1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Thành phố Hà Nội

55 515 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 202,54 KB

Nội dung

Cổ phần hoá DN thương mại Nhà nước ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1992. Hơn 15 năm qua, trong bối cảnh kinh tế nước nhà chuyển mạnh sang KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập ngày càng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKhoa Thương Mại

Trang 2

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 3

Chương 1: Lý luận chung về cổ phần hoá các doanh nghiệp

thương mại Nhà nước 2

1.1 Quá trình phát triển doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 2

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước 2

1.1.2 Quá trình phát triển doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 2

1.2 Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 8

1.2.1 Khái niệm cổ phần hoá DNNN và CTCP 8

1.2.2 Mục tiêu của cổ phần hoá 9

1.2.3 Các hình thức và mức độ cổ phần hoá 10

1.2.4 Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá DNNN 11

1.3 Quy trình thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước 14

Chương 2: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhànước ở Thành phố Hà Nội. 18

2.1 Thực trạng các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở Thành phố Hà Nội 18

2.1.1 Kết quả và hiệu quả SXKD của DNNN thấp 18

2.1.2 Nhà nước bảo hộ quá sâu đối với DNNN 19

2.1.3 Nhà nước can thiệp và làm thay DN trong chức năng quản lý SXKD 19

2.1.4 Thực trạng về tổ chức hoạt động của các DNNN trước CPH 20

2.2 Phân tích thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở Thành phố Hà Nội 20

2.3 Kết quả đạt được và vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần ở Thành phố Hà Nội 25

Trang 4

2.3.1 Những kết quả đạt được của các DN sau CPH 252.3.2 Vấn đề đặt ra 282.3.3 Nguyên nhân của những khó khắn vướng mắc 33

Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá cácdoanh nghiệp thương mại nhà nước ở Thành phố Hà Nội 36

3.1 Phương hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nướcở Thành phố Hà Nội 36

3.1.1 CPH DN nhưng không được làm thất thoát tài sản của Nhà nước, không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh 363.1.2 Đảm bảo chính xác trong việc xác định giá trị còn lại của DNNN

khi tiến hành CPH 373.1.3 Lựa chọn DN hoặc bộ phận DN và hình thức CPH phải đảm bảo

thực hiện được mục tiêu CPH 373.1.4 Lành mạnh hoá tình hình tài chính của DN trước khi tiến hành 373.1.5 Đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện CPH 383.1.6 Xác lập cơ chế pháp lý hấp dẫn đối với người lao động 38

3.2 Giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá các DN thương mại nhà nước ở Thành phố Hà Nội 38

3.2.1 Quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách và giải pháp đổi mới DNNN 383.2.2 Giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm, tạo tiền đề cho việc thực

hiện thành công chương trình CPH DNNN 393.2.3 Tích cực giải quyết các khoản nợ của DNNN thực hiện CPH 403.2.4 Hoàn thành việc xác định giá trị DN khi tiến hành CPH 413.2.5 Đổi mới công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình CPH DNN43

Trang 5

3.3 Khắc phục những hạn chế sau cổ phần hoá doanh nghiệp thương

mại Nhà nước 45

3.3.1 Tiếp tục cải thiện môi trường hoạt động của DN cổ phần 45

3.3.2 Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý và điều hành của DN cổ phần 45

3.3.3 Một số giải pháp đối với cổ đông trong DN cổ phần 46

3.3.4 Xoá bỏ ưu đãi bất hợp lý với DNNN 47

3.3.5 Tăng khả năng tạo vốn của CTCP 47

Kết luận 48

Tài liệu tham khảo 49

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 6

Cổ phần hoá DN thương mại Nhà nước ở Việt Nam được bắt đầu từ năm1992 Hơn 15 năm qua, trong bối cảnh kinh tế nước nhà chuyển mạnh sangKTTT định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tếkhu vực và quốc tế Thực hiện các nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã cụ thểhoá, đề ra các cơ chế, chính sách, chương trình hành động CPH những DNthương mại Nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn và chỉ đạocác bộ, ngành, địa phương, DN thương mại nhà nước triển khai đạt nhiều kếtquả Việc CPH đang được triển khai đúng định hướng, từng bước vững chắc vàmang lại những kết quả to lớn cho công cuộc đổi mới đất nước.

Cổ phần hoá là một giải pháp nằm trong kế hoạch tổng thể sắp xếp lại DNNhà nước CPH sẽ chuyển một phần sở hữu của Nhà nước trong DN cho các cánhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, từ đó chúng ta sẽ thu hút đượcnguồn vốn đầu tư dồi dào trong nhân dân cũng như nguồn vốn từ các tổ chứcnước ngoài đầu tư vào phát triển đất nước Tiến hành CPH DNNN góp phầnnâng cao hiệu quả SXKD của các DN, từng bước đưa DN hoà nhập và thích nghivới các quy luật của thị trường.

Quá trình CPH trên địa bàn cả nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã thuđược những thành công bước đầu đáng khích lệ Mặc dù vậy, CPH ở nước tacũng như ở Hà Nội còn gặp không ít khó khăn, nên lộ trình diễn ra còn chậmchạp Chính vì hiểu được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề CPH trongquá trình phát triển của Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, em đã

chọn đề tài: “Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở

Thành phố Hà Nội”.

CHƯƠNG I

Trang 7

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ

CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

1.1 Quá trình phát triển doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.

1.1.1/ Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước.

DNNN là một thực thể kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước, ra đời và hoạt độngkinh doanh độc lập chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

DNNN là một tổ chức kinh tế khác với tổ chức hành chính và tổ chức sựnghiệp Nhà nước, không chỉ với hoạt động kinh doanh, hoạt động công ích làmchủ yếu Điều cơ bản là DNNN phải chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệuquả, bảo toàn và phát triển vốn, các nguồn lực do Nhà nước là chủ sở hữu giaocho DN.

1.1.2/ Quá trình phát triển doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.

1.1.2.1/ Quá trình hình thành và phát triển của DNNN trước đổi mới.

Trong thời kỳ đầu cải tạo và xây dựng CNXH ở Việt Nam, các DNNN đượchình thành từ ba nguồn sau đây:

+ Nhà nước thực hiện chính sách quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất nằmtrong tay đế quốc, tư sản mại bản Từ nền tảng vật chất đó Nhà nước tổ chức lạithành các cơ sở kinh tế quốc doanh.

+ Nhà nước thực hiện cải tạo các xí nghiệp tư nhân của các nhà tư sảndân tộc, biến các xí nghiệp này thành các xí nghiệp công tư hợp doanh và cuốicùng thành các xí nghiệp quốc doanh.

+ Nhà nước đầu tư xây dựng thêm nhiều DNNN bằng các nguồn vốnviện trợ của nước ngoài (Liên Xô cũ, Trung Quốc…) và bằng nguồn vốn NSNN.Đây là con đường ra đời quan trọng nhất của các DNNN Việt Nam.

Trang 8

Trong khoảng thời gian trên 40 năm (1945 - 1986), hệ thống DNNN đãtrải qua các giai đoạn lớn:

* Giai đoạn 1945 - 1954:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp các cơ sở công nghiệp được thànhlập theo quy mô nhỏ, phân tán bí mật Công nghiệp quốc phòng phát triển với tốcđộ nhanh Nhà nước đã thành lập các xưởng sản xuất vũ khí, cơ sở quân khu,quân dược bảo đảm nhu cầu cơ bản cho quân đội Đáng lưu ý là một số xưởng vũkhí như xưởng Phan Đình Phùng ở Bắc Bộ, xưởng Cao Thắng ở Thanh Hoá…đãđược nhân dân góp vốn xây dựng Những xưởng chế tạo vũ khí ấy cũng là côngxưởng chế tạo cơ khí đầu tiên và đã đặt nền móng cho nền công nghiệp chế tạocơ khí mới phôi thai ở Việt Nam.

Song song với công nghiệp quốc phòng, Nhà nước cũng đã xây dựng vàphát triển công nghiệp dân dụng trong những ngành như than, khai khoáng, cơkhí, hoá chất, dệt, thuốc lá….

Nói chung các DNNN hoạt động theo chế độ cung cấp DN sản xuất theo kếhoạch cụ thể của Nhà nước, được Nhà nước cung cấp vốn, trả lương, lãi lỗ Nhànước chịu Cơ sở pháp lý đầu tiên quy định về tổ chức DNNN là sắc lệnh số 104-SL về “ấn định nguyên tắc căn bản của DN quốc gia” do Chủ tịch Hồ Chí Minhký, ban hành ngày 1/1/1948 và năm sau bổ sung bằng sắc lệnh số 09/SL ngày25/2/1949 về phân cấp thành lập các DN Hoạt động của các DNNN được thựchiện theo điều lệ tạm thời số 214-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày30/12/1952

Vai trò của DNNN trong giai đoạn này là trực tiếp phục vụ kháng chiến vàdân sinh, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế kháng chiến.

* Giai đoạn 1955 - 1975:

Trang 9

Hệ thống DNNN thời kỳ này phát triển qua hai giai đoạn với mục tiêu vànhiệm vụ khác nhau Giai đoạn 1955 - 1965 và sau năm 1965 (tức là trước và sauchiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ vào miền Bắc).

Trong 10 năm đầu (1955 - 1965), nhiệm vụ chính của DNNN là khôi phụckinh tế, cải tạo XHCN Hội nghị TW khoá III lần thứ 14 tháng 11-1958 đề ra kếhoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế miền Bắc (1958 - 1960) với nhiệm vụcải tạo XHCN thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư doanh, phát triển kinhtế quốc doanh Trong giai đoạn này, kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh làđối tượng của cải tạo XHCN, nhằm biến nền kinh tế quốc dân thành nền kinh tếXHCN với hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.Đối với các xí nghiệp tư bản lớn, Nhà nước cải tạo thành công tư hợp doanh.Nhà nước trực tiếp đứng ra quản lý các xí nghiệp, nhà tư sản được hưởng lãi theocổ phần Đến cuối năm 1960, thành phần kinh tế tư bản tư doanh ở miền Bắc vềcăn bản bị xoá bỏ Các xí nghiệp công tư hợp doanh dần dần bị thu hẹp và hoànhập vào kinh tế quốc doanh.

Trong giai đoạn này, DNNN giữ vai trò chủ yếu như là một công cụ thựchiện đường lối cải tạo XHCN Ở nhiều nơi DNNN được xây dựng một cách tậptrung Hội nghị TW lần thứ 7 (khoá III) tháng 6 - 1962 đã đề ra phương hướngcông nghiệp hoá đất nước là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và đã hìnhthành một số khu công nghiệp ở Hà Nội, Việt Trì, Vinh…DNNN phát triểnmạnh trong các ngành điện lực, cơ khí, hoá chất, khai thác khoáng sản Bên cạnhđó, Nhà nước cũng gia sức phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và côngnghiệp nhẹ.

Ở giai đoạn này DNNN vẫn hoạt động trong chế độ Nhà nước cấp phát toànbộ vốn Tuy nhiên, khác với trước là chuyển từ sản xuất phục vụ quốc phòngsang sản xuất phục vụ đời sống nhân dân và xây dựng kinh tế.

Trang 10

Trong 10 năm tiếp theo, khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, hệthống DNNN ngoài nhiệm vụ sản xuất hàng hoá phục vụ hàng hoá phục vụ chonhu cầu tiêu dùng còn phải sản xuất hàng hoá quốc phòng phục vụ sự nghiệp đấutranh thống nhất đất nước.

DNNN hình thành và phát triển chủ yếu trong các ngành công nghiệp, tiếpđến là thương mại, giao thông vận tải và dịch vụ bưu chính viễn thông.

Công nghiệp luôn được coi là lĩnh vực có vai trò quyết định nhất trong kinhtế quốc doanh Trong 12 ngành công nghiệp chủ yếu thuộc nhóm A và B, vai tròcủa DNNN gần như chi phối tuyệt đối về số lượng DN, lực lượng lao động cũngnhư giá trị tổng sản lượng Những DNNN hình thành ngay từ đầu của giai đoạnnày và đồng thời là lực lượng kinh tế lớn mạnh nhất của nền kinh tế là: điện lực,khai thác và chế biến nhiên liệu, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất,vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến gỗ, thuỷ tinh, sành sứ, dệt, da, may,nhuộm, thực phẩm, in và văn hoá phẩm Trong những lĩnh vực này, hệ thốngDNNN giữ vai trò độc quyền.

Ở miền Nam sau ngày giải phóng, các xí nghiệp của tư bản mại bản và tưsản bỏ chạy ra nước ngoài đều bị quốc hữu hoá và chuyển thành DNNN

Trong thời kỳ này, sự phát triển về số lượng DNNN trong các ngành côngnghiệp theo nhóm A và công nghiệp địa phương vẫn chiếm vị trí hàng đầu Việc

Trang 11

phân bố theo vùng, tỉnh không đều Cuối năm 1976 trong số 1912 DNNN trongcông nghiệp, ở miền Bắc có 1269 DN chiếm 66,4% và miền Nam có 643 DNchiếm 33,6%.

Trong 10 năm này số lượng DNNN tăng lên 1.68 lần trong đó nhóm B tănghơn nhóm A, công nghiệp địa phương tiếp tục tăng hơn công nghiệp TW Sựchuyển đổi cơ cấu hệ thống DNNN theo hướng trên phù hợp với thực tế là: Saugiải phóng miền Nam, nhu cầu của nhân dân về nhu yếu phẩm tăng lên trong khiviệc cung cấp đủ các mặt hàng này luôn gặp khó khăn.

Xét về đóng góp trong tổng sản phẩm xã hội của hệ thống DNNN thời kỳnày đã có xu hướng giảm sút:

Năm 1960 =33,4%

Năm 1980 =35,5%

Năm 1984 =35,2%

Năm 1965 =45,5%

Năm 1981 =35,2%

Năm 1985 =35,7%

Năm 1970 =44,4%

Năm 1982 =33,1%

Năm 1986 =37,3%

Năm 1975 =51,7%

Năm 1983 =33,2%

Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong giai đoạn 1976 - 1986 DNNNchỉ tập trung chủ yếu trong 2 ngành lớn là công nghiệp và thương mại, rất ít pháttriển trong nông, lâm ngư nghiệp

Trong thời kì này hệ thống DNNN đã trở thành lực lượng kinh tế chiếm ưuthế tuyệt đối trong các ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, trướchết là trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,thương mại và dịch vụ.

1.1.2.2/ Quá trình hình thành và phát triển của DNNN sau đổi mới.

Trang 12

* Giai đoạn 1994 - 1997:

Mục tiêu phát triển DNNN giai đoạn này là hình thành hệ thống DNNN và

nâng cao khả năng tích tụ, tập trung tiềm lực kinh tế cho các TCT và tiếp tục tiếntrình bước đầu thực hiện CPH Đồng thời trong giai đoạn này, Nhà nước thựchiện chủ trương CPH DNNN theo nghị định 28/CPH, ngày 7-5-1996 về chuyểnmột số DNNN thành CTCP nhằm huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng và tàisản ở các DN này.

Việc ban hành luật DNNN được Quốc hội thông qua ngày 20-4-1995 đã quyđịnh rõ khái niệm về DNNN, phân định rõ DNNN hoạt động kinh doanh vàDNNN hoạt động công ích, nghĩa vụ của DNNN với Nhà nước, định hướng pháttriển khu vực DNNN, phân định quyền của DNNN.

Chuyển biến lớn nhất trong giai đoạn này là dựa trên cơ sở kết quả triểnkhai thí điểm CPH trong giai đoạn trước thì đã có 25 DNNN chuyển thànhCTCP.

* Giai đoạn 1998 -2000:

Mục tiêu phát triển các DNNN trong giai đoạn này là: “sắp xếp DNNN theophương án tổng thể từng vùng, tổ chức lại TCT theo hướng thí điểm thành lậptập đoàn kinh tế và thúc đẩy tiến trình chuyển đổi các hình thức sở hữu củaDNNN như đẩy mạnh CPH DNNN kết hợp phương án tổng thể sắp xếp DNNN,thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê DNNN”.

Trong giai đoạn này các DNNN không được cấp vốn mà được giao vốn,chuyển từ hình thức định mức vốn sang hình thức xác định vốn điều lệ Theo đóDNNN được quyền sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu vốn nhằm đạt hiệu quả kinhdoanh, được quyền huy động vốn như phát hành trái phiếu, vay vốn, nhận vốngóp…; được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán tài sản thuộc quyềnquản lý của DN để phục vụ cho kinh doanh Tuy nhiên trong mọi trường hợp nếu

Trang 13

kinh doanh lỗ đều không được Nhà nước bù lỗ nữa mà phải lấy lợi nhuận của cáckỳ tiếp theo bù vào và để đảm bảo tính minh bạch DN phải công khai báo cáo tàichính hàng năm.

Với mục tiêu thúc đẩy tiến trình CPH, ở giai đoạn này các điều kiện tiếnhành CPH thông thoáng hơn rất nhiều đã đạt kết quả: số lượng DNNN đã giảmtrên một nửa từ 12.000 DN xuống còn 5.280 DN trong đó 48% là sáp nhập đểthành lập các DN có quy mô lớn mạnh, 52% giải thể do không đủ khả năng cạnhtranh Mặc dù số lượng DN giảm lớn nhưng tỉ trọng đóng góp vào GDP vẫn tăngtừ 36.5%(1991) đến 42% (2000).

*Giai đoạn từ 2001 - nay:

Mục tiêu của Chính phủ trong giai đoạn này là phát triển các DNNN thànhDNNN có nhiều chủ sở hữu chủ yếu là CTCP) để nâng cao hiệu quả và sức cạnhtranh cho DN Vi vậy, CPH đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất đểDNNN có cơ cấu sản xuất, kinh doanh hợp lý hơn; tạo cơ hội để DNNN lànhmạnh hóa tài chính và cơ cấu lại lao động; mang lại cho DN cơ chế quản lý năngđộng, hiệu quả, thích nghi và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường và hầu hết cácDNNN sau khi CPH đều kinh doanh có hiệu quả hơn.

Kết quả của việc thực hiện CPH trong giai đoạn này là rất to lớn Riêng giaiđoạn 2001-2005, cả nước sắp xếp được 3.590 DNNN trong tổng số 5.655 DNNNcó vào đầu năm 2001, trong đó CPH 2.347 DNNN, chiếm hơn 80% toàn bộ sốDN đã CPH trong cả 15 năm Đã huy động được thêm 20.704 tỉ đồng để đầu tưđổ mới công nghệ, mở rộng SXKD, NSNN thu về 14.971tỉ dồng, 85% số DN cổphần hoạt động có lãi, có cổ tức cao.

1.2 Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.

1.2.1/ Khái niệm CPH DNNN và CTCP.

1.2.1.1/ Khái niệm CPH DNNN.

Trang 14

CPH là việc chuyển hình thức sở hữu Nhà nước thành hình thức sở hữu củacác cổ đông, tạo ra sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý để nâng cao hiệuquả SXKD của từng DN cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

CPH thực chất là một giải pháp nhằm khắc phục tình trạng làm ăn kém hiệuquả ở các DN quốc doanh, trong đó chuyển các DN quốc doanh thành CTCPnhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế xã hội cụ thể.

1.2.1.2/ Khái niệm CTCP.

Công ty cổ phần là loại hình DN góp vốn, trong đó số vốn điều lệ của côngty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần Các cá nhân hay tổchức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.

Ưu thế của CTCP so với các loại hình tổ chức kinh doanh khác , chủ yếu làDN tư nhân, công ty TNHH thể hiện ở hai điểm chủ yếu sau:

+ Khả năng huy động các nguồn vốn khác nhau trong và ngoài nước vàophát triển SXKD, từ những nguồn vốn nhỏ lẻ đến những nguồn vốn lớn

+ Sự gắn kết chặt chẽ giữa quyền sở hữu, quản lý, và quyền sử dụng tàisản và vốn của DN Vì quyền lợi thiết thực của mình, các cổ đông đều quan tâmđến quá trình SXKD của công ty, đóng góp trí tuệ và công sức của mình vào sựphát triển của công ty giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

1.2.2/ Mục tiêu của cổ phần hoá.

Về cơ bản, các mục tiêu hướng tới của tiến trình CPH ở hầu hết các nướctrên thế giới có thể được khái quát như sau:

+ Mục tiêu quan trọng nhất của CPH là xoá bỏ sự bao cấp của Nhà nướcđối với các DN, phát huy quyền tự chủ về SXKD và tài chính nhằm nâng caohiệu quả của nền kinh tế, củng cố và phát triển nền tảng cơ bản của KTTT

+ Huy động tiềm năng về vốn trong xã hội để đầu tư phát triển nền kinhtế CPH được thực hiện nhằm khơi dậy và huy động tất cả các nguồn lực từ các

Trang 15

tầng lớp cư dân và mọi thành phần kinh tế khác nhau mới có thể hình thànhnguồn vốn cho nhu cầu đầu tư và phát triển.

+ Đổi mới phương thức quản trị và điều hành DN, bố trí và sử dụng hợplý nguồn nhân lực, vật lực và khai thác tối đa tiềm năng của DN để nâng cao thunhập cho người lao động và đời sống xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế DN.

+ Điều chỉnh vai trò, vị trí và phương thức quản lý của Nhà nước từ trựctiếp vận hành kinh doanh và quản lý hành chính sang lập kế hoạch vĩ mô và quảnlý thông qua pháp luật nhằm đảm bảo tính khách quan khoa học và hiệu quả củavấn đề quản lý Nhà nước về kinh tế và khắc phục những hiện tượng tiêu cực nhưhành chính, tham nhũng, quan liêu của cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung vàhạn chế những tác động tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường.

+ Khuyến khích đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ Vốn đầutư và đổi mới công nghệ là “chìa khoá” để tăng NSLĐ và phát triển bền vữngtrong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế Đối với các nước đang pháttriển, nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước pháttriển bao giờ cũng được coi là những “cú huých” từ bên ngoài bổ sung cho sựthiếu hụt của các nguồn lực trong nước và tạo ra những bước “nhảy vọt” Kếthợp với việc theo đuổi chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, tiến trình CPHDNNN chính là điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ tiên tiến,hiện đại đi kèm sẽ góp phần thúc đẩy CNH - HĐH và giảm bớt khoảng cách vớicác nền kinh tế phát triển

1.2.3/ Các hình thức và mức độ CPH.

Một số hình thức CPH DNNN thường được lựa chọn:

+ Giữ nguyên giá trị vốn thuộc sở hữu Nhà nước hiện có tại DN và pháthành cổ phiếu để thu hút vốn từ các chủ thể khác Ở hình thức này mức độ CPHđược xác định ở quy mô của phần huy động thêm so với vốn hiện có thuộc sở

Trang 16

hữu Nhà nước hay so với tổng giá trị vốn của DN Ưu thế của hình thức này làvốn thuộc sở hữu Nhà nước như là phần vốn đối ứng, do vậy mà quy mô củacông ty có thể mở rộng và khả năng huy động là rất lớn tuỳ theo mục đích, yêucầu của Nhà nước Hình thức này phù hợp với các công ty có quy mô vừa và nhỏhoặc có nhu cầu tăng vốn lớn để phát triển SXKD theo chiều rộng hoặc chiềusâu.

+ Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại DN Hình thứcnày áp dụng cho các công ty lớn, có lợi ích không đổi theo quy mô mà lại cầnthiết duy trì khả năng kiểm soát của Nhà nước đối với quá trình SXKD của DN.

+ Tách một bộ phận của DNNN đủ điều kiện để tiến hành CPH Đây làhình thức áp dụng đối với các DNNN có quy mô lớn và được tổ chức dưới dạngtổng công ty gồm các công ty con hay chi nhánh có tính độc lập tương đối Thựchiện CPH theo hình thức này là việc “bán dần” một hay một số công ty con hoặcchi nhánh và mức độ CPH được xác định theo quy mô và số lượng công ty conhay chi nhánh được quyết định bán kết hợp với xác định tỷ trọng tham gia vốncủa tổng công ty vào các công ty con hay chi nhánh đó.

+ Bán tất cả giá trị vốn thuộc sở hữu Nhà nước của DN để cấu thànhCTCP Đây là hình thức được coi là có mức độ CPH cao nhất vì sau khi CPHNhà nước không tham gia sở hữu đối với DN, tài sản của DNNN được bán haychuyển hoá hoàn toàn thành tài sản thuộc sở hữu của các chủ thể khác

1.2.4 Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá DNNN.

CPH DNNN là một biện pháp thiết yếu trong công cuộc cải cách khu vựckinh tế Nhà nước, xuất phát từ thực tiễn:

1.2.4.1/ Tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả của các DNNN.

Trên thực tế các DNNN luôn luôn hoạt động kém hiệu quả hơn các DNquốc doanh Tình trạng kém hiệu quả này đã kéo dài trong nhiều năm liền Theo

Trang 17

Báo cáo của DNNN (năm 2000) cho thấy: Tổng giá trị tài sản của DNNN theo sổsách kế toán là 517.654 tỷ đồng Nợ phải thu là 187.091 tỷ đồng, chiếm 35.5%giá trị tài sản của DN, gấp 1,43 lần vốn kinh doanh Hàng hoá tồn kho là 45.688tỷ đồng, trong đó hàng ứ đọng, mất phẩm chất không dùng đến là 1.600 tỷ đồng.DN có 1 đồng vốn thì phải vay hoặc chiếm dụng 1,2 đồng cho kinh doanh, hệ sốvốn vay và vốn chiếm dụng so với vốn sở hữu là 1,8 lần Tổng số nợ phải trả là355.410 tỷ đồng, bằng 2,3 lần vốn Nhà nước cấp, gấp 2 lần nợ phải thu trong đónợ quá hạn phải trả là 10.171 tỷ.

Tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả của các DNNN bắt nguồn từ bản thânsở hữu Nhà nước cùng với sự điều tiết trực tiếp của Nhà nước ở các DN này:

Thứ nhất, Nhà nước duy trì hệ thống kế hoạch hoá và tài chính cứng

nhắc không có tính thích ứng với cơ chế thị trường Nguồn tài chính được phânvà sử dụng hoàn toàn theo kế hoạch duyệt từ đầu năm, không có sự chuyển đổilinh hoạt Điều này khiến cho các kế hoạch tài chính của DN không có động cơtiết kiệm, vì vậy không hợp lý hoá được sản xuất và giá thành sản phẩm luônphải cộng nhiều chi phí so với các DN tư nhân.

Thứ hai, quyền tự chủ trong quản lý và hoạt động SXKD của các DNNN

được thừa nhận khá rộng rãi, nhưng không có sự phân biệt đầy đủ giữa quyền sởhữu Nhà nước và quyền quản lý kinh doanh của lãnh đạo và tập thể người laođộng trong DN nên các quyết định kinh doanh vừa không thống nhất vừa khôngrõ ràng về trách nhiệm, gây trở ngại tới hiệu quả của công việc.

Thứ ba, tình trạng độc quyền của các DNNN trên thị trường được pháp

luật Nhà nước bảo vệ đã đánh mất những động lực nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các DN này, đưa đến tình trạng xã hội hàng hoá và dịch vụ ít cải tiến, giá cảngày cao.

Trang 18

Thứ tư, các DNNN được thành lập từ nguồn vốn của Nhà nước, do đó

được che chắn bằng các khoản trợ cấp từ ngân sách và các chế độ ưu đãi Vì vây,các DNNN không có động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả để tồn tại trong cạnhtranh với các DN tư nhân.

Thứ năm, động cơ hoạt động của các DNNN đôi khi chỉ nhằm cố gắng

né tránh sự thẩm xét của các cơ quan cấp trên cũng như né tránh sự xung độttrong nội bộ, tránh né sự cải tổ, đổi mới tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả,đảm bảo cho DN có điều kiện hoạt động dễ chịu và ổn định Do vậy, hiện tượngmua sẵm trang thiết bị thừa thãi, biên chế cồng kềnh dẫn đến chi phí quá mức sovới nguồn thu là rất phổ biến.

Để khắc phục tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả, chủ trương xoá bỏ baocấp, trao quyền tự quản cho các DNNN là một giải pháp đã được tính đến Vìvậy, thực hiện CPH sẽ vừa giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, vừa xoábỏ được tình trạng vô chủ gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước.

1.2.4.2/ Thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài.

Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy CPH: các khoản trợ cấpngày càng lớn cho khu vực kinh tế quốc doanh để đảm bảo Nhà nước kiểm soátgiá cả sản phẩm hoặc trang trải các chi phí về giá, vốn được duy trì thấp để ổnđịnh sản xuất ở một số ngành làm cho thâm hụt ngân sách càng thêm nghiêmtrọng Ngoài các khoản trợ cấp trực tiếp còn có những khoản gián tiếp như ưutiên vốn và ngoại tệ để nhập khẩu cho các DNNN với giá cả không phản ánhđược tính khan hiếm của chúng.

Kết quả tài chính nghèo nàn của các DNNN đã làm tăng sự phụ thuộc củachúng vào NSNN Trên thực tế, các nguồn tài chính có thể được Chính phủ huyđộng và vay nợ để trang trải thâm hụt ngân sách ngày càng suy giảm đã làm bộclộ sự yếu kém của các DNNN và việc đánh giá lại vai trò của khu vực kinh tế

Trang 19

này ngày càng trở nên cấp bách Vấn đề CPH đã được WB và IMF đặt ra nhưmột biện pháp quan trọng để giảm thâm hụt ngân sách và hạn chế các khoản nợnước ngoài ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

1.2.4.3/ Sự thay đổi quan điểm về vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinhtế thị trường.

Vấn đề đa dạng hoá sở hữu được đặt ra và thực hiện là do có sự thay đổinhận thức từ chỗ nhẫn mạnh vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước đến chỗ chútrọng nhiều hơn vào khu vực kinh tế tư nhân và vai trò điều tiết của cơ chế thịtrường Những thành tựu của công cuộc đổi mới cho phép xã hội nhận thức ngàycàng rõ hơn rằng bên cạnh hình thức sở hữu Nhà nước, các hình thức sở hữukhác cũng cần được tạo điều kiện tồn tại thuận lợi, cũng phát huy vai trò tích cựctrong nền kinh tế Đây là một bước phát triển mới về nhận thức đối với nền kinhtế thị trường hỗn hợp, trong đó vai trò Nhà nước được coi như một biến cố củasự phát triển kinh tế - nó chỉ có tác dụng thúc đẩy khi sự can thiệp và điều tiết ởmức độ hợp lý dựa trên sự tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường.

1.3 Quy trình thực hiện CPH các doanh nghiệp thương mại Nhà nước.

Quy trình CPH mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư số 126/2004/TT- BTC (Hướng dẫn thi hành Nghị định 187/2004/NĐ - CP về chuyển DN nhànước thành CTCP) gồm các bước sau:

Bước 1: Xây dựng phương án cổ phần hoá.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định CPH ra quyết định thành lập Ban chỉđạo CPH đồng thời với quyết định CPH DN Tiếp đó, Trưởng ban chỉ đạo lựachọn và lập ra Tổ giúp việc CPH Trong thời hạn tối đa 10 ngày, Ban chỉ đạo, Tổgiúp việc cùng DN tiến hành lựa chọn thời điểm, phương pháp xác định giá trịDN phù hợp với điều kiện của DN và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan baogồm:

Trang 20

- Các hồ sơ pháp lý về thành lập DN.- Các hồ sơ pháp lý về tài sản của DN.

- Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ đãxử lý theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị DN.

- Hồ sơ về tài sản không cần dùng, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mấtphẩm chất (nếu có), tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi.

- Hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng dở dang (kể cả các công trìnhđã có quyết định đình hoãn).

- Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào DN khác.

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểmxác định giá trị DN.

- Danh sách lao động thường xuyên làm việc tại công ty đến thời điểmcó quyết định CPH và phân loại lao động theo quy định.

Xác định giá trị doanh nghiệp:

Trước hết, Tổ giúp việc phối hợp với DN tiến hành kiểm kê, phân loại tàisản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối hợp với các cơ quan có liênquan xử lý những vấn đề tài chính đến thời điểm xác định giá trị DN.

Ban chỉ đạo CPH lựa chọn tổ chức định giá để giao cho DN ký kết hợpđồng định giá, hoặc giao cho Tổ giúp việc và DN tự xác định giá trị DN, tuỳđiều kiện cụ thể.

Trong vòng 50 ngày, Ban chỉ đạo phải hoàn tất việc thẩm tra kết quả kiểmk, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị DN, báo cáo cho cơ quan quyếtđịnh giá trị DN và Bộ Tài chính để tiến hành công bố giá trị DN.

Xây dựng phương án CPH:

Trang 21

Căn cứ vào quy định hiện hành, vào tình hình thực tế của DN, ban chỉ đạoxem xét, quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho Tổ giúp việc cùng DN lậpphương án CPH với các nội dung cơ bản sau:

- Giới thiệu chung về DN, trong đó có kết quả hoạt động SXKD trong 5 năm liền kề trước khi CPH.

3 Đánh giá thực trạng DN tại thời điểm xác định giá trị DN, bao gồmthực trạng tài sản, tài chính, lao động và các vấn đề khác.

- Phương án sắp xếp lại lao động sau CPH.

- Phương án hoạt động SXKD trong 3-5 năm tiếp theo.

- Phương án CPH, bao gồm: hình thức tiến hành CPH, vốn điều lệ và dựkiến cơ cấu vốn điều lệ, phương thức phát hành cổ phiếu.

- Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của CTCP.

Sau khi xây dựng phương án CPH, Tổ giúp việc và DN tổ chức đại hội côngnhân viên chức (bất thường) dể lấy ý kiến hoàn thiện phương án CPH, phối hợpvới các tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện phương án CPH và trình cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt Trong thời gian không quá 5 ngày, cơ quan quyết địnhCPH DN xem xét và phê duyệt phương án CPH

Bước 2: Tổ chức bán cổ phần.

Ban chỉ đạo CPH lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định.

Đối với trường hợp bán đấu giá trực tiếp tại DN: Tổ chức bán đấu giá cổphần cho nhà đầu tư, đồng thời xác định giá đấu thành công bình quân để bán cổphần cho người lao động và nhà đầu tư chiến lược.

Đối với trường hợp bán cổ phần tại tổ chức tài chính trung gian: Ban chỉ đạolựa chọn tổ chức tài chính trung gian giao cho DN ký hợp đồng, cùng DN phốihợp với tổ chức tài chính trung gian đó thực hiện bán cổ phần cho người laođộng, nhà đầu tư chiến lược và cho những nhà đầu tư khác theo quy định

Trang 22

Đối với trường hợp bán cổ phần tại TTGDCK: Ban chỉ đạo CPH đăng kítrực tiếp hoặc thuê tổ chức trung gian đăng kí và phối hợp với trung tâm giaodịch để bán cổ phần Nếu đăng kí trực tiếp, ban chỉ đạo CPH phải nộp đơn đăngkí và các tài liệu liên quan, phối hợp để tổ chức phát hành cổ phiếu và phải thựchiện bán cổ phần cho người lao động và nhà đầu tư chiến lược.

Tổng hợp kết quả bán cổ phần, báo cáo cơ quan ra quyết định CPH, cơ quannày sẽ tiến hành điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của DN đối với trường hợpkhông bán cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án CPH được duyệt.

Bước 3: Hoàn tất việc chuyển DN thành CTCP.

Ban chỉ đạo CPH, tổ giúp việc và DN tổ chức đại hội đồng cổ đông lần thứnhất để thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án SXKD, bầu ra hộiđồng quanr trị, ban kiểm soát cùng bộ máy điều hành của CTCP Căn cứ vào đó,hội đồng quản trị CTCP sẽ thực hiện đăng kí kinh doanh.

Cán bộ chuyên trách trong công ty mới thành lập có trách nhiệm lập báo cáotài chính tại thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí CPH, nộp tiền thu từ quy trình CPHvề công ty, TCT hoặc quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại Bộ Tài chính

Tổ chức ra mắt CTCP và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin đạichúng Trường hợp DN được xác định sẽ niêm yết ngay trên TTCK thì lập hồ sơxin cấp phép niêm yết gửi Bộ Tài chính (UBCKNN) theo quy định hiện hành

Cuối cùng, thực hiện bàn giao cho hội đồng quản trị CTCP vốn và tài sảncủa DN, danh sách người lao động trong DN, hồ sơ, danh sách cổ đông và toànbộ hồ sơ, tài liệu sổ sách của DN dưới sự chứng kiến của ban đổi mới quản lý tạiDN và đại diện cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại DN

Trang 23

2.1.1 Kết quả và hiệu quả SXKD của DNNN thấp.

Nhìn chung tình hình hoạt động SXKD của các DNNN còn nhiều hạn chếnhư: trình độ quản lý yếu kém, cơ cấu tổ chức bất hợp lý, NSLĐ thấp chưa tươngxứng với nguồn lực và sự trợ giúp của Nhà nước, chỉ đạt 38% so với DN ngoàiquốc doanh, vòng quay vốn trung bình giai đoạn 1985-1991 chỉ đạt 60% so vớiDN ngoài quốc doanh.

Tại hội nghị toàn quốc về đổi mới DN tháng 3/2004, Thủ tướng Chính phủPhan Văn Khải đã chỉ rõ nguyên nhân yếu kém của khối DNNN Thuế thu nhậpDN chỉ đạt 8000 tỷ đồng trong tổng số 87.000 tỷ đồng nộp NSNN (chiếm9,19%), trong khi đó tổng số nợ của khối này phải thu, phải trả lên tới 300.000 tỷđồng Một thực tế đáng lo ngại là sức cạnh tranh của các DNNN rất yếu kém.Trong khối ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm nước có sức cạnh tranh kém pháttriển Thủ tướng lấy ví dụ: Chi phí vận chuyển công ten nơ từ khu công nghiệpBình Dương đến cảng Vũng Tàu còn cao hơn từ Vũng Tàu đi Singapore.

Trang 24

Bảng 2.1: Thực trạng về NSLĐ và vòng quay trung bình của vốncủa các DN trước CPH

2.1.2 Nhà nước bảo hộ quá sâu đối với DNNN.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa về thị trường sản phẩm và thịtrường vốn, hàng loạt các ngành công nghiệp đã trở nên ngày càng khó khăn hơnvà không còn giải pháp nào khác và hợp tác quốc tế để giải quyết những khókhăn đó Đồng thời, việc phát triển các ngành công nghiệp, phát triển sản xuất vànhững vấn đề liên quan đến sản xuất của các DNNN đều do Nhà nước quyếtđịnh hoặc lãnh đạo DNNN quyết định đã phần nào gặp trở ngại trong môi trườngmới đòi hỏi phải có các quyết định nhanh và kịp thời trong nền KTTT.

2.1.3 Nhà nước can thiệp và làm thay DN trong chức năng quản lý SXKD.

Cho dù trong bất kỳ nền kinh tế nào thì sự quản lý của Nhà nước đóng vaitrò rất quan trọng, nó giúp cho thị trường vận hành trong một giới hạn nhất địnhvà bình ổn thị trường đó.

Trang 25

Nhà nước điều tiết thị trường thông qua các quy phạm pháp luật, các cơ chếchính sách, bằng việc thành lập các cơ quan được giao đặc trách việc điều tiết,quản lý kinh tế, với quy chế độc lập Việc nhà nước giảm thiểu các biện pháp canthiệp trực tiếp vào nền kinh tế và hạn chế việc làm thay các DNNN dẫn đến hai

thay đổi đáng kể: Thứ nhất: tăng cường vai trò quản lý của nhà nước thông quaviệc ban hành các quy phạm pháp luật; Thứ hai: tăng cường tính chủ động, trách

nhiệm của DN trong hoạt động SXKD trước thị trường.

2.1.4/ Thực trạng về tổ chức hoạt động của các DNNN trước CPH.

Trước CPH, các khoản nợ, vay chiếm dụng vốn giữa các DN với nhau rấtlớn, Nhà nước phải đứng ra lo trả nợ để đảm bảo sự hoạt động bình thường mặcdù không thu được vốn Điều đó khiến các DNNN đã trở thành gánh nặng choNSNN Mức độ tổn thất do khu vực DNNN gây ra cho NSNN đã làm mất lòngtin về khả năng, lợi ích của khu vực này đem lại đồng thời để lại những hậu quảnghiêm trọng như: Tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, thất nghiệp tăng…Đểgiảm bớt những gánh nặng này Nhà nước đã và đamh từng bước tiến hành CPHcác DNNN.

2.2 Phân tích thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhànước ở Thành phố Hà Nội.

Sau 15 năm thực hiện CPH DNNN chúng ta đã đạt được những kết quả nhấtđịnh Giai đoạn 1992-2005 cả nước đã CPH được 2.996 DNNN Qua khảo sát559 DN CPH của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW cho thấy 87,53% DN cóhoạt động tài chính tốt hoặc rất tốt so với trước CPH So sánh năm đầu CPH vớinăm cuối của mô hình DNNN cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng 48,8% ngay saukhi CPH Ngay trong năm sau CPH, NSLĐ của các DNNN đã tăng 26%, tiềnlương bình quân tăng trên 20% và đầu tư tài sản cố định tăng 23,1% so với khicòn là DNNN và tốc độ tăng trưởng này tiếp tục dùy trì trong suốt quá trình hoạt

Trang 26

động dưới mô hình CTCP Doanh thu tăng 13,4/năm, lợi nhuận trước thuế đạtmức tăng trưởng 9,4%, lợi nhuận sau thuế tăng 54,3%, NSLĐ tăng 18,3%/năm,đầu tư tài sản cố định tăng 11,5%, lương bình quân tăng 11,4%.

Bảng 2.3 Thực trạng về hiệu quả SXKD của các DNNN sau CPH giaiđoạn 1992 - 2005

Các chỉ tiêu tăng sau CPHSố liệu

3.Lợi nhuận sau thuế so sánh năm đầu CPH với năm cuối của mô hình này.

Tăng > 48,8%

Nguồn: http://www.ciem.org.vn

Qua việc khảo sát 559 DNNN sau CPH thu được kết quả đáng kể như sau:

Bảng 2.4 Thực trạng về hiệu quả SXKD của 559 DNNN sau CPH giaiđoạn 1992 - 2005

2 Mức tăng trưởng/năm của Lợi nhuận trước thuế đạt 9,4%

Nguồn: http://www.ciem.org.vn

Tính đến hết tháng 8/2006, cả nước đã sắp xếp được 4.447 DN, trong đóCPH 3.060 DN Riêng từ năm 2001 đến 2005 đã sắp xếp được 3.830 DNNN,bằng gần 68% số DNNN đầu năm 2001.

Trang 27

Nhìn chung các DN sau khi CPH đều nâng cao hiệu quả SXKD Dựa trênbáo cáo kết quả hoạt động của 840 DN CPH đã hoạt động trên 1 năm cho thấy,vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận thựchiện bình quân tăng 139,76% Đặc biệt, có tới 90% số DN sau CPH hoạt độngkinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân củangười lao động tăng 12%, số lao động tăng bình quân 6,6%, cổ tức bình quân đạt17,11%.

Bảng 2.5 Báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN hết tháng 8/2006

1 Tổng số DNNN được sắp xếp, đổi mới tính đến 8/2006 4.447

Ngày đăng: 26/11/2012, 15:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT - Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Thành phố Hà Nội
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT (Trang 2)
Bảng 2.3 Thực trạng về hiệu quả SXKD của các DNNN sau CPH giai đoạn 1992 - 2005 - Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Thành phố Hà Nội
Bảng 2.3 Thực trạng về hiệu quả SXKD của các DNNN sau CPH giai đoạn 1992 - 2005 (Trang 26)
Bảng 2.5 Báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN hết tháng 8/2006 - Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Thành phố Hà Nội
Bảng 2.5 Báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN hết tháng 8/2006 (Trang 27)
Bảng 2.6: Báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN tính đến hết tháng 6/2006 - Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Thành phố Hà Nội
Bảng 2.6 Báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN tính đến hết tháng 6/2006 (Trang 28)
Bảng 2.7: Mức độ quan tâm của cán bộ công nhân viên tới DN sau CPH - Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Thành phố Hà Nội
Bảng 2.7 Mức độ quan tâm của cán bộ công nhân viên tới DN sau CPH (Trang 32)
1. Lương/thưởng của cán bộ quản lý được căn cứ vào kết quản thực   - Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Thành phố Hà Nội
1. Lương/thưởng của cán bộ quản lý được căn cứ vào kết quản thực (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w