Việc giải quyết số lao động dôi dư của doanh nghiệp sau cổ phần hoá gặp nhiều khó khăn

Một phần của tài liệu Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx (Trang 28 - 29)

hoá gặp nhiều khó khăn

Để đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển, số cán bộ công nhân năng lực yếu kém sẽ phải nghỉ việc, trong đó không ít người đã có quá trình làm việc lâu năm. Sử lý số lao động dôi dư này là một vấn đề tế nhị, làm sao vẫn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, vẫn đảm bảo cho các cán bộ công nhân nghỉ hưu sớm mà họ vẫn cảm thấy thoải mái, yên tâm; đây là một vấn đề không kém phần nan giải. Trong khi đó, trước đây chính sách hỗ trợ lao động dôi dư theo NĐ 41 đã thúc đẩy tiến trình CPH nhanh hơn nhưng kể từ khi hết nguồn hỗ trợ kết thúc ngày 31/12/2005 thì tốc độ CPH bị chậm lại (không được hỗ trợ kinh phí thì việc đào tạo và sắp xếp lại số lao động này khiến cho khả năng hoạt động của doanh nghiệp bị hạn chế). Hơn nữa đội ngũ cán bộ chủ chốt ở một số doanh nghiệp còn kém về năng lực cũng như phẩm chất được đề bạt trong cơ chế cũ, nay chuyển sang công ty cổ phần đã không đảm đương được với nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó nghị định mới về CPH còn gây khó khăn cho người lao động, biểu hiện ở chỗ : NĐ 109 đã giới hạn lượng cổ phần người lao động được mua, theo đó người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh

nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp CPH được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc. Đây thực sự là một vấn đề vướng mắc đối với tiến trình CPH đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn

Một phần của tài liệu Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx (Trang 28 - 29)