SKKN giáo dục giới tính sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT

20 159 0
SKKN giáo dục giới tính   sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1.MỞ ĐẦU .…………………………………… … … … 1.1.Lý chọn đề tài………………………… …………… … … .1 1.2 Mục đích nghiên cứu………………………….…….…… .… … 1.3 Đối tượng nghiên cứu……….…………………………… .… .….2 1.4 Phương pháp nghiên cứu……………………………………… …, ….2 1.5 Những điểm SKKN , 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………………… … 2.1.Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm……………… ……… … .2 2.2.Thực trạng vấn đề.…………………………….…… ….….… .2 2.3.Các giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề…… …………… …… … 2.3.1 Phương pháp tích hợp vào bộ môn Sinh học 11 thông qua các tiết dạy 2.3.2 Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng… 2.4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục .14 KẾT LUẬN, KIẾN NGHI……… …………………… … … … 14 3.1 Kết luận……………………………………………………….….… 14 3.2.Kiến nghị…………………………… ……… .… ….… .15 - Tài liệu tham khảo…………………………….………….… ….16 - Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả được Hội đồng khoa học Ngành đánh giá từ loại C trở lên 16 MỞ ĐẦU 1.1 Lý chọn đề tài Theo quy luật tự nhiên, mọi sinh vật không ngừng phát triển và thay đổi Con người cũng vậy Từ chào đời cho đến tuổi trưởng thành, thể lớn lên và trí tuệ ngày càng thêm sâu sắc Có một khoảng thời gian đặc biệt mà các em có bước nhảy vọt về thể chất lẫn nhận thức, giai đoạn này kéo dài vài năm đó là giai đoạn tuổi dậy thì và sau dậy thì Đây là giai đoạn rất quan trọng sự hình thành giới tính và nhân cách mỗi người Sức khỏe sinh sản các em ở giai đoạn này là rất quan trọng nếu không được hướng dẫn, chăm sóc một cách đúng đắn thì nguy lớn nhất ảnh hưởng đến sức khỏe các em là tình trạng mang thai sớm, mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục bệnh HIV/AIDS, giang mai, sùi mào gà, herpes…Đặc biệt, sự xuất hiện và lan rộng khủng khiếp bệnh thế kỷ HIV/AIDS mang lại một ý nghĩa khẩn cấp cho chủ đề giáo dục giới tính Tại nhiều nơi ở Châu Phi, nơi HIV/ AIDS trở thành bệnh dịch, giáo dục giới tính được coi là chiến lược sống còn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng Còn ở Việt Nam, giờ học về giới tính ở các trường học còn rất hiếm hoi Trong gia đình ít bậc cha mẹ nào giảng giải cho cái mình kiến thức về giới tính, tình dục Chính vì thế mà giới trẻ phải tìm hiểu điều đó từ sách báo, mạng Internet và cả kênh không chính thống Hiện ở Việt Nam vẫn là một nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới Mặc dù được nhìn nhận cởi mở và thẳng thắn hơn, tình dục và các vấn đề giới tính vẫn còn là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam Và năm gần đây, tình trạng lạm dụng tình dục ở trẻ vị thành niên rất nhiều và để lại hậu quả đau lòng cho các nạn nhân và đặc biệt đối với nạn nhân là các bé gái Vì vậy Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên hiện trở thành một nhu cầu cấp bách toàn xã hội, là một giáo viên giảng dạy môn Sinh Học, có hiểu biết nhất định về Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên, thiết nghĩ cần phải có trách nhiệm với học sinh mình về việc tuyên truyền, giảng giải Trước hậu quả nghiêm trọng từ sự thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản các em ở độ tuổi vị thành niên đó có học sinh trung học phổ thông mà chưa có giải pháp nào ngăn chặn hữu hiệu, xin đưa đề tài: “Giáo dục giới tính - sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT” 1.2 Mục đích nghiên cứu Việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, đó có một bộ phận lớn là học sinh học tập ở trường THPT là vấn đề cần thiết và cấp bách Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm cung cấp cho các em kiến thức, kỹ sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình yêu…và trang bị cho các em về cách bảo vệ sức khỏe, chống lạm dụng tình dục tuổi vị thành niên Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để góp phần tạo một tương lai thật tươi sáng cho học sinh 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề sử dụng kiến thức gắn bó với thực tế môn Sinh học 11 THPT 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp giải quyết vấn đề: nêu vấn đề và yêu cầu học sinh vận dụng sự hiểu biết cá nhân để giải quyết các vấn đề về giáo dục giới tính theo góc độ cá nhân - Phương pháp tích hợp vào bộ môn sinh học 11 thông qua các tiết dạy dạng lồng ghép và liên hệ ví dụ hoặc thông tin minh hoạ 1.5 Những điểm SKKN - SKKN này phát triển dựa SKKN năm học 2014 - 2015 ( Giáo dục giới tính cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khoá), nhiên điểm SKKN này là mở rộng phạm vi, ngoài giáo dục giới tính thông qua hoạt động ngoại khoá thì mở rộng thêm là tích hợp vào các tiết dạy lớp ở môn Sinh học lớp 11 - Phương pháp giáo dục giới tính thông qua hoạt động ngoại khoá chủ đề phong phú hơn, kiến thức sâu và rợng NỢI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm - Giáo dục giới tính cho học sinh THPT là một nhu cầu cần thiết, đối tượng chủ yếu kết quả ứng dụng đề tài này là các em học sinh lớp 11( ở độ tuổi 16 – 17) Ở độ tuổi này, nhận thức các em có sự thay đổi so với trước đây, các em bắt đầu có sự hiểu biết và nhận thức chọn lọc về các vấn đề cuộc sống đặc biệt là về tâm sinh lý Đây chính là sở tốt để giáo dục cho các em nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng 2.2 Thực trạng vấn đề trước áp dụng SKKN Thực trạng về hiểu biết giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên ở trường THPT Tĩnh Gia 3: Trong năm học vừa qua, mỗi năm có một vài học sinh nữ ở các khối lớp bỏ học chừng để cưới chồng, sinh vì lỡ mang thai ngoài ý muốn Một sự thật phũ phàng và xót xa cho nhà trường và các bậc phụ huynh Tại lại vậy? Phải sự hiểu biết về Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn các em còn hạn chế? Hay gia đình và nhà trường giáo dục về giới tính, tình dục an toàn cho các em còn quá ít? Nỗi băn khoăn biết bậc phụ huynh có em mình gặp phải chuyện trớ trêu 2.3 Các giải pháp sử dụng giải vấn đề 2.3.1.Phương pháp tích hợp vào mơn Sinh học 11 thông qua tiết dạy Bài 38 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật [1] Kiến thức: Hiểu các sở khoa học biến đổi thể tuổi dậy thì Kĩ năng:Hệ thống hóa kiến thức, làm việc theo nhóm Thái độ: Không yêu sớm, không quan hệ tình dục trước nhân Nội dung tích hợp - Các hoocmon sinh trưởng và phát triển: + Hoocmon điều hòa sinh trưởng : GH và tirôxin + Hoocmon điều hòa sự phát triển : ơstrôgen (ở nữ) và testosreron (ở nam) - Cung cấp kiến thức về tác dụng các hoocmon sinh trưởng, nhấn mạnh việc thừa hay thiếu hoocmon này gây ảnh hưởng về sức khỏe và trí tuệ, cách điều trị - Cung cấp kiến thức về các hoocmon điều hòa sự phát triển ở người qua đó nhấn mạnh cho học sinh thấy được sự thay đổi thể bước vào tuổi dậy thì - Đặc biệt lưu ý về hiện tượng kinh nguyệt ở nữ để qua đó giáo dục các em có hiểu biết đúng đắn về hiện tượng này, cách giữ gìn vệ sinh, chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho hiện tại và cả sức khỏe sinh sản sau này Bài 39 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật [1] Kiến thức: Hiểu được tác động các yếu tố dinh dưỡng đến sức khỏe sinh sản Kĩ năng: Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, tuyên truyền về dân số và kế hoạch hóa gia đình Thái độ: Nhìn nhận đúng đắn về kế hoạch hóa gia đình, không yêu sớm, không quan hệ tình dục trước hôn nhân, bài trừ tệ nạn xã hội (thuốc lá, rượu, bia; ma túy… Nội dung tích hợp - Ảnh hưởng nhân tớ thức ăn, các yếu tố môi trường ánh sáng, nhiệt độ, chất thải, chất độc hại lên sinh trưởng và phát triển ở người - Cải thiện chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia đình - Cung cấp kiến thức về ảnh hưởng thức ăn và các nhân tố từ môi trường lên sinh trưởng và phát triển người để giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe - Giới thiệu các biện pháp để cải thiện chất lượng dân số nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tư vấn di truyền, chẩn đoán sớm các đột biến phát triển phôi thai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,… đặc biệt nhấn mạnh tác hại ma túy, thuốc lá, bia, rượu đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản sau này - Cung cấp đầy đủ kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai để các em có ý thức và cách phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục và việc mang thai ngoài ý muốn; biết cách để kế hoạch hóa lập gia đình sau này - Dựa vào hiểu biết bản thân các em, yêu cầu hoàn thành phiếu học tập[3] ( Điền x vào các ô trả lời tương ứng với câu Đúng hoặc Sai) PHIẾU HỌC TẬP Nội dung Đ Tuổi tác người mẹ không quan trọng sinh cái Con các bà mẹ "trẻ con" cân nặng người mẹ trưởng thành Làm mẹ ở tuổi vị thành niên có nhiều nguy biến chứng thai sản trầm trọng, thậm chí có thể tử vong Có còn ít tuổi thường gây khó khăn về kinh tế, xã hội và tình cảm cho người mẹ S Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật [1] Kiến thức: - Cơ chế điều hòa hoocmôn sinh sản - Con người có khả làm chủ sự sinh sản mình qua việc thực hiện các biện pháp tránh thai - Cơ sở khoa học, cách sử dụng và tác dụng các biện pháp tránh thai, đặc biệt là các biện pháp tránh thai hiện đại - Hậu quả việc có thai ngoài ý muốn, sinh ở tuổi vị thành niên - Hậu quả phá thai Kĩ năng: Rèn luyện ý thức và biết cách thực hiện các biện pháp tránh thai Thái độ: - Có ý thưc tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên - Có ý thức trì hỗn, khơng quan hệ tình dục sớm Nội dung tích hợp - Các hình thức thụ tinh : thụ tinh - Ở người quá trình thụ tinh diễn quan sinh dục nữ, từ nói thêm cho các em biết việc quan hệ tình dục nam và nữ có thể dẫn đến thụ thai và mang thai - Theo nghiên cứu, một trứng ở thể người phụ nữ có thể tồn tại vòng 12 đến 24 giờ sau rụng Còn tuổi thọ tinh trùng thì lớn nhiều so với trứng, nó có thể tồn tại khoảng ngày tử cung phụ nữ Vì vậy không phải chỉ có thể thụ thai vào thời điểm rụng trứng * Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh mô tả quá trình thụ tinh và làm tổ hợp tử ở tử cung người.(Hình 1; Hình 2) Sự thụ tinh Hình Mơ tả sự thụ tinh ở người[2] Hình Mơ tả trứng thụ tinh và làm tổ ở tử cung người [2] Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản [1] Kiến thức: - Hiểu được chế điều hòa hoocmôn sinh sản - Biết được hậu quả ma túy, rượu, bia…đến sức khỏe sinh sản Thái độ: Có ý thức tìm hiểu thông tin về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và tránh xa các chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia, ma túy ) Nội dung tích hợp - Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng - Ảnh hưởng thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng - Cung cấp cho học sinh kiến thức về tác động các hoocmon lên quá trình sinh trứng ở nữ, qua đó: Học sinh biết được việc chậm kinh hoặc tắt kinh sau có quan hệ tình dục là một dấu hiệu có thể có thai - Giới thiệu cho học sinh biết được ảnh hưởng stress, lo âu, thiếu chất dinh dưỡng, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy, nghiện rượu… ảnh hưởng đến khả sản sinh tinh trùng và trứng, từ đó ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản và chức trì nòi giống sau này - Hiện tượng kinh nguyệt: + Cùng với sự phát triển trứng, hoocmon từ buồng trứng tiết có tác dụng làm cho lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, chứa nhiều mạch máu để đón trứng thụ tinh xuống làm tổ Nếu trứng không được thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ trứng rụng, lớp niêm mạc bị bong mảng, thoát ngoài cùng với máu và dịch nhày Đó là hiện tượng kinh nguyệt + Hiện tượng kinh nguyệt xảy theo chu kỳ hàng tháng (28-32 ngày) thời gian có kinh thường kéo dài khoảng ngày Thời gian có kinh và lượng máu xuất tùy thuộc vào cá nhân + Trong thời gian hành kinh thường có biến đổi về tâm sinh lý mệt mỏi, rối loạn cảm xúc… + Chế độ ăn, uống tình trạng sức khỏe lối sống,…có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều hoặc tắc kinh), đó ảnh hưởng đến sức khỏe và chức sinh sản Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người [1] Kiến thức: - Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật - Hiểu được tại phải kế hoạch hóa gia đình - Giải thích được tại phá thai không phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình, trường hợp nào không nên phá thai trường hợp nào nên phá thai - Biết được sở khoa học, ưu nhược điểm biện pháp tránh thai Kỹ năng: Thuyết trình, thu thập tư liệu vẽ tranh để tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, rèn luyện ý thức và biết cách thực hiện kế hoạch hóa gia đình tương lai Thái độ: Có thái độ và cách nhìn nhận đúng về chính sách, kế hoạch hóa gia đình nhà nước quy định Nội dung tích hợp - Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người - Cung cấp kiến thức cho học sinh hiểu được sở khoa học và cách thực hiện thụ tinh ống nghiệm để giúp cho cặp vợ chồng hiếm muộn có thể có - Cơ sở khoa học, ưu nhược điểm biện pháp tránh thai Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh minh hoạ nạo phá thai thai nhi lớn và hậu quả việc phá thai.(Hình 3; Hình 4) Hình Mơ tả nạo phá thai thai nhi lớn[2] Hình Hậu quả việc nạo phá phá thai[2] 2.3.2 Phương pháp giải vấn đề cộng đồng - Xây dựng nội dung cho buổi ngoại khoá với nhiều chủ đề - Đối tượng ngoại khoá: học sinh lớp 11 - Thời gian: buổi - Quy mô nhóm: lớp học Chủ đề 1: Tuổi vị thành niên - Sức khoẻ vị thành niên Mục đích: Học sinh hiểu được: + Tuổi vị thành niên bắt đầu với giai đoạn tuổi “dậy thì”, đó xảy nhiều biến đổi về tinh thần và thể chất, đồng thời tuổi vị thành niên còn được biểu hiện phát triển về tinh thần, tình cảm và xã hội + Tại phải quan tâm tới sức khoẻ vị thành niên + Chúng ta có thể làm gì để nâng cao và bảo đảm sức khoẻ cho vị thành niên Phương pháp: Quan sát hình ảnh, hoàn thiện bài tập, thảo luận, trao đổi Thời gian thực hiện: 30 phút Chuẩn bị: máy chiếu, hình ảnh minh họa giai đoạn tuổi dậy thì, phiếu học tập, giấy A0, bút dạ Hoạt động: Bước 1: Giáo viên giới thiệu về tuổi vị thành niên[3] - Tuổi vị thành niên là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ đời mỗi người Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ "trẻ thành người lớn" - Tuổi vị thành niên được hiểu là giai đoạn từ 10 - 19 tuổi và nằm khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến tuổi trưởng thành - Tuổi dậy thì thường kéo dài từ - năm và có thể chia thành giai đoạn nhỏ: + Giai đoạn trước dậy thì từ 11-13 tuổi ở nữ và 13-15 tuổi ở nam + Giai đoạn dậy thì từ 13-15 tuổi ở nữ và 15-17 tuổi ở nam - Giai đoạn dậy thì được đánh dấu "hành kinh lần đầu" ở em gái và "xuất tinh lần đầu" ở em trai - Cùng với biến đổi về thể chất diễn ở tuổi dậy thì, đời sống tình cảm tuổi vị thành niên cũng trải qua biến đổi sâu sắc Bước 2: Học sinh làm bài tập phương pháp động não - Chia lớp thành các nhóm từ – học sinh nam riêng, nữ riêng.Yêu cầu mỗi nhóm liệt kê giấy khổ lớn biến đổi chính thể ở tuổi dậy thì - GV yêu cầu đại diện nhóm nam và nữ lên trình bày ý kiến thống nhất nhóm mình, các em nhóm khác đối chiếu và bổ sung - GV tổng kết và nêu biến đổi đặc trưng tuổi dậy thì ở nam và nữ - GV cho học sinh xem hình ảnh minh họa ở giai đoạn tuổi dậy thì.(Hình 5; Hình 6; Hình 7; Hình 8; Hình ) Hình Sự nảy nở ngực ở nam[2] Hình Sự tăng vọt về chiều cao[2] Hình Ngực phát triển ở nữ[2] mặt[2] Hình Sự thay đởi hình dạng khn Hình 9.Sự xuất hiện mụn trứng cá[2] Bước 3: Học sinh hoàn thành phiếu học tập với nội dung sau [3] PHIẾU HỌC TẬP SỐ Họ tên HS Lớp Tuổi……………… 10 Hãy điền dấu (X) vào thay đổi liệt kê mà em thấy xuất hiện thể mình, và gạch chân dấu hiệu mà em biết đó là thay đổi chung tuổi dậy thì ở cả giới.[3] Nam Thời kỳ lớn nhanh Da trở nên mỡ màng Mọc lông vùng mu Cơ bắp phát triển nhanh Tinh hoàn và dương vật to Xuất tinh lần đầu Vai rộng Ria mép xuất hiện Sụn giáp phát triển(nổi yết hầu ) Nữ Thời kỳ lớn nhanh Da trở nên mỡ màng Mọc lông vùng mu Vú phát triển Bộ phận sinh dục ngoài pháttriển Rụng trứng Bắt đầu có kinh nguyệt Vùng eo thu hẹp lại Hông mở rộng - Giáo viên cùng học sinh thảo luận về nội dung phiếu học tập - Giáo viên đặt câu hỏi: + Em nhận thức thế nào về biến đổi về thể chất, tinh thần và tình cảm ở tuổi dậy thì?Thái độ và hành vi ứng xử với bạn khác giới và với người lớn tuổi thế nào? + Theo em, chúng ta có nên thường xuyên tâm sự với bố mẹ, anh chị về thay đổi tâm sinh lý và suy nghĩ mình khơng? Chủ đề 2: Tình u tình bạn Mục đích: Học sinh hiểu được bản chất và vai trò tình bạn, tình yêu ở tuổi vị thành niên Phương pháp: hoàn thiện bài tập, thảo luận 3.Thời gian thực hiện: 40 phút Chuẩn bị: giấy A0, bút dạ Hoạt động: Bước 1: Giáo viên yêu cầu một số học sinh phát biểu quan điểm mình về tình bạn, tình yêu Bước 2: Chia học sinh thành nhóm để thảo luận về vấn đề sau: - Chức và ý nghĩa tình bạn - Đặc điểm một tình bạn tốt - Những điểm cần tránh quan hệ tình bạn - Các khía cạnh quan trọng tình bạn là gì? - Có sự khác tình bạn cùng giới ( nam – nam và nữ – nữ ) với tình bạn khác giới ( nam – nữ ) không? Tại có? Tại không? - Tác động tích cực tình yêu tuổi học trò - Tác động tiêu cực tình yêu tuổi học trò - Các khía cạnh quan trọng tình yêu là gì? - Các tiêu chuẩn một người vợ hay người chồng lý tưởng là gì? Tính cách nào là quan trọng? 11 - Bạn có muốn kết hôn không? Nếu có thì ở độ tuổi nào? Nếu khơng thì tại khơng? • Mỡi nhóm trình bày tóm tắt kết quả thảo luận • Giáo viên tổng kết và đưa khái niệm chính về tình bạn, tình yêu, lòng tự trọng, hôn nhân và trách nhiệm làm cha mẹ Bước Bài tập tình huống – Lòng tự trọng “ Em quen một bạn trai cách tháng Thực sự em rất thích anh ấy Có lần, anh ấy yêu cầu em có quan hệ tình dục Em không muốn điều đó vì chúng em còn là học sinh ( hiện tại em học lớp và bạn trai học lớp 11 ) và quen được một thời gian ngắn Nhưng anh ấy cứ khăng khăng và nói điều này là rất bình thường đối với người yêu nhau, anh ấy muốn em thể hiện tình yêu em đối với anh ấy thế nào Em thực sự không đồng ý và chúng em tranh luận về vấn đề này Em có nên đồng ý có quan hệ tình dục hay nên nghe theo cảm nhận mình? Em sợ em mất người bạn trai nếu em không đồng ý…” - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ về tình huống này và trả lời các câu hỏi sau: + Điều gì xảy nếu bạn gái đồng ý có quan hệ tình dục? + Điều gì có thể xảy nếu bạn gái từ chối quan hệ tình dục với bạn trai mình? + Nếu bạn gái đồng ý "chuyện ấy" thì bạn gái có thể mang thai không? Bạn trai có vi phạm pháp luật không? + Các em khuyên bạn gái đó nên làm gì? + Lời khuyên đối với bạn trai là gì? - Sau thảo luận, đề nghị đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm mình - Giáo viên cần nhấn mạnh khía cạnh sau: + Mỗi người đều có cảm nhận về cái đúng và cái sai Điều bản là mạnh dạn đưa được chính kiến mình + Các em trai và em gái vẫn có thể là bạn tốt mà không cần phải có các hoạt động tình dục + Các em phải tự quyết định (chứ không phải đầu hàng vì áp lực từ bạn bè ) xem có nên bắt đầu quan hệ tình dục hay không + Các em gái phải tự quyết định xem có sẵn sàng và vui lòng chấp nhận hậu quả hoạt động tình dục mang lại hay không + Mỗi em trai và em gái đều phải chịu trách nhiệm về hành vi bản thân và hậu quả chính hành vi này mang lại + Các em gái phải biết cách nói "không" với bạn trai + Các em trai phải tôn trọng mong muốn bạn gái Nếu bạn gái nói "không" nghĩa là "không chấp nhận" quan hệ tình dục - Cuối cùng giáo viên kết luận ý kiến đúng Chủ đề 3: Tình dục sinh sản 1.Mục đích: Cung cấp cho học sinh kiến thức và hiểu biết bản về tình dục, tình dục an toàn, tình dục có trách nhiệm và quá trình sinh sản 12 Phương pháp: thảo luận nhóm, trao đổi, quan sát hình ảnh, gợi ý giải quyết vấn đề 3.Thời gian thực hiện: 40 phút Chuẩn bị: máy chiếu, giấy A0, bút dạ Hoạt động Bước 1: Giáo viên giảng giải về sự thay đổi tâm sinh lý tuổi vị thành niên và hậu quả quan hệ tình dục không an toàn: [3] - Khi sinh ra, mỗi người đều mang một giới tính rõ ràng, chỉ có thể là trai hoặc gái • Kể từ bắt đầu dậy thì, vị thành niên có thể trải qua rung cảm mãnh liệt trước bạn khác giới ( sự lôi cuốn về thể xác và sức hút tình cảm ) - Điều này có thể dẫn đến một loạt các hoạt động tình dục khác nhau, kể cả giao hợp, cùng với rủi ro ( nguy ) mang thai và có thể mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục như: HIV/AIDS, giang mai, lậu Bước Học sinh làm bài tập – Hộp thư thắc mắc - Yêu cầu mỗi học sinh viết vào một tờ giấy bất cứ câu hỏi gì về chủ đề tình dục – sinh sản, và khơng cần phải đề tên ( vì chủ đề này rất tế nhị ) - Mỗi học sinh bỏ tờ giấy ghi các câu hỏi mình vào hộp - Sau tất cả học sinh bỏ phiếu câu hỏi vào hộp, phân loại các câu hỏi và chọn một số câu chung nhất - Giáo viên tổ chức nói chuyện/ thảo luận Bước Bài tập tình huống – Lỗi tại ai? Nhi và Quân là học sinh trung học phổ thông Nhi yêu Quân Quân thường ép Nhi quan hệ tình dục với lý lẽ “ là cử chỉ nhất để chứng tỏ tình yêu chân thực Nhi” Nhi thích cái gọi là quan niệm “ hiện đại” này về tình yêu, sợ có thai Nhi bắt đầu hỏi bạn bè về cách tránh thai, không thu được gì thực sự nhất quán và chắc chắn Cô tìm đến chị mình để hỏi và chị Nhi kêu lên "Em thật ngớ ngẩn, em hỏi chuyện ấy ở tuổi em ư"? và từ chối bàn luận thêm về chuyện này Nhân dịp một bác sĩ tình cờ đến thăm bố, Nhi ngập ngừng hỏi người bác sĩ một cách mơ hồ…về…như thế nào…Cuối cùng, bác sĩ cũng hiểu vấn đề cảm thấy bối rối và sau cùng cũng nói: “ ở trường cháu không có bài học về chủ đề này ư? Nhi đáp: “ Có chứ ạ Nhưng thầy giáo dạy sinh học cũng còn quá trẻ và vẫn là người độc thân Trước mặt đứa gái lớn ở lớp, thầy ấy ngượng ngùng phải nói đến vấn đề tế nhị này” Sau một đêm không ngủ vì lo lắng, Nhi quyết định đến giải bày tâm sự với mẹ cô Nhưng đến lúc cuối cùng, cô òa lên khóc và bỏ chạy… Vài tháng sau, Nhi có thai… - Giáo viên yêu cầu học sinh thử tưởng tượng lần cố gắng vô ích Nhi để có thông tin “tin cậy” về cách tránh thai - Áp dụng “phương pháp động não” để xác định trách nhiệm mỗi nhân vật tình huống trên, - Chia mỗi nhóm –8 học sinh trả lời câu hỏi sau: + Nếu bạn là chị Nhi,thì bạn hành động sau………… 13 + Nếu bạn là người bác sĩ đó thì bạn…………… + Nếu bạn là thầy giáo môn sinh học thì bạn………… + Có một vài người liên quan đến sự việc đáng tiếc này: đó là Nhi, Quân, bạn bè và chị Nhi, người bác sĩ đó, mẹ Nhi, thầy giáo dạy Sinh học Ai là người “phải chịu trách nhiệm” về điều xảy ra? + Bạn có nghĩ tốt nếu giáo viên truyền đạt cho vị thành niên thông tin bản về các biện pháp tránh thai? + Bạn có nghĩ tốt nếu bố mẹ nên trang bị cho mình cách ngăn ngừa thai an toàn để tránh câu chuyện đáng tiếc? - Giáo viên yêu cầu các nhóm viết lên một tờ giấy điều mà mỗi người tình huống đáng phải làm Nhi yêu cầu được giúp đỡ và sau đó trưởng nhóm trình bày quan điểm nhóm mình - Giáo viên cùng học sinh thảo luận và giáo viên giải thích cho học sinh hiểu biết thông tin về quá trình sinh sản là rất quan trọng đối với tất cả mọi người, điều quan trọng giúp cho các em biết về quá trình sinh sản để chuẩn bị cho tương lai các em đồng thời giúp các em nhận thức về nguy và hậu quả liên quan (nguy có thai ngoài ý muốn, nguy mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn , kể cả HIV/AIDS) Bước Trò chơi đúng/ sai - Giáo viên trình chiếu đọc to điểm sau và yêu cầu học sinh ( cả nam và nữ ) chỉ câu nào”đúng”, câu nào “sai” Một cô gái có thai nếu: + Cô ấy ở tuổi dậy thì + Cô ấy chưa đến ngày hành kinh + Giao hợp thời gian hành kinh + Cô và bạn trai giao hợp tư thế “đứng” + Rửa sạch âm đạo sau giao hợp + Đi tiểu sau giao hợp + Dương vật không vào sâu được âm đạo + Dương vật được cho ngoài trước phóng tinh + Giao hợp lần ( hoặc rất ít giao hợp ) - Giáo viên đối chiếu các câu trả lời học sinh và đưa đáp án đúng, đồng thời giải thích tại - Cuối cùng giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: + Quan hệ tình dục "có trách nhiệm" là gì? + Quan hệ tình dục "an toàn" là gì? Chủ đề 4: Mang thai sớm, mang thai ý muốn 1.Mục đích: Cung cấp cho học sinh kiến thức và hiểu biết về mang thai sớm và các biện pháp tránh thai Phương pháp: thảo luận nhóm, trao đổi, quan sát hình ảnh, gợi ý giải quyết vấn đề 3.Thời gian thực hiện: 40 phút Chuẩn bị: máy chiếu, một đoạn phim tư liệu về hiện tượng nạo phá thai ở một số bệnh viện, bao cao su, viên thuốc tránh trai, giấy A0, bút dạ Hoạt động 14 Bước 1: Giáo viên giảng giải về các vấn đề liên quan đến mang thai sớm - mang thai ngoài ý muốn.[3] - Mang thai sớm là trường hợp phụ nữ mang thai trước 18 tuổi - Tuổi vị thành niên vẫn chưa hoàn toàn trưởng thànhvề thể chất và xương chậu nên quá trình sinh thường gặp "đẻ khó" - Sinh nở tuổi còn quá trẻ dễ dẫn đến tình trạng đẻ non, sảy thai tự phát và thai chết lưu cao so với tuổi trưởng thành - Con các bà mẹ "trẻ con" cũng phải đối mặt với rủi ro về sức khoẻ - Mang thai sớm, đặc biệt là mang thai ngoài ý muốn còn là điều kinh hoàng cho cô gái trẻ tuổi và thiếu hiểu biết Cô có thể chọn cách loại bỏ cái thai không mong muốn việc nạo thai Nạo thai có thể để lại biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến vô sinh, thậm chí là tử vong Bước 2: Giáo viên giới thiệu cho học sinh các biện pháp tránh thai và đặc biệt chú trọng vào biện pháp tránh thai được "ưa chuộng" ở Việt Nam, đó là viên thuốc tránh thai, dụng cụ tử cung và bao cao su - Cho học sinh xem hình ảnh cụ thể các biện pháp này ( Hình 10; hình 11; hình 12; hình 13; hình 14)) Hình 10 Mơ tả cách đặt dụng cụ tử cung[2] Hình 12 Mơ tả đình sản ở nam[4] Hình 11 Bao cao su[2] Hình 13 Mơ tả đình sản ở nữ[4] 15 Hình 14.Viên ́ng tránh thai ngày và viên uống tránh thai khẩn cấp[2] Bước 3: Học sinh hoàn thành phiếu học tập với nội dung sau - Chia lớp thành các nhóm từ – học sinh nam riêng, nữ riêng.Yêu cầu mỗi nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ Biện pháp Hiệu Ảnh hưởng đến Ưu điểm Nhược sức khoẻ điểm Bao cao su Dụng cụ tử cung(vòng tránh thai) Viên uống tránh thai Đình sản Xuất tinh ngoài âm đạo - Giáo viên cùng học sinh thảo luận về nội dung phiếu học tập - Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: + Ở lứa tuổi chúng ta không nên sử dụng biện pháp tránh thai nào? + Nếu lỡ mang thai ở tuổi vị thành niên thì cần phải làm gì? Bước 4: Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim tư liệu về tình trạng nạo phá thai ở một số bệnh viện.[2] Cuối cùng giáo viên gửi đến học sinh thông điệp: "Phá thai - đứa trẻ lỡ duyên với đời" và "Đừng giết sinh linh vô tội" 2.4 Hiệu SKKN hoạt động giáo dục - Trước áp dụng SKKN ( Khảo sát làm bài trắc nghiệm hiểu biết về kiến thức giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên): Thời gian kiểm tra khảo sát - tháng 9/2018 ( Bảng ) Lớp Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu số HS SL Tỉlệ SL Tỉlệ SL Tỉlệ SL Tỉlệ (%) (%) (%) (%) 16 11B1 11B3 11B8 42 44 44 2,38 4,54 11 10 12 26,2 22,7 27,27 25 30 24 59,5 68,18 54,54 11,92 9,12 13,65 Bảng 1: Kết quả khảo sát kiến thức hiểu biết về giáo dục giới tính đối với HS trước áp dụng SKKN - Sau áp dụng SKKN: Thời gian kiểm tra khảo sát- tháng 5/2019 (Bảng 2) Lớp Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu số HS SL Tỉlệ SL Tỉlệ SL Tỉlệ SL Tỉlệ (%) (%) (%) (%) 11B1 42 21,42 25 59,52 19,06 11B3 44 15,9 24 54,54 13 29,56 11B8 44 20,45 24 54,54 11 25,01 Bảng 2: Kết quả khảo sát kiến thức hiểu biết về giáo dục giới tính đối với HS sau áp dụng SKKN Nhận xét: Sau thời gian áp dụng các phương pháp giáo dục vê giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh khối 11, các em có kiến thức, kỹ sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình yêu… KẾT LUẬN, KIẾN NGHI 3.1 Kết luận Trên là một hoạt động Giáo dục giới tính mà tơi áp dụng cho học sinh lớp 11 năm học vừa qua Qua đó các em học sinh có thêm hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn ở lứa tuổi vị thành niên, các kỹ sống quyết định, giải quyết vấn đề, xác định các giá trị, sự thuyết phục quan hệ tình dục trước hôn nhân Đây là vấn đề cần thiết để chuẩn bị cho các em học sinh đương đầu với vấn đề cuộc sống liên quan đến sức khỏe sinh sản các em 3.2 Kiến nghị - Cung cấp thông tin và giáo dục về sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên là việc làm cần thiết.Vì vậy năm Đoàn niên trường kết hợp với giáo viên bộ môn Sinh học, Giáo dục công dân tổ chức các hoạt động ngoại khoá về giáo dục giới tính cho học sinh nhằm giúp các em tự khám phá các quan điểm, tiêu chuẩn và có sự lựa chọn riêng, đồng thời nâng cao kiến thức và hiểu biết về các vấn đề sức khoẻ sinh sản ở tuổi vị thành niên - Trên là một vài ý kiến nhỏ về việc nâng cao sự hiệu biết cho các em học sinh về giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản vị thành niên Rất mong sự đóng góp ý kiến để cùng tìm một phương pháp tối ưu để việc giáo dục cho học sinh trường học mang lại hiệu quả cao Tôi xin chân thành cảm ơn Xác nhận thủ trưởng đơn vị Tĩnh Gia, ngày 24 tháng năm 2019 Tôi xin cam đoan SKKN 17 viết, không chép nội dung người khác Chu Thị Huyền TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên), Sinh học 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2008 2.Internet 3.Tài liệu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên Bộ GD & ĐT - Quỹ dân số liên hiệp quốc, Hà Nội 2001 Sách giải phẩu và sinh lý ở người DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đà ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Chu Thị Huyền Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Tĩnh Gia 18 Kết Cấp đánh đánh giá Tên đề tài giá xếp loại TT xếp loại sáng kiến kinh nghiệm (Phòng, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOSở, THANH (A, B, HÓA Tỉnh ) TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3C) Đổi phưong pháp giảng dạy Ngành GD C công thức một bài học cấp tỉnh Cách thiết lập công thức để giải Ngành GD C bài tập di truyền học quần thể cấp tỉnh Phương pháp Giáo dục bảo vệ Ngành GD môi trường thông qua hoạt động C cấp tỉnh ngoại khoá Phương pháp giáo dục giới tính Ngành GD cho học sinh THPT thông qua C cấp tỉnh hoạt động ngoại khoá Giáo dục an toàn thực phẩm Ngành GD NGHIỆM C trưòng học SÁNG KIẾN KINH cấp tỉnh Giáo dục ứng phó với biến đổi Ngành GD khí hậu cho HS thông qua môn C cấp tỉnh Sinh học Năm học đánh giá xếp loại 2003 - 2004 2004 - 2005 2006-2007 2013-2014 2015-2016 2016-2017 GIÁO DỤC GIỚI TÍNH - SỨC KHỎE SINH SẢN VI THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH THPT Người thực hiện:Chu Thị Huyền Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Sinh Học 19 THANH HÓA, NĂM 2019 ... đề tài: Giáo dục giới tính - sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT 1.2 Mục đích nghiên cứu Việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, đó có một... dung cho buổi ngoại khoá với nhiều chủ đề - Đối tượng ngoại khoá: học sinh lớp 11 - Thời gian: buổi - Quy mô nhóm: lớp học Chủ đề 1: Tuổi vị thành niên - Sức khoẻ vị thành niên. .. cho HS thông qua môn C cấp tỉnh Sinh học Năm học đánh giá xếp loại 2003 - 2004 2004 - 2005 2006-2007 2013-2014 2015-2016 2016-2017 GIÁO DỤC GIỚI TÍNH - SỨC KHỎE SINH SẢN VI THÀNH NIÊN CHO

Ngày đăng: 21/11/2019, 08:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan