Bao bì là một trong những yếu tố quan trọng của sản phẩm. Nó xác định khả năng bán/tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, nhưng bản thân nó không phải là sản phẩm mà người tiêu dùng cần mua để th
Trang 1Phần mở đầu1.Tính cấp thiết của luận án
Bao bì là một trong những yếu tố quan trọng của sản phẩm Nó xác địnhkhả năng bán/tiêu thụ sản phẩm trên thị trờng, nhng bản thân nó không phải làsản phẩm mà ngời tiêu dùng cần mua để thoả mãn nhu cầu vật chất của họ.
Từ xa xa, ngời ta đã sử dụng bao bì, nhng chủ yếu với mục đích để chứađựng, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Sử dụng bao bì đểbảo quản sản phẩm, để tiêu thụ/bán sản phẩm không phải là mục đích cơ bản khinền kinh tế hàng hoá kém phát triển Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, luthông hàng hoá ngày càng mở rộng, việc hình thành các đơn vị kinh doanh thơngmại tách khỏi hệ thống tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất thì vấn đề bao bìtrở nên quan trọng hơn đối với cả ngời sản xuất, ngời kinh doanh và ngời tiêudùng Mối quan hệ giữa một sản phẩm và bao bì của nó là mối quan hệ phụthuộc chặt chẽ với nhau.
Một sản phẩm có chất lợng tốt còn cần phải có bao bì đẹp, thích hợp, hấpdẫn… mới có thể bán đ mới có thể bán đợc trên thị trờng Bao bì mang lại cho hàng hoá sức cạnhtranh mới và thúc đẩy quá trình kinh doanh hàng hoá Trong nhiều năm qua, baobì sản phẩm ở nớc ta cha đợc quan tâm đúng mức, cha đợc nhận thức đầy đủ vềtầm quan trọng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế nói chung và hiệu quảkinh doanh của mỗi đơn vị kinh tế nói riêng Việc sản xuất, sử dụng bao bì cònnhiều bất cập gây ra nhiều hậu quả đối với sự phát triển kinh tế, hiệu quả kinhdoanh và vấn đề môi trờng sinh thái Hệ thống lý luận về bao bì, quản lý bao bìvà sử dụng bao bì cha đợc hoàn thiện, còn chắp vá Trong các doanh nghiệp th-ơng mại, việc sử dụng bao bì còn phụ thuộc nhiều vào ngành sản xuất hàng hoá,cha chủ động khai thác tiềm năng của bao bì để nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp thơng mại nhà nớc Thựctrạng trên đặt ra vấn đề cần có sự nghiên cứu, hệ thống hoá các cơ sở lý luận vàthực tiễn về bao bì và sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp thơng mại, trớc hết là doanh nghiệp thơng mại nhà nớc để phát huy vaitrò của bao bì, nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh,nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảsử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thơng mại nhà n-ớc (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” làm luận án có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý
luận và thực tiễn Mong muốn của tác giả luận án là góp phần nhỏ bé vào việctìm ra những giải pháp chủ yếu làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sử dụngbao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thơng mại nói chung vàcác doanh nghiệp thơng mại nhà nớc nói riêng.
Trang 22 Mục đích nghiên cứu của luận án
Làm rõ sự cần thiết của bao bì và sử dụng bao bì trong kinh doanhthơng mại nói chung và ở các doanh nghiệp thơng mại nhà nớc nói riêng.
Nghiên cứu tình hình sử dụng bao bì và ảnh hởng tích cực của việcsử dụng đúng đắn, hợp lý bao bì đối với sự phát triển nền kinh tế và hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp thơng mại nhà nớc.
Đề ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụngbao bì ở các doanh nghiệp thơng mại nhà nớc, góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh của các doanh nghiệp và bảo vệ môi trờng sinh thái.
3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tợng nghiên cứu của luận án là hiệu quả sử dụng bao bì trongkinh doanh thơng mại.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Bao bì ở các doanh nghiệp thơngmại nhà nớc trên địa bàn Hà Nội từ năm 1991 đến nay.
4 Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩaMác - Lênin.
Phơng pháp so sánh, phân tích hệ thống, điều tra, thống kê kết hợpvới khảo sát, sử dụng chuyên gia.
Vận dụng các chính sách, đờng lối của Đảng, Nhà nớc trong lĩnhvực kinh doanh, trong từng thời kỳ một cách có hệ thống.
5 Điểm mới của luận án
Đã tổng hợp và làm rõ đợc những vấn đề lý luận về bao bì, hiệu quảsử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thơng mại;nghiên cứu các đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp thơng mại nhà nớc vàcác yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng bao bì có hiệu quả.
Khái quát và phân tích đợc hiệu quả sử dụng bao bì hiện nay, ảnh ởng của việc sử dụng bao bì đến sự phát triển kinh doanh hàng hoá, hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp và bảo vệ môi trờng sinh thái
h- Đề xuất một số giải pháp có tính hệ thống để nâng cao hiệu quả sửdụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thơng mại nhà nớc.
Trang 36 Nội dung và cơ cấu luận án
a Tên luận án: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì
trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thơng mại nhà nớc (lấy ví dụ ởđịa bàn Hà Nội)”.
b Cơ cấu luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, các biểu bảng, phụ lục và các
tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chơng:
Chơng 1: Bao bì và hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp thơng mại.
Chơng 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở cácdoanh nghiệp thơng mại nhà nớc.
Chơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạtđộng kinh doanh ở các doanh nghiệp thơng mại nhà nớc.
1.1.1 Kinh doanh thơng mại và những cơ sở của kinh doanh thơng mại
Nền kinh tế nớc ta là một tổng thể kinh tế quốc dân thống nhất Nó baogồm nhiều ngành và mỗi ngành thực hiện một chức năng nhất định Kinh doanhthơng mại là một ngành kinh tế, một lĩnh vực hoạt động kinh tế, là một mắt xíchquan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất.
1.1.1.1 Thơng mại và Kinh doanh thơng mại [8] [10]
Chúng ta đều biết rằng để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân, mỗi gia đình,mỗi tổ chức (kinh tế, văn hoá, xã hội ) hay một quốc gia đều luôn có và phảithoả mãn các nhu cầu vô cùng đa dạng, phong phú, phức tạp của mình Cáchthức để thoả mãn những nhu cầu đó có thể thực hiện đợc bằng cách tự mình sảnxuất, lao động ra những sản phẩm vật chất - tinh thần để tự đáp ứng cho mình.Nhng với những nhu cầu đa dạng, phức tạp, cách thức đáp ứng này không đảmbảo về số lợng, chất lợng ngày càng cao của mỗi thành viên cũng nh toàn xã hội.
Trang 4Khi sự phân công lao động xã hội xuất hiện, mỗi thành viên, mỗi tổ chức chuyênmôn hóa một lĩnh vực hoạt động tạo ra nhiều loại sản phẩm hơn, khối lợng lớnhơn cho phép việc thoả mãn các nhu cầu một cách tốt hơn Khi đó, mỗi ngời,mỗi tổ chức, quốc gia có thể thoả mãn nhu cầu của mình bằng cách trao đổi cáckết quả hoạt động cho nhau Tuy nhiên, khi sự phân công lao động ngày càngsâu sắc thì các dạng kết quả của hoạt động thể hiện ngày càng đa dạng phongphú Kết quả hoạt động của các thành viên có thể đợc biểu hiện ở dạng vật chấtcụ thể nh xi măng, sắt thép, bánh kẹo, máy móc thiết bị hoặc dới các dạng mộtkết quả nghiên cứu, một quyết định quản lý, một lời khuyên (t vấn) hoặc một vănbản pháp lý ở đây, để khái quát kết quả hoạt động đó chúng ta dùng chungkhái niệm “sản phẩm”.
Với một dạng “sản phẩm” có những đặc trng riêng về mục đích sử dụng,đối tợng tiêu thụ, tính chất kỹ thuật do đó cách thức trao đổi cũng khác nhau:
Cho không: là việc cung cấp các sản phẩm cho các thành viên để đáp ứngnhu cầu của họ mà không đòi hỏi bất kỳ sự hoàn trả nào, chẳng hạn nh các hoạtđộng viện trợ nhân đạo, quà tặng, trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội
Cung ứng cho các lợi ích xã hội: Đây là dạng cung cấp sản phẩm với mụcđích thoả mãn các nhu cầu công cộng, mang tích chất xã hội Với hình thức nàytất cả các thành viên trong xã hội đều phải có trách nhiệm đóng góp để “thanhtoán” chi trả cho những nhu cầu đó nh các nhu cầu quốc phòng an ninh, công tácquản lý xã hội, các sản phẩm hàng hóa công cộng.
Trao đổi sản phẩm thông qua mua bán hàng hóa trên thị trờng: Hình thứctrao đổi này là phổ biến nhất Với hình thức trao đổi này, các sản phẩm hàng hóatrong xã hội đều đợc trao đổi thông qua hành vi mua - bán bằng đồng tiền đợcdiễn ra trong không gian và thời gian nhất định (thị trờng) Hình thức trao đổi đólà thơng mại.
Thơng mại có thể đợc hiểu theo nhiều cách khác nhau:
+ Thơng mại là sự trao đổi hàng hóa thông qua mua - bán bằng đồng tiềntrong nền kinh tế Nh vậy, ở đâu có mua bán, ở đó có thơng mại Thơng mạiđồng nghĩa với mua bán.
+ Thơng mại cũng đợc hiểu là một hành vi làm phát sinh quyền và nghĩavụ giữa những ngời mua và ngời bán để thoả mãn nhu cầu của mỗi ngời.
+ Thơng mại có thể là một hoạt động Hoạt động thơng mại bao gồm mộtsố khâu hoặc tất cả các khâu của hành vi thơng mại, có thể do một cá nhân hoặcmột tổ chức hoặc toàn xã hội thực hiện.
Trang 5Nhìn chung có nhiều cách hiểu khác nhau về thơng mại song có thể kháiquát thơng mại dới các góc độ khác nhau:
Thơng mại, hiểu theo nghĩa hẹp, là “quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụtrên thị trờng, là lĩnh vực phân phối và lu thông hàng hóa” Hành vi thơng mạithể hiện ở nhiều dạng khác nhau Theo Luật Thơng mại, các hình vi thơng mạibao gồm: mua bán hàng hóa, đại diện cho thơng nhân; môi giới thơng mại, uỷthác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hoá, gia công thơng mại, đấu giáhàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại, quảngcáo thơng mại, trng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ triển lãm thơng mại.
Theo nghĩa rộng, thơng mại là “toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thịtrờng” Thơng mại đợc hiểu nh các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu lợi nhuậncủa các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trờng ở góc độ này, thơng mạiđồng nghĩa với kinh doanh Cách hiểu này trùng hợp với cách hiểu của các nớcnh Anh, Pháp, Nga Theo từ điển Nga- Việt, xuất bản 1977 thì TОРГОBОРГОBЯ đợchiểu là nền (ngành, nghề, việc, sự) thơng nghiệp, thơng mại, buôn bán, mua bánmậu dịch [24, tr 452].
Kinh doanh thơng mại [12, 39]
Nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động trao đổi mua bán hàng hóangày càng sâu rộng với quy mô, cơ cấu ngày càng lớn, đa dạng, phong phú làmxuất hiện lĩnh vực kinh doanh mới - kinh doanh thơng mại Kinh doanh thơngmại đợc hiểu là sự đầu t tiền của, công sức của cá nhân, một tổ chức vào việcmua, bán hàng hóa nhằm thu lợi nhuận.
Nói đến kinh doanh thơng mại là nói đến hoạt động kinh doanh trong lĩnhvực lu thông hàng hóa Chủ thể kinh doanh (cá nhân, tổ chức) có thể đầu t mộtphần, đa số hoặc toàn bộ nguồn lực của mình để thực hiện một, một số hoặc toànbộ các hành vi thơng mại, buôn bán Dù biểu hiện dới hình thức nào thì kinhdoanh thơng mại đòi hỏi các yêu cầu sau:
- Phải có vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là toàn bộ tài sản (thể hiệnbằng tiền) mà các chủ thể huy động vào hoạt động của mình Đó là các khoảnvốn bằng tiền và các tài sản khác nh nhà xởng, kho tàng, cửa hàng Tuỳ thuộcvào thành phần kinh tế tham gia kinh doanh mà nguồn vốn sẽ đợc hình thànhtheo các phơng thức khác nhau, có thể do nhà nớc cấp, do tự đóng góp vốn, doliên doanh, do tích luỹ, do vay dới các hình thức khác nhau Có vốn mới thựchiện đợc chức năng lu thông hàng hóa, thực hiện đợc mua để bán các sản phẩmhàng hoá trên thị trờng.
- Thực hiện mua - bán hàng hoá ở đây, "các đơn vị kinh doanh thơng mạikhông phải mua hàng hóa để thoả mãn nhu cầu của mình mà “mua hàng hóa để
Trang 6bán lại” cho ngời khác, đáp ứng các nhu cầu của họ Việc mua để bán này đợcthực hiện với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thểcủa mỗi đơn vị và chức năng của các đơn vị kinh doanh thơng mại Hay nói mộtcách khác, kinh doanh thơng mại phải thực hiện việc buôn bán hàng hóa phù hợpvới điều kiện môi trờng kinh doanh của mỗi đơn vị.
- Kinh doanh thơng mại sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải đảm bảo bảo toànđợc vốn kinh doanh và có lợi nhuận (lãi) Việc đảm bảo vốn kinh doanh chodoanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc để thực hiện tái kinh doanh, nhng mới chỉ ởmức độ giản đơn Trong điều kiện kinh tế thị trờng, để tăng trởng, phát triển, đểthực hiện mục tiêu an toàn và có vị thế trong cạnh tranh, kinh doanh phải có lãi.Lợi nhuận doanh nghiệp là nguồn vốn quan trọng để tích luỹ, tái kinh doanh mởrộng Theo quy luật của kinh doanh hàng hóa, lợi nhuận của chu kỳ kinh doanhsau bao giờ cũng phải lớn hơn lợi nhuận kỳ trớc Công thức lu chuyển T- H- T’(trong đó T’= T + T) mới thực sự là yêu cầu, là động lực cho hoạt động kinhdoanh của các doanh nghịêp Lợi nhuận trong kinh doanh thơng mại đợc thựchiện trực tiếp từ hành vi mua - bán.
1.1.1.2 Cơ sở của kinh doanh thơng mại [7]
Kinh doanh thơng mại hình thành bắt nguồn từ phân công lao động xã hộivà chế độ chiếm hữu t nhân về t liệu sản xuất (TLSX) - cơ sở của sản xuất hànghóa Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quá trình tái sản xuất xãhội bao gồm: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng Sản xuất là khâu khởiđầu, tiêu dùng là khâu kết thúc, phân phối và trao đổi là khâu trung gian.
Phân công lao động xã hội là quá trình chuyên môn hóa ngời sản xuất.Mỗi “ngời” chỉ chuyên sản xuất một hay một số sản phẩm thậm chí chỉ sản xuấtmột bộ phận (chi tiết) của sản phẩm Để thoả mãn nhu cầu đa dạng, phong phúcủa mỗi thành viên nên họ phải trao đổi sản phẩm cho nhau, tức là sự chuyênmôn hóa sản xuất gây ra sự cách biệt về mặt không gian, thời gian giữa nhữngngời sản xuất cá biệt và để thoả mãn nhu cầu của đời sống, sản xuất kinh doanhđòi hỏi phải có sự trao đổi giữa những ngời sản xuất với nhau Xét trên phạm vixã hội, sản xuất đồng nghĩa với tiêu dùng Muốn sản xuất ra sản phẩm này, phảitiêu dùng, sử dụng loại sản phẩm khác mà bản thân họ không tự chế tạo ra đ ợc.Nhờ sự trao đổi này mà sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị trờng, trong xã hộitồn tại sản xuất và lu thông hàng hóa V.I Lênin đã chỉ ra rằng “Nên hiểu sảnxuất hàng hóa là một tổ chức kinh tế xã hội trong đó sản phẩm đều do những ng-ời sản xuất cá thể riêng lẻ sản xuất ra Mỗi ngời chuyên làm một thứ sản phẩmnhất định, thành thử muốn thoả mãn nhu cầu của xã hội thì cần phải mua bán sảnphẩm, vì vậy, sản phẩm trở thành hàng hóa mua bán trên thị trờng” [28, tr 22]
Trang 7Phân công lao động xã hội đòi hỏi phải trao đổi sản phẩm giữa những ngờisản xuất với nhau Đây là điều kiện cần của trao đổi hàng hóa Nhng bản thân sựphân công lao động xã hội không quyết định sự trao đổi phải đợc tiến hành theohình thức nào Chỉ khi chế độ chiếm hữu t nhân về t liệu sản xuất làm cho nhữngngời sản xuất độc lập với nhau về kinh tế thì trao đổi hàng hóa mới ra đời
Chế độ chiếm hữu t nhân về t liệu sản xuất làm cho các sản phẩm sản xuấtra thuộc quyền chiếm hữu của từng ngời sản xuất riêng lẻ, không ai có quyền lấykhông của họ Vì vậy, đòi hỏi sự trao đổi sản phẩm giữa những ngời sản xuất vớinhau phải đợc tiến hành trên cơ sở trao đổi phải hoàn lại, không chỉ thế mà cònphải hoàn lại với một vật có giá trị tơng đơng Từ đó sản phẩm trở thành hànghóa trên thị trờng; trao đổi sản phẩm trở thành trao đổi hàng hóa - tiền tệ.
Sản xuất và lu thông hàng hóa là những phạm trù lịch sử Sự hình thànhngành kinh doanh thơng mại là nấc thang cao nhất trong những nấc thang củaquá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa Kinh doanh thơng mại đợc coi là đỉnhcao, là hình thái phát triển cao của trao đổi và lu thông hàng hóa
Kinh doanh thơng mại: Khi quá trình phân công lao động trở nên sâu sắc,ở trình độ cao thì mức độ chuyên môn hóa của nền sản xuất xã hội cũng pháttriển mạnh mẽ, hình thái các ngành với các chức năng rất cụ thể Lu thông hànghóa đợc tách thành một chức năng độc lập khỏi chức năng sản xuất Qúa trìnhnày tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao đổi Bộphận lao động này thực hiện chức năng lu thông sản phẩm hàng hoá từ các nhàsản xuất đến nơi tiêu dùng, thực hiện hành vi mua để bán Tiền tệ đóng vai trò làphơng tiện để tổ chức quá trình lu thông hàng hóa của xã hội.
Công thức tổng quát của kinh doanh thơng mại là T- H- T’ với T’= T+ T.Đặc trng của hình thức này là:
+ Đã xuất hiện tầng lớp trung gian (thơng nhân, tổ chức kinh doanh thơngmại) Những trung gian này dùng tiền để mua hàng, sau đó bán hàng để thu tiềnvề Khoản tiền bán hàng lớn hơn khoản tiền ứng trớc để mua hàng ở đây, kinhdoanh thơng mại (T- H- T’): mua để bán hay vì bán mà phải mua.
+ Kinh doanh thơng mại một mặt làm tăng thêm khả năng mất cân đốigiữa cung và cầu, giữa sản xuất với tiêu dùng, mặt khác chính nó cũng có khảnăng điều hoà cung cầu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, làm cân đối giữa sảnxuất và tiêu dùng, giữa các ngành, các vùng và hơn nữa giữa các quốc gia.
Nh vậy, cơ sở của kinh doanh thơng mại là sự phân công lao động xã hội,là chế độ chiếm hữu t nhân về t liệu sản xuất và sự xuất hiện tiền tệ trong quátrình lu thông hàng hoá
Trang 8Phân công lao động xã hội là điều kiện cần để hình thành sự trao đổi sảnphẩm giữa các nhà sản xuất.
Chế độ chiếm hữu t nhân về t liệu sản xuất hình thành quyền độc lập vềkinh tế giữa các nhà sản xuất với nhau Do đó, việc trao đổi sản phẩm phải đợctính toán phù hợp với lợi ích kinh tế của mỗi nhà sản xuất.
Sự xuất hiện tiền tệ làm môi giới trung gian làm cho quá trình lu thông trao đổi sản phẩm diễn ra thuận lợi hơn, trôi chảy và kịp thời hơn khi nền sảnxuất xã hội phát triển nhanh, mạnh cả về quy mô, không gian và cơ cấu sảnphẩm.
-Trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc buộc các nhà sản xuấtphải từ bỏ một phần hoặc hoàn toàn chức năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa củamình và hình thành một tầng lớp trung gian độc lập với sản xuất, thực hiện chỉmột chức năng lu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng xãhội - đó là các tổ chức kinh doanh thơng mại - một loại hình tổ chức xã hội hoạtđộng trong lĩnh vực lu thông hàng hóa Sự xuất hiện của loại hình kinh doanh th-ơng mại độc lập không phủ định lu thông hàng hóa mà trái lại nó lấy lu thônghàng hóa làm chức năng hoạt động của mình, làm cho hàng hóa lu thông ngàycàng rộng rãi hơn, thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Với t cách là một ngành kinh tế tơng đối độc lập trong nền kinh tế quốcdân, việc hình thành, phát triển kinh doanh thơng mại gắn liền, phụ thuộc vào sựphát triển của phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lợng sảnxuất ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Cũng cần lu ý rằng kinh doanh thơng mại không trực tiếp sáng tạo ra củacải vật chất, nó chỉ phục vụ quá trình sản xuất và tiếp tục quá tình sản xuất trongkhâu lu thông mà thôi Có nghĩa là kinh doanh thơng mại thực hiện việc mua,bán hàng hoá, đảm nhận các dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ thuần tuý và cả cácdịch vụ có tính chất sản xuất).
Những dịch vụ thuần tuý không làm tăng thêm giá trị của hàng hóa, nó chỉphục vụ và gắn liền với quá trình mua bán hàng hóa nhằm thay đổi hình thái giátrị của hàng hóa từ hàng sang tiền và ngợc lại.
Những dịch vụ mang tính chất sản xuất (vận chuyển, bảo quản, gia công,chế biến, phân loại hàng hóa, đóng gói làm đồng bộ sản phẩm ) nhằm bảo tồnvà hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa Do đó, các dịch vụ này làm tăngthêm giá trị của hàng hoá và thờng chiếm chủ yếu Các tổ chức kinh doanh thơngmại cần thấy rõ chức năng và thực chất của kinh doanh thơng mại để có định h-ớng đúng đắn trong nội dung hoạt động của mình.
Trang 91.1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thơng mại trongcơ chế thị trờng có sự điều tiết của nhà nớc [7, 12, 39]
Nh trên đã phân tích, sự ra đời của các thơng nhân, các tổ chức chuyênlàm chức năng lu thông hàng hoá trên thị trờng là một tất yếu khách quan trongtiến trình phát triển của nền kinh tế xã hội Những tổ chức thơng nhân đó là cácđơn vị (doanh nghiệp) kinh doanh thơng mại V.I Lênin đã mô tả một cách sinhđộng quá trình hình thành thơng nhân từ việc chuyên môn hoá lao động trong
những ngời làm nghề thủ công ở Nga trong tác phẩm “Sự phát triển của chủnghĩa t bản ở Nga” nh sau: Lúc đầu, do nhu cầu phải tiêu thụ hàng hoá sản xuất
ra, những ngời làm nghề thủ công đã phân công một số ngời đa hàng ra thị trờngđể bán, dần dần công việc đó đợc cố định vào một số ngời Những ngời này lậptức biến quan hệ của họ thành quan hệ mua bán với những ngời làm nghề thủcông Họ mở rộng quan hệ ra một số vùng rộng lớn và trở thành những thơngnhân chuyên đảm nhận chức năng lu thông hàng hóa [29]
Nh vậy, trong quá trình phát triển của mình, những ngời thơng nhânchuyên nghiệp này trở thành các đơn vị kinh doanh thơng mại, tập hợp thànhmột hệ thống to lớn nh hiện nay ở các nớc cũng nh ở Việt Nam chúng ta Đó làhệ thống các tổ chức kinh doanh thơng mại - doanh nghiệp thơng mại (DNTM).
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống các DNTM ở Việt Nam gắnliền với quá trình phát triển của lực lợng sản xuất xã hội và quan hệ sản xuấtthiết lập trong mỗi giai đoạn
Doanh nghiệp thơng mại là những tổ chức kinh tế hợp pháp, hoạt độngtrong lĩnh vực lu thông hàng hoá, là những đơn vị kinh tế “chuyên kinh doanh đểkiếm lời thông qua hoạt động mua - bán hàng hoá dịch vụ trên thị trờng” [39, tr10] Đặc trng cơ bản là lu chuyển hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầucủa sản xuất và đời sống.
Trong cơ chế thị trờng, có sự điều tiết vĩ mô của nhà nớc, để thực hiệnmục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác trong kinh doanh, các DNTM Việt Namphải thực hiện các nội dung cơ bản sau đây:
Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trờng để lựa chọn mặt hàng, ngànhhàng, lĩnh vực kinh doanh.
Bất kỳ doanh nghiệp thơng mại nào trớc khi tiến hành hoạt động kinhdoanh cũng phải thực hiện nghiên cứu xác định nhu cầu thị trờng về các loạihàng hoá dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của mình Nhu cầu của thị trờng làcái quyết định hoạt động kinh doanh của DNTM Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ cụthể có những đặc điểm riêng của nó về tính chất cơ lý hoá học, hình dạng, trạngthái và nhu cầu khác nhau về không gian, thời gian, quy mô, cơ cấu, đối tợng
Trang 10tiêu thụ, mục đích tiêu thụ Với đặc trng là mua để bán kiếm lời, do đó nếunghiên cứu và xác định không chính xác, cụ thể nhu cầu thị trờng thì tất yếu muasẽ không bán đợc hoặc không thể đạt đợc mục tiêu kiếm lời Bán quyết địnhmua Trên cơ sở nhu cầu thị trờng, cần xem xét đánh giá khả năng đảm bảo củanguồn cung ứng Trong phạm vi một doanh nghiệp kinh doanh cụ thể, nguồncung ứng có thể bao gồm nguồn do sản xuất trong nớc (mua của các đơn vị sảnxuất trong nớc hoặc có thể tự sản xuất), mua của các đơn vị kinh doanh khác,nguồn nhập khẩu và các nguồn khác Cần xác định chính xác khả năng củanguồn hàng, khả năng có thể khai thác, khả năng đặt hàng, mua hàng để cónguồn hàng đầy đủ về số lợng, tối u về chất lợng, phù hợp với thời gian, yêu cầucủa thị trờng Có nh vậy, việc mua mới bán đợc, nguồn hàng mới đáp ứng đợcnhu cầu của khách hàng.
Chính nhu cầu thị trờng, khả năng đáp ứng nhu cầu của nguồn hàng hoá làcơ sở quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng, ngành hàng kinh doanh,quyết định các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện kinh doanh Việc nghiêncứu, xác định nhu cầu thị trờng, xác định nguồn cung ứng cần đợc tiến hành th-ờng xuyên, liên tục, đặc biệt trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trờng n-ớc ta hiện nay Trong đó cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu xácđịnh nhu cầu của khách hàng vì khách hàng và nhu cầu của họ chính là điểmxuất phát của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lợc, kế hoạch kinh doanh đúng đắn
Chiến lợc kinh doanh của DNTM là định hớng hoạt động có mục tiêu củadoanh nghiệp thơng mại cho một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, cácđiều kiện, các biện pháp để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã đề ra Trong cơchế thị trờng cạnh tranh gay gắt khốc liệt nh hiện nay, chiến lợc kinh doanh giúpcho doanh nghiệp thấy rõ đợc hớng đi, bớc đi, cách đi, mục đích cần đạt, chủđộng đợc các điều kiện trong kinh doanh, thấy rõ đợc những cơ hội để khai thác,những rủi ro để đề phòng Điều đó đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và pháttriển đợc trong điều kiện kinh doanh có vô vàn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận songcũng đầy cạm bẫy rủi ro Khi xây dựng chiến lợc kinh doanh cần quán triệt cácnội dung:
+ Phải xác định đợc mục tiêu và phơng hớng kinh doanh để đảm bảo chodoanh nghiệp phát triển vững chắc trong thời kỳ dài, phù hợp với cơ chế quản lýcủa Nhà nớc.
+ Phải có các chính sách, biện pháp đồng bộ, đặc biệt quan tâm đến cácchính sách, biện pháp cơ bản quan trọng nh chính sách thị trờng, khách hàng,mặt hàng, ngành hàng kinh doanh, vốn, nhân sự
Trang 11+ Xác định trình tự thực hiện, các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đềra trong từng giai đoạn phù hợp với mục tiêu chiến lợc Việc xác định đúng đắnchiến lợc kinh doanh của DNTM có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến sựtồn tại, phát triển của doanh nghiệp Trong phạm vi nền kinh tế, chiến lợc kinhdoanh của doanh nghiệp cũng ảnh hởng không nhỏ đến lợi ích quốc gia, vị thếquốc gia trên trờng quốc tế Có nhà kinh tế đã từng nói: xác định sai một mặthàng, mất một doanh nghiệp, xác định sai một doanh nghiệp, mất một ngành
Trên cơ sở chiến lợc kinh doanh đúng đắn đã xây dựng, doanh nghiệp cầntriển khai thực hiện chiến lợc bằng việc xây dựng (lập) các kế hoạch kinh doanh.Lập kế hoạch là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phơng thức tốtnhất để đạt mục tiêu đó trong từng thời kỳ để thống nhất và phối hợp các hoạtđộng.
Lập kế hoạch kinh doanh cho biết phơng hớng hoạt động, làm giảm sự tácđộng của những thay đổi điều kiện kinh doanh, tránh đợc lãng phí, d thừa, thiếtlập đợc các tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra, đánh giá tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể xây dựng các kế hoạch theo thờigian, theo quy mô, phạm vi của từng hoạt động nhng phải đảm bảo tính thốngnhất, tính hợp lý, tính khả thi, phù hợp với các mục tiêu cụ thể và mục tiêu chiếnlợc của doanh nghiệp.[23]
ở DNTM, kế hoạch kinh doanh cơ bản nhất là kế hoạch mua bán (luchuyển) hàng hoá Đây là kế hoạch nền tảng cho mọi kế hoạch khác trong cùnghệ thống kế hoạch kinh doanh - kỹ thuật - tài chính của DNTM Cơ sở khoa họcđể xây dựng chiến lợc và các kế hoạch kinh doanh của DNTM là kết quả nghiêncứu thị trờng, là các chủ trơng chính sách của nhà nớc, của các cấp quản lý; là hệthống căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật trong kinh doanh, sự phân tích các yếutố môi trờng nội tại và bên ngoài doanh nghiệp.
Kinh tế thị trờng ngày càng phát triển, điều kiện hội nhập của Việt Namngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lợc, kế hoạch kinhdoanh nhạy bén, đúng đắn mới không ngừng thúc đẩy đợc hoạt động của mình,nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trên thị trờng, kinh doanh có lãi.
Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đa vào kinh doanh
Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, DNTM phải biết huy động mọinguồn lực của mình, đa chúng ra hoạt động để tạo ra lợi nhuận cho doanhnghiệp Các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động đợc bao gồm:
+ Vốn hữu hình nh tiền, nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng, các thiếtbị phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Trang 12+ Vốn vô hình nh sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá kinh doanh, uy tíncủa doanh nghiệp với khách hàng, bí quyết kinh doanh, sự nắm giữ các thông tinthị trờng… mới có thể bán đ
+ Con ngời: Đây đợc xem là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp.Con ngời với tài năng và kinh nghiệm nghề nghiệp đợc đào tạo, tích luỹ, sự tậntâm với nghề nghiệp… mới có thể bán đ là vốn quý nhất của doanh nghiệp.
Vì nguồn lực bao giờ cũng có giới hạn, do vậy doanh nghiệp phải tìm mọicách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó Trên cơ sở các nguồnlực bên trong (nội lực), doanh nghiệp cần tìm ra các phơng án kết hợp tối u vớicác nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp nhằm tạo ra các cơ hội và thời cơ hấp dẫnđể hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ: mua, bán, dự trữ, bảo quản, vậnchuyển, khuyến mãi và các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng
Hoạt động kinh doanh cơ bản của DNTM là mua hàng để bán lại hàng hoáđó cho khách hàng để thoả mãn những nhu cầu cụ thể của họ.
Nghiệp vụ mua hàng, tạo nguồn hàng hoá là khâu nghiệp vụ đầu tiên củaquá trình kinh doanh Mua hàng và áp dụng các hình thức tạo nguồn hàng khácnhằm tạo ra khối lợng, cơ cấu hàng hoá phù hợp với những nhu cầu của kháchhàng một cách cụ thể về số lợng, chất lợng, thời gian và khả năng thanh toán củahọ.
Tổ chức phân phối và bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng nhất vìthông qua nghiệp vụ này hàng hoá mới bán đợc, mới thoả mãn đợc nhu cầu củakhách hàng, mới thực hiện đợc việc chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm.Nhờ đó doanh nghiệp mới thu hồi đợc vốn kinh doanh, trang trải đợc các chi phívà có lợi nhuận.
Thực hiện dự trữ hàng hoá là nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp tiến hành liên tục, đều đặn trong mọi điều kiện, tận dụng đợc cáccơ hội mới trong kinh doanh Thực chất dự trữ hàng hoá nh một nguồn hàng cótính cơ động, linh hoạt cao nhằm đáp ứng đầy đủ nhất, kịp thời nhất, đồng bộ vàổn định các nhu cầu của khách hàng.
Để thực hiện mua hàng, bán hàng, dự trữ hàng hoá, doanh nghiệp phải cóchính sách tạo nguồn thích hợp, có phơng thức và các hình thức bán tiến bộ, phảicó cơ sở mạng lới mua - bán hợp lý, có hệ thống kho hàng, cửa hàng đợc phân bốphù hợp với quy mô, tốc độ lu chuyển hàng hoá Thực hiện các hoạt động giaonhận, vận chuyển, thanh toán với ngời cung ứng, ngời mua nhằm thúc đẩy quátrình kinh doanh có hiệu quả nhất.
Trang 13 Quản trị các yếu tố (vốn, phí, hàng hoá, thời gian, thông tin và nhân sự)trong hoạt động kinh doanh và quản trị chặt chẽ, khoa học các nghiệp vụ kinhdoanh của doanh nghiệp.
+ Quản trị vốn, phí, hàng hoá và nhân sự trong hoạt động kinh doanh.Vốn kinh doanh của DNTM là thể hiện bằng tiền của tài sản lu động và tàisản cố định; vốn hữu hình và vốn vô hình của doanh nghiệp Quản trị vốn là thựchiện sử dụng vốn trong kinh doanh và theo dõi đợc kết quả sử dụng vốn là có lãihay lỗ.
Chi phí kinh doanh là các khoản chi cho quá trình mua, dự trữ và bán hànghoá, trong đó có chi phí mua hàng (vốn) và chi phí lu thông hàng hoá Phải quảnlý đợc các khoản chi và phải chi đúng mục đích, đúng kế hoạch và đúng hớng,chi phải có thu, chi phải tạo ra thu Chi tiêu tiết kiệm, tránh những khoản chi cótính chất phô trơng, hình thức và hạn chế các khoản thiệt hại làm tăng chi phíkinh doanh
Quản trị chi phí là phải có kế hoạch chi, phải theo dõi và tính toán đúngđắn các khoản chi phí, tiết kiệm chi phí.
Quản trị nhân sự là lựa chọn, bố trí, sắp xếp, phân công việc nào ngời ấyphù hợp, để hoàn thành tốt các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
Quản trị nhân sự cũng nh quản trị các hoạt động kinh doanh khác phảithực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức, cán bộ, chỉ huy và kiểm tra Nhngquản trị nhân sự là lĩnh vực liên quan đến con ngời, “dụng nhân nh dụng mộc”,nhng “mộc” ở đây là những con ngời có suy nghĩ, có tình cảm và lý trí Do đó,suy cho cùng thì mọi quản trị cũng là quản trị con ngời, sử dụng con ngời đúngđắn thì thành công hoặc ngợc lại.
+ Quản trị các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp thơng mại.
Để đảm bảo thành công trong kinh doanh, bên cạnh quản trị các yếu tốcủa quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện quản trị theo quátrình mang tính nghiệp vụ trong kinh doanh Tức là cần có sự chỉ đạo thực hiệncác nghiệp vụ kinh doanh cụ thể của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp (Quảntrị tác nghiệp) Đây là nội dung có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp thơngmại, quyết định sự tồn tại và phát triển của DNTM Với cách tiếp cận nh vậy, nộidung này bao gồm: quản trị chiến lợc, quản trị kế hoạch kinh doanh, quản trị tạonguồn và mua hàng, quản trị nghiệp vụ dự trữ hàng hoá, quản trị nghiệp vụ bánhàng, quản trị tổ chức, quản trị marketing, quản trị các hoạt động dịch vụ phụcvụ khách hàng
Trang 14Các nội dung hoạt động của DNTM cần đợc nhận thức đầy đủ, thốngnhất, thông suốt ở mỗi cá nhân, mỗi bộ phận và trong toàn doanh nghiệp Cácnhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là ngời đa ra các quyết định về chiến lợc, vềchính sách, về tổ chức, phơng thức thực hiện, đồng thời phải biết huy động, sửdụng tốt nhất các nguồn lực là ngời chỉ huy, nhà kiểm soát tài giỏi mới đem lạithành công cho doanh nghiệp.
1.1.3 Sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp thơng mại
Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của tất cả các ngành công nghiệp(trừ công nghiệp khai thác than, khoáng sản, ngành xây dựng cơ bản) sau khi rờikhỏi quá trình sản xuất trực tiếp đều phải đợc bao gói, chứa đựng bằng một sảnphẩm khác để thực hiện việc bảo quản, vận chuyển đến nơi tiêu thụ Những sảnphẩm dùng để bao gói đó theo cách gọi phổ biến là bao bì hàng hoá Có nhiều
quan niệm khác nhau về bao bì, song theo quan niệm chung nhất thì “bao bì làmột loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói và chứa đựng các sảnphẩm nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi choviệc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm” [13, tr 192]
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thơng mại, việc sửdụng có hiệu quả bao bì, đóng gói là sự cần thiết khách quan Bởi lẽ:
Do chức năng của kinh doanh thơng mại:
Kinh doanh thơng mại là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong lu thônghàng hoá Nó là cầu nối trung gian cần thiết, tất yếu giữa sản xuất với tiêu dùng,giữa cung và cầu trên thị trờng Kinh doanh thơng mại có nhiều chức năng:
+ Kinh doanh thơng mại thực hiện chức năng lu thông hàng hoá từ nguồnhàng đến nơi tiêu dùng.
Khi sản phẩm rời khỏi quá trình sản xuất, nó mới chỉ là sản phẩm ở trạngthái khả năng Chỉ khi nào những sản phẩm đó đợc đa vào quá trình sử dụng (chotiêu dùng sản xuất/tiêu dùng cá nhân) thì sản phẩm mới trở thành sản phẩm thựcsự, quá trình sản xuất mới hoàn thành.
Ngời sản xuất có thể bán sản phẩm của mình theo các cách khác nhau,hoặc là bán trực tiếp cho ngời tiêu dùng, hoặc bán sản phẩm của mình cho ngờitrung gian và ngời trung gian đó lại bán chính sản phẩm đó cho ngời tiêu dùng.Ngợc lại, ngời tiêu dùng (doanh nghiệp, cá nhân) cũng có thể mua các sản phẩmđể thoả mãn nhu cầu của mình tơng ứng theo các cách thức phù hợp, hoặc làmua trực tiếp sản phẩm từ nhà sản xuất, hoặc phải mua qua những ngời trunggian.
Trang 15Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh lợi thế, lợi ích to lớn của việc traođổi, mua bán hàng hoá thông qua ngời trung gian - các đơn vị kinh doanh -doanh nghiệp thơng mại Sản xuất, tiêu dùng không phải lúc nào cũng đồng nhấtvề không gian, thời gian, quy mô, cơ cấu và các đặc điểm kỹ thuật, các yêu cầuchất lợng của sản phẩm hàng hoá trao đổi mua bán Vì vậy, doanh nghiệp thơngmại - ngời trung gian tham gia vào quá trình mua bán hàng hoá giữa ngời sảnxuất với ngời tiêu dùng không chỉ mang lại khả năng thoả mãn tốt hơn các nhucầu của cả ngời sản xuất với ngời tiêu dùng mà còn mang lại hiệu quả chung chotoàn xã hội Doanh nghiệp thơng mại cũng nhận đợc khoản thu nhập nhất định từsự tham gia làm trung gian mua bán đó do chính những “nhà sản xuất và ngờitiêu thụ chấp nhận một cách tự nguyện và sẵn sàng trả công (chi phí và lợinhuận) cho sự tham gia của ngời trung gian vào quá trình này” [39, tr 9]
Thực hiện chức năng lu thông hàng hoá, DNTM phải tổ chức tốt quá trìnhlu thông hàng hoá, bảo đảm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của sản xuất, đời sống vềsố lợng, chất lợng, thời gian và địa điểm Phải quan tâm cả mặt giá trị sử dụngvà giá trị hàng hoá Điều này có nghĩa là doanh nghiệp thơng mại phải bảo quảntốt lợng hàng hoá thu mua, tổ chức vận chuyển hợp lý, đáp ứng đợc số lợng, chấtlợng hàng hoá theo yêu cầu của ngời tiêu dùng, vừa phù hợp với khả năng thanhtoán của họ Bao bì hàng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc dự trữ, bảo quản
vận chuyển hàng hoá trong quá trình lu thông Vì thực chất “bao bì cũng là mộtloại sản phẩm mà công dụng đặc biệt của sản phẩm này là để bao gói và chứađựng sản phẩm khác” [13, tr 193] Bao bì bảo vệ, bảo quản sản phẩm trong suốt
quá trình lu thông của nó từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Đối với DNTM, bao bì đợc xem nh một điều kiện vật chất cần thiết đểthực hiện các nghiệp vụ bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển của lu thông hàng hoánhằm thực hiện chức năng lu thông hàng hoá từ nguồn hàng đến ngời tiêu dùngmột cách thuận tiện và hiệu quả.
Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lu thông của doanhnghiệp thơng mại.
Kinh doanh thơng mại là khâu trung gian giữa sản xuất với tiêu dùng ng nhu cầu tiêu dùng lại vô cùng đa dạng và phức tạp Mỗi nhu cầu tiêu dùng cónhững yêu cầu cụ thể riêng mà các nhà sản xuất không thể đáp ứng đợc khi tạora các sản phẩm hàng hoá Để thoả mãn tốt nhất những nhu cầu cụ thể đó, cácDNTM phải thực hiện nhiều hoạt động nh phân loại, chọn lọc, đóng gói làmđồng bộ sản phẩm, hớng dẫn sử dụng, vận chuyển Đó chính là chức năng tiếptục quá trình sản xuất trong khâu lu thông mà các DNTM cần phải thực hiệnnhằm hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cụ thể của tiêu dùng.Trong số các hoạt động nhằm thực hiện chức năng của kinh doanh thơng mại,hoạt động chuẩn bị hàng hoá, đóng gói hàng hoá, gửi hàng cần phải sử dụng đến
Trang 16Nh-các loại bao bì Việc chia nhỏ lô hàng thành Nh-các đơn vị hàng hoá thích hợp vớitiêu dùng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho ngời tiêu dùng mà còn thuậntiện cho cả quá tình lu thông hàng hoá (gửi hàng, vận chuyển ) DNTM cần lựachọn các loại bao bì phù hợp với từng loại sản phẩm, từng điều kiện kinh doanhđể đảm bảo sự hoàn thiện nhất của sản phẩm đem bán Bao bì là một điều kiệnvật chất để thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất, lu thông của kinhdoanh thơng mại.
Do đặc trng sản phẩm của doanh nghiệp thơng mại [38]
Sản phẩm dới góc độ của nhà sản xuất là những dạng vật chất cụ thể nhằmthoả mãn nhu cầu cụ thể nhất định của ngời tiêu dùng DNTM có đặc điểm hoạtđộng khác với các doanh nghiệp sản xuất, do đó sản phẩm của DNTM khôngphải là các sản phẩm mà họ đang bán cho ngời tiêu dùng trên thị trờng Sảnphẩm của DNTM cần phải đợc xem xét dới góc độ ngời tiêu dùng về sự thoảmãn không chỉ một nhu cầu vật chất cụ thể mà là một số hoặc tất cả các nhu cầuvề việc mua sắm các sản phẩm vật chất đó Nh vậy, sản phẩm của DNTM lànhững dịch vụ nhằm thoả mãn một chuỗi nhu cầu vật chất, tinh thần của ngờitiêu dùng.
Trang 17Một sản phẩm phù hợp với ngời tiêu dùng có thể thể hiện ở 3 mức độ:
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc một hàng hoá hoàn chỉnh
Sản phẩm mà ngời tiêu dùng nhận đợc từ DNTM là một sản phẩm hoànchỉnh Bao gồm sản phẩm từ nhà sản xuất chế tạo ra (thông thờng là ở mức độ 1và 2) và sản phẩm của đơn vị kinh doanh thơng mại (mức độ 3) - các dịch vụ củaDNTM.
Nh vậy, sản phẩm của DNTM mặc dù luôn gắn chặt với hàng hoá hiện vậtmà họ buôn bán nhng thực chất chỉ gồm các dịch vụ mà họ đáp ứng cho ngời sảnxuất và ngời tiêu dùng Trong những trờng hợp nhất định nh để thoả mãn tốt nhấtnhững nhu cầu cá biệt của ngời tiêu dùng, DNTM phải tổ chức phân loại, đónggói bảo quản, đồng bộ hoá sản phẩm Trong những trờng hợp đó, cần phải cónhững bao bì thích hợp để hình thành những “hàng hoá hiện thực” phù hợp vớiyêu cầu của họ Thông thờng các loại bao bì mà DNTM sử dụng và hình thứcbao gói hàng hoá là do yêu cầu cụ thể của khách hàng, đặc biệt đối với các hànghoá xuất, nhập khẩu Bao bì đóng vai trò một yếu tố của quá trình sản xuất đểhoàn thiện sản phẩm hàng hoá hiện thực.
Đảm bảo quá trình kinh doanh liên tục, tránh kinh doanh mang tính thời vụvà nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong kinh doanh
Kinh doanh thơng mại đòi hỏi phải đảm bảo thoả mãn các nhu cầu trongmọi điều kiện của tiêu dùng, sản xuất, đời sống Trong điều kiện sản xuất và tiêudùng không khớp nhau về không gian, thời gian đòi hỏi phải có lợng hàng hoá
dự trữ đủ lớn về số lợng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lợng, phù hợp về tiến
Hàng hoá theo ýtởng (1)
Hàng hoá hoànchỉnh (3)Hàng hoá hiện
thực (2)
Bán chịu
Bảo hànhLắp đặt
Dịch vụ sau bán hàngTên nhãn hiệu
Bao bì
Kiểu dáng
Chất l ợng
Thuộc tính
Lợi ích căn bản
Trang 18độ tiêu dùng Nhu cầu của nền kinh tế thị trờng là vô cùng đa dạng, phong phú,có những nhu cầu thờng nhật, có những nhu cầu mang tính thời vụ mang nhữngđặc điểm riêng về nền văn hoá, tín ngỡng (hội hè, lễ lạt) Trong khi đó, cácdoanh nghiệp sản xuất tiến hành liên tục, đều đặn Lợng hàng hoá tiêu dùng chocác nhu cầu không thờng xuyên đó cần đợc các DNTM tổ chức dự trữ hợp lý,mới có khả năng thoả mãn kịp thời chính xác, đảm bảo chất lợng, thị hiếu tiêudùng Mặt khác, có những loại vật t (nguyên vật liệu) dùng cho sản xuất lại chỉđợc sản xuất theo thời gian, thời vụ nhất định, đặc biệt là các sản phẩm nôngnghiệp, lâm nghiệp, ng nghiệp nhng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm là các vậtt đó lại đợc thực hiện liên tục trong các doanh nghịêp sản xuất Để cung cấp cácloại sản phẩm vật t đó phục vụ quá trình sản xuất liên tục, đều đặn ở các doanhnghiệp sản xuất cũng cần phải có lợng dự trữ linh hoạt hợp lý Dự trữ vật t, hànghoá tiêu dùng có hiệu quả kinh tế xã hội nhất là thực hiện ở các đơn vị kinhdoanh thơng mại ở các DNTM, dự trữ vật t hàng hoá có quy mô có quy mô lớn,chủng loại mặt hàng đa dạng phong phú, tính linh hoạt cao, khả năng điều tiếtcung cầu lớn Vì vậy, dự trữ đợc xem là một chức năng của kinh doanh thơngmại mà DNTM là ngời thực hiện chức năng này có hiệu quả nhất.
Bao bì hàng hoá với đầy đủ các yêu cầu của nó sẽ góp phần tích cực vàoviệc vào việc giữ gìn nguyên vẹn giá trị sử dụng của các loại vật t hàng hoá dựtrữ Nhờ có bao bì hàng hoá thích hợp mà các DNTM có thể khắc phục đợc tìnhtrạng kinh doanh lệ thuộc vào thời vụ sản xuất, thay đổi tập quán tiêu dùng theothời vụ, đảm bảo cho tiến trình kinh doanh đợc liên tục, hiệu quả, nâng cao khảnăng cạnh tranh, tạo dựng và chiếm lĩnh đợc các cơ hội kinh doanh trong điềukiện kinh tế hội nhập.
1.2 Bao bì và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp thơng mại.
1.2.1 Bao bì hàng hoá và chức năng của nó
1.2.1.1 Lịch sử bao bì hàng hoá và khái niệm bao bì hàng hoá [20, 48, 49]
Xét về lịch sử của bao bì hàng hoá, nhiều nhà nghiên cứu đã có nhữngphát kiến thật thú vị Từ thời cổ đại, ngời ta đã biết dùng những lá cây (nh lá câybầu, cây bí và các cây tơng tự) làm vật bao gói những sản phẩm khác Đó lànhững bao bì đầu tiên trong lịch sử Dần dần, do yêu cầu của cuộc sống, sản xuấtvà trao đổi san phẩm, ngời ta đã biết sử dụng các loại vỏ cây, các loại da thú đểlàm những chiếc giỏ để đựng hàng, vận chuyển trái cây, các thứ kiếm đợc từrừng mang về nơi trú ẩn của mình, từ nơi này sang nơi khác Những chiếc giỏbằng vỏ cây, da thú đợc sử dụng nh những phơng tiện chứa đựng, vận chuyển vàbảo quản sản phẩm của họ trong điều kiện nhất định Tuy nhiên, với những chất
Trang 19liệu từ vỏ cây, da thú, khả năng chứa đựng và vận chuyển sản phẩm đợc chútrọng hơn khả năng bảo quản sản phẩm.
Một khi các loại bao bì đó đã bị thải loại do bị vỡ, rách hoặc tổn thất thìkhả năng tái sử dụng bị hạn chế Ngời ta đã nghĩ đến những loại vật liệu khác đểchế tạo ra những bao bì có khả năng bảo quản sản phẩm tốt hơn và có thể sửdụng lại đợc Các loại bao bì bằng gốm sứ thuỷ tinh đã bắt đầu xuất hiện Támngàn năm trớc, ngời Trung Quốc đã biết tạo ra những chiếc bình gốm để chứađựng và bảo quản các sản phẩm dạng lỏng, dạng rắn rời Các loại bao bì làm từđất khi bị đổ vỡ dễ dàng bị thải loại và không thể dùng lại đợc Nhng với điềukiện kinh tế lúc đó, loại bao bì này đã phát huy đợc tác dụng nhất định Các loạibao bì này đã tồn tại trong quá khứ và ngày nay chúng ta vẫn thấy ở những nớcnghèo và một số nớc đang phát triển Các loại bao bì từ gốm không gây ô nhiễm,không gây nguy hiểm, độc hại cho nớc, không khí và môi trờng nói chung.
Bao bì bằng thuỷ tinh đã xuất hiện để giải quyết một số khuyết tật củabao bì bằng gốm Trớc đây, bốn đến sáu ngàn năm, các loại chai lọ thuỷ tinh đãđợc sử dụng ở Ai Cập Những bao bì này đợc sản xuất bằng phơng pháp thủ côngđơn giản Chai lọ thuỷ tinh có thể sử dụng đa dạng hơn và đợc giữ lại để tái sửdụng cho đến khi bị vỡ Chúng có khả năng tái sinh do có khả năng thu hồi vàlập lại công nghệ “chế biến” chai lọ thuỷ tinh mới Nhng viêc tái sinh lại cũnggặp những khó khăn bởi sự thu hồi từ phía ngời tiêu dùng, việc sử dụng côngnghệ “tái sinh” gây ô nhiễm không khí Những chai lọ thuỷ tinh không đợc thuhồi đã gây ra tác hại với môi trờng đất Bao bì bằng thuỷ tinh ngày nay đã đợcsản xuất bằng công nghệ mới, tiên tiến Hình thức, kiểu dáng, chủng loại ngàycàng phong phú, đa dạng, vừa có chất lợng cao vừa có tính mỹ thuật.
Công nghiệp bao bì liên tục đợc phát triển Các loại vật liệu bao bì luôn ợc nghiên cứu, công nghệ mới để sản xuất bao bì cũng ngày càng đợc áp dụngrộng rãi nhằm đảm bảo cho sản phẩm bao bì đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sảnxuất và trao đổi hàng hoá.
Bao bì bằng chất liệu giấy đã ra đời ở Trung Quốc vào khoảng vài bangàn năm trớc Loại bao bì này có khả năng thu hồi, tái chế và thuận tiện trong l-u thông Công nghệ sản xuất bao bì giấy đợc nhiều nớc đang phát triển áp dụngvà ngày càng đợc hoàn thiện.
Bao bì hàng hoá đang trong quá trình phát triển liên tục từ khi bắt đầucuộc cách mạng công nghiệp Từ thuở sơ khai, bao bì đợc làm bằng các phơngpháp thủ công, khối lợng nhỏ và quy cách đơn giản, với tác dụng chủ yếu đểchứa đựng, vận chuyển Đến ngày nay, công nghệ sản xuất hiện đại, chất liệubao bì đa dạng, quy cách, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, khối lợng vô cùng lớn.
Trang 20Công dụng của bao bì đã đợc mở rộng trong cả lĩnh vực bảo quản, vận chuyển,thơng mại
Nhìn lại lịch sử của bao bì để có nhận thức đầy đủ hơn sự phát triển cácchức năng bao bì, định hớng trong sản xuất, trong sử dụng và quản lý bao bì tốthơn, đáp ứng đợc các yêu cầu của bao bì trong sản xuất lu thông và vấn đề môitrờng.
Khái niệm về bao bì
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trờng,bao bì hàng hoá trở thành một vấn đề đợc nhiều nhà sản xuất kinh doanh thơngmại quan tâm bởi vì bao bì tốt hay xấu đều ảnh hởng đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh.
Chúng ta đều biết rằng, tất cả các ngành công nghiệp (trừ ngành khai thácthan, khoáng sản, ngành xây dựng cơ bản) mọi sản phẩm của họ đều phải dùngmột loại bao bì nào đó để bao gói, chứa đựng, bảo quản và vận chuyển sản phẩmcủa mình Nhng hiểu thống nhất về bao bì hàng hoá thì cha có một khái niệmnào đợc đề cập Mỗi góc độ xem xét của mỗi nhà sản xuất, kinh doanh có quanniệm khác nhau về bao bì.
Theo các nhà sản xuất thì bao bì đợc xem là phơng tiện thể hiện sản phẩm,là “cái u việt nhất” trng bày về kiểu dáng, mẫu mã, là phơng tiện thông báo tốtnhất về phẩm chất và tính sáng tạo bao bì là bộ phận hợp thành sản phẩm hoànchỉnh ở đây, các nhà sản xuất nhấn mạnh vai trò thể hiện của bao bì đối với sảnphẩm của họ Không có bao bì hàng hoá, sản phẩm sẽ không đợc nhận biết cụthể và chi tiết Đặc biệt trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng cơ bản củasản phẩm phải đợc xã hội thừa nhận, sản phẩm phải đợc cọ xát trên thị trờng vàphải đợc trở thành sản phẩm thực sự tức là phải đợc tiêu dùng.
Bao bì hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh trong cơ cấu hợp lý với sản phẩmcơ bản (giá trị sử dụng cụ thể) Nhà sản xuất quan tâm đến “ph ơng tiện biểuhiện” và chi phí bao bì khi sử dụng bao bì trong hoạt động thơng mại.
Theo các nhà kinh tế, bao bì đợc xem xét một cách toàn diện hơn Ngời tanghiên cứu bao bì gắn liền với quá trình lu thông hàng hoá và các yếu tố chi phíliên quan đến quá trình đó Bao bì là những biện pháp kinh tế mang lại cho sảnphẩm sự thể hiện, sự bảo vệ, sự nhận biết thông tin, sự chứa đựng, thuận tiện chongời tiêu dùng.
ở đây, bao bì đợc xem xét trong toàn bộ quá trình quản lý sản phẩm đi từnơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Quá trình đó diễn ra theo trật tự nhất định: từ lukho thành phẩm (lu bãi) đến vận chuyển, trng bày, sử dụng Sản phẩm đợc đóng
Trang 21gói trong bao bì sẽ bị tác động của nhiều yếu tố trong mỗi khâu của quá trìnhvận động sản phẩm.
Bao bì có thể đợc hiểu:
- Là nghệ thuật, là khoa học và kỹ thuật công nghệ.
- Là phơng tiện để đảm bảo cho sản phẩm đợc an toàn về số lợng, chất ợng từ ngời sản xuất đến ngời tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất, trongđiều kiện tối u.
- Là nguyên tắc về thực hiện công việc chuẩn bị hàng hoá một cách kinhtế nhất để vận chuyển, lu kho, sử dụng, trng bày hàng hoá.
Quan niệm bao bì ở đây đã đề cập đến các yếu tố của sản xuất bao bì, sửdụng bao bì sao cho có hiệu quả nhất Mục đích của bao bì đã đợc xác định trongmỗi khâu của quá trình vận động hàng hoá Sử dụng bao bì gắn liền với thực hiệnnghiệp vụ bao gói hàng hoá, những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bao bì Bao bìđợc coi nh chiếc chìa khoá để phát triển sản xuất và lu thông hàng hoá thông quaviệc cung cấp những phơng tiện để bảo vệ, chứa đựng, giữ gìn sản phẩm và chophép sản phẩm đợc lu thông đến khắp nơi trên thế giới Do đó nó nh một yếu tốđể phát triển kinh tế.
Các nhà nghiên cứu về bao bì lại có quan niệm bao bì dới một góc độkhác Các tác giả xem xét bao bì trên cơ sở nhấn mạnh chức năng của nó Bao bìlà loại sản phẩm dùng để “bao gói và chứa đựng sản phẩm khác”
Nh vậy, bất kể sản phẩm nào dùng để bao gói chứa đựng sản phẩm khácđều là bao bì Nhấn mạnh chức năng của bao bì để định hớng trong sản xuất baobì phù hợp với tính chất kỹ thuật của sản phẩm, với những công nghệ thích hợp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng, sản phẩm không phải sản xuất rachỉ để tiêu dùng mà phải đợc trao đổi, lu thông Do đó, bao bì phải là điều kiệnđể vận chuyển sản phẩm bảo quản sản phẩm từ nơi này sang nơi khác Bao bìphải giúp cho ngời tiêu dùng nhận biết sản phẩm để lựa chọn, biết cách sử dụngcác sản phẩm chứa đựng trong bao bì ở góc độ này, ngời ta lại nhấn mạnh tácdụng của bao bì trong lu thông sử dụng sản phẩm.
Bao bì gắn với sản phẩm nhng ngời sử dụng không sử dụng hoặc có thể sửdụng bao bì chứa đựng những sản phẩm mà họ mua cho một mục đích nào đó.Giá trị bao bì gắn với giá trị sản phẩm Việc chi phí một số tiền nhất định để tiêudùng một sản phẩm nào đó có phần chi phí cho bao bì hàng hoá Hơn nữa đối vớibao bì không sử dụng khi tiêu dùng sản phẩm, bao bì sẽ bị thải loại gây ra cácloại rác thải cho môi trờng Vì thế, vấn đề đặt ra cần phải có quan niệm khácvềbao bì sao cho nó vừa đảm bảo đợc lợi ích kinh tế của ngời tiêu dùng, ngời kinh
Trang 22doanh, vừa đảm bảo đợc vệ sinh môi trờng Bao bì là loại sản phẩm cần đợc xemxét ở nhiều lĩnh vực khác nhau cả trong khâu sản xuất, lu thông, tiêu dùng và cảtrong lĩnh vực môi trờng Theo Gerald K.Townshend bao bì theo nghĩa rộng làmột nhân tố quan trọng bằng cách này hay cách khác hợp với các hoạt động kinhtế, kỹ thuật, xã hội thành một thể thống nhất Rõ ràng bao bì đợc quan niệm mộtcách rộng lớn hơn, toàn diện hơn
Nh trên đã phân tích, dù có những quan niệm khác nhau về bao bì hànghoá song các khái niệm trên đều có những điểm thống nhất về chức năng, vai tròcủa bao bì, tuy về phạm vi, tác dụng của mỗi khái niệm có những giới hạn khácnhau do nhìn nhận những chức năng của bao bì có khác nhau Từ đó có thể đi
đến một khái niệm về bao bì: bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói,chứa đựng các loại sản phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của các sảnphẩn đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụvà tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trờng Khái niệm này đã làm rõ:
- Thực chất bao bì cũng là một sản phẩm, là một hàng hoá đặc biệt đợc sảnxuất theo một công nghệ nhất định Nó bao hàm cả tính kỹ thuật, nghệ thuật, mỹthuật Đây là cơ sở cho sự phát triển của ngành công nghiệp bao bì hiện nay.
- Nêu rõ đợc chức năng của bao bì.
- Phản ánh đợc ý nghĩa kinh tế, xã hội của sản phẩm bao bì trong phạm vinền kinh tế.
Khái niệm này cũng nhấn mạnh muốn có một sản phẩm bao bì tối u vàvấn đề sử dụng hiệu quả bao bì cần có sự kết hợp nhiều phía, từ các nhà sản xuất,ngời kinh doanh, ngời tiêu dùng và cả các nhà quản lý, môi trờng.
1.2.1.2 Chức năng của bao bì [11] [35] [45]
Theo quan niệm truyền thống, bao bì đợc xem là “vật bảo vệ sản phẩm” vàthực hiện các chức năng của nó Đứng ở góc độ thị trờng, bao bì có ba chức năngcơ bản Đó là: chức năng chứa đựng, bảo quản, bảo vệ hàng hoá trong quá trìnhlu thông; chức năng nhận biết (thông tin); chức năng thơng mại Đây là các chứcnăng làm cho bao bì trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinhdoanh hàng hoá trên thị trờng.
a Chức năng chứa đựng, bảo quản và bảo vệ hàng hoá trong quá trình lu thông
Hầu hết các sản phẩm khi sản xuất ra đều phải có bao bì, bao gói và chứađựng, trừ sản phẩm của ngành khai khoáng (than, khoáng sản), ngành xây dựngcơ bản Các sản phẩm khác đều phải đợc chứa đựng bằng phơng tiện nào đó đểthự hiện quá trình lu thông từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Bao bì ra đời đểphục vụ cho yêu cầu đó Chức năng này của bao bì đã xuất hiện từ thời cổ đại.
Trang 23Với những chất liệu đơn giản từ da thú với hình dáng đơn sơ của bao bì nh cácloại lá cây, vỏ cây, đồ gốm bao bì đã thể hiện đợc chức năng cơ bản này và đãgiúp cho con ngời chứa đựng vận chuyển những sản phẩm của họ kiếm đợc vàsản xuất ra từ nơi này đến nơi khác.
Bao bì giữ gìn giá trị sử dụng của sản phẩm tức là bảo vệ cho hàng hoáchống lại các tác động có hại của môi trờng và các tác động khác trong thời gianlu kho chuyên chở, bốc xếp và cả trong khâu tiêu dùng
Bao bì giữ gìn cho hàng hoá khỏi bị hao hụt, mất mát về số lợng, chất lợngtrong quá trình bảo quản, phân phối, lu thông và cả mất mát do con ngời gây ra.Bao bì ngăn cản sự tác động của các yếu tố khí hậu thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm)các vật gặm nhấm, nấm mốc, các yếu tố cơ học làm ảnh hởng đến số lợng, chấtlợng, giá trị sử dụng của hàng hoá mà bao bì chứa đựng Tức là bao bì bảo vệ sảnphẩm hàng hoá trên cả bốn mặt: cơ học, khí hậu, sinh vật học và hoá học, đảmbảo an toàn cho hàng hoá trong suốt quá trình lu thông và ngay cả trong khâu sửdụng.
b Chức năng nhận biết (thông tin)
Ngời tiêu dùng thông qua sự thể hiện bên ngoài của bao bì nh hình dángbao gói, các phơng pháp in ấn, trang trí nhãn hiệu để nhận biết, phân biệt sảnphẩm này với sản phẩm khác; sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm củadoanh nghiệp khác giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn đúng sản phẩm mà họyêu cầu Bao bì tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm là yếu tố cơ bản để “cá biệthoá” sản phẩm.
Màu sắc và các hình thức trang trí của bao bì là hiệu lệnh đầu tiên đối vớingời mua Đặc biệt với nghệ thuật trình bày hàng hoá theo kiểu đối lập để làmnổi bật các loại hàng hoá khác nhau Bao bì hàng hoá tạo ta một sự nhận biếtnhanh chóng đối với khách hàng Những thông tin trên bao bì ngoài các thôngtin cần thiết để nhận biết sản phẩm còn có các thông tin thể hiện về mặt luật lệ,các thông tin cho ngời sử dụng sản phẩm Chẳng hạn các thông tin hớng dẫn vềđiều kiện lu kho, hớng dẫn lắp đặt, vận chuyển, sử dụng, thời hạn sử dụng tốtnhất của sản phẩm; số, mã hiệu của kiện hàng, các điều kiện phòng ngừa (tránhnắng, ma, dễ vỡ ); các thông tin về số lợng, chất lợng giúp cho khách hàng lợnghoá đợc lợi ích của mình khi quyết định mua hàng.
c Chức năng thơng mại: Chức năng này thể hiện qua các nội dung về khả
năng quảng cáo, thu hút, kích thích, tính thẩm mỹ, hợp lý hoá, sự tiện lợi của baobì
Trang 24Các thông tin đầy đủ, sinh động, rõ ràng, ngắn gọn, dễ ghi nhớ của bao bìsẽ cuốn hút ngời mua hơn, tạo sự hứng thú quan tâm, chú ý, sự quảng bá của sảnphẩm.
Bao bì là phơng tiện chuyển giao thông tin từ phía ngời bán hàng cho ngờimua hàng Khả năng quảng cáo của bao bì đã đợc phát huy mạnh mẽ trong cácsiêu thị Bao bì đóng vai trò nh ngời bán hàng thầm lặng trong phơng thức bán tựphục vụ và tự lựa chọn Bao bì là hiện thân của hàng hoá khi nó tạo ra đợc nhữngấn tợng tốt, khó quên, đầy thiện cảm trong tâm trí ngời mua thông qua chức năngthể hiện (nhận biết thông tin, quảng cáo) của bao bì.
Chức năng này của bao bì còn đợc thể hiện ở việc bao gói hàng hoá thànhnhững đơn vị bao gói thích hợp cho việc chuyên chở, bốc xếp, sử dụng hàng hoávà sử dụng bao bì (tháo, mở) Tức là bao bì đóng gói sẽ tập trung hàng hoá thànhnhững đơn vị sử dụng, đơn vị buôn bán, đơn vị vận chuyển hợp lý với từng điềukiện tiêu dùng và phân phối, l thông Bao bì đợc thiết kế với những kiểu dáng,kích thớc, sức chứa thích hợp sẽ “hợp lý hoá” đợc các khâu trong quá trình vậnđộng của sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và ngay cả trongkhâu tiêu dùng sản phẩm chứa đựng trong bao bì; cả trong trờng hợp bán buônlẫn bán lẻ Chức năng thơng mại tạo điều kiện tăng năng suất trong khâu giaonhận, vận chuyển, bốc dỡ, thuận tiện cho việc sử dụng sản phẩm chứa đựngtrong bao bì và sử dụng có hiệu quả lợng sản phẩm đợc bao gói, thúc đẩy hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.
Một vật chứa đựng thực hiện một hoặc nhiều chức năng trên có thể đợcxem là bao bì sản phẩm Chính những chức năng này của bao bì đã làm cho baobì trở thành loại sản phẩm đặc biệt trong cơ cấu sản phẩm của nền kinh tế quốcdân, có ảnh hởng to lớn đến hiệu quả hoạt động của các DNTM.
1.2.2 Phân loại bao bì hàng hoá [13] [36]
Trong kinh doanh thơng mại, việc lựa chọn các loại bao bì thích hợp vớitừng phơng thức kinh doanh, từng thị trờng, từng loại hàng hoá có ý nghĩa vôcùng quan trọng, ảnh hởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh Mộtsản phẩm hàng hoá tốt cha chắc đã bán đợc khi nó không đợc bao gói phù hợpvới yêu cầu của ngời tiêu dùng Mặt khác, những áp lực môi trờng đang đặt ravấn đề cấp bách với các rác thải bao bì trong quá trình tái sản xuất Một bao bìtốt gắn liền với loại sản phẩm tốt Theo nghĩa rộng, chất lợng sản phẩm chính làthể hiện sự thoả mãn tối u các nhu cầu của ngời tiêu dùng và xã hội Bao bì gắnliền với hàng hoá và cũng gắn liền với vấn đề môi sinh Chính vì vậy, trong mọihoạt động kinh doanh cần biết chọn đúng loại bao bì cần thiết Việc lựa chọn cácloại bao bì thích hợp đợc dựa trên cơ sở phân loại các loại bao bì Với những góc
Trang 25độ khác nhau, nhằm vào các mục đích khác nhau mà có thể phân chia bao bìtheo các tiêu thức khác nhau.
ở nhiều nớc trên thế giới có ngành công nghiệp bao bì phát triển, ngời taphân loại bao bì chủ yếu theo hai tiêu thức là theo vật liệu chế tạo và theo mụcđích, tác dụng của bao bì đối với sản phẩm và lu thông sản phẩm Ví dụ: ởIxraen, bao bì hàng hoá đợc chia theo vật liệu chế tạo Theo đó bao bì đợc phânloại thành: bao bì chất dẻo, bao bì giấy và carton; bao bì bằng sắt tây và nhôm,bao bì thuỷ tinh và các loại khác (chủ yếu là gỗ) ở Đức, Hà Lan, bao bì đợcphân loại theo hai tiêu thức cơ bản: Tiêu thức 1: Phân loại bao bì theo vật liệuchế tạo bao gồm bao bì thuỷ tinh, sắt thép, nhôm, chất dẻo, vật liệu hỗn hợp (chủyếu là carton); tiêu thức 2: Phân loại theo mục đích sử dụng, bao gồm: Bao bì th-ơng phẩm (gồm túi, hộp, chai lọ, giỏ), bao bì ngoài (thứ hai) – bao bì trung gian(dùng để quảng cáo), bao bì vận chuyển (thứ ba) gồm hòm, bao
ở nớc ta, với những mục đích nghiên cứu khác nhau, bao bì đợc phân loạitheo các tiêu thức :
a Theo tiêu thức công dụng: bao bì đợc chia làm hai loại:
- Bao bì trong: loại bao bì này dùng để đóng gói hàng hoá, nó trực tiếp tiếpxúc với sản phẩm, thờng đợc bán cùng sản phẩm Do đó, giá trị của nó đợc cộngluôn vào giá trị sản phẩm đem bán.
- Bao bì ngoài (hay bao bì vận chuyển): loại này có tác dụng bảo vệnguyên vẹn số lợng và chất lợng sản phẩm, phục vụ cho việc chuyên chở sảnphẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Tuỳ theo loại bao bì có thể thu hồi haykhông mà giá trị của nó đợc tính ngay hoặc tính từng phần vào giá trị của sảnphẩm tiêu thụ.
b Theo số lần sử dụng: bao bì đợc chia làm hai loại:
- Bao bì sử dụng một lần: đây là loại bao bì đợc “tiêu dùng”cùng với sảnphẩm, chỉ phục vụ cho một lần lu chuyển của sản phẩm từ khi sản phẩm đợc sảnxuất ra đến khi sản phẩm đợc tiêu dùng trực tiếp Do đó giá trị của nó đợc tínhhết vào giá trị của sản phẩm.
- Bao bì sử dụng nhiều lần: loại này có khả năng phục vụ cho một số lầnlu chuyển sản phẩm, tức là có khả năng sử dụng lại Thờng bao gồm các loại baobì ngoài, bao bì trong, đợc sản xuất từ các vật liệu bền vững (nh kim loại, chấtdẻo tổng hợp ) Giá trị của chúng đợc tính từng phần vào giá trị của sản phẩmtiêu thụ.
Trang 26c Phân loại theo độ cứng (độ chịu nén): gồm bao bì cứng, bao bì nửa cứng, bao
bì mềm.
- Bao bì cứng: có khả năng chịu đợc các tác động cơ học từ bên ngoài, tảitrọng của sản phẩm bên trong, giữ nguyên hình dạng khi thực hiện việc chứađựng, vận chuyển, xếp dỡ.
- Bao bì nửa cứng: loại này có đầy đủ tính vững chắc khi thực hiện chứađựng sản phẩm và vận chuyển; tuy nhiên bị giới hạn ở mức độ nhất định Nó cóthể bị biến dạng dới sức nặng của hàng hoá, tác động sức ép khi chất đống hàng,tác động cơ học (va đập, rung xóc) khi vận chuyển.
- Bao bì mềm: dễ bị biến dạng khi chịu tác động của trọng tải hàng hoá vàtác động cơ học từ bên ngoài, dễ thay đổi hình dạng Tuy nó chịu đợc tác động,va chạm trong quá trình bốc dỡ vận chuyển, nhng bao bì loại này lại là phơngtiện để truyền các tác động đó vào hàng hoá và thờng dùng cho các sản phẩmdạng hạt, bột, không bị ảnh hởng bởi các tác động cơ học đến chất lợng sảnphẩm.
d Phân loại theo mức độ chuyên môn hoá bao bì:
- Bao bì thông dụng; loại bao bì này có thể dùng để chứa đựng nhiều loạisản phẩm khác nhau.
- Bao bì chuyên dùng: chỉ đợc dùng bao gói, chứa đựng một loại sản phẩmnhất định, thờng là các sản phẩm có tính chất lý, hoá học, trạng thái đặc biệt Vídụ: các chất khí, hoá chất độc hại, dễ cháy nổ
đ Phân loại theo vật liệu chế tạo:
Đây là cách phân loại chủ yếu và phổ biến đợc nhiều nhà nghiên cứu,nhà quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý môi trờng quan tâm Theo tiêu thứcnày bao bì đợc mang tên gọi của các loại vật liệu chế tạo ra nó Bao gồm cácnhóm:
Bao bì gỗ: bao bì gỗ có đặc điểm là dễ sản xuất, dễ sử dụng, có độ bền t ơng đối cao, có khả năng thu hồi sử dụng lại, vật liệu dễ khai thác Nhng loại baobì này có trọng lợng tơng đối nặng, chịu ẩm kém (dễ hút nớc), dễ cháy, dễ bị pháhoại bởi các vật gặm nhấm (mối, mọt, chuột ) Bao bì gỗ thờng ở dạng hòm,thùng chứa đóng kín hoặc có các kẽ hở nhất định.
Bao bì bằng kim loại: loại này khắc phục đợc các nhợc điểm của bao bìbằng gỗ nhng chi phí vật liệu cao, trọng lợng của một số kim loại nặng, do đó th-ờng sử dụng cho các loại sản phẩm đặc biệt: dễ cháy, nổ, dễ bay hơi, chất độc
Trang 27hại, sản phẩm dạng lỏng, ví dụ: xăng, dầu, ôxy, hyđrô khí nén, thuốc trừ sâu Bao bì kim loại có khả năng sử dụng nhiều lần.
- Bao bì bằng giấy, carton và bìa: đây là loại bao bì phổ biến hiện nay trênthị trờng quốc tế và trong nớc Nó chiếm khoảng 70% các loại bao bì sử dụng.Loại bao bì này có các tính chất sau: Về mặt lý học: chống ẩm (bền với nớc),chịu xé, chịu gấp và chịu sự va đập (có độ cứng cao); Về hoá học: bền với hoáchất, bền với nhiệt (chịu nóng tốt), bắt lửa kém, chống đợc côn trùng, vi trùng;Sinh lý học: không mùi, không vị, không độc; Tâm lý học: bề mặt phẳng, dễ inấn trang trí, dễ sử dụng Loại này có khả năng thu hồi vật liệu để tiếp tục quátrình sản xuất các loại bao bì hàng hoá khác.
- Bao bì bằng thuỷ tinh, đồ gốm: thờng để chứa đựng các sản phẩm dạnglỏng nh dợc phẩm, hoá chất, rợu bia, nớc giải khát loại này không độc, khôngphản ứng với hàng hoá, có độ cứng nhất định, nhng rất dễ vỡ khi bị va chạm,rung xóc trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
- Bao bì hàng dệt: vật liệu chủ yếu là các loại sợi đay, gai , vải, sợi nylon.Đây là loại bao bì mềm, thờng chứa đựng các loại sản phẩm dạng hạt rời Loạinày có độ bền nhất định, dễ chất xếp nhng dễ bị côn trùng gặm nhấm và gây bụibẩn.
- Bao bì bằng mây, nứa, tre đan: bao bì này thờng ở các dạng giỏ, lẵng,thúng, rổ Đây là loại bao bì nửa cứng, nguồn vật liệu dồi dào, sản xuất đơn giản,tiện lợi trong sử dụng Bao bì này thờng để vận chuyển, chứa đựng sản phẩm rauquả và một số sản phẩm khác.
- Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp các loại vật liệu, nh các loạibao bì đợc sản xuất từ chất liệu pôlime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bìnhựa cứng hoặc kết hợp nhiều loại vật liệu khác để sản xuất ra các loại bao bìđảm bảo đợc yêu cầu trong bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
e Phân loại theo nguồn gốc của bao bì gồm có
- Bao bì các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất: là loại bao bì dùng đểbao gói sản phẩm trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Bao bì hàng hoá của các DNTM: là loại bao bì chứa đựng hàng hoá chialô, ghép đồng bộ và vận chuyển hàng hoá trong kinh doanh của DNTM Ngoàicác tiêu thức trên, có thể phân loại bao bì theo các tiêu thức khác nh độ thấm n-ớc, mức chất lợng, trọng lợng tơng đối của bao bì, theo kiểu dáng hình học
Tuy cách phân loại bao bì mang tính tơng đối nhng mỗi cách phân loạiđều có ý nghĩa nhất định trong việc nghiên cứu sản xuất, sử dụng, quản lý và có
Trang 28những biện để phát huy những chức năng của bao bì đối với nền kinh tế quốcdân và với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
1.2.3 Vai trò của bao bì đối với hoạt động kinh doanh thơng mại [11] [13] [25].
Trong nền kinh tế hàng hoá, hầu hết các sản phẩm đều phải dùng đến baobì để bao gói Việc bao gói hàng hoá không chỉ để chứa đựng sản phẩm mà cònđợc sử dụng cho nhiều mục đích Có thể nói chỉ trong điều kiện kinh tế thị trờng,bao bì mới phát huy hết các chức năng của nó và nó có vai trò rất to lớn đối vớicác hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thơng mại.
1.2.3.1 Bao bì là một trong những phơng tiện quan trọng để giữ gìn nguyên vẹnsố lợng và chất lợng sản phẩm hàng hoá, giảm mất mát, hao hụt và đợc coi làmột yếu tố trực tiếp thực hiện tiết kiệm lao động xã hội.
Sản phẩm hàng hoá sau khi rời khỏi quá trình sản xuất trực tiếp để đi vàotiêu dùng phải trải qua các khâu: lu kho, phân phối, vận chuyển, xếp dỡ ở mỗikhâu, hàng hoá đều chịu những tác động khác nhau từ phía môi trờng, cơ học, lýhọc, hoá học Sản phẩm đợc bao gói chứa đựng bằng các loại bao bì thích hợp sẽhỗ trợ cho việc giảm thấp nhất các mất mát, biến chất, hao hụt Bao bì sẽ tránhcho hàng hoá không bị rơi vãi, tránh đợc va đập, sức nén, những ảnh hởng có hạicủa môi trờng bên ngoài nh ma, nắng, nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn, khí độc, các vậtgặm nhấm, côn trùng, xâm hại đến số lợng và chất lợng hàng hoá Ví dụ; xăngdầu dễ bị bay hơi, sản phẩm rời bị rơi vãi, sản phẩm rau quả, đồ hộp, lơng thựcsẽ bị côn trùng phá hoại Mặc dù bao bì chỉ là phơng tiện chứa đựng, bảo quảnhàng hoá, không đợc sử dụng cùng hàng hoá, khi đa sản phẩm vào tiêu dùng cácloại bao bì bị thải loại ra nhng từ lâu, bao bì đã đợc coi là một bộ phận cấu thànhcủa sản phẩm, hơn thế bao bì là bộ phận không tách rời của hệ thống bảo đảmvững chắc chất lợng sản phẩm.
Bao bì đảm bảo cho hàng hoá đợc an toàn trong các khâu lu chuyển củanó Trong lĩnh vực xếp dỡ, vận chuyển, bao bì nh một “lớp bảo vệ” vững chắcngăn cản sự tác động cơ học giữa các bao bì khác nhau (sự chèn, nén, va đập dochất xếp và sự di chuyển của các phơng tiện vận tải) Điều đó cũng có nghĩa baobì góp phần tích cực vào việc ngăn chặn ảnh hởng có hại đến chất lợng hàng hoá,tránh đợc đổ vỡ, dập nát, cong vênh các hàng hoá chứa đựng bên trong bao bì.Bao bì hàng hoá bảo vệ và duy trì “sự sống” của sản phẩm.
Từ lâu các nhà kinh tế bao bì đã đánh giá: vai trò của bao bì là để bảoquản, bảo vệ hàng hoá, là yếu tố để tiết kiệm của cải xã hội Hiện nay, ở các nớcđang phát triển tỷ lệ h hại sản phẩm chế biển sẵn và các mặt hàng lơng thực, thựcphẩm khác trong toàn bộ khâu phân phối đợc đánh giá vào khoảng 20 - 25%.Đây là một con số rất lớn và đáng báo động Nguyên nhân quan trọng nhất gâyh hỏng, thối rữa lơng thực, thực phẩm là do sự tấn công của côn trùng, vật gặm
Trang 29nhấm, chim chóc Khâu mất mát nhiều nhất là khâu lu kho hay trớc khi hàng hoáđợc vận chuyển từ nhà sản xuất đến nơi tiêu thụ, cảng xuất khẩu Một nguyênnhân khác gây ra h hại hàng hoá là do chất lợng bao bì kém, không đảm bảo cácyêu cầu của quy phạm chất xếp, độ bền vững thấp Việc tổ chức đóng gói, tổchức bốc xếp không hợp lý cũng gây ra những tác động xấu đến công tác bảoquản hàng hoá, phơng thức vận chuyển hàng hoá và bao bì không hợp lý đã gâyra hiện tợng sản phẩm bị h nát là phổ biến.
Nh vậy, bao bì đợc xem là một phơng tiện quan trọng để thực hiện tiếtkiệm của cải xã hội Tuy nhiên để phát huy vai trò này cần quan tâm đến cáckhía cạnh kỹ thuật sản xuất (công nghệ, thiết kế, vật liệu), kỹ thuật bao gói (hìnhthành các đơn vị hàng hoá), kỹ thuật xếp dỡ, vận chuyển để có những bao bìhoàn chỉnh, đáp ứng tốt nhất việc bảo quản, bảo vệ hàng hoá trong suốt quá trìnhlu kho và lu thông sản phẩm.
1.2.3.2 Bao bì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xếp dỡ, vận chuyển, nângcao hiệu quả sử dụng của thiết bị xếp dỡ, vận chuyển, công suất chứa đựng củacác nhà kho, bến bãi
Một trong những nhân tố quyết định đến việc tăng năng suất lao độngtrong xếp dỡ, vận chuyển là thực hiện cơ giới hoá các khâu này Vấn đề bao góihàng hoá bằng các loại bao bì thích hợp, đặc biệt là bao bì vận chuyển cho phéphình thành các đơn vị hàng hoá phù hợp với các phơng tiện xếp dỡ, vận chuyển,kể cả trong trờng hợp xếp dỡ vận chuyển thủ công Sản phẩm có bao gói khi vậnchuyển xếp dỡ sẽ thuận tiện hơn nhiều lần so với các sản phẩm chi tiết riêng biệt.Bao bì cho phép tập trung hàng hoá thành các đơn vị sử dụng, đơn vị buônbán, đơn vị vận chuyển, tạo điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khâuvận chuyển, xếp dỡ và giao nhận.
Bao bì hàng hoá đợc tiêu chuẩn hoá theo đúng quy định cho phép giaonhận, đầy đủ khi kiểm nhận, thuận tiện chính xác trong xác định chất lợng, đặcbiệt đối với các sản phẩm xuất khẩu.
Kích cỡ bao bì vận chuyển hợp lý tạo cơ hội sử dụng hết công suất của cácloại phơng tiện chất xếp Trong lĩnh vực này ngời ta thờng tập trung hàng hoáthành các “đơn vị bốc xếp” để “tiết kiệm” phơng tiện vận chuyển Từ năm 1961ở các nớc đã có khoảng 20 - 30% hàng hoá đợc tập trung thành đơn vị bốc xếp.Ngày nay con số này đã tăng lên đến 70 - 80% và do đó đã tiết kiệm đợc khoảng50% phơng tiện vận chuyển.
Việc chất xếp hàng hoá trong các nhà kho, sân bãi sẽ thuận tiện và có hiệuquả cao khi các loại hàng hoá đợc bao gói thích hợp với việc ứng dụng cơ giớihoá trong bốc xếp, với các hình dáng, độ bền vững thích hợp và kỹ thuật chất xếp
Trang 30hợp lý, có thể xếp đợc chồng hàng cao hơn, dung lợng chứa đựng nhiều hơn.Điều đó cũng có nghĩa diện tích, chiều cao nhà kho và các thiết bị chứa đựng(giá, bục để hàng) đợc tận dụng triệt để hơn.
Để cho quá trình bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận đợc thuận tiện, an toàn,chính xác và hiệu quả; sử dụng tối đa công suất nhà kho và thiết bị chứa đựng,cần quan tâm đến yếu tố chất lợng bao bì Kích thớc bao bì cần đợc tiêu chuẩnhoá, kết cấu bao bì phải bền chắc, phải “khoẻ’ để chịu đựng đợc các lực bốc xếp;có ký mã hiệu hớng dẫn vận chuyển, bốc xếp (mã số bao bì, phiếu bao gói nơiđến, nơi xuất phát, sức chứa, các ký hiệu an toàn, tránh lăn đẩy, tránh ma, tránhnắng, quy định xếp hàng đặc biệt với các hàng độc hại, nguy hiểm, dễ vỡ ).Bao gói hàng hoá phải theo đúng quy phạm để hạn chế tối đa h hỏng sản phẩmdo va chạm, rung sóc, sức nén khi thực hiện các nghiệp vụ trên.
1.2.3.3 Bao bì là một trong những phơng tiện quan trọng thực hiện thông tinquảng cáo sản phẩm, hớng dẫn sử dụng, là hình thức phục vụ văn minh kháchhàng và trong buôn bán quốc tế.
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm đợc sản xuất ra với số lợng vô cùnglớn với vô vàn quy cách chủng loại Trong đống khổng lồ hàng hoá nh vậy, ngờitiêu dùng sẽ lựa chọn nh thế nào? Cái gì là tín hiệu đầu tiên để khách hàng tìmkiếm sản phẩm theo yêu cầu của họ? Đó chính là bao bì hàng hoá Khách hàngdựa vào bao bì để tìm ra những sản phẩm mà họ cần.
Bao bì giúp cho ngời mua có cảm giác ban đầu đúng về sản phẩm bêntrong Thông qua các thông tin ghi trên bao bì, bao bì có khả năng giúp cho ngờimua nhận biết đầu tiên Nó thu hút sự chú ý của ngời mua khi đi vào các gianhàng siêu thị Bao bì mang đến cho họ sự kích thích về hàng hoá, làm tăng khảnăng bán hàng của doanh nghiệp Thông qua màu sắc, kiểu dáng và cách trìnhbày hàng hoá trong các gian hàng, qua các thông tin, ký mã nhãn hiệu ghi trênbao bì, bao bì đã tự nó giới thiệu hàng hoá Tại các gian hàng không có cách nàokhác đối với ngời mua lần đầu để tìm đợc hàng ngoại trừ bao bì hàng hoá hoặcđã có sự giới thiệu trực tiếp của nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng haycủa những ngời đã mua trớc.
Bao bì một loại sản phẩm nhất định trở thành ấn tợng quen thuộc củanhững ngời mua sắm thờng xuyên, trở thành tiềm thức của mỗi khách hàng khilựa chọn hàng hoá, để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, sản phẩm củadoanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
Những thông tin chỉ dẫn sử dụng, bảo quản, vận chuyển trên bao bì có ýnghĩa quan trọng với khách hàng Một mặt bao bì thể hiện trình độ phát triển củasản xuất và lu thông hàng hoá và mặt khác bao bì cũng thể hiện đợc mối quan hệkhăng khít, mối quan tâm thiết thực, cụ thể của các nhà sản xuất kinh doanh đối
Trang 31với ngời tiêu dùng Bao bì vừa thể hiện tính kỹ thuật, mỹ thuật vừa thể hiện tínhvăn hoá, xã hội, vừa vật chất, vừa tình cảm, vừa thơng mại, vừa nghệ thuật Điềuđó thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng Giải quyết hiệu quả các bănkhoăn do dự, các “bẫy” đối với khách hàng khi họ mua sắm hàng hoá Ngời ta đãví bao bì nh “ngời bán hàng thầm lặng” đặc biệt trong các hình thức kinh doanh“tự phục vụ”, bán hàng tự chọn Vai trò của ngời bán hàng ngày nay đã đợc thaythế bằng bao bì trong các siêu thị và các cửa hàng tự động Chính những thôngtin, các kiểu dáng với các hình thức màu sắc trang trí của bao bì đã làm cho baobì có vai trò nh một công cụ tạo ra sự hấp dẫn, tính tò mò, nảy sinh cảm xúc vàtừ đó tạo ra sự quảng bá sản phẩm rộng lớn Điều đó sẽ đa đến những sự thoảmãn cho khách hàng, gây ra những quyết định “bất chợt” nhanh chóng tronghành vi mua hàng của khách hàng.
Trong thơng mại quốc tế, bao bì hàng hoá đợc xem là một tiêu chuẩn chấtlợng quan trọng ở các nớc phát triển, khi hình thức bán hàng đã đạt tới trình độcao thì chức năng bán hàng của bao bì rất đợc chú ý Kéo theo đó những yêu cầuquảng cáo, thông tin của bao bì, cách bao gói, các ký mã hiệu, nhãn hiệu cầnphải tuân thủ các thông lệ quốc tế và luật pháp của các nớc nhập khẩu Bao bì đ-ợc tiêu chuẩn hoá là tiếng nói chung của các quốc gia trong lĩnh vực lu thông,buôn bán quốc tế Nhờ đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nớc.
1.2.3.4 Bao bì là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo vệ sinh antoàn lao động, bảo vệ sức khoẻ cho những nhân viên giao nhận, xếp dỡ, vậnchuyển, bảo quản hàng hoá, bảo vệ sự trong lành của môi trờng xung quanh.
Sản phẩm hàng hoá (đặc biệt là các sản phẩm độc hại, gây bụi bẩn, ônhiễm môi trờng) đợc bao gói bằng những bao bì thích hợp sẽ cách ly đợc cácảnh hởng xấu đến sức khoẻ của ngời lao động, đảm bảo môi trờng lao độngtrong lành và bảo vệ môi trờng xung quanh Các sản phẩm dễ cháy, nổ nếu đợcbao gói đúng quy chuẩn và bảo quản trong điều kiện thích hợp sẽ đảm bảo đợcđộ an toàn cao cho ngời lao động, cho các loại phơng tiện khi tiến hành giaonhận, xếp dỡ, vận chuyển Vì vậy, trong kinh doanh thơng mại, ngoài việc sửdụng các vật liệu bao bì phù hợp với đặc điểm kỹ thuật, tính chất cơ, lý, hoá họccủa sản phẩm để chứa đựng, bao gói, còn cần phải thực hiện các tiêu chuẩn hoávề ghi ký mã, nhãn hiệu hàng hoá, các ký hiệu chỉ dẫn các nghiệp vụ xếp dỡ, vậnchuyển, điều kiện bảo quản các loại hàng hoá nhất là với các loại hàng thuộcnhóm độc hại nguy hiểm Bao bì ngăn cản tác động có hại của hàng hoá, bảođảm sự trong lành của môi trờng.
1.3 Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp thơng mại và các chỉ tiêu đánh giá.
Trang 321.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp thơng mại.
1.3.1.1 Quan niệm chung về hiệu quả kinh doanh
Khi nghiên cứu về vấn đề hiệu quả kinh doanh, hiện nay còn có nhữngquan niệm cha đồng nhất Mỗi quan niệm đợc đứng ở góc độ nghiên cứu nhấtđịnh và để giải quyết những nội dung nhất định của hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quátrình kinh doanh với tổng chi phí ít nhất [19, tr 219] Quan niệm này nhấn mạnhtầm quan trọng của việc sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp thông quacác giải pháp về tổ chức, quản lý quá trình hoạt động của doanh nghiệp Thànhcông của quá trình tổ chức và quản lý các hoạt động thể hiện thông qua chỉ tiêukết quả và chi phí kinh doanh Kết quả kinh doanh càng lớn, chi phí càng thấpthì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Adam Smith lại cho rằng: hiệu quả là kết quả đạt đợc trong hoạt động kinhtế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá ở đây ông cho rằng hiệu quả kinh doanh đồngnghĩa với kết quả Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả là doanh thu tiêu thụ, đồng nhất vớichỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quan niệm thứ ba cho rằng: hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phầntăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí ở đây đã chỉ rõ đợc mối t-ơng quan giữa kết quả với chi phí một cách tơng đối Phạm vi hiệu quả đợcnghiên cứu theo quan niệm này là giới hạn ở kết quả tăng thêm (bổ sung) và chiphí bổ sung Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả phải bảo đảm quy mônhất định phù hợp với thị trờng Muốn mở rộng quy mô, cần phải xem xét phântích tơng quan giữa chi phí tăng thêm và quy mô tăng thêm; nghiên cứu quan hệấy với chi phí bình quân để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh Quan niệm nàychính là tính hiệu quả theo quy mô.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh chất lợng hoạt động của một tổchức kinh tế, đợc biểu hiện bằng hiệu số (chênh lệch) giữa kết quả thu đợc vớichi phí đã bỏ ra để đạt kết quả đó.
Quan niệm này cho phép định lợng đợc mức chất lợng hoạt động củadoanh nghiệp, tức là định lợng, đo lờng đợc một cách cụ thể hiệu quả sản xuấtkinh doanh - đó là lợi nhuận Quan niệm này cũng đã phản ánh đợc quan hệ bảnchất giữa kết quả với chi phí, cho phép đánh giá chính xác trình độ sử dụng cácchi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên đểđánh giá chính xác hơn ảnh hởng của từng chi phí đến kết quả kinh doanh, thì
Trang 33cách xác định hiệu quả nh trên vẫn cha thể hiện đợc Sự tơng quan giữa kết quảđạt đợc với các chi phí bỏ ra cha đợc đề cập ở đây.
Hiệu quả kinh doanh thể hiện ở mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luậtkinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội, đợc thể hiện thông qua mức sống vật chấtvà tinh thần của mọi ngời trong xã hội Trong phạm vi doanh nghiệp, chỉ tiêumức sống thể hiện thông qua quỹ tiêu dùng, đợc xem là chỉ tiêu phản ánh hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Mức thu nhập tăng, đời sống tinh thần phongphú, đó là hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp ở đây chỉ tiêu hiệu quả đãgắn liền với mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên cũng cầnphải thấy rằng, để có “hiệu quả” trong tơng lai phải tiếp tục đầu t, phải thực hiệntái sản xuất - kinh doanh mở rộng Điều đó có nghĩa là không phải tất cả kết quảcủa sản xuất - kinh doanh đều tập trung cho quỹ tiêu dùng, mà cần /phải có mộtphần nhất định dành cho tái tạo, mở rộng, nâng cao mức sống trong tơng lai.Phần tích luỹ để tái sản xuất kinh doanh mở rộng về cả quy mô và chất lợng(chiều sâu) Quan niệm này nhấn mạnh quỹ tiêu dùng, xem đó là chỉ tiêu hiệuquả sản xuất kinh doanh, là cha thoả đáng, cha thấy rõ tầm quan trọng to lớn củaviệc xác lập hiệu quả tơng lai thông qua quỹ tích luỹ phát triển sản xuất kinhdoanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải đợc xem xét, kết hợp giữa hiệuquả - lợi ích trớc mắt với hiệu quả - lợi ích lâu dài của doanh nghiệp [31]
Các quan niệm trên có những hình thức thể hiện khác nhau về hiệu quảsản xuất kinh doanh nhng đều thống nhất với nhau về bản chất Về bản chất hiệuquả sản xuất kinh doanh suy cho đến cùng là việc huy động, khai thác, sử dụng,quản lý tốt nhất các nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt đợcchất lợng, kết quả cao, thực hiện đợc mục tiêu của doanh nghiệp Xét trong phạmvi một doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu trớc mắt, cơ bản, lâu dài, làcơ sở để thực hiện các mục tiêu khác nh mục tiêu an toàn, mục tiêu thế lực, cácmục tiêu xã hội khác Với doanh nghiệp thơng mại, hiệu quả kinh doanh có thểđợc hiểu là một phạm trù kinh tế biểu hiện trình độ khai thác, tổ chức sử dụng, tổchức quản lý các nguồn lực của của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanhnhằm đạt các mục tiêu đề ra Hiệu quả kinh doanh đợc coi là một tiêu chuẩn, th-ớc đo để phân tích, đánh giá, lựa chọn các giải pháp đầu t, các cơ hội kinh doanhcủa doanh nghiệp trong từng thời kỳ và trong suốt quá trình hoạt động của doanhnghiệp.
Cũng nh các doanh nghiệp sản xuất, hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp thơng mại cần đợc xem xét, đánh giá trên các góc độ: hiệu quả kinh tế(phạm vi doanh nghiệp) và hiệu quả kinh tế - xã hội (phạm vi tác động của hiệuquả kinh doanh đến xã hội).
Trong phạm vi doanh nghiệp, chỉ tiêu hiệu quả cũng cần đặt ra những chỉtiêu cụ thể mới đánh giá đợc một cách toàn diện chất lợng hoạt động của doanh
Trang 34nghiệp Thông thờng sử dụng các chỉ tiêu định lợng và các chỉ tiêu định tính đểđánh giá
Các chỉ tiêu định lợng bao gồm những chỉ tiêu có thể tính toán đợc dựavào kết quả kinh doanh thu đợc và chi phí đã bỏ ra thông qua các phơng phápxác định thích hợp Chẳng hạn nh lợi nhuận, mức doanh lợi của các yếu tố chiphí (vốn kinh doanh, phí)
Các chỉ tiêu định tính không thể tính toán đợc cụ thể, ví dụ nh sức cạnhtranh của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp, niềm tin của khách hàng vớidoanh nghiệp… mới có thể bán đ
Hai hệ thống chỉ tiêu hiệu quả này đều phản ánh mức độ khai thác, sửdụng, quản lý có chất lợng các nguồn lực của doanh nghiệp, thông qua chúng màcó thể đánh giá đợc doanh nghiệp phát triển, tăng trởng nh thế nào sau mỗi chukỳ kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần phải đợc xem xét dới gócđộ kinh tế - xã hội Tức là đánh giá chất lợng hoạt động của doanh nghiệp trongmối tơng quan với các doanh nghiệp khác, với nền kinh tế, với các điều kiện môitrờng văn hoá, xã hội, vấn đề môi sinh.[7]
Mục tiêu kinh tế phải gắn với mục tiêu xã hội Trong nền kinh tế thị trờngcó sự quản lý của nhà nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa ở nớc ta, doanhnghiệp muốn tồn tại, phát triển đợc phải biết kết hợp chặt chẽ, biện chứng giữalợi ích của doanh nghiệp và lợi ích quốc gia Các chính sách kinh tế xã hội củaĐảng và Nhà nớc là định hớng quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn chiến lợckinh doanh của mình Mục đích kinh doanh đúng của một doanh nghiệp phảiphù hợp với mục đích của quốc gia Hệ thống giải pháp của doanh nghiệp chỉ cótính khả thi khi nó vừa phù hợp với điều kiện nguồn lực của doanh nghiệp vừaphù hợp với hệ thống chính sách kinh tế, tài chính của nhà nớc Nói một cáchkhác, muốn đạt đợc hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải biết huy động, sửdụng tốt nhất các nguồn lực bên trong doanh nghiệp với các cơ hội thuận lợi từcác nguồn lực bên ngoài Sự ăn khớp, sự hài hoà giữa các nguồn lực (bên trong -bên ngoài) ở doanh nghiệp chính là thời cơ hấp dẫn để doanh nghiệp đạt đợcđỉnh cao chất lợng hoạt động, hoạt động có hiệu quả nhất Do vậy khi nói đếnhiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thơng mạinói riêng, ngời ta quan niệm nó phải đảm bảo đợc cả hai mặt: mặt kinh tế và mặtxã hội.
1.3.1.2 Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp thơng mại
a Đặc điểm của sản phẩm bao bì.
Trang 35Nh nhiều nhà nghiên cứu và kinh tế đã nhận xét: bao bì là sản phẩm đặcbiệt của công nghiệp dùng để chứa đựng, bảo quản, bảo vệ hàng hoá mà nó chứađựng, tạo điều kiện thuận tiện cho xếp dỡ, vận chuyển và bán hàng Bao bì là loạisản phẩm gắn liền với những sản phẩm mà ngời sản xuất, kinh doanh đem tiêuthụ/ bán trên thị trờng Bản thân bao bì không phải là hàng hoá - giá trị sử dụngmà khách hàng cần nhng nó lại đợc bán cùng với các sản phẩm hàng hoá mà nóchứa đựng Tuy nhiên cũng không ít ý kiến cho rằng bao bì là một loại “hànghoá đặc biệt” nhất là trong điều kiện hiện nay Để làm rõ hiệu quả của việc sửdụng bao bì trong kinh doanh thơng mại cần phân tích các đặc trng/đặc điểm củasản phẩm này.
Bao bì là sản phẩm mà khi sử dụng/tiêu dùng nó không tạo ra giá trị sửdụng cụ thể nào để thoả mãn nhu cầu cụ thể của ngời tiêu thụ Nhng giá trị củanó lại đợc cộng vào giá trị của sản phẩm hàng hoá đem bán Nh vậy là ngời muaphải trả tiền cho cái mà ngời ta không cần đến nó cho một nhu cầu nhất định.Giá cả của những sản phẩm có bao gói, bao gói đẹp, thuận tiện sẽ đắt hơnnhững sản phẩm cùng loại nếu không có bao bì, bao gói hoặc bao gói xấu Đã cóthời kỳ ngời ta cho rằng bao bì là một thứ xa xỉ phẩm là vì lý do đó.
Giá sản phẩm có bao bì cao hơn giá sản phẩm không có bao bì, có nghĩalà bao bì có một phần giá trị trong giá trị của sản phẩm hàng hoá kinh doanh nh-ng giá trị sử dụng của nó không cấu thành giá trị sử dụng của hàng hoá đó.
Đặc điểm này khuyến cáo các nhà sản xuất - kinh doanh cần phải lựa chọnloại bao bì thích hợp, vừa đảm bảo chức năng chứa đựng, bảo quản, bảo vệ hànghoá vừa phải có cơ cấu giá trị thích hợp với giá cả hàng hoá Giá trị bao bì thấplà yếu tố làm cho giá cả hàng hoá kinh doanh thấp có sức cạnh tranh, doanhnghiệp sẽ bán đợc hàng, có lợi nhuận cao.
Bao bì gắn liền với hàng hoá - là bộ phận của sản phẩm hoàn thiện Bao bìlà một dạng sản phẩm vật chất đợc chế tạo từ các vật liệu thích hợp với tính chấtcơ, lý, hoá học của sản phẩm mà nó chứa đựng Bao bì có trọng lợng riêng, cóhình dạng cụ thể, có khối lợng Vì vậy, khi kinh doanh sản phẩm hàng hoá - thựchiện quá trình lu thông hàng hoá cũng chính là phải thực hiện vận chuyển mộtkhối lợng, trọng lợng bao bì nhất định Chi phí cho việc vận chuyển, xếp dỡ hànghoá có bao hàm chi phí bốc dỡ, vận chuyển bao bì làm cho chi phí lu thông nóiriêng, chi phí kinh doanh nói chung tăng Điều đó ảnh hởng đến giá thành, do đóảnh hởng đến giá cả hàng hoá đem bán/tiêu thụ Đặc điểm này lu ý các nhà sảnxuất kinh doanh cần lựa chọn các loại bao bì có khối lợng, trọng lợng hợp lý đểcó cơ hội giảm chi phí lu thông Trọng lợng tuyệt đối của bao bì nhỏ sẽ làm giảmtrọng lợng “vận tải khống”, tăng trọng lợng thơng mại góp phần nâng cao hiệuquả trong kinh doanh thơng mại Xu hớng cần lựa chọn các loại bao bì gọn, nhẹ,có trọng lợng tơng đối nhỏ Tuy nhiên, việc tăng trọng lợng thơng mại còn phụ
Trang 36thuộc vào phơng pháp chất xếp và yêu cầu trong quy phạm chất xếp, bao gói.Nhng dựa vàođặc điểm này cũng giúp cho các nhà kinh doanh xem xét vấn đềhiệu quả của việc sử dụng bao bì trong lĩnh vực buôn bán của mình.
Bao bì là hình thức biểu hiện của sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể.Bao bì đợc tiêu chuẩn hoá, sản phẩm chứa đựng trong bao bì đã đợc công nhậnquyền sở hữu công nghiệp, thì chính sản phẩm bao bì thể hiện tính pháp lý củasản phẩm, của doanh nghiệp có sản phẩm bán trên thị trờng Bao bì và hàng hoámà nó chứa đựng đã đợc pháp luật bảo hộ Thực tế các vụ vi phạm về nhãn hiệu,bao bì hàng hoá, là vi phạm pháp luật Hiện tợng nhái mẫu bao bì, hàng giả luthông trên thị trờng đã bị nghiêm trị theo luật pháp.
Nghiên cứu đặc điểm này, các nhà sản xuất kinh doanh cần phải chấphành đúng các quy định về đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, lựa chọn các sảnphẩm kinh doanh có bao bì đã đợc bảo hộ (sản phẩm chân chính) để đảm bảohiệu quả kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng bao bì nói riêng Trong kinhdoanh thơng mại quốc tế, bao bì sử dụng nh thế nào còn phụ thuộc vào các quydịnh trong luật bao bì của mỗi nớc Sản phẩm có chất lợng tốt nhng bao bì khôngphù hợp với thông lệ của quốc gia nhập khẩu sẽ không thể tiêu thụ đợc Nh vậy,vấn đề hiệu quả sử dụng bao bì có liên quan, chịu ảnh hởng lớn bởi tính pháp lýcủa nó.
Bao bì hàng hoá có thể đợc sử dụng nhiều lần Với các sản phẩm hànghoá khác (trừ các sản phẩm là tài sản cố định) khi sử dụng để cấu thành nên giátrị sử dụng mới thì không có khả năng dùng lại vào chính mục đích cũ hoặc ngaycả sử dụng cho mục đích khác Bao bì có khả năng tái sử dụng lại ngay vào mụcđích cũ hoặc cho các mục đích khác thông qua các biện pháp thu hồi, tái chế, táisinh Vòng đời của bao bì dài hơn các sản phẩm hàng hoá khác Trên thực tế,nhiều loại bao bì đã qua sử dụng đợc tổ chức thu hồi, tái sử dụng lại tuỳ theo cácđiều kiện cụ thể Nói một cách khác, khi sử dụng/tiêu dùng giá trị sử dụng củabao bì, bản thân nó không bị mất đi mà nó vẫn tồn tại ở một dạng vật chất cụ thể.Mặt tích cực của đặc điểm này là chúng ta có thể tận dụng lại để tiếp tục sửdụng, nhng mặt tiêu cực thì cũng không phải là nhỏ, đó là vấn đề rác thải bao bì,gây ra nhiều tác hại với môi trờng sinh thái.
Đặc điểm này cho thấy việc lựa chọn và sử dụng bao bì có hiệu quả cầndựa vào khả năng tái sinh của nó Khả năng thu hồi lớn sẽ đem lại hiệu quả kinhtế và hiệu quả xã hội lớn Xu hớng thế giới và cả Việt Nam hiện nay đang tìmmọi cách để chế tạo ra các loại vật liệu bao bì và bao bì có khả năng thu hồi lớnhoặc các loại bao bì ít độc hại, tự phân huỷ ở nhiều nớc đã có những quy địnhcụ thể về trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh nhập khẩu có sảnphẩm hàng hoá lu thông trên thị trờng trong lĩnh vực thu hồi bao bì thông qua
Trang 37các sắc lệnh về bao bì thải loại Những quy định này có tác động rất lớn đến ýthức sử dụng bao bì trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu toàn diện các đặc điểm của bao bì hàng hoá giúp chochúng ta có cách nhìn tổng quát, toàn diện và cụ thể hơn về hiệu quả sử dụngbao bì trong kinh doanh thơng mại.
b Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệpthơng mại.
Trong điều kiện kinh doanh hiện đại, hiệu quả sản xuất, kinh doanh đợcphân tích, đánh giá cụ thể đến từng điều kiện, yếu tố của quá trình hoạt động.Yếu tố bao bì và hiệu quả sử dụng yếu tố bao bì hàng hoá cũng cần đợc xem xét,đánh giá một cách khách quan, cụ thể để có định hớng chiến lợc đúng đắn trongsản xuất, trong sử dụng bao bì của mỗi doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì đợc dựa trên cơ sở thực hiện các chứcnăng và phát huy tác dụng của nó trong kết quả hoạt động kinh doanh của mỗidoanh nghiệp và với xã hội.
Với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thơng mại, việc sử dụng bao bìhàng hoá cũng có những nét đặc thù khác với các doanh nghiệp sản xuất:
Doanh nghiệp thơng mại thực hiện chức năng lu thông hàng hoá, hoạtđộng chủ yếu là mua để bán Mua những sản phẩm của các doanh nghiệp sảnxuất trong nớc hoặc nhập khẩu hàng hoá từ các nớc để bán - thoả mãn các nhucầu của khách hàng Sản phẩm mà doanh nghiệp thơng mại mua là những sảnphẩm hoàn thiện, đã đợc đóng gói bằng bao bì thích hợp của nhà sản xuất.Nguồn bao bì và các tiêu chuẩn bao gói đã đợc định sẵn từ phía nhà sản xuất,xuất khẩu Do đó việc lựa chọn bao bì để sử dụng có tính bị động Vấn đề đặt ralà hiệu quả sử dụng bao bì của doanh nghiệp thơng mại trong trờng hợp này đợcgiải quyết, xem xét nh thế nào? Doanh nghiệp thơng mại mua hàng để bán, mụcđích cơ bản là bán đợc hàng Để bán đợc hàng hoá, doanh nghiệp phải lựa chọnkhai thác nguồn hàng đúng với yêu cầu của khách hàng theo những tiêu chuẩnchất lợng nhất định phù hợp Xem xét tiêu chuẩn chất lợng với ý nghĩa là tổnghợp các yếu tố dặc tính tạo ra cho thực thể khả năng thoả mãn các nhu cầu đãcông bố hay còn tiềm ẩn, thì bao bì cũng là một yếu tố, một đặc tính góp phầnthoả mãn các nhu cầu của khách hàng Một sản phẩm có đầy đủ các đặc tính đólà sản phẩm có chất lợng phù hợp với nhu cầu Mỗi nhu cầu có những định lợng,định tính tiêu chuẩn riêng Nếu nhà kinh doanh nắm bắt đợc điều đó, hàng hoámua về sẽ bán đợc và bán đợc nhiều Nh vậy, trong trờng hợp này hiệu quả sửdụng bao bì thể hiện ở khối lợng hàng hoá bán ra/doanh thu bán hàng của doanhnghiệp.
Trang 38 Trờng hợp doanh nghiệp có những hoạt động dịch vụ mang tính chất sảnxuất, trong đó có việc sử dụng bao bì của mình để bao gói làm đồng bộ sảnphẩm, tạo ra các lô hàng lớn thích hợp với nhu cầu Việc bao gói, tạo các lô hànglớn đòi hỏi sử dụng một lợng không nhỏ bao bì hàng hoá (gồm cả bao bì ngoài,bao bì vận chuyển) Hiệu quả sử dụng bao bì ở đây thể hiện ở nhiều nội dung:chí phí cho bao bì đóng gói, sự tận dụng tối đa sức chứa của bao bì, tận dụng ph -ơng tiện vận chuyển các lô hàng lớn đã bao gói, độ an toàn cho hàng hoá trongquá trình vận chuyển, xếp dỡ, lu kho, sự tiện lợi cho giao nhận Thực tế chothấy, một sản phẩm có phẩm cấp chất lợng tốt (do đợc sản xuất từ các loạinguyên liệu có chất lợng cao, bằng công nghệ hiện đại ) nhng vì một lý do nàođó không đợc nhu cầu chấp nhận thì cũng coi là một sản phẩm kém Trong vô sốlý do có những lý do thuộc hoạt động của DNTM Trong nhiều dịch vụ có dịchvụ bao gói, làm đồng bộ sản phẩm, tạo cho sản phẩm có chất lợng hoàn thiệnhơn phù hợp với nhu cầu, đợc thị trờng chấp nhận ở đây, hiệu quả sử dụng baobì cần đợc đánh giá thông qua giá cả hàng hoá đem bán, qua khối lợng bán vàdoanh thu bán hàng Trong đó, các chi phí về giá trị cũng nh khối lợng các baobì đợc các DNTM sử dụng Vì vậy, hàng hoá bán đợc ngoài một số yếu tố kháccó yếu tố doanh nghiệp thơng mại đã sử dụng các loại bao bì nh thế nào, có hiệuquả hay không.
Bao bì trong kinh doanh thơng mại, phổ biến đợc phân loại theo côngdụng và theo vật liệu chế tạo Mỗi cách phân loại nh vậy đều có ý nghĩa rất lớnkhông chỉ về mặt kỹ thuật mà cả một khía cạnh kinh tế trong việc sử dụng cácloại bao bì Về mặt kỹ thuật, đảm bảo tính vững chắc, bao bì phù hợp với tính kỹthuật của hàng hoá Bao bì phù hợp về mặt kỹ thuật sẽ thực hiện tốt chức năngchứa đựng, bảo quản, bảo vệ hàng hoá Tính kỹ thuật ngoài yếu tố vật liệu bao bìcòn có yếu tố công nghệ, thiết kế quyết định Về mặt kinh tế, thể hiện ở khảnăng chứa đựng sản phẩm (sức chứa) sự sắp xếp hàng hoá lên phơng tiện vậnchuyển, sử dụng công suất của thiết bị xếp dỡ cơ giới hoá, khả năng thu hồi, táisinh, sự giảm chi phí về giao nhận Thờng thì tính kinh tế đợc thể hiện rõ hơnvới bao bì bằng vật liệu có khả năng tái sinh, với các bao bì vận chuyển; tính kỹthuật đợc thể hiện cụ thể ở các loại bao bì trong (bao bì thơng phẩm) Hiệu quảcủa việc sử dụng bao bì đợc thể hiện ở chỗ chi phí cho mỗi loại bao bì nh thếnào, khối lợng chiếm chỗ của bao bì, trọng lợng bao bì trong vận chuyển xếp dỡ,khả năng tái sử dụng, thu hồi, sự thuận tiện trong sử dụng hàng hoá trong côngtác giao nhận Ngoài việc lựa chọn chất liệu, hình dáng, kích thớc, trọng lợngbao bì, DNTM cần lu ý đến các thông số, các nội dung thông tin ghi trên mỗiloại bao bì mới có thể đảm bảo việc sử dụng chúng có hiệu quả cao đợc.
Trong các loại bao bì sử dụng trong kinh doanh, có những loại đã qua sửdụng đợc thu hồi và cũng có những loại không có khả năng thu hồi, tái sinh, táisử dụng đợc Dù có hay không sử dụng lại đợc thì trong kinh doanh, tiêu dùng tấtyếu phát sinh phế thải bao bì Những loại phế thải bao bì gây ra những ảnh h ởng
Trang 39tác hại đến môi trờng sinh thái, đặc biệt các loại bao bì có chất độc hại Vấn đềrác thải bao bì đang là vấn đề đợc nhiều nớc trên thế giới và Việt Nam quan tâmtìm các giải pháp để giải quyết Các sắc lệnh, luật về bao bì của các nớc cũng nhpháp lệnh về môi trờng của Việt Nam đều coi vấn đề thu hồi rác thải là trungtâm Kinh doanh hàng hoá càng phát triển thì lợng phế thải bao bì ngày càngtăng, đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cùng đồng trách nhiệm vớivấn đề nhức nhối này của các quốc gia.
Hiệu quả của việc sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp còn đợc thể hiện quatiêu thức hạn chế rác thải bao bì, hạn chế tác động có hại của bao bì với môi tr-ờng sinh thái Nói một cách ngắn gọn: sử dụng bao bì trong kinh doanh phải gắnliền với vấn đề môi trờng sinh thái; kết quả và hiệu quả kinh doanh của mỗidoanh nghiệp cần đợc xem xét tới các vấn đề xã hội - môi trờng, môi sinh.
Từ phân tích trên có thể quan niệm về hiệu quả bao bì trong kinh doanh
thơng mại: Hiệu quả sử dụng bao bì trong kinh doanh thơng mại là phạm trùkinh tế phản ánh mức độ khai thác, huy động, sử dụng các nguồn bao bì để đạtđợc những mục tiêu kinh tế, xã hội cao nhất với chi phí thấp nhất Mục tiêu kinh
tế trong sử dụng bao bì thể hiện ở khả năng bán hàng, tăng doanh thu, tiết kiệmcác chi phí liên quan đến bao bì, bao gói hàng hoá, tăng lợi nhuận và thu nhậpdoanh nghiệp Mục tiêu xã hội là sự thoả mãn nhu cầu của thị trờng về các loạihàng hoá có chất lợng cao, đảm bảo sự thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời và bảovệ quyền lợi chính đáng của khách hàng, đảm bảo an toàn môi trờng sinh thái,hạn chế tác động có hại do phế thải bao bì phát sinh trong lu thông, hình thành ýthức xã hội trong tiêu dùng sản phẩm và sử dụng bao bì hàng hoá.
Đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì cần đợc xem xét toàn diện cả tầm vi mô(doanh nghiệp) và tầm vĩ mô (quốc gia, quốc tế) Do đó, việc xây dựng hệ thốngcác tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bao bì ở các lĩnh vực sản xuất- lu thông - tiêu dùng nói chung và ở các DNTM nói riêng là cần thiết và cấpbách nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế gắn chặt với vấn đề môi trờng, xãhội.
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp thơng mại
Nh đã phân tích ở trên, hiệu quả sử dụng bao bì không những ảnh hởnglớn đến hoạt động kinh doanh của DNTM mà còn tác động đến các vấn đề xãhội Do vậy, hiệu quả sử dụng bao bì cần đợc đánh giá bằng những chỉ tiêu vừacó tính chất vi mô (hiệu quả đối với doanh nghiệp) vừa có tính chất vĩ mô (hiệuquả kinh tế - xã hội).
1.3.2.1 Hệ thống chỉ tiêu kinh tế
Trang 40- Tổng chi phí về bao bì hàng hoá trong kinh doanh
Pbb = Pi Trong đó: Pbb: Tổng chi phí bao bì (theo giá trị) Pi : Chi phí bao bì loại vật liệu thứ i- Tỷ trọng chi phí bao bì trong tổng chi phí kinh doanh.
Tbb = x 100% Trong đó: Tbb: Tỷ trọng chi phí bao bì (%)Pbb: Chi phí bao bì
Pkd : Chi phí kinh doanh - Tỷ lệ bao bì thu hồi - tái sử dụng, tái chế
h= ; htc = ; hsd =
- Hệ số quay vòng của bao bì.- Trọng lợng tuyệt đối của bao bì.- Mức tăng của doanh số bán.
- Năng suất lao động trong kinh doanh.
1.3.2.2 Chỉ tiêu xã hội: đây là những chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ ảnh
h-ởng của việc sử dụng bao bì đối với xã hội.
- Mức độ ảnh hởng đến ngời tiêu dùng (thoả mãn nhu cầu).- Mức độ ảnh hởng của phế thải bao bì đến môi trờng môi sinh.
1.4 Các nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp thơng mại.
Bao bì là một loại sản phẩm đặc biệt luôn gắn liền với sản phẩm hàng hoá.Sản phẩm mà nhà kinh doanh đem đến cho khách hàng là một sản phẩm hoànthiện Bao bì hàng hoá đợc sử dụng trong kinh doanh thơng mại là một tất yếukhách quan và cũng là một tất yếu kinh tế Tuy nhiên, mức độ, chất lợng, cơ cấuvà hiệu quả sử dụng các loại bao bì nh thế nào ở các DNTM phụ thuộc vào nhiềunhân tố
SQW
H: Tỷ lệ bao bì thu hồi Htc: Tỷ lệ tái chếHsd: Tỷ lệ sử dụng lại
Trong đó Qth: Lợng (giá trị) bao bì thu hồi Qsd: lợng (giá trị) bao bì sử dụng Qlc: lợng (giá trị ) bao bì tái ché Qsdl: Lợng (giá trị) bao bì sử dụng lại.
Trong đó: W : Năng suất lao động Qlc: Lợng hàng hoá lu chuyển Sld: số lao động trong doanh nghiệp