Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính nhưng lại
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo quy luật, thế giới tự nhiên không ngừng vận động và phát triển Con người cũng vậy kể từ khi chào đời, cơ thể ngày ngày lớn lên, trí tuệ ngày càng thêm sâu sắc Có một khoảng thời gian đặc biệt mà con người có những bước nhảy vọt về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lý - khoảng thời gian ấy chính là giai đoạn tuổi vị thành niên, lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người
Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng Mặt khác, sự tác động mạnh mẽ của môi trường xã hội hiện nay, đó là sự phát triển một cách
ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di động…đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng: mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên,sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này
Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là việc làm cần thiết nhưng đến nay vẫn còn một số người cho đó là vấn đề
tế nhị, nếu đem vào bài giảng, tức là “ vẽ đường cho hươu chạy”, bên cạnh đó, ở nhà trường còn rất hiếm có giáo viên nào chuyên trách về vấn đề này Ở gia đình, nhiều phụ huynh không đủ trình độ hoặc e dè trước vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con em mình
Đứng trước thực trạng đó, đặt ra vấn đề: Việc giáo dục giới tính thuộc về ai? Phải bắt đầu từ độ tuổi nào là hợp lý? Thực hiện dưới hình thức nào và tổ chức ra sao? Những câu hỏi đó cho đến nay vẫn còn rất mới mặc dù có rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu, triển khai nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao
Chính vì vậy là một giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THPT, tôi
mạnh dạn chọn đề tài: Lồng ghép “Giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên cho học sinh THPT thông qua giảng dạy bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình – GDCD 10” làm đề tài SKKN với mong
muốn góp một phần nhỏ vào việc giáo dục giới tính, giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ
2 Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã vận dụng kiến thức sinh học, kiến thức đạo đức, những thông tin, số liệu, các tình huống thực tiễn, có liên quan để vận dụng trong quá trình giảng dạy bài 12 Từ nội dung bài học, học sinh tự rút ra những hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập và ứng dụng trong cuộc sống
3 Phạm vi nghiên cứu
Trang 2Trong phạm vi của đề tài, tôi vận dụng những kinh nghiệm sống của bản thân, kết hợp nghiên cứu các số liệu, thông tin, sự kiện để vận dụng trong quá trình giảng dạy bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình – GDCD 10” đạt hiệu quả cao hơn
4 Thời gian nghiên cứu
Từ năm học 2016-2017 và triển khai áp dụng trong năm học 2017- 2018 ở các lớp 10A, 10A2, 10A4, 10A6 thông qua giảng dạy Bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình – GDCD 10”
5 Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, kết hợp quan điểm và phương pháp giáo dục hiện đại, đề tài chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
- Phương pháp lô gíc và lịch sử
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp phân tích và tổng hợp để đảm bảo tính khách quan và chính xác vấn đề mà đề tài đặt ra
Trang 32 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Giới tính, giáo dục giới tính là gì?
* Giới tính: Trong những điều cần biết để giáo dục giới tính cho con người nêu rõ: “Giới tính là sự khác biệt về phương diện sinh học con trai và con gái (nói cách khác đó là sự khác biệt về giống đực và giống cái), ví dụ con gái
có thể mang thai và sinh đẻ được còn con trai thì không Sự phân biệt giới tính
và giới đã rõ ràng, nhưng trong thực tế, để nhấn mạnh bản chất xã hội con người, thuật ngữ “Giới tính” thường được dùng theo nghĩa rộng hơn, bao hàm cả
“Giới tính” và “Giới”.
* Giáo dục giới tính: Là việc cung cấp các thông tin về sự phát triển của
cơ thể, giới tính, tình dục, và các mối quan hệ, cùng với xây dựng kỹ năng để giúp các bạn trẻ giao tiếp và đưa ra quyết định liên quan đến sức khỏe tình dục Giáo dục giới tính dành cho học sinh ở mọi cấp học, với các kiến thức thích hợp với nền văn hóa và sự phát triển của học sinh Giáo dục giới tính sẽ bao gồm thông tin về tuổi dậy thì, biện pháp tránh thai và bao cao su, các mối quan hệ, phòng chống bạo lực tình dục, hình ảnh cơ thể, giới tính và khuynh hướng tình dục
Giáo dục giới tính cần đến với tuổi mới lớn bằng những bài học đầy đủ nhất về kiến thức ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng giáo dục giới tính cũng cần phải tôn trọng các quyền lợi
cơ bản của giới trẻ và cần truyền đạt một cách trung thực
2.1.2 Khái niệm về tuổi vị thành niên, sức khỏe sinh sản vị thành niên
* Tuổi vị thành niên: Là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn,đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người Biểu hiện của giai đoạn này là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các quan
hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách Nhưng đây cũng là giai đoạn nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác
Theo tổ chức y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10->19 Cũng có một số nước vị thành niên là từ 13->20 hoặc từ 15->24 tuổi
* Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên: Là trạng thái khỏe mạnh, hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản.Sức khỏe sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh trong đó có cả khía cạnh liên quan đến sức khỏe tình dục
Sức khỏe sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nam và nữ Ở lứa tuổi học sinh THPT: Từ 16 tuổi đến 18 tuổi Đây là giai đoạn các em đã phát triển từ tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên Do đó, chúng ta cần khuyến khích các em phát huy những điểm lợi thế và biết hạn chế những điều bất lợi có thể có
ở lứa tuổi này nghĩa là giúp các em gìn giữ tình bạn khác giới trong sáng, tránh những sai lầm do ngộ nhận tình cảm thích nhau là tình yêu, hoặc vội vàng nâng cấp tình bạn khác giới thành tình yêu Giúp các em sống lành mạnh và có trách nhiệm với tương lai, hạnh phúc của chính mình
Trang 4Quan trọng là giúp các em biết tin vào giá trị của nhân phẩm, biết xấu hổ khi quan hệ giới tính không trong sáng
Tuổi dậy thì chính là giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của một con người Đó là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn và được đặc trưng bởi sự thay đổi mạnh mẽ về cả thể chất, chức năng, tinh thần, hành vi, tình cảm, đánh dấu giai đoạn “hình thành giới tính” của con người và có khả năng hòa nhập cộng đồng, lúc này, các hoóc môn sinh dục ở nam và nữ bắt đầu hoạt động mạnh hơn, độ chín về sinh dục cũng cao hơn
Ở nữ giới, kinh nguyệt là dấu hiệu của tuổi dậy thì báo hiệu mở đầu của thời kỳ sinh sản Các dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt như tăng nhanh về chiều cao, cân nặng và vú phát triển
Còn ở nam giới biểu hiện dậy thì sau nữ giới từ 2 đến 3 năm, tinh hoàn bắt đầu hoạt động nội tiết và ngoại tiết, hiện tượng cương dương vật và xuất tinh cho thấy chức năng sinh sản của nam giới đã bắt đầu
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả nhận biết của các em về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên khi tôi chưa áp dụng dạy học theo định hướng tích hợp giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở các lớp 10A1, 10A2, 10A4, 10A6 với tổng
số 170 học sinh như sau:
Số thứ
tự
biết
1 Em có biết về kiến thức giới tính – sức khỏe
sinh sản vị thành niên không?
30/170 (17,64%)
140/170 (82,35%)
2 Các bệnh không có khả năng lây truyền qua
đường tình dục là: ADIS, lậu, giang mai
Viêm gan B
20/170 (11,77%)
150/170 (88,23%)
3 Mang thai ở tuổi vị thành niên là tốt cho sức
khỏe vì tránh được hiện tượng sinh con mắc
hội chứng Đao
10/170 (5,89%)
160/170 (94,11%)
5 Nếu quan hệ tình dục sớm dẫn đến có thai
ngoài ý muốn thì có thể sẽ ảnh hưởng trầm
trọng đến thể chất lẫn tinh thần của bạn gái
35/170 (20,6%)
135/170 (79,4%)
6 Dùng bao cao su không những tránh thai mà
còn tránh được các bệnh lây truyền qua
đường tình dục
32/170 (18,8%)
138/170 (81,2%)
7 Quan hệ tình dục đúng vào ngày rụng trứng
mới có thể thụ thai
20/170 (11,77%)
150/170 (88,23%)
10 Em có biết về tuổi trưởng thành sinh dục
của nam giới và nữ giới
70/170 (26,5%)
125/170 (73,5%)
Trang 5Từ kết qua tổng hợp cho thấy: Đa số các em đều không biết về giới tính, tuổi trưởng thành, về quan hệ tình dục, mang thai ở tuổi vị thành niên có ảnh hưởng gì tới sức khỏe, các cách tránh thai an toàn
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Yêu cầu học sinh đọc, tìm hiểu các kiến thức liên quan, cách lí giải biện chứng vấn đề
- Hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, tư liệu liên quan đến bài học
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra
- Một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tình huống
* Học sinh: Tìm hiểu các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên
2.3.2 Tích hợp giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên vào các phần trong bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình như sau:
- Tình yêu là gì?
- Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên
2.3.3 Bài giảng:
Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
( 2 TIẾT)
Tiết 1
I MỤC TIỆUBÀI HỌC
1 Về kiến thức
- Hiểu được: Thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính, hôn nhân và gia đình
- Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
- Nêu được các chức năng cơ bản của gia đình
- Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên
- Hiểu được mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình
2 Về kỹ năng
- Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân
và gia đình
- Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình
3 Về thái độ
- Đồng ý ,ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân và gia đình
- Yêu quý gia đình
II PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thảo luận lớp, sử dựng các kỹ thuật dạy học tích cực, tạo tình huống, trực quan, …
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to, Bài tập tình huống GDCD 10
Trang 6- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD THPT; SGK, SGV
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu Projector
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định tổ chức (Dự kiến 1p):
2 Kiểm tra bài cũ (Dự kiến 3p):
Em hãy trình bày thế nào là nhân phẩm và danh dự? Lấy ví dụ?
3 Dạy bài mới
Giới thiệu bài mới
Vấn đề tình yêu, hôn nhân và gia đình là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống mỗi con người nói riêng cũng như sự ổn định của đất nước nói chúng Vậy hiểu thế nào cho đúng, cho đủ về vấn đề này thì chúng ta
sẽ cùng đi tìm hiểu bài hôm nay Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: (Dự kiến 12p): Thảo
luận lớp tìm hiểu thế nào là tình yêu
*Mục tiêu: Học sinh hiểu đươc thế nào
là tình yêu
*Cách tiến hành:
Giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục
giới tính, giáo dục sức khẻo sinh sản vị
thành niên vào phần học này
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm cho
các nhóm thảo luận để tìm hiểu khái
niệm tình yêu
Giáo viên trình chiếu slide yêu cầu
học sinh đọc các câu ca dao, tục ngữ,
câu thơ sau:
“Đố ai định nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”
(Xuân Diệu))
Nhớ ai bồi hổi, bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
Yêu nhau mấy núi cũng leo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua Yêu nhau chẳng ngại đường xa Một ngày không đến thì ba, bốn ngày.
1.Tình yêu
a, Tình yêu là gì?
Trang 7Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn
Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt
Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời
Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người
Nguyễn Đình Thi
Câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1+ 2:
?Tình yêu được biểu hiện như thế nào
qua các câu ca dao, đoạn thơ trên:
Nhóm 3+4:
?Hãy nêu một vài quan niệm về tình
yêu mà em biết?
Giáo viên: Nhận xét kết quả thảo luận
của học sinh, sau đó khái quát: Tình
yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của
con người, mỗi mối tình đều có sắc thái
riêng và rất đa dạng, tuy nhiên điểm
chung nhất của tình yêu đó chính là sự
dung động quyến luyến sâu sắc giữa
hai người khác giới Họ có nhu cầu
gần gũi gắn bó với nhau, sẵn sàng hiến
dâng cho nhau cuộc sống của mình
Vậy tình yêu là gì?
Giáo viên đặt câu hỏi tiếp:
? Em hiểu như thế nào là sẵn sàng hiến
dâng cho nhau cuộc sống cuả mình?
?Ở tuổi học sinh trung học phổ thông
các em có sự phát triển về giới ntn? đã
nên yêu chưa? Vì sao?
Học sinh thảo luận, các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận
1, Những biểu hiện của tình yêu qua những câu ca dao, đoạn thơ:
- Nhớ nhung, quyến luyến, cuốn hút
- Tình cảm tha thiết, mong muốn được gần gũi với nhau
- Sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để đến với nhau
2, Vài quan niệm về tình yêu:
- Yêu là chết trong lòng một ít
- Là sự dung cảm của hai người khác giới mong muôn được sống bên nhau
- Tình yêu là ánh sáng ban mai đem cho con người hạnh phúc
Học sinh trả lời:
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt…làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình
Học sinh trả lời:
Trang 8Ở phần này giáo viên tích hợp giáo dục
giới tính cho học sinh biết về sự phát
triển về sinh lý của mình:
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học
sinh sau đó nêu vấn đề, kết hợp với
trình chiếu slide: Ở tuổi các em các
hoóc môn sinh dục ở nam và nữ bắt đầu
hoạt động mạnh hơn, độ chín về sinh
dục cũng cao hơn Ở nữ giới, kinh
nguyệt là dấu hiệu của tuổi dậy thì báo
hiệu mở đầu của thời kỳ sinh sản Các
dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt như
tăng nhanh về chiều cao, cân nặng và
vú phát triển Còn ở nam giới biểu hiện
dậy thì sau nữ giới từ 2 đến 3 năm, tinh
hoàn bắt đầu hoạt động nội tiết và
ngoại tiết, hiện tượng cương dương vật
và xuất tinh cho thấy chức năng sinh
sản của nam giới đã bắt đầu
- Sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống cuả mình là; sống có trách nhiệm, quan tâm tới người mình yêu
- Ở tuổi học sinh trung học phổ thông các em có sự phát về cơ thể, bộ phận sinh dục, nữ có kinh,ở nam giới bắt đầu có hiện tượng cương dương vật và xuất tinh
Trang 9( Buồng trứng và trứng)
Sau khi các em đã nắm rõ về giới của
mình giáo viên tiếp tục phân tích:
Trang 10Như vậy nếu các em hiểu tự nguyện
sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho
nhau cuộc sống của mình là cho tất cả
và nhận tất cả, vượt khỏi giới hạn giữa
hai người khác giới, có quan hệ tình
dục thì dẫn tới bạn nữ có nguy cơ có
thai, sinh con ngoài ý muốn, ngoài ra
còn mặc các căn bệnh như HIV, lậu
Ở trong bài này tự nguyện hiến dâng
cho nhau cuộc sống của mình là sống vì
nhau sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp
khó khăn, tự nguyện xác định nghĩa vụ
của mình đối với người mình yêu
Là học sinh chúng ta không nên yêu vì
đang trong tuồi ăn học, tâm sinh lí các
em phát triển chưa toàn diện dễ nhầm
lẫn giữa tình bạn và tình yêu
Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề: vậy có
quan niệm cho rằng: “Tình yêu là
chuyện riêng tư của mỗi người, không
liên quan gì đến người khác” Theo em
quan niệm đó đúng hay sai? Vì sao?
Giáo viên có thể đưa ra gợi ý:
-Tình yêu là chuyện riêng của mỗi
người đúng hay sai
-Tình yêu bắt nguồn từ đâu? Bị chi
phối bởi những vấn đề gì?
-Tình yêu luôn đặt ra những vấn đề gì
cho xã hội?
Giáo viên khái quát lại; con người luôn
tồn tại trong các mối quan hệ xã hội, vì
vậy mặc dù tình yêu là tình cảm cá
nhân nhưng cũng không nên cho rằng
đó hoàn toàn là việc riêng của mỗi con
người mà tình yêu còn mang tính xã
hội Mặc dù xã hội không can thiệp đến
tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm
hướng dẫn mọi người có quan niệm
đúng đắn về tình yêu, đặc biệt ở những
người bắt đầu bước sang tuổi vị thành
niên
Ở mỗi xã hội sẽ có những quan niệm
khác nhau về tình yêu:
Học sinh trả lời:
Tình yêu luôn luôn mang tính xã hội
Xã hội không can thiệp đến tình yêu
cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn
về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên