1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx

53 634 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 99,88 KB

Nội dung

Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn phát triển như hiện nay của nền kinh tế thế giới, dưới sựtác động của cách mạng khoa học công nghệ, sự cạnh tranh diễn ra dưới nhiềuhình thức và trong mọi lĩnh vực khác nhau Để có thể tồn tại và phát triển lâudài các doanh nghiệp cần phải đổi mới phương pháp quản lý, đổi mới phươngpháp phương pháp sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, phải áp dụngnhững thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh Mộtvấn đề quan trọng cần đề cập tới chính là cổ phần hoá Nhất là đối với nềnkinh tế Việt Nam hiện nay - nền kinh tế trẻ đang phát triển với tốc độ nhanh,vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO - cổ phần hoá là giải pháp tốtnhất giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn, có thểgiúp họ giành lợi thế trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ Trong cổphần hoá chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề sau cổ phần hoá : tìm hiểunhững nguyên nhân, đưa ra cách khắc phục những hạn chế đang tồn tại saukhi cổ phần hoá để có thể áp dụng cổ phần hoá rộng rãi và hiệu quả nhất

Đề tài nghiên cứu này gồm 3 phần:

+ Chương I: Lý luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhànước ( TMNN )

+Chương II: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN và những vấn

đề tồn tại sau cổ phần hoá

+ Chương III: Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá cácdoanh nghiệp TMNN

Trang 2

Chương I - Lí luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp

thương mại Nhà nước

1.1 - Những vấn đề chung về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)

tổ chức kinh tế tồn tại dưới dạng các xí nghiệp quốc doanh (chủ yếu là lĩnhvực sản xuất công nghiệp) các nông trường quốc doanh (trong lĩnh vực nôngnghiệp) và các công ty (chủ yếu trong lĩnh vực thương mại), khái niệmDNNN chưa xuất hiện mà chỉ có khái niệm về xí nghiệp công nghiệp quốcdoanh hay xí nghiệp thương mại quốc doanh Khái niệm đó chỉ chủ yếu nhấn

rõ vào vai trò lãnh đạo, vị trí then chốt của các tổ chức kinh tế Nhà nước.Cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa thì cách tiếp cận thành phần kinh tế Nhà nước, sự nhìn nhận về thànhphần kinh tế quốc dân cũng có nhiều thay đổi Mặt khác, để doanh nghiệpNhà nước có thể hoạt động hiệu quả, cần phải có một cơ sở pháp lý vững chắchơn cho loại hình doanh nghiệp có vài trò chủ đạo trong nền kinh tế nước tahiện nay

Theo luật DNNN năm 1995, DNNN được định nghĩa như sau: “ DNNN là

tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạtđộng kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh

tế xã hội do Nhà nước giao ” DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền vànghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trongphạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý

Trang 3

DNNN do Nhà nước đầu tư, thành lập và quản lý điều hành Điều này cónghĩa là pháp luật Việt Nam hiện hành xuất phát từ tiêu chí sở hữu tuyệt đối

và DNNN được coi là hoàn toàn thuộc sở hữu Nhà nước

Dưới tác động của cạnh tranh và dưới tác động của nhu cầu phúc lợi xãhội, an ninh quốc phòng thì DNNN được phân chia thành DNNN hoạt độngkinh doanh và DNNN hoạt động công ích Sự phân loại này có tác dụng trongviệc hình thành sự bình đẳng giữa DNNN hoạt động kinh doanh và DNNNhoạt động công ích

1.1.2 - Vai trò của DNNN

DNNN có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế ở nước ta Trong thời

kỳ kế hoạch hoá tập trung thì đây là thành phần không thể thiếu; nó chi phốitoàn bộ, tác động tới các hoạt động hay quá trình, sự phát triển của các thànhphần kinh tế khác Nhưng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung có nhiều nhữngsai sót và tồn tại, vì thế sự thay thế của nền kinh tế thị trường là một tất yếunhưng không vì thế mà ta bác bỏ vai trò thành phần kinh tế Nhà nước, màngược lại ta phải thay đổi thành phần kinh tế này cho phù hợp với điều kiệnkinh tế thị trường Vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước được khẳng định,được chứng minh hơn 10 năm qua.Nền kinh tế Nhà nước đã hình thành vàphát triển đồng bộ hơn, các cơ chế chính sách quản lý tài chính đối vớiDNNN ngày càng được đổi mới, dần dần hoàn thiện hơn về mọi khía cạnhgóp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội

Thông qua DNNN, Nhà nước có thể điều tiết được nền kinh tế theo địnhhướng XHCN, hướng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển không bịchệch hướng Vì vậy, nếu không giữ một lực lượng kinh tế Nhà nước hùngmạnh giữ vai trò phân phối một bộ phận tài nguyên quốc gia và ổn định nềnkinh tế thì hệ thống kinh tế đất nước khó có thể vận động hài hoà được và khóđiều chỉnh kinh tế xã hội theo định hướng

Trang 4

Bên cạnh đó, DNNN còn có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội,người lao động Việc phân phối thu nhập của DNNN đã thể hiện sự nhìn nhận

và đánh giá đúng mức hơn quyền tự chủ của doanh nghiệp trong phân phối lợinhuận sau thuế; chính sách tiền lương cũng có sự biến đổi, khi đó thu nhậpcủa người lao động được tăng lên qua đó cải thiện đời sống của mình

Như vậy, DNNN có vai trò, ý nghĩa đối với nền kinh tế đất nước chúng tađặc biệt là trong giai đoạn phát triển như hiện nay

1.1.3 - Doanh nghiệp thương mại Nhà nước (Doanh nghiệp TMNN)

Doanh nghiệp Thương mại Nhà nước - theo điều luật DNNN năm 2003 cóhiệu lực từ 1/7/2004 - “là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốnđiều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công

ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”

Doanh nghiệp TMNN có thể chia ra các hình thức tổ chức như sau:

- Công ty Nhà nước (doanh nghiệp TMNN)

- Doanh nghiệp thương mại tập thể

- Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

- Công ty tư nhân

- Công ty liên doanh với Nhà nước

Trong đó, doanh nghiệp TMNN giữ vị trí quan trọng, có vai trò chi phốithị trường trên các lĩnh vực: bán buôn, trung tâm dự trữ cho các mặt hàngthuộc nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất… Các doanh nghiệp thương mại thuộccác thành phần khác cùng tồn tại trên thị trường, tạo ra thế cạnh tranh sốngđộng và là động lực quan trọng cho sự phát triển của thị trường, phát triểnkinh tế xã hội Sự cạnh tranh này vừa hướng tới sự liên kết giữa nhà kinhdoanh, vừa tạo ra cơ sở cho sự hoàn thiện các hoạt động nhằm nâng cao chấtlượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và lành mạnh hoá các quan hệ thị trường.Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đã được thực tế 15 nămthực hiện đổi mới khẳng định

Trang 5

Trong quá trình chuyển đổi, thực tế đã cho thấy các doanh nghiệp TMNNđóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định của thịtrường trong nước, tạo ra động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thươngmại thuộc thành phần kinh tế khác Nhờ sự tồn tại và đổi mới phương thứckinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước mà đời sống của nhân dân đượcbảo đảm, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, thị trường trongnước thông suốt.

Vai trò của doanh nghiệp TMNN được khái quát lại như sau:

Một là, góp phần điều hoà cung cầu, bình ổn giá cả thị trường

Hai là, mở đường vào các thị trường mới trong và ngoài nước giúp cácdoanh nghiệp, các hộ sản xuất gia đình và cá thể tiêu thụ sản phẩm

Ba là, đi đầu làm gương, chấp hành luật pháp, thúc đẩy các thành phần kinh

tế thực hiện văn minh thương nghiệp, phục vụ người tiêu dùng

1.2- Cổ phần hoá các Doanh nghiệp TMNN

1.2.1- Khái niệm cổ phần hoá

So với các hình thức sở hữu khác trong khuôn khổ của kinh tế thị trường,hình thái CPH ra đời muộn hơn cả Điều đó tự nó hàm nghĩa rằng, sự ra đờicủa hình thái CPH phải dựa trên những tiền đề vật chất và thiết chế kinh tếnhất định Đó là sự phát triển ở mức độ cao của sức sản xuất xã hội cũng nhưmức độ hoàn thiện cơ chế của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ tương ứng với

nó Các bước phát triển của các hình thái sở hữu cho đến nay: từ hình tháikinh doanh một chủ phát triển lên hình thái kinh doanh vốn (hình thái kinhdoanh hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ và hình thái của công tychung vốn của các nhà tư bản) và cuối cùng là hình thái công ty cổ phần Cácbước phát triển trên cũng diễn ra một cách tương tự về phương diện lịch sửtuy rằng giữa các bước chuyển tiếp của các giai đoạn không hề có một ranhgiới rạch ròi nào cả (do sự phát triển không đồng đều giữa các nền kinh tếcũng như giữa các lĩnh vực khác nhau của mỗi nền kinh tế ),song điều đặc

Trang 6

biệt là càng ở những nền kinh tế có trình độ phát triển cao thì vai trò CPHcàng lớn, ở những nền kinh tế này, tuy số lượng những công ty cổ phần nhỏhơn rất nhiều so với các loại hình công ty khác nhưng nó lại chiếm tỷ trọngrất lớn trong tổng nguồn vốn

Từ đó ta có các khái niệm CPH là:

Cổ phần hoá DNNN là việc chuyển một phần sở hữu DNNN sang sở hữuhỗn hợp (sở hữu của các cổ đông thuộc các thành phần kinh tế) nhằm mụcđích huy động mọi nguồn vốn của tất cả các thành phần kinh tế, phát huy tính

tự chủ của người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chodoanh nghiệp Thực ra thì CPH là một quá trình thực hiện xã hội hoá sở hữuDNNN, tức là chuyển doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu Nhà nước sangdoanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu với mục tiêu đảm bảo cho sự tồn tại vàphát triển cả doanh nghiệp theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nóichung Vì thế, nói đến CPH doanh nghiệp TMNN thì cũng chính là một bộphận của DNNN khi thực hiện CPH

Khi chuyển đổi quyền sở hữu thì nó không phải chỉ là tên gọi mà đượcchuyển đổi về các mặt sau:

Thứ nhất, đó là chuyển quyền sở hữu từ một chủ sở hữu sang nhiều chủ sởhữu kéo theo thay đổi về quyền quản lý và sử dụng doanh nghiệp và vì thếmới tạo nên được mối liên kết tài sản và vốn của doanh nghiệp, là điều kiện

cơ bản đảm bảo quyền làm chủ của người tham gia góp vốn nhằm nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh

Thứ hai, là sự thay đổi về các mối quan hệ trong tổ chức: hội đồng quảntrị, bộ máy điều hành, ban kiểm soát và đại hội cổ đông

Thứ ba, mối quan hệ quản lý của Nhà nước với doanh nghiệp cũng thayđổi doanh nghiệp từ chỗ bị chi phối toàn bộ bởi Nhà nước chuyển sang được

mở rộng quyền tự chủ và đề cao trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh hơn

Trang 7

1.2.2 - Sự cần thiết của cổ phần hoá Doanh nghiệp TMNN

Với điều kiện của đất nước ta như hiện nay, khi chuyển đổi từ mô hìnhkinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp Nhà nước rất cao nhưng hiệu quả kinh tế xã hộirất thấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN,CPH một bộ phậnDNNN là một bước tất yếu, đặc biệt các DNTM hiện nay hoạt động rất pháttriển, DNTM có vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển của đất nước

Vì thế, cổ phần hoá DNTM NN là việc cần làm thiết yếu, không chỉ vì mụctiêu thoát khỏi tình trạng năng suất thấp mà còn có vì sự phát triển của kinh tế

- xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Sự đóng góp này của CPHđược thể hiện ở chỗ nó làm tăng vốn, tăng lợi nhuận, giảm nợ xấu, chia sẻ rủi

ro cho các chủ sở hữu riêng lẻ, tạo động lực cho người lao động, tạo sức mạnhkinh tế giúp giải quyết vấn đề xã hội và môi trường Sự cần thiết phải CPHdoanh nghiệp TMNN được biểu hiện ở những khía cạnh sau:

- Cổ phần hoá là giải pháp nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoàinước vào sự phát triển kinh tế

Những năm gần đây nhất, vấn đề vốn rất cần thiết đối với các doanhnghiệp, đặc biệt sau 1 năm gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO) thìnguồn vốn mà doanh nghiệp huy động càng tăng lên, mà sự thật thì nguồnvốn trong dân cư chưa được đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay huy động vốn chủ yếu là vốn tíndụng nhưng hầu hết vốn tín dụng là ngắn hạn, vốn tín dụng trung hạn và vốntín dụng dài hạn là rất nhỏ bé, hạn hẹp nên không đáp ứng ngay cho cácdoanh nghiệp Ngược lại các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, có khicòn không vay được từ các Ngân hàng làm cho doanh nghiệp không phát triểnhết khả năng của mình Chính vì vậy, việc chuyển đổi các doanh nghiệpTMNN thành công ty cổ phần là điều kiện thiết yếu, là ưu điểm trong việchuy động vốn Ở đây, các công ty cổ phần không phân biệt nguồn vốn nhỏhay lớn mà thu hút tất cả các nguồn vốn có thể huy động được Mặt khác, vaitrò của công ty cổ phần trong việc huy động vốn sẽ được nâng cao khi phát

Trang 8

triển thị trường chứng khoán Khi đó công ty có khả năng phát huy năng lựcđược tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thịtrường

- Cổ phần hoá làm thay đổi trong quản lý

Khi CPH thì sự chuyển đổi doanh nghiệp TMNN sang công ty cổ phần thìkhông chỉ thay đổi về mặt sở hữu mà nó còn kéo theo sự thay đổi cách quản

lý, phương pháp quản lý của cán bộ Đối với doanh nghiệp thì cổ đông đượcthực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc lựa chọn hay quyền quyếtđịnh những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh Vì vậy, CPHđòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải nâng cao năng lực, trình độ vàbản lĩnh kinh doanh Bộ máy quản lý tổ chức được tinh giản, gọn nhẹ và cóhiệu quả hơn

Nhà nước không thể tác động trực tiếp đến doanh nghiệp với tư cách làngười chủ sở hữu của doanh nghiệp khi CPH Do đó, Nhà nước sẽ phải quantâm hơn tới việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và tạo môi trường kinh doanhthuận lợi, bình đẳng cho sự phát triển của mọi loại hình kinh tế

- Cổ phần hoá là điều kiện cho cổ đông thực hiện quyền làm chủ đối vớidoanh nghiệp

Trước khi CPH doanh nghiệp TMNN, toàn bộ tài sản và vốn mặc dù thuộc

sở hữu tập thể, người lao động là người làm chủ nhưng thực tế thì không đượcnhư vậy Ngược lại khi CPH, thì vốn và tài sản thuộc cổ đông, người lao độngtrước đây bây giờ có trách nhiệm hơn và sở hữu một phần ở công ty Điều này

đã kích thích người lao động tham gia tích cực, nỗ lực cho công ty

1.2.3 - Mục tiêu của cổ phần hoá:

Thứ nhất, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh củadoanh nghiệp tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó cóđông đảo người lao động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động

Trang 9

cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả hơn, tài sản của Nhà nước mới vàcủa doanh nghiệp.

Thứ hai, huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm của các cá nhân, các tổchức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới côngnghệ phát triển doanh nghiệp

Thứ ba, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổđông, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư với doanh nghệp, bảo đảm hàihoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động

1.2.4 - Ý nghĩa của cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN

Cổ phần hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các DNNN nóichung, doanh nghiệp TMNN nói riêng, người lao động, sự ổn định và pháttriển của nền kinh tế của các nước mới chuyển đổi

- Đối với Nhà nước và nền kinh tế: xuất phát từ mục tiêu xoá bỏ bao cấphay là cắt giảm gánh nặng tài chính gây áp lực bội chi ngân sách Nhà nước,CPH doanh nghiệp TMNN góp phần củng cố tiềm lực tài chính Nhà nước vàtrên cơ sở đó, nâng cao khả năng thực hiện các chức năng và nhiệm vụ củaNhà nước đối với nền kinh tế

Khi chuyển đổi nền kinh tế và thực hiện CPH, nhu cầu vốn cho hoạt độngsản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp TMNN sẽđược đáp ứng bởi thị trường tài chính Phần vốn đầu tư của ngân sách Nhànước cho các doanh nghiệp trước đây sẽ được tập trung vào các nhiệm vụtrọng tâm của Nhà nước là do ổn định và tăng trưởng nền kinh tế Thực hiệntốt về tiến độ và chất lượng CPH, vốn, tài sản Nhà nước không chỉ được bảotoàn mà còn tăng lên đáng kể do thu hút được lượng vốn đầu tư trong xã hội.Hơn nữa, sau khi chuyển sang công ty cổ phần các doanh nghiệp sau cổ phầnhoá sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, làm tăng giá trị phần vốn sở hữu vàdoanh thu thuế cho Nhà nước Như vậy cổ phần hoá còn góp phần vào việccủng cố tiềm lực tài chính Nhà nước; trên cơ sở đố góp phần nâng cao hiệu

Trang 10

quả của việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước đối với nềnkinh tế.

Cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN thúc đẩy sự hình thành và phát triển thịtrường chứng khoán Có thể thấy rõ là CPH và sự phát triển thị trường chứngkhoán có mối quan hệ với nhau.CPH tạo ra hàng hoá và cầu về vốn, ngược lại

sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán làm tăng tính thanh khoảncủa chứng khoán – các công cụ huy động và tăng vốn cho các doanh nghiệpsau CPH Nhờ đó tiến trình CPH doanh nghiệp TMNN được thúc đẩy cả vềchất lượng và số lượng

Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN xét về mặt thực chất là mộtmặt của quá trình thị trường hoá nền kinh tế và nâng cao mức cạnh tranh củanền kinh tế Không còn sự bao cấp của nhà nước và các yếu tố đầu vào cũngnhư đầu ra của sản phẩm Doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất “ cái gì , cho ai

và như thế nào” hoàn toàn do thị trường hướng dẫn và quyết định.Trong bốicảnh như vậy, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng và trởnên thực sự có ý nghĩa như là một kết quả tất yếu, quá trình dịch chuyển cơcấu một cách tích cực sẽ diễn ra một cách thường xuyên và mức cạnh tranhcủa nền kinh tế sẽ không ngừng được củng cố

- Đối với doanh nghiệp và người lao động sau CPH: các doanh nghiệp sau

cổ phần hoá sẽ tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ quá trình sảnxuất kinh doanh, phát huy tính chủ động, tích cực và độc lập sáng tạo trongquản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh Kết hợp với đầu tư đổi mới côngnghệ tiết kiệm chi phí sản xuất, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm,lợi nhuận tăng lên, thu nhập và đời sống của người lao động trong doanhnghiệp tăng lên CPH doanh nghiệp TMNN góp phần rất quan trọng vào việcthúc đẩy và củng cố hạch toán kinh tế, tạo ra động lực và sự quan tâm đến kếtquả kinh doanh Theo số liệu thống kê cho thấy, lợi ích của người lao độngcũng là một ưu thế của CPH Bởi vì ở đây, mối quan hệ chặt chẽ giữa ngườiquản lý và người lao động ở doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để tận dụng tốt

Trang 11

hơn cơ sở vật chất và nguồn lực của doanh nghiệp, nâng cao tính tự chủ, pháthuy tinh thần độc lập sáng tạo của người lao động trong kinh doanh Từ đó,doanh nghiệp sau CPH sẽ khắc phục được những hiện tượng tiêu cực, vôtrách nhiệm, lãng phí vốn là căn bệnh hết sức nghiêm trọng của các doanhnghiệp TMNN trước CPH

1.3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN

Sự hoạt động của mỗi doanh nghiệp sẽ không thể tránh khỏi sự tácđộng của các yếu tố bên ngoài hay bên trong doanh nghiệp Đối với doanhnghiệp CPH cũng không loại trừ những yếu tố đó là môi trường tự nhiên, vănhoá, xã hội, chính trị, pháp luật… Ta xét những yếu tố ảnh hưởng sau:

1.3.1 Cơ chế chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp CPH

Trước hết, theo nghị định 64/2002/NĐ-CP, các doanh nghiệp CPH đượcNhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động kinh doanh như: được hưởng

ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; được miễn lệ phí trước bạ đối với việcchuyển đổi sở hữu tài sản, được tiếp tục kinh doanh những ngành nghề đãđăng ký và miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; được duy trìcác hợp đồng thuê; nhà cửa , vật kiến trúc hoặc ưu tiên mua bán lại theo giáthị trường tại thời điểm CPH để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh; đượchưởng các quyền sử dụng đất trong trường hợp giá trị doanh nghiệp CPH đãbao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất; được tiếp tục vay vốn tại ngân hàngThương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo

cơ chế và lãi suất đối với các DNNN…

Ngoài ra, theo nghị đinh số 41/2002/ NĐ – CP, Nhà nước sẽ thành lập Quỹ

hỗ trợ lao động dôi dư để hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm hoặc nghỉhưu sớm do thực hiện cơ cấu lại DNNN, quỹ này sẽ chịu trách nhiệm cấpkinh phí cho các doanh nghiệp, cơ quan BHXH, cơ sở dạy nghề cho lao độngdôi dư và tổ chức được thành lập để giải quyết lao động dôi dư

Trang 12

Với những ưu đãi từ phía Nhà nước dành cho doanh nghiệp trong nhữngnăm đầu sau khi CPH, các doanh nghiệp cổ phần hoá có điều kiện để đào tạolại người lao động,… những ưu đãi này cũng là cơ hội để các doanh nghiệpCPH nâng cao vị thế trên thị trường

1.3.2 Chính sách ưu đãi đối với người lao động

Mọi hoạt động đều dẫn đến thành công không phải chỉ quyết định bởi cáccán bộ quản lý điều hành mà còn phụ thuộc vào người lao động Chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN là tạo điều kiệncho người lao động được tham gia mua cổ phần, khẳng định quyền làm chủcủa mỗi thành viên góp vốn ở doanh nghiệp Chỉ khi hoạt động trong công ty

cổ phần, doanh nghiệp mới thực sự làm chủ được hưởng quyền lợi, lợi ích vàcùng chia sẻ những khó khăn rủi ro trong phạm vi góp vốn của mình với công

ty cổ phần đó, đây vừa là động lực vừa là áp lực khiến họ phải cố gắng hếtmình với doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, do trình độ nhậnthức của người lao động còn nhiều hạn chế nên vấn đề đặt ra đối với doanhnghiệp là cần phải giúp người lao động nhận thức rõ về tầm quan trọng củaCPH trong doanh nghiệp Theo NĐ 64/2002/NĐ – CP, người lao động trongcác doanh nghiệp CPH được mua cổ phần ưu đãi theo số năm làm việc củamình; người lao động nghèo được mua chịu CPH theo giá ưu đãi, được hoàntrả trong 8 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không phải chịu lãisuất; được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về BHXH theo quy định hiệnhành, được giải quyết quyền lợi theo chế độ hiện hành khi đủ điều kiện hưutrí; được thanh toán trợ cấp mất việc thôi việc theo quy định của pháp luật

1.3.3.Trình độ quản lý và điều hành của doanh nghiệp cổ phần hoá

Bên cạnh các cơ chế chính sách ưu đãi trên thì trình độ quản lý, bộ máyquản lý điều hành cũng có vai trò quan trọng không kém tất cả các hoạt độngcủa doanh nghiệp như nhân sự, ra quyền kinh doanh, xây dựng chiến lược…

Trang 13

đều phải thông qua ý kiến của nhà quản lý điều hành, chỉ cần một sai lệch rấtnhỏ cũng có thể có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí

có thể phá sản

Trong các công ty cổ phần như hiện nay thì bộ máy quản lý, điều hànhgồm có: đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và bộ máy điềuhành

Đại hội cổ đông có quyền lực cao nhất và thường làm công việc là xâydựng chiến lược, phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp Ban kiểm soátthì kiểm soát các thành viên trong hội đồng, và kiểm soát các hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Đối với bộ máy điều hành có tổng giám đốc và quảntrị viên cấp dưới được thiết lập rất gọn nhẹ sao cho có hiệu quả nhất

Không phải tất cả đều đi vào hoạt động một cách trôi chảy mà nó còn cónhững hạn chế nhất định, ví dụ như không thống nhất giữa các ý kiến, giữacác chủ sở hữu, nhất là đại diện chủ sở hữu nhà nước

Trang 14

Chương II Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước và những vấn đề tồn tại sau cổ

cổ phần hoá như một phương thức hiệu quả để đổi mới các doanh nghiệp Nhànước như các Nghị quyết 3 và Nghị quyết 9 của ban chấp hành trung ươngkhoá IX đã chỉ rõ Cổ phần hoá DNNN là một trong những hướng quan trọngcủa quá trình cải cách DNNN, là một bộ phận không thể thiếu trong thànhphần kinh tế Nhà nước

Tiến trình cổ phần hoá DNNN đã thu được những thành tựu đáng kể biểuhiện qua những năm 2001 – 2005 như sau:

Số DNNN đã CPH đã trở thành công ty cổ phần có vốn Nhà nước khánhanh cả về số lượng công ty, năng lực vốn, lao động, tài sản và kết quả hoạtđộng Như số liệu điều tra của tổng cục thống kê từ năm 2000 cho thấy, từ sốlượng công ty có vốn Nhà nước chỉ có 305 doanh nghiệp năm 2000 đã lên

470 doanh nghiệp năm 2001, tăng 54,1 %, lên 557 doanh nghiệp năm 2002,tăng 18,7%; lên 669 doanh nghiệp trong năm 2003, tăng 19,9%; lên 815doanh nghiệp năm 2004, tăng 21,8% và lên 1096 doanh nghiệp năm 2005,tăng 34,5% Sau 5 năm đã tăng thêm 791 doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhànước, tăng gấp gần 3,6 lần, bình quân mỗi năm tăng 158 doanh nghiệp tươngứng với tốc độ bình quân là 29,8% Và theo báo cáo “qua hơn 15 năm triển

Trang 15

khai chủ trương cổ phần hoá DNNN đã đạt được những kết quả về kinh tế,chính trị, xã hội nhất định, tạo sự rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ, tráchnhiệm của từng thành phần sở hữu, từng cổ đông; xoá bỏ cơ chế phân phốibình quân; hình thành phương thức phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn,giảm được sự can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của các cấp chínhquyền, các cơ quan quản lý Nhà nước, tạo cơ chế quản lý, tự chịu trách nhiệmnhằm thúc đẩy doanh nghiệp năng động hơn; tạo cơ sở pháp lý và vật chất đểngười lao động xác lập và nâng cao vai trò làm chủ, gắn bó máu thit vớidoanh nghiệp” Kết quả nổi bật của cổ phần hóa là năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp Nhà nước được nâng lên rõ Họ phải tìm kiếm cơ hội, đốitác kinh doanh,chủ động đổi mới công nghệ, tiết kiệm tối đa các chi phí đểtăng doanh thu Cổ phần hoá cũng đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tưcho phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội việc làm cho người lao động.Dưới góc độ phân công lao động, trong xã hội cổ phần hoá đã thực sự giảiphóng sức lao động từ chỗ đông mà không mạnh, ỷ lại, dựa dẫm, thụ độngchuyển sang chủ động, tích cực hơn trong nền kinh tế nhiều thành phần vớithái độ đầy đủ hơn, trách nhiệm hơn, góp phần tăng thu nhập cho xã hội, choNhà nước và cho người lao động.

2.1.2 - Cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN

Có thể nói vị trí, vai trò của DNNN nói chung và doanh nghiệp TMNNnói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đượckhẳng định về mặt lý luận và thực tiễn Nó còn có ý nghĩa thúc đẩy phát triểnnền kinh tế nước nhà Trong thời gian qua có rất nhiều biến động trên thịtrường, doanh nghiệp TMNN tuy có giảm về số lượng, nhưng nó thực sự đãtăng cường về chất, tạo được uy tín vững chắc trong xã hội, là chỗ dựa vữngchắc, chủ yếu, quan trọng để Nhà nước thực hiện các chính sách trong lĩnhvực lưu thông phân phối Qui mô số lượng doanh nghiệp Thương mại, dịch

vụ Nhà nước năm vừa qua có sự giảm sút đó là do sự điều chỉnh hợp lý, phù

Trang 16

hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trườngđịnh hướng XHCN Nhà nước đã chủ trương đầu tư tài chính, cơ sở vật chất

kỹ thuật, nhân lực nhằm để thúc đẩy các DNNN kinh doanh những mặt hàngthiết yếu nhằm đảm bảo cho DNNN giữ vai trò chủ đạo trong hoạt độngthương mại, đây là một trong những công cụ mà Nhà nước dùng để điều tiếtcung cầu, ổn định giá cả, tạo ra thị trường được ổn định

Doanh nghiệp TMNN chỉ nắm giữ những mặt hàng, và lĩnh vực quantrọng có vị trí chiến lược đối với đất nước và dân cư vì thế DNNN trung ươngthời gian qua với tiềm lực kém, yếu hơn nên sự giảm sút khá mạnh: từ 1310doanh nghiệp năm 1996 giảm còn 808 doanh nghiệp năm 2002 Điều nàyphản ánh một thực tế là các doanh nghiệp TW với tiềm lực về vốn, nhân sựlớn hơn và công nghệ kinh doanh tiến bộ hơn đã trụ vững và phát triển

Cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN vẫn luôn đảm bảo và cung cấp nhữngmặt hàng thiết yếu mang tính chất chiến lược như xăng dầu, vật liệu xâydựng, lương thực thực phẩm thiếu yếu hoạt động xuất khẩu cũng như việc tìmkiếm thị trường hay ổn định giá cả Như trong năm 2002 về hoạt động và điềutiết giá cả của lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, cà phê Tây Nguyên, cao

su ở Đông Nam Bộ, xăng dầu, phân bón… đã chứng minh vai trò chủ đạo củadoanh nghiệp TMNN Tỷ trọng số DNNN trong lĩnh vực này chỉ còn 4,7%(TW 1,6%, địa phương 3,1% ) nhưng tỷ trọng mức lẻ hàng hoá và dịch vụ vẫnchiếm 18% của cả nước

Đặc biệt ta thấy trong 2 năm gần đây thị trường luôn biến động giá cả tănglên trông thấy qua từng ngày, từng giờ chứ không phải lên 1 năm hay 2 năm;

vì thế mà vai trò của các doanh nghiệp TMNN ngày càng có ý nghĩa quantrọng hơn và quyết định đến sự phát triển của các doanh nghiệp khác, pháttriển của nền kinh tế đất nước Để phát huy hết khả năng tiềm lực mà bản thânDNNN có trong lĩnh vực này thì CPH là một trong những giải pháp để nângcao vị trí vai trò đó

Trang 17

2.2 - Những tác động tích cực của cổ phần hoá

2.2.1 - Cổ phần hoá với tăng trưởng kinh tế

Khu vực kinh tế Nhà nước góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởngkinh tế.CPH doanh nghiệp TMNN nói riêng và DNNN nói chung có tác dụngrất lớn đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng này

Theo như báo cáo của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển thì trên Thế giớinếu các nước có thành phần kinh tế công lớn thì tốc độ tăng trưởng khôngcao Các nhà kinh tế phân tích cho thấy là ở Trung Quốc thì tốc độ tăngtrưởng kinh tế và tốc độ cổ phần hoá tỷ lệ với nhau Sở dĩ như vậy là khi CPH

đã sàng lọc và đào thải những doanh nghiệp kém hiệu quả, tạo môi trườngcạnh tranh giữa các doanh nghiệp và động lực phát triển Nguyên nhân củakinh doanh không hiệu quả là do quản lý yếu kém, bộ máy điều hành thiếunăng lực sáng tạo hoặc thiếu vốn

Ở nước ta các doanh nghiệp sau CPH có tốc độ tăng trưởng khá tốt biểuhiện như: doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, doanh thu thuần sảnxuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn Nhà nước được tăng lêntrong giai đoạn 2001 – 2005 là từ 10.275 tỷ đồng vào năm 2000 lên 103.887

tỷ trong năm 2005 Sau 5 năm đã tăng thêm 93.572 tỷ đồng, bình quân mỗinăm tăng 18.718 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 10,1 lần vàbình quân mỗi năm tăng lên 61,1% Chứng tỏ rằng các doanh nghiệp Nhànước sau CPH năng lực sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh

đã được tăng lên đáng kể Nói chung sau khi CPH, hầu hết các doanh nghiệpđều sản xuất kinh doanh tốt hơn rất nhiều, doanh nghiệp được mở rộng sảnxuất kinh doanh…

Khi nghiên cứu các doanh nghiệp hơn 1 năm sau CPH, có 850 doanhnghiệp thì cũng cho thấy là vốn điều lệ tăng bình quân là 44%, doanh thubình quân tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 135,76% Đặc biệt

có tới trên 90% số doanh nghiệp sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, nộp

Trang 18

ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng12%, số lao động bình quân tăng 6,6%, cổ phần bình quân đạt 17,11%.

Do số doanh nghiệp cổ phần ngày càng tăng cao và số doanh nghiệpthương mại Nhà nước chưa CPH càng lớn từ 5,3% vào thời điểm cuối năm

2000 đã lên chiếm 26,8% đến thời điểm cuối năm 2005 và ngược lại DNNNcòn nắm giữ 100% vốn đã chiếm từ 94,7% cuối năm 2000 xuống chỉ còn73,2% đến cuối năm 2005

Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước từ 670.234 tỷđồng có đến cuối năm 2000 đã tăng lên 1.338, 255 tỷ tăng lên 668.021 tỷ,bình quân mỗi năm tăng 133.604 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởngchung trong 5 năm là 00,7% và bình quân mỗi năm tăng 14,9%

Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các DNNN từ259.856 tỷ đồng có đến cuối năm 2000 đã tăng lên 487.210 tỷ đến thời điểmcuối năm 2005 Sau 5 năm đã tăng thêm 257.354 tỷ, bình quân mỗi năm tăng16,5%

Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh từ 444.673 tỷ đồng trong năm 2000

đã lên 838.396 tỷ trong năm 2005, sau 5 năm tăng thêm 393.723 tỷ, bình quânmỗi năm tăng lên 78.745 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng trưởng chung trong 5năm là 88,5% và bình quân tăng 14%

Khi lấy một mẫu nghiên cứu các doanh nghiệp sau CPH thì thấy tỷ suấtdoanh thu trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH được cải thiệnmột cách rõ rệt, hay nói cách khác, một đồng vốn kinh doanh của các doanhnghiệp đã thu được nhiều đồng doanh thu hơn và đây là tín hiệu đánh dấu sựphát triển của doanh nghiệp, điều này được thể hiện qua bảng dưới đây:

Trang 19

Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh

Đơn vị tính : triệu đồng

STT Ngành

trước CPH

Sự tăng trưởng của doanh thu và tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh

cao so với trước khi CPH và đặc biệt tốc độ tăng hàng năm của doanh thu cho

thấy các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mới máy móc, thiết bị cho hoạt

động sản xuất, phát triển sản phẩm mới, giữ vững thị phần sản phẩm truyền

thống Xem xét khía cạnh tốc độ tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp này thì

thấy lợi nhuận của doanh nghiệp sau CPH tăng so với trước thời điểm CPH

trung bình là 48% đến 119% và đạt được tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 15%

đến 17% được biểu thị ở bảng sau:

Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sau CPH

Đơn vị tính: %

STT Ngành

trước CPH

tăng trưởng của doanh thu và vốn điều lệ có thể được giải thích là trong giai

đoạn đầu sau khi chuyển thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp này thường

phát hành tăng vốn điều lệ và đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị nhưng chưa

thể khai thác hiệu quả nguồn lực Nhưng tình hình lợi nhuận của các doanh

nghiệp chọn làm nghiên cứu vẫn có sự tiến bộ rõ rệt so với trước khi chưa

CPH Điều này có thể nói là doanh nghiệp đã quan tâm đến việc sử dụng

Trang 20

nguồn lực và công tác quản trị điều hành Đối với tốc độ tăng lợi nhuận thìđược biểu hiện:

Tốc độ tăng lợi nhuận của DN sau CPH

Đơn vị tính : triệu đồng

STT Ngành

trước CPH

2004 2005 2006 Giá trị % so với

T.CPH

Giá trị % so

với T.CPH

Thu nhập trên vốn CPH của các doanh nghiệp sau CPH

Đơn vị tính: VN đồng

STT Ngành 2004

2005 2006 Giá trị % so với

và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Tiêu biểu như công ty sữa Việt Nam(Vinamilk), doanh nghiệp đã niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố

Hồ Chí Minh, hay một đại diện mới cổ phần hoá chuẩn bị lên sàn như công typhân đạm và hoá chất dầu khí(đạm Phú Mỹ)

Theo số liệu của HSCC, năm 2003 Vinamilk được đánh giá ở mức 100triệu USD; một năm sau thực hiện CPH, theo đánh giá của thị trường là 150triệu USD và đến năm nay phần vốn và lãi của Nhà nước đã tăng vọt lên 970triệu USD (gần 16000 tỷ đồng) Với đạm Phú Mỹ vào thời điểm CPH, giá trịdoanh nghiệp này được xác định ở mức 3800 tỷ đồng, tăng 800 tỷ so với vốnđầu tư Khi tiến hành đấu giá vào cuối tháng 4 năm 2007, Nhà nước thu về

Trang 21

gần 7000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số vốn đầu tư ban đầu và vẫn giữ cổ phần chiphối ở công ty.

Tóm lại, sau CPH, nhiều doanh nghiệp đã đạt được những kết quả đáng

kể như đã nêu ở trên, nhưng quan trọng hơn là khả năng quản lý doanh nghiệp

sẽ phát huy trước yêu cầu tăng cường kiểm soát đối với ban điều hành, trongtrách nhiệm quản lý đối với kết quả sản xuất kinh doanh, khai thác và sử dụng

có hiệu quả nhân lực

2.2.2 - Cổ phần hoá với đời sống xã hội

Bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng tác động đến các vấn đề xã hội

và quá trình CPH không phải là ngoại lệ

CPH tác động đến các vấn đề xã hội trên nhiều phương diện, ảnh hưởngtrực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của đối tượng xã hội, làm thay đổi và phátsinh những mối quan hệ mới Ảnh hưởng của CPH có thể rất tích cực songcũng chứa đựng những yếu tố tiêu cực nếu không xử lý đúng Đối với ngườilao động thì việc làm là vấn đề sống còn, mất việc sẽ đe doạ trực tiếp cuộcsống của người lao động, cũng như gia đình họ Thậm chí trong nhiều trườnghợp, mất việc làm có thể thay đổi cả số phận của những người lao động Vìvậy, đây thực sự là một thử thách không nhỏ trong và sau quá trình CPH cácdoanh nghiệp TMNN

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã thực hiện tốt các vấn đề này, cụ thểnhư một số công ty dệt may Những công ty này sau khi cổ phần hoá thìquyền lợi và điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện rõ rệt.Người lao động tuỳ theo năng lực công tác được mua cổ phiếu theo giá ưu đãi

và được sắp xếp làm việc hợp lý hơn trong mô hình sản xuất kinh doanh năngđộng hiệu quả hơn, lực lượng lao động đã được tinh giản, bổ sung mới Hàngchục nghìn cán bộ, công nhân cao tuổi hoặc không phù hợp với công việc đãđược nghỉ việc và hưởng chế độ theo nghị định 41 của Chính Phủ Riêng công

ty cổ phần dệt Việt Thắng, hơn 27 tỷ đồng đã được chi ra để trả cho 500

Trang 22

người nghỉ việc, thay vào đó là 500 cán bộ, công nhân trẻ phù hợp với côngviệc Đối với công ty dệt Phước Long cũng đã chi ra hơn 7 tỷ đồng để giảiquyết chế độ cho hơn 200 lao động Hầu hết các trường hợp được nghỉ chế độđều cảm thấy thoả đáng khi có được một khoản tiền đáng kể ra làm ở bênngoài Trong khi những người được ở lại làm việc có hiệu quả, có thu nhậpcao hơn nhiều, nơi thu nhập của người lao động đã tăng từ 30% đến gần 50%,

đó là những công ty cổ phần dệt Phước Long, công ty cổ phần may Nhà Bè Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi phù hợp cho các doanhnghiệp sau CPH, từ đó làm tăng lợi ích của người lao động và của xã hội

2.2.3 - Cổ phần hoá với sự phát triển thị trường

2.2.3.1 - Hoạt động của thị trường vốn

Hiện nay nước ta đang ở giai đoạn phát triển của thị trường vốn và ngàycàng được hoàn thiện Mục tiêu phát triển thị trường này đã được Nhà nướcđưa ra là phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc ở Việt Nam Từng bước đưathị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính,góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cáchkinh tế CPH là điều kiện tốt nhất, tiên quyết nhất nhằm thúc đẩy thị trườngvốn

Sau CPH nước ta đã đạt được những kết quả như: thị trường vốn đã thiếtlập được một hệ thống thị trường có tổ chức của Nhà nước như cơ chế vậnhành, có cơ chế quản lý, hạ tầng thị trường, hệ thống các nhà phát hành, cácnhà đầu tư và các trung gian hoạt động trên thị trường Qui mô của thị trườngvốn có bước phát triển khá mạnh và có 2/3 các công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán là công ty cổ phần hoá Rồi các công ty minh bạch hơn,thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt hơn và giá trị doanh nghiệp tương đươngvới giá thị trường Cho đến hết năm 2006 đã có 3400 doanh nghiệp Nhà nước

cổ phần hoá với tổng giá trị vốn Nhà nước bán ra là 35.500 tỷ đồng 26.000công ty cổ phần thành lập mới với số vốn cổ phần huy động khoảng 80.000 tỷđồng, hơn 400 loại trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu chính quyền địa phương

Trang 23

và đăng ký giao dịch với tổng vốn điều lệ là 20.000 tỷ đồng và giá trị vốn hóathị trường tại thời điểm 31/12/2006 là 221.156 tỷ đổng(bằng 22,4% GDP năm2006), hệ thống các định chế trung gian thị trường đã được thiết lập Ngoài sốlượng các ngân hàng Thương mại, các tổ chức tài chính, kế toán, công ty quản

lý quỹ tăng mạnh Số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vàothị trường chứng khoán ngày càng tăng và dưới đây là một số chỉ tiêu đánhgiá về nguồn vốn đạt được của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá lấy nghiêncứu:

Thay đổi về qui mô vốn sở hữu sau CPH

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Ngành trước

CPH

2004 2005 2006 Giá trị % so

với T.CPH

Giá trị % so

với T.CPH

Giá trị % so

với T.CPH

- Giá trị vốn Nhà nước bán ra tại các DNNN cổ phần hoá chưa nhiều(hiện chiếm khoảng 20% tổng giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp).Hiện nay, thị trường thiếu sự kiểm soát của Nhà nước đang chiếm thị phầnlớn Cổ phiếu của doanh nghiệp TMNN đã cổ phần hoá có quy mô lớn hoặclĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, điện lực, viễn thông, hàng hải vẫn tự do

Trang 24

giao dịch trên thị trường không chính thức, không công khai, minh bạch…đãtác động tiêu cực tới thị trường có tổ chức và gây ra những bất ổn cho cả hệthống Trong khi đó sự tham gia ồ ạt của nhiều nhà đầu tư, hoạt động đầu tưtheo phong trào trong khi nguồn cung hạn chế đã làm mất cân đối về cung cầuchứng khoán.

2.2.3.2 - Hoạt động của thị trường chứng khoán

Để thấy được sự phát triển ở mức độ cao của nền kinh tế thị trường, người

ta thường nhìn vào sự biểu hiện của chứng khoán và thị trường chứng khoán

Ở thị trường này, các cổ phiếu, trái phiếu của công ty được mua bán, tạonên thị trường vốn sôi động Sự hình thành thị trường chứng khoán bắt đầu từnhu cầu mua bán, trao đổi cổ phiếu do các công ty phát hành Vì thế, có thểnói, sự hình thành và phát triển các công ty cổ phần là điều kiện, tiền đề của

sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán

Hiện nay, trung bình trong các doanh nghiệp TMNN đã cổ phần hoá,Nhà nước nắm giữ 46% cổ phần, người lao động giữ 29,6% cổ phần và 24,1%

cổ phần thuộc sở hữu khác Trong đó có khoảng 33% các doanh nghiệpTMNN đã cổ phần hoá mà Nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối trên 50%.Theo như thống kê, thì tổng giá trị chứng khoán trên thị trường chứng khoánViệt Nam chiếm khoảng 0,5% GDP (trên duới 2000 tỷ đồng) với sự tham dựcủa 28 công ty niêm yết trên thị trường và khoảng 19000 cổ đông Đặc biệtnổi lên đó là công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) từ khi cổ phần hoá thìhoạt động trên thị trường chứng khoán cũng phát triển lên đáng kể, biểu hiện

ở giá trị cổ phiếu hiện nay của Vinamilk chiếm 20% thị trường vốn cổ phiếuniêm yết, với giá trị vốn hoá 810 triệu USD Thị trường giá cổ phiếu trên sànchứng khoán thì cao gấp 8 lần so với mệnh giá

Chính vì thế đòi hỏi thị trường chứng khoán của Việt Nam phải lớnmạnh, xứng đáng là sàn giao dịch công bằng, minh bạch, hiệu quả cho cácnhà đầu tư

Trang 25

2.2.4 - Cổ phần hoá với hội nhập kinh tế

Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập kinh tếquốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực vàsong phương, trên cơ sở lấy phục vụ lợi ích đất nước là mục tiêu cao nhất lànguyên tắc chủ đạo của Nhà nước Và theo như lộ trình gia nhập thương mạithế giới (WTO) của nước ta, năm 2009 sẽ là năm bắt đầu cho sự thay đổi lớnđối với thị trường bán lẻ Bởi khi đó, các tập đoàn, các nhà đầu tư Quốc tế sẽ

có thể thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài, thay vì phải xin phépthành lập liên doanh Điều đó cũng có nghĩa là sức cạnh tranh bán lẻ củadoanh nghiệp Thương mại nước ta với các doanh nghiệp khác gay gắt hơn.Qua đó ta thấy CPH các doanh nghiệp TMNN có ý nghĩa quan trọng đối vớiViệt Nam trong thời kỳ hội nhập Sau CPH, các doanh nghiệp hoạt động hiệuquả hơn, các hệ thống phân phối trên thị trường được mở rộng nhiều hơn làmcho thị trường hàng hoá dịch vụ phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh xuất khẩu,nhập khẩu Quay lại ví dụ công ty cổ phần sữa Việt Nam thì công ty này cómột mạng lưới kinh doanh hiện đại với 176 nhà phân phối, 70.000 điểm bán

lẻ Sản phẩm của Vinamilk có 7 nhóm với 200 mặt hàng Từ những ví dụ chothấy rằng, cổ phần hoá giúp cho các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư ở Việt Nam Nhưng bên cạnh nhữngcái đạt được đó thì các doanh nghiệp bán lẻ của nước ta còn hạn chế về tínhchuyên nghiệp, tài chính hạn hẹp, hậu cần không hoàn thiện, đặc biệt là thiếutính chiến lược dài hạn Để khắc phục những hạn chế trên cần có biện phápđúng đắn và thực hiện cổ phần hoá được coi là tốt nhất từ đó nước ta có thểchủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiếnlược phát triển đất nước từ nay đến năm 2020

2.3 - Những vấn đề tồn tại sau cổ phần hoá trong thời gian vừa qua 2.3.1 - Hạn chế

Trang 26

Chuyển biến của doanh nghiệp sau CPH đang được khẳng định nhưngphía sau quá trình đó còn bộc lộ những bất cập, có những trường hợp nhắcđến trong cuộc hội thảo như là kết quả điển hình, liên quan đến việc xác địnhgiá trị doanh nghiệp, tại cấu trúc hay năng lực quản trị doanh nghiệp sau cổphần hoá

2.3.1.1 Đối tượng của cổ phần hoá

Đối tượng CPH còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, đẩy mạnhcông tác CPH

Đối tượng mua cổ phần hạn hẹp là một trong những nguyên nhân chínhkhiến nhiều doanh nghiệp sau CPH không có sự thay đổi đáng kể trongphương thức quản lý, quản trị doanh nghiệp trong thời gian dài, CPH lần đầuchủ yếu do Nhà nước nắm giữ, chi phối, tiếp đến là bán cho người lao động,nhà đầu tư…quyền mua cổ phần của người quản lý trong doanh nghiệp Nhàđầu tư có tiềm năng (bao gồm nhà đầu tư trong và ngoài nước) rất hạn chế,nhiều trường hợp CPH doanh nghiệp hoàn toàn do Nhà nước và người laođộng trong doanh nghiệp nắm giữ hết

Nghị định 187 cho phép nhà đầu tư chiến lược trong nước được mua tối

đa 20% số cổ phần ưu đãi Như vậy vẫn còn sự phân biệt giữa nhà đầu tưtrong nước và nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy, nhà đầu tư chiến lược trongnước cũng có thể mua được lượng cổ phần đủ lớn để tham gia quản lý điềuhành doanh nghiệp

Tuy nhiên ta thấy rằng tại điểm C khoản 3 điều 6 NĐ 109/CP ngày26/6/2007 Chính phủ đã quy định “nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phầntheo giá không thấp hơn giá thành công bình quân” quy định này chưa thực sựtạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược ở chỗ là họ không phải mua giácao nhất nhưng cũng chẳng được mua giá thấp nhất

Ví dụ đối với CPH của Vinatex khi “chào bán” theo NĐ 109/CP đã cónhững hạn chế: thứ nhất, so sánh ứng xử đối với nhà đầu tư chiến lược giữahai văn bản hướng dẫn thực hiện cổ phần hoá, có tính pháp lý khá cao trong

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

nguồn: bảng 2 phụ lục 1 Qua số liệu trên thì tốc độ tăng của lợi nhuận có chậm hơn so với tỷ lệ  tăng trưởng của doanh thu và vốn điều lệ có thể được giải thích là trong giai  đoạn đầu sau khi chuyển thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp này thường  phá - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
ngu ồn: bảng 2 phụ lục 1 Qua số liệu trên thì tốc độ tăng của lợi nhuận có chậm hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu và vốn điều lệ có thể được giải thích là trong giai đoạn đầu sau khi chuyển thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp này thường phá (Trang 19)
nguồn :Bảng 1 phụ lục 1 - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
ngu ồn :Bảng 1 phụ lục 1 (Trang 19)
Nguồn: bảng 3 phụ lục 1 Đối với thu nhập của người lao động và cổ đông sau CPH được đánh giá  qua bảng số liệu: thu nhập trên vốn cổ phần hoá của doanh nghiệp sau CPH: - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
gu ồn: bảng 3 phụ lục 1 Đối với thu nhập của người lao động và cổ đông sau CPH được đánh giá qua bảng số liệu: thu nhập trên vốn cổ phần hoá của doanh nghiệp sau CPH: (Trang 20)
Nguồn: bảng 5 phụ lục 1 Ngoài những cái đạt được thì thị trường vốn cũng gặp phải nhiều khó  khăn:  - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
gu ồn: bảng 5 phụ lục 1 Ngoài những cái đạt được thì thị trường vốn cũng gặp phải nhiều khó khăn: (Trang 23)
2004 2005 2006 Giá trị% so  - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
2004 2005 2006 Giá trị% so (Trang 44)
Bảng 1- Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
Bảng 1 Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh (Trang 44)
T.CP H - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
T.CP H (Trang 45)
Bảng 3: Tốc độ tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp sau CPH - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
Bảng 3 Tốc độ tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp sau CPH (Trang 46)
Bảng 4– Thu nhập trên vốn cổ phần của doanh nghiệp sau CPH - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
Bảng 4 – Thu nhập trên vốn cổ phần của doanh nghiệp sau CPH (Trang 47)
2005 2006 Giá trị% so với  - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
2005 2006 Giá trị% so với (Trang 47)
Bảng 5– Thay đổi về qui mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sau CPH - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
Bảng 5 – Thay đổi về qui mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sau CPH (Trang 48)
Bảng chữ viết tắt - Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
Bảng ch ữ viết tắt (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w