MỤC LỤC
Tuy nhiên, mối lo khan hiếm nước sạch trên toàn cầu cũng trở thành vấn đề quan trọng không kém, thậm chí còn đáng lo ngại hơn khi nó đe dọa đến sức khỏe của con người và là nguyên nhân của nhiều cuộc xung đột giữa các quốc gia. Nguyên nhân chủ yếu là do phá rừng và xói mòn đất ở các vùng đồi núi, đồng thời nguồn nước mặt có giá trị vốn để cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp đang cạn kiệt nghiêm trọng khiến con người phải đào ngày càng sâu để tìm kiếm các nguồn nước.
Tuy nhiên, phần lớn đất đai nằm dọc ven phá không chủ động nguồn nước ngọt, quanh năm nhiễm mặn phải bỏ hoang hoặc cấy lúa 1 vụ năng suất thấp. Đặc điểm địa hình: Phú Vang là vùng đồng bằng ven biển nên nhìn chung có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc không cao. Cồn cát lớn ngấm nước mưa, giữ trong lòng một lượng nước mưa, đào sâu 1-2m là có nước ngọt dùng cho sinh hoạt rất tốt.
Ở các vùng cửa sông châu thổ hiện đại ven đầm phá, có địa hình dạng đầm lầy, ao bầu, ruộng trũng với độ cao phổ biến dưới 1m như Phú Thanh, Phú Tân, Phú An. Một số điểm địa hình dạng thềm không liên tục, cao trên 1m, thường bị ngập nước vào mùa lũ, giống như các bãi bồi, hình thành các cồn, đảo nằm cuối đầm Thủy Tú như Cồn Đờn, Cồn Giá, Cồng Lăng,…(vinh Hà).
Mùa nắng gió Tây - Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản. Có bờ biển dài trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồng, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tổ chức thành lập đội thu gom, trang bị xe đẩy tay loại 0,6m3 và các trang thiết bị lao động, bảo hộ để thu gom CTR tập trung về 2 trạm trung chuyển ở thôn Tân Cảng và thôn Bàu Sen (đặt Container trước) thuộc thị trấn Thuận An, sau đó hợp đồng với công ty dịch vụ môi trường đô thị Huế vận chuyển về xử lý tại bãi xử lý rác của tỉnh.
Do điều kiện địa lý tự nhiên, nằm ở vùng ven biển và đầm phá nên nước sinh hoạt ở 3 xã này đều bị nhiễm mặn.Và là vùng chịu ảnh huởng của biền đổi khí hậu trực tiếp, bão và lũ lụt thường xãy ra nên chất lượng nước sạch khan hiếm rất nhiều. Theo số liệu điều tra, của 45 hộ gia đình thuộc 3 xã không có hệ thống cấp nước sạch thì các bệnh mắc phải đối với con em họ khi sử dụng nguồn nước lấy từ các giếng đào và giếng khoan là các bệnh về đường tiêu hoá mà phổ biến nhất là tiêu chảy, kiết lỵ.
Nước khai thác được lấy từ hai nguồn, trạm cấp nước lấy nước từ sông Hương, trạm cấp nước lấy nước ngầm ở độ sâu từ 70 đến 80 m. Nước đạt chất lượng cho phép được bơm lên sau khi qua các công đoạn khử trùng và loại bỏ các chất hữu cơ bằng Clo, sau đó đi vào bể lắng cùng với hợp chất keo tụ rồi sang giai đoạn lọc nhanh có rửa ngược cuối cùng đi vào bể nước sạch và được bơm vào hệ thồng cấp nước. Dự án này sẽ cung cấp nước sạch cho người dân trong các xã trên nhằm nâng cao đời sống, sức khoẻ và thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Dự án này nếu đi vào thực hiên sẽ cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho hơn 26.630 người dân trong huyện. Nước sạch được dẫn tới từng hộ sử dụng bằng các đường ống nhánh lắp đồng hồ để ghi thu tiền, có hệ thống van vòi thích hợp.
Tuy nhiên, nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của con người phải đảm bảo về chất lượng theo những tiêu chuẩn cho phép, nếu không chính nguồn nước đó lại là nguyên nhân dẫn đến cho con người những bệnh tật khá nghiêm trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và trí tuệ của con người. Phần lớn các xã có số lượt người phải đến khám các bệnh liên quan đến việc sử dụng nước sinh hoạt ít nhất đều là các xã có hệ thống cấp nước sạch trong sinh hoạt, còn xã có số lượt người đến khám các bệnh trên nhiều hầu hết là xã không có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Ta thấy rằng, tình trạng sức khoẻ của người dân ở các xã chưa có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt là rất đáng lo ngại, nó ảnh hưởng không chỉ mang tính hiện thời mà nó để lại những hậu quả khó mà khắc phục được nếu không có ngay các hệ thống cấp nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt của họ.
Khi được cung cấp đầy đủ về nước sạch sẽ góp phần giảm cường độ lao động cho người dân do được sử dụng nước sạch tại chỗ; thêm vào đó do mắc ít các bệnh nêu trên nên người lao động có đIều kiện để nâng cao sức khoẻ, từ đó có cơ hội tăng năng suất lao động làm tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống, đồng thời giảm thiều nguy cơ mắc các bệnh mãn tính gây ảnh hưởng tiêu cực lâu dài. Nếu dự án được đi vào thực hiện, hệ thống các trạm cấp nước tập trung được xây dựng, hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp thì môi trường sống của con người được cải thiện, dân trong vùng sẽ được dùng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh môi trường. Đảm bảo sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội; tạo ra sự hoà nhập của khu vực đó vào trong sự phát triển chung của cả nước và góp phần tạo ra sự hoà nhập của Việt Nam với thế giới; Từ đó đem lại giá trị lợi ích hết sức to lớn cho khu vực đó nói riêng và cho cả nước nói chung.
Như vậy, dự án này nếu được thực hiện trong thực tế thì sẽ đem lại nhiều lợi ích không chỉ về mặt tài chính mà còn cả về mặt kinh tế – xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế các địa phương này phát triển và từ đó có những tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước.
Theo luật tài nguyên nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn lãnh thổ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND huyện quản lý, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch. Để công trình hoạt động ổn định, lâu dài nên tổ chức bộ máy quản lý dưới dạng các ban quản lý hoặc hợp tác xã dịch vụ chịu sự quản lý điều hành của UBND các xã.
Qua tổng kết kinh nghiệm hoạt động của những trạm cấp nước đang hoạt động rất hiệu quả ở địa bàn huyện Phú Vang thì bộ máy tổ chức đều dưới dạng hợp tác xã dịch vụ (khoảng 7 – 14 người, trong đó có trưởng ban, kế toán và công nhân vận hành, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và ghi thu tiền nước). Với giá nước trung bình 3.700 đồng/m3 là hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế của nông thôn hiện nay.
Các công trình xây dựng xong sẽ bàn giao cho địa phương (thôn, xã) trực tiếp quản lý khai thác sử dụng. Không để đồng hồ đo nước ở ngay nhà dân mà để vào một trạm tập trung nhỏ để dễ quản lý và cán bộ quản lý cũng phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về sử dụng nước sinh hoạt của mỗi xã. - Khoảng 3 – 6 người chịu trách nhiệm vận hành hệ thống theo nhu cầu dùng nước hàng ngày của nhân dân cũng như cho các mục đích khác.
- Khoảng 3 – 5 người chịu trách nhiệm sửa chữa đường ống và ghi thu tiền nước hàng tháng. Trước khi giao nhận công trình để quản lý, những người vận hành hệ thống cấp nước phải được đào tạo tay nghề và các kỹ thuật cần thiết cơ bản.