài chính còn là cơ sở để phân tích kinh tế – xã hội.

4 Phân tích kinh tế – xã hội của dự án.

4.1 Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án đầu tư:

Ta đều biết rằng, trong nền kinh tế thị trường có sự đIều tiết vĩ mô của nhànước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư đượcxem xét từ hai góc độ:

 Nhà đầu tư. Nền kinh tế

Và ta cũng biết một thực tế, không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi caođều tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế và xã hội Lợi ích kinh tế– xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xãhội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra khi thựchiện dự án.

Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối vớiviệc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế Những sự đáp

6

Trang 7

ứng này có thể được xem xét mang tính định tính như đáp ứng các mục tiêuphát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhànước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh…hoặc đo lườngbằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăngsố người có việc làm, mức gia tăng ngoại tệ, lợi ích cơ hội tăng do việc giảmbệnh tật cho người dân…

Chi phí xã hội bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vậtchất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các côngviệc khác trong tương lai không xa.

Như vậy, phân tích kinh tế – xã hội của dự án đầ tư chính là việc so sánh(có mục đích) giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lựcsẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nềnkinh tế (chứ không chỉ riêng cho một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc một đơnvị nào cụ thể).

Như vậy, việc phân tích kinh tê - xã hội đối với một dự án là cần thiết vàphải được phân tích một cách rõ ràng, triệt để.

4.2 Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế – xã hội do thực hiện dự án Khi xem xét lợi ích kinh tế – xã hội của dự án cần phải tính đến mọi chi

phí trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến việc thực hiện dự án (chi phí đầyđủ), mọi lợi ích trực tiếp và gián tiếp (lợi ích đầy đủ) thu được do dự án đemlại.

Để xác định các lợi ích, chi phí đầy đủ của các dự án đầu tư thì phải sửdụng các báo cáo tài chính, tínhlại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (giáẩn hay giá bóng, giá tham khảo) Không sử dụng giá thị trường để tính chi phívà lợi ích kinh tế – xã hội.

Ta biết rằng, cũng như các loại tài nguyên khác, tài nguyên nước, mộtmặt, có những giá trị kinh tế nhất định của nó và mặt khác, cũng có thể gây ranhững hậu quả làm tổn thất lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường một khichúng đã bị suy thoái

Trang 8

Trên thực tế nguồn nước ngọt, sạch của thế giới nói chung và Việt Namnói riêng đang trong tình trạng bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.Trong khi đó, tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao và do đó mà nhu cầu vềnguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt đang trở nên bức bách hơn bao giờhết Như vậy, tất yếu phải có sự xuất hiện ngày càng nhiều các trạm xử lý vàcung cấp nước sạch cho người dân nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tốithiểu của họ.

8

Trang 10

Văn Điển, mặt đường mới được cải tạo rộng 35,5 m, mặt đường bê tôngnhựa tốt.

1.3 Cấp điện

Được cấp điện từ 3 trạm biến áp trung gian: Thượng Đình E5, Mai ĐộngE3, Văn Điển E10, trong đó nguồn cấp địên chính cho huyện là trạm VănĐiển E10 có công suất 1 16 MVA-110/6 KV, 116 MVA- 110/35/6 kV vàtrạm Mai Động E3 với công suất máy là 2  25 MVA-110/35/6KV , 1  125MVA-220/110 KV Nhìn chung, khắp huyện Thanh Trì đều có mạng lướiđiện đến tận nơi.

1.4 Hệ thống thoát nước- vệ sinh môi trường:

a Hệ thống thoát nước mưa

Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 2 hệ thống thoát nước khác nhau:  Hệ thống thoát nước cho lưu vực nội thành:

Hệ thống này gồm các hệ thống sông, hồ các công trình đầu mối kỹ thuấtlàm nhiệm vụ tiêu thoát nước từ trong vùng nội thành chảy qua địa bànhuyện để rồi được đổ vào hai con sông lớn: sông Hồng và sông Nhuệ.

Ngoài ra còn có các công trình đầu nối khác: trạm bơm Yên Sở với cốngsuất 60 m3/s, Trạm bơm 3 xã đặt tại Cầu Bươu với công suất 3 m3/s.

Hệ thống thoát nước của huyện:

Hệ thống kênh: toàn huyện cso 8 tuyến mương tiêu nằm trảI đều trên địabàn huyện đảm nhiệm công việc tiêu nước cho các khu dân cư, đồng thưòiphục vụ cho thuỷ lợi

Hồ chứa nước: Nằm rải rác trên địa bàn huyện với tổng diện tích 769 hahiện đang sử dụng để nuôi cá.

Hệ thống trạm bơm: hiện có 6 trạm bơm tiên nước chính chủ yếu phục vụcho công trình thuỷ lợi với tổng cống suất 90.000 m3/s tập trung chủ yếu ởphía Nam huyện như: trạm bơm Đông Mỹ, trạm bơm Siêu Quần…

Các hệ thống này làm nhiệm vụ tiêu nước cho toàn huyện Vì vậy, khi xâydựng các điểm dân cư trên địa bàn huyện cần kết hợp giữa hệ thống thoát

10

Trang 11

nước đô thị với hệ thống thuỷ lợi của huyện để khônggây ảnh hưởng tới khuvực xung quanh và sản xuất nông nghiệp.

Do đó, việc xây dựng các trạm nước để cung cấp nước sạch cho sinh hoạtvà sản xuất của người dân là hết sức cần thiết và là mối quan tâm hàng đầucủa Uỷ ban nhân dân Huyện Thanh Trì cũng như của thành phố Hà Nội.

2 Thực trạng của hệ thống cấp nước sinh hoạt hiện nay ở Thanh Trì

Hiện nay nhân dân huyện Thanh Trì đang sử dụng các lợi hình cấp nướccho sinh hoạt như sau:

 Nước máy được cấp vào từng nhà hoặc các vòi công cộng Hình thứcnày được cấp cho các khu dân cư đô thị thị trấn Văn Điển, các khu gầnnhà máy nước và các vùng ven đô như: Vĩnh Tuy, Thanh Trì, TươngMai, Giáp Bát, Khương Đình, Triều Khúc…

 Nước giếng khơi, giếng khoan ở các vùng đê, thôn xóm. Bể chứa nước mưa ở tất cả các nơi.

 Bể lọc đánh phèn ở khu vực ngoài bãi sông Hồng.

Trang 13

CHƯƠNG III

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỚICÁC TRẠM CẤP NƯỚC SINH HOẠT Ở 8 XÃ

THUỘC HUYỆN THANH TRÌ

1 Dự báo về nhu cầu nước sạch sinh hoạt của huyện Thanh Trì

Dựa theo quy hoạch tổng thể về xây dựng và phân tích tình hình thực tếcủa huyện Thanh Trì tại thời điểm cuối năm 1997, quy hoạch năm 1998 xãxác định giải pháp cấp nước ở huyện Thanh Trì như sau:

Vùng giáp ranh với các vùng nội thành đến đường Pháp Vân, nơi cóđường ống truyền đẫ đi qua sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu do các nhàmáy nước Tương Mai, Hạ Đình, Pháp Vân, Nam Dư thượng,… cung cấp.

Cải tạo nâng cấp trạm cấp nước Văn Điển để cấp nước cho thị trấn VănĐiển – Ngọc Hội.

Các điểm đô thị nhỏ (Yên Sở, Tả Thanh Oai, Đông Mỹ, Cầu Bươu) sẽxây dựng các trạm xử lý cục bộ.

Vùng nông thôn: Tại những đIểm dân cư tập trung, xây dựng các trạmcấp nước cục bộ cấp thôn, xã có công suất từ 500 – 1000 m3/ngày Các vùngxa, nơi dân cư thưa thớt áp dụng mô hình xử lý nước sạch khác theo chươngtrình nước sạch nông thôn.

Dây chuyền công nghệ sẽ được ứng dụng phổ biến trong các trạm cấpnước tập trung là:

Giếng khoan  Thiết bị làm thoáng tảI trọng cao  Bể lọc nhanh Khử trùng Trạm bơm cấp II  Mạng lưới tiêu thụ.

Kết luận: Như vậy, cần phải có một dự án về cung cấp nước sạch mang

tính thực tiễn và khả thi cao cho hiện tại, và tôi cho rằng,dự án mà tôi trìnhbày ở phần sau đây sẽ đáp ứng được yêu cầu này.

2 Giới thiệu về dự án cấp nước sinh hoạt cho 8 xã còn lại thuộc huyệnThanh Trì

2.1 Nội dung của dự án.

Trang 14

2.1.1 Các nội dung chính của dự án.

CÔNGSUẤT( M3/H)

Thôn Nam DưThượng

Nguồn: Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại của Thanh Trì.

Bảng: Số trạm cấp nước tập trung cần xây dựng

Như vậy, dự án này sẽ xây dựng 13 trạm cấp nước ngầm.

a Nguồn nước khai thác

Nước khai thác được lấy từ hai nguồn, trạm cấp nước nổi lấy nước từ sôngHồng, trạm cấp nước ngầm lấy nước ngầm ở độ sâu từ 70 đến 80 m.

b Phương án cấp nước

14

Trang 15

Nước đạt chất lượng cho phép được bơm lên sau khi qua các công đoạnkhử trùng và loại bỏ các chất hữu cơ bằng Clo, sau đó đi vào bể lắng cùng vớihợp chất keo tụ rồi sang giai đoạn lọc nhanh có rửa ngược cuối cùng đi vào bểnước sạch và được bơm vào hệ thống cấp nước.

c Mục tiêu của dự án đầu tư

Dự án này sẽ cung cấp nước sạch cho người dân trong huyện nhằm nângcao đời sống, sức khoẻ và thúc đấy sự phát triển kinh tế của địa phương.

d Hiệu quả đầu tư của dự án

Dự án này nếu đi vào thực hiện sẽ cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầusinh hoạt và sản xuất cho hơn 45.000 người dân trong huyện Ngoài ra còncung cấp nguồn nước sạch cho các cơ sở y tế, giáo dục…cần dùng nước sạchsinh hoạt.

h Cơ quan chủ quản đầu tư: Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Hà Nội.i .Cơ quan thực hiện dự án: Ban quản lý dự án huyên Thanh Trì.

j Cơ quan lập dự án và tư vấn kỹ thuật:

Do Liên hiệp Khoa Học Sản Xuất Công Nghệ Hoá Học và Liên HiệpKhoa Học Sản Xuất Địa Chất – Nước Khoáng

2.1.2 Tình hình công nghệ của trạm xử lý nước ngầm (công suất từ 10 –100 m3/h):

Dây chuyền công nghệ:

Giếng khoan  Bơm chìm (cấp I)  Thiết bị làm thoáng  Lọc  Khửtrùng  Bể chứa  Bơm phân phối (cấp II)  Mạng phân phối  Hộ sửdụng có đồng hồ.

Thuyết minh:

- Giếng khoan khai thác :

Là công trình khai thác nước thô trong các tầng chứa nước ngầm mạch sâu.Có các thông số chính như sau:

+ Chiều sâu giếng : H = 60 80 m + Kết cấu giếng bằng ống thép:

Trang 16

- Thiết bị làm thoáng : Tuỳ theo chất lượng nước thô có thể chọn các phương

Tuỳ theo chất lượng nước thô mà có các phương pháp lọc khác nhau: Lọcthuận, lọc ngược, lọc hỗn hợp Vật liệu lọc là cát Thạch anh và vật liệu nổi Sau một chu kỳ làm việc, vật lọc vần được rửa sạch để phục hồi khả năng lọc.Rửa lọc bằng hệ thống bơm rửa.

- Nhà hoá chất và thiết bị khử trùng:

Nước sau khi xử lý được khử trùng bằng Clo, sử dụng bơm định lượng từ0.52 mg/l Thiết bị khử trùng được chế tạo sẵn, gọn nhẹ, lắp đắt và vận hànhdễ dàng

- Bể chứa nước sạch:

Được xây dựng để dự trữ và điều hoà nước sạch giữa chế độ làm việc củatrạm và mạng tiêu thụ.

+ Dung tích bể chứa: W=25300 m3.

+ Kết cấu bể chứa: Xây bằng gạch, bê tông cốt thép.

- Trạm bơm phân phối (bơm cấp II):

+ Nhà trạm có diện tích: S =1630 m2.16

Ngày đăng: 27/11/2012, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng : Dự kiến tiến độ đầu tư - Phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội
ng Dự kiến tiến độ đầu tư (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w