SKKN giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua giảng dạy các bộ môn văn hoá

16 1.1K 0
SKKN giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua giảng dạy các bộ môn văn hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA GIẢNG DẠY CÁC BỘ MÔN VĂN HOÁ" I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1. Về mặt lý luận Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật giáo dục). 1.2. Về mặt thực tiễn Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Đối với Việt Nam, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các giá trị đạo đức trong truyền thống và hiện đại vẫn giữ một vai trò quan trọng. Công nghiệp hóa là một quá trình tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại. Trong quá trình đổi mới KT-XH của đất nước đã có nhiều thành công về mọi mặt, đáng kể hơn hết là đời sống kinh tế và cơ sở hạ tầng của XH đã phát triển rõ nét. Những thành công của giáo dục trong công cuộc đổi mới đã làm động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bộ mặt của nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, trong sự thành công của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, vẫn còn một bộ phận học sinh có hành vi lệch chuẩn về đạo đức như: Vi phạm luật giao thông, gây gỗ đánh nhau, thiếu tôn sư trọng đạo, chây lười trong học tập, bỏ học, bỏ tiết, đi học trễ, nói tục, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm tác phong nề nếp…Bên canh đó một số học sinh lại có tư tưởng đạo đức lệch chuẩn như: Thích sống hưởng thụ, thích ăn chơi hoang phí, coi nặng giá trị vật chất, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai… Đối với đội ngũ giáo viên: Với tâm huyết và lòng nhiệt tình nhiều cán bộ - nhân viên đã có những cố gắng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, là tấm gương sáng cho học sinh về đạo đức. Tuy nhiên vẫn còn một số ít CB- GV chưa quan tâm đầy đủ đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, chưa có giải pháp thích hợp trong giáo dục đạo đức và chưa thật sự là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy học sinh ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua giảng dạy các bộ môn văn hoá là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ quản lí giáo dục. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này. I. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường từ đó đề xuất một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh tại trường THCS Thị Trấn Đông Triều giúp công tác quản lí trường học hoạt động đúng mục đích và có hiệu quả thúc đẩy và duy trì nề nếp của nhà trường THCS, giỳp cho cỏc em trở thành những người tốt trong xó hội. . I.3. Thời gian và địa điểm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm chỉ đạo công tác lồng ghép việc giáo dục đạo đức học sinh trong quá trình giảng dạy các bộ môn văn hoá trong nhà trường THCS Thị Trấn Đông Triều năm học 2009 -2010. I.4. Đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn Trong nhà trường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một công viêc cực kỳ quan trọng. Bác Hồ của chúng ta đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì vô dụng” Trong những bức thư, lời phát biểu của người khi đến thăm các trường cũng như những lần làm việc với lãnh đạo Bộ giáo dục, với các cấp uỷ Đảng chính quyền về công tác diệt dốt và nâng cao dân trí, Hồ chí Minh luôn kiên trì quan điểm: với người còn mù chữ thì dạy cho biết chữ, đối với người đã biết chữ rồi thì phải dạy cho họ thường thức khoa học, đạo đức công dân…nâng cao lòng yêu nước, trở thành người công dân hiểu biết đúng đắn, quyền lợi bổn phận và trách nhiệm của mình. Nhiều lần người đề cập tới việc dạy “đạo đức công dân”, một nội dung học không phải là xa lạ, cao siêu khó thực hiện, mà nó nằm ngay bên trong và là nền tảng của đời sống hàng ngày Đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: - Chức năng giáo dục. - Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. - Chức năng phản ánh. Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Hồ Chủ Tịch đã nêu: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ” Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. II. NỘI DUNG II.1. TỔNG QUAN Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường . i vi hc sinh THCS, kt qu ca cụng tỏc giỏo dc o c vn cũn ph thuc rt ln vo nhõn cỏch ngi thy, gng o c ca ngi thy s tỏc ng quan trng vo vic hc tp, rốn luyn ca cỏc em . giỏo dc o c cho hc sinh cú hiu qu, yu t tp th gi vai trũ ht sc quan trng. Cụng tỏc giỏo dc o c cho hc sinh ch t kt qu tt khi nú cú s tỏc ng ng thi ca cỏc lc lng giỏo dc: nh trng, gia ỡnh v xó hi. Vic giỏo dc o c cho hc sinh ũi hi ngi thy phi nm vng cỏc c im Tõm-Sinh-Lý la tui ca hc sinh, nm vng cỏ tớnh, hon cnh sng c th ca tng em nh ra s tỏc ng thớch hp. Giỏo dc o c l mt quỏ trỡnh lõu di, phc tp, ũi hi phi cú cụng phu, kiờn trỡ, liờn tc v lp i lp li nhiu ln. II.2. CHNG 2 : NI DUNG CA VN NGHIấN CU 2.1. Nghiên cứu lí luận chung của vấn đề nghiên cứu o c l mt hỡnh thỏi ý thc xó hi bao gm nhng nguyờn tc v chun mc xó hi, nh ú con ngi t giỏc iu chnh hnh vi cho phự hp vi li ớch, hnh phỳc ca mỡnh v s tin b ca xó hi trong mi quan h ngi v ngi v con ngi vi t nhiờn. hỡnh thnh phm cht o c cho hc sinh, cụng tỏc giỏo dc o c núi chung v ging dy cỏc mụn giỏo dc núi riờng trong nh trng phi thc hin cỏc nhim v sau: Hỡnh thnh cho hc sinh ý thc cỏc hnh vi ng x ca bn thõn phi phự hp vi li ớch xó hi; giỳp hc sinh lnh hi c mt cỏch ỳng mc cỏc chun mc o c c quy nh. Bin kin thc o c thnh nim tin, nhu cu ca mi cỏ nhõn m bo cỏc hnh vi cỏ nhõn c thc hin. Bi dng tỡnh cm o c, tớnh tớch cc v bn vng, v cỏc phm cht ý chớ m bo cho hnh vi luụn theo ỳng cỏc yờu cu o c. Rốn luyn thúi quen hnh vi o c tr thnh bn tớnh t nhiờn ca mi cỏ nhõn v duy trỡ lõu bn thúi quen ny. Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giảng dạy các bộ môn văn hoá to iu kin cho hc sinh t nhn thc khoa hc, nh hng giỏ tr vt cht v tinh thn, tỏc ng sõu rng n vic hỡnh thnh nhõn cỏch hc sinh, giỏo dc vn húa ng x ỳng mc. 2.2. Thực trạng * Thuận lợi Tình hình giáo dục của địa phương những năm qua có nhiều chuyển biến tốt, phô huynh học sinh quan tâm đến giáo dục. Trường THCS Thị Trấn Đông Triều trong năm học 2009 -2010 trường có 12 lớp với tổng số học sinh là 420 em. Tổng số giáo viên của trường là 26 đ/c đáp ứng đủ cho việc phân công giảng dạy. Đội ngũ cán bộ và giáo viên của trường đều đạt chuẩn đến trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Chương trình Sách giáo khoa có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc và nội dung, sự đổi mới này rất thích hợp cho việc lồng ghép kiến thức giáo dục đạo đức cho học sinh trong quá trình giảng dạy. Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc Cha mẹ học sinh tích cực phối hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. *Khó khăn – tồn tại Là địa bàn trung tâm của Huyện rất phức tạp về tệ nạn xã hội, tình hình thanh thiếu niên lêu lỏng bên ngoài lôi kéo học sinh tham gia những trò chơi vô bổ, gây gổ đánh nhau …. đã ảnh hưởng không ít đến đạo đức học sinh. 2.3. Một số giải pháp 2.3.1. Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà trường”, tự đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội. 2.3.2. Công tác chỉ đạo Để giải quyết vấn đề đặt ra đó là : Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy các bộ môn văn hoá. Năm học 2009-2010 trường chúng tôi đã thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây : a. Ban giám hiệu nhà trường cần quán triệt tốt nội dung, ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giảng dạy các môn học cho toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường . Đạo đức, lối sống của học sinh được hình thành từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng góp phần to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Bản thân mỗi môn học đều chứa đựng các yếu tố giáo dục đạo đức cho học sinh. Những bài học từ “ Năm điều Bác Hồ dạy” là hành trang chuẩn mực về quá trình rèn luyện đạo đức cho học sinh cho đến khi các em bước chân vào trường THCS . Chương trình của bộ môn giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp 9 đã đáp ứng yêu cầu về định hướng giáo dục cho học sinh trong độ tuổi vị thành niên. Các môn khoa học xã hội như: Văn, sử, địa…đều chứa đựng các nội dung giáo dục đạo đức, bên cạnh đó các môn khoa học tự nhiên cũng mang tính giáo dục. Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn từng nói “ Dạy hoá học là dạy lòng yêu nước”. Giáo dục đạo đức không chỉ là những lời nói xuông theo kiểu “ đao to búa lớn” mà nó thấm vào từng trang sách bài học qua những việc làm cụ thể và những hành động thiết thực: Thầy cô mẫu mực trước học trò, người lớn tạo niềm tin cho lớp trẻ… đó chính là những tấm gương cho thế hệ học trò. Giáo dục đạo đức thông qua các bộ môn văn hoá là vấn đề hết sức quan trọng bởi vì nếu chỉ giáo viên chủ nhiệm coi trọng công tác giáo dục đạo đức học sinh thôi chưa đủ mà mọi giáo viên bộ môn cũng phải tập trung gánh vác nhiệm vụ này. Trong các năm học, Ban giám hiệu nên triển khai chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học để quán triệt đến toàn thể cán bộ giáo viên. Với chuyên đề này, trong quá trình giảng dạy các giáo viên phải gắn việc dạy kiến thức trên lớp với việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua bộ môn. Mặt khác mỗi tiết học, các giáo viên cũng phải coi trọng xây dựng nền nếp học cho bộ môn mình như thế nào đối với trên lớp? đối với ở nhà? Hiện nay tình trạng giáo viên ít coi trọng việc xây dựng nền nếp học bộ môn còn khá phổ biến. Muốn làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua bộ môn thì người giáo viên bộ môn phải tự học hỏi và có nhiều kiến thức tích hợp tuỳ từng bài mà gắn việc giáo dục sao cho phù hợp và có hiệu quả cao nhất. b. Chỉ đạo viẹc giảng dạy các bộ môn văn hoá phải chú ý đến phương pháp học tập và phong cách học tập. Nội dung này là rất quan trọng vì cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Trong công tác giáo dục , điều quan trọng nhất là phải xây dựng được phương pháp học tập và phong cách học tập cho học sinh “. Mỗi tiết học giáo viên cần coi trọng xây dựng nề nếp học tập bộ môn mình như thế nào ở trên lớp? để đạt hiệu quả cao nhất. Nề nếp học tập trên lớp chính là nền tảng góp phần giáo dục đạo đức học sinh hàng ngày. Những tiết học không có nề nếp sẽ tạo điều kiện cho học sinh vi phạm đạo đức và khó có thể là những tiết học khá - tốt được . Mỗi môn học lại có cách học khác nhau và có phương pháp đặc trưng riêng. Chính vì vậy, phương pháp giảng dạy của giáo viên phải luôn đổi mới thì mới nhằm cuốn hút được học sinh. Học sinh học toán, lí không phải chỉ để giải được những bài tập toán, lí mà để học được cách tư duy vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Học văn không phải để viết được một văn bản trơn tru, mạch lạc mà qua đó để biết cảm nhận cái đẹp, hướng đến những điều lành mạnh trong cuộc sống, qua mỗi bài học người giáo viên phải gián tiếp giáo dục học sinh biết làm theo lẽ phải, thay đổi bản thân theo hướng tích cực, muốn làm được những điều này người giáo viên cần phải : + Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp, chủ động nắm bắt từng đối tượng học sinh. + Quá trình giảng dạy cần chú ý đến sự tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức có phương pháp tự học của học sinh, từ đó hình thành cho học sinh nhân cách tự chủ về trí tuệ, đạo đức. + Quá trình giảng dạy của giáo viên cần giảm bớt các kiến thức hàn lâm tăng cường các kiến thức vận dụng thực tiễn, liên hệ thực tế. + Điểm đặc biệt trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh là: Mỗi thày cô giáo phải là một tấm gương thông qua các tác phong, hành vi, nề nếp… mẫu mực trong giao tiếp, ứng xử, trong sinh hoạt lao động… Để giúp các em học sinh xây dựng được cho mình phương pháp học tập và phong cách học tập đúng đắn thì mỗi giáo viên trong trường nên đồng loạt hướng dẫn cho các em phương pháp học bộ môn, phương pháp tự học, phương pháp học trên lớp, phương pháp học ở nhà như thế nào cho dễ nhớ , dễ thuộc. Trong năm học này, trường chúng tôi đã mở được 2 buổi hội thảo về xây dựng phương pháp học tập cho học sinh thông qua các báo cáo, các tiểu phẩm do chính các em biên soạn đã tạo nên không khí phấn khởi và góp phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. c. Cần giảm bớt áp lực thi cử, áp lực về thành tích và không nên phân biệt các bộ môn chính, phụ. Hiện nay áp lực thi cử, áp lực về thành tích khiến nhiều nhà trường, nhiều thầy cô chỉ quan tâm tới việc cung cấp kiến thức khoa học thuần tuý, chú trọng vào các bộ môn Toán, Văn, Lý, Hóa, Anh. Với các môn học chứa đựng nhiều nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như môn: Giáo dục công dân thì phần lớn giáo viên - học sinh còn coi đây là môn học phụ. Môn GDCD hiện nay về bản chất cũng là môn khoa học thiên về lý thuyết và hoàn toàn bình đẳng với các môn khoa học khác. Chương trình tuy mang tên là GDCD nhưng nội dung liên quan đến giáo dục đạo đức không phải là chủ đạo mà môn học còn phải ghép thêm các nhiệm vụ khác như: Giáo dục pháp luật, quyền trẻ em…mà số tiết cho bộ môn này không nhiều chỉ có 1tiết/ tuần. Đã từ lâu môn GDCD bị xem là “môn phụ” đây là một tâm lý phổ bién trong đội ngũ giáo viên, trong phụ huynh và học sinh bởi lẽ: Không ai đánh giá giáo viên dạy môn GDCD là “giỏi” hay “không giỏi”, môn này không tổ chức thi học sinh giỏi và chưa bao giờ môn GDCD được chọn thi tốt nghiệp ở cấp III, phần lớn nhiều trường không có giáo viên đào tạo chính quy môn này vì vậy phải bố trí giáo viên chéo ban đào tạo dạy GDCD. Phần lớn học sinh học bộ môn này với tinh thần uể oải, đối phó không lắng nghe bài học, ít phát biểu. Giáo viên thì không có hứng thú say mê, không học hỏi trau dồi chuyên môn nên hiện nay trong các nhà trường môn học GDCD không có những tác động tích cực mạnh mẽ đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, theo tôi cần phải thay đổi cách nhìn nhận đối với các môn học. Nhà trường phải tuyên truyền sâu rộng trong giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và quán triệt tốt việc dạy học bộ môn GDCD và một số bộ môn khác sao cho có hiệu quả hơn. d. Cần xây dựng tốt mối quan hệ thầy trò trong một tiết học. Trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh đây là mối quan hệ tương tác, thúc đẩy nhau cùng đi đến cái đích của tri thức. Do vậy trong vấn đề giáo dục đào tạo: yêu cầu giáo viên cần nắm chắc được các điểm mạnh của từng học sinh trong lớp và từng điểm yếu của các học sinh đó, từ đó tác động tích cực bằng các biện pháp hỗ trợ, kích thích thúc đẩy những mặt mạnh và loại bỏ, triệt tiêu những mặt yếu để học sinh tự tin hơn và có hứng thú trong học tập. Để chấm dứt được yếu tố tự ti, ngại va chạm với các câu hỏi, để học sinh có đủ tự tin và kỹ năng sẵn sàng tiếp nhận các câu hỏi mà giáo viên đặt ra cần làm tốt hai vấn đề sau trong việc tiếp cận giáo dục tạo mối quan hệ hai chiều giữa thày và trò là: Thứ nhất: Phải thực hiện tốt biện pháp cá thể hoá dạy học đối với người giảng dạy. Đó là cách thức tổ chức theo hướng lựa chọn nội dung, phương pháp yêu cầu tiến độ sao cho phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức năng lực tiếp thu của học sinh, khó có thể thực hiện triệt để vấn đề cá thể hoá dạy học đến từng học sinh mà chỉ có thể chỉ hướng tới từng nhóm học sinh: “Yếu kém”, “Trung bình” và “Khá, giỏi”, lấy nhóm trung bình để thực hiện các yêu cầu và tiến độ của chương trình bắt buộc, còn các nhóm khác có thể có thêm các hình thức bổ sung bằng các giờ phụ đạo, ôn tập…Tuy nhiên quá trình dạy học cần đa dạng hoá các loại bài tập có tính chất phân hoá, bài tập liên hệ thực tế có tính giáo dục phù hợp với nhiều nhóm học sinh, giúp học sinh vừa hoà thành yêu cầu nội dung tối thiểu của chương trình vừa có thể phát huy hết năng lực sở trường và lồng ghép được nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. Thứ hai: Thực hiện tốt việc cá nhân hoá giáo dục. Tư tưởng chủ đạo của cá nhân hoá giáo dục là sự phát triển đa dạng về nhân cách của từng học sinh dựa trên năng lực, năng khiếu và nhu cầu và hứng thú cá nhân của học sinh. Quá trình dạy học người thầy phải tôn trọng nhân cách cá tính của từng học sinh, đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa tập thể với từng cá nhân, nâng cao chất lượng về cách tiếp cận giáo dục đạo đức. e. Quá trình giảng dạy các bộ môn văn hoá cần coi trọng giáo dục đạo đức thông qua giáo dục các kỹ năng cho học sinh. Thứ nhất: Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh, kỹ năng nói đọc, viết. Khi dạy học người giáo viên cần chú ý nói rõ ràng, phát âm chuẩn, cần biết chỗ nào trọng tâm để nhấn mạnh, nói chậm, chỗ nào không cần thiết phải lướt nhanh để kịp thời gian. Khi dạy học cần theo dõi xem học sinh có chú ý lắng nghe, có hiểu vấn đề mình nói không, giọng mình nói học sinh có nghe rõ không, mặt khác giáo viên cần lắng nghe học sinh nói để ứng xử kịp thời những tình huống thường xảy ra ngoài dự kiến, kế hoạch của bài giảng. Khi nói phải biết kết hợp điệu bộ và nét mặt một cách hài hoà để tạo ra một không khí hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Cần tập luyện cho học sinh nói rõ ràng, đúng từ, đúng câu, phát âm chuẩn: Giáo viên cần quan tâm mỗi học sinh phát biểu và lắng nghe học sinh phát biểu, chú ý về cách phát âm, cách sử dụng câu từ trong khi trả lời. Cách trình bày một nội dung dù nói hay viết của học sinh trong mỗi tiết dạy phải được giáo viên bộ môn thực sự chú ý. Mỗi môn thường có cách học và trình bày riêng theo đặc trưng của từng bộ môn. Trong mỗi tiết học, giáo viên phải chú ý đến rèn các đức tính như : Tính cẩn thận, tính chính xác, tính khoa học, tính cần cù, tính sáng tạo, tính kiên trì v.v cho học sinh vì những đức tính quý báu này chính là nền tảng đạo đức của con người mới XHCN. [...]... đẹp, giúp học sinh ngày càng hoàn thiện về nhân cách đạo đức g Kết hợp tốt việc giáo dục đạo đức qua các môn văn hoá với giáo dục pháp luật và giáo dục truyền thống Chúng ta đã biết, giáo dục đạo đức cho học sinh qua các môn văn hoá là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên thông qua chương trình dạy học Giáo dục pháp luật và giáo dục truyền thống có nhiều nội dung đã được lồng ghép vào các môn GDCD,... tháng, qua các chuyên đề, qua hoạt động ngoại khoá Nếu nhà trường, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường có kế hoạch chỉ đạo kết hợp tốt giữa giáo dục các môn văn hoá với giáo dục pháp luật và giáo dục truyền thống llòng ghép qua ccá môn : Văn, Sử, địa, GDCD, Sinh học thì sẽ có tác dụng và đem lại hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh 2.3.3 Chỉ đạo các nội dung giáo dục đạo. .. giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh 3.1.2.Phương pháp quan sát Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường THCS Thị trấn Đông Triều trong năm học Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong quá trình giảng dạy các bộ môn. .. của đề tài về giáo dục đạo đức cho học sinh đã giúp cho đội ngũ giáo viên và CBQL xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển... của nhà giáo rất quan trọng, vì nhà giáo dạy người chủ yếu bằng nhân cách của mình Nhân cách ở đây không chỉ là cách sống giản dị, mực thước mà nhân cách toàn diện của nhà giáo đòi hỏi người thầy phải nắm vững các kiến thức khoa học về bộ môn, phải có phương pháp giảng dạy, giáo dục tốt và đặc biệt là có cái phẩm chất đạo đức để làm gương cho học sinh Dạy người phải yêu người Tôi nghĩ đã chọn cho mình... vì đây là một nghề mà kết quả giáo dục không thấy ngay được, nhất là cái kết quả giáo dục đạo đức Về mặt kiến thức có thể sau một thời gian giảng dạy ta đo được các kết quả học tập của học sinh, nhưng về mặt giáo dục đạo đức có khi phải qua một thời gian dài - Có khi học sinh đã ra trường ta mới thấy rõ kết quả của việc giáo dục Có khi trước mặt học sinh ‘‘phản ứng’’ với giáo viên nhưng sau này phạm... ý ‘ dạy chữ’’ mà không lơ là việc ‘ dạy người’’ Việc dạy cho các em về đạo đức, lối sống, cách ứng xử, không chỉ bằng những bài học có tính sách vở hàn lâm mà quan trọng hơn là qua hành vi, lời nói, cách ứng xử trong muôn mặt đời thường Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường THCS có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để... môn văn hoá của trường trong giai đoạn hiện nay 3.1.3.Phương phỏp vấn đáp Trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn về cách thức quản lí chỉ đạo lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua giảng dạy các bộ môn văn hoá 3.1.4 Phương pháp thực nghiệm áp dụng thực nghiệm tại trường THCS Thị Trấn Đông Triều II.3.2 Kết quả nghiên cứu Với quá trình chỉ đạo của BGH nhà trường cùng với sự cố gắng nỗ lực của các. .. chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. / III.2 KIẾN NGHỊ : Các trường cần chỉ đạo việc lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh trong quá trình giảng dạy các bộ môn văn hoá đưới hình thức tổ chức các chuyên đề theo trường, cụm trường ... thầy cô giáo trong nhà trường, chất lượng giáo dục đạo đức học sinh đã từng bước được nâng lên đáng kể Về học lực: Học sinh đạt học sinh khỏ, giỏi tăng hơn so với kỳ năm học truớc là 3% Học sinh yếu thấp hơn 2 % và khụng cú học sinh xếp loại kộm Về hạnh kiểm: ( Tốt: 344 em =82% , Khá : 65 em = 15,5% , TB : 9 = 2,1% , yếu: 02 = 0.4%, Kém : 0 ) Số học sinh có hạnh kiểm tốt tăng lên, số học sinh có hạnh . trình giảng dạy các bộ môn văn hoá cần coi trọng giáo dục đạo đức thông qua giáo dục các kỹ năng cho học sinh. Thứ nhất: Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh, kỹ năng nói đọc, viết. Khi dạy học. cao hơn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 2.3.3. Chỉ đạo các nội dung giáo dục đạo đức học sinh được lồng ghép vào quá trình giảng dạy các môn học. a. Gi¸o dục đạo đức gia đ×nh. Gia. biện pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua giảng dạy các bộ môn văn hoá là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ quản lí giáo dục. Đó là lý do tại sao

Ngày đăng: 05/08/2015, 08:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan