Hơn nữa các nộidung thường tập trung vào khía cạnh sinh học và kỹ thuật liên quan đếngiải phẫu cơ thể người, hệ thống sinh sản, những thay đổi trong thời kìdậy thì mà ít đề cập các khía
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
Người thực hiện: Lê Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Đoàn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang 2NỘI DUNG Trang
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 4
2.3.Các giải pháp đã được sử dụng giải quyết vấn đề
2.3.1 Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên dưới
2.3.2.Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên dưới
2.3.3.Tổ chức Cuộc thi tuyên truyền SKSS VTN 9
2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
Trang 3DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 51 MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Trẻ vị thành niên (VTN) là nhóm người ở lứa tuổi từ 10-19 tuổi,chiếm 1/3 dân số Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngànhGiáo dục kể cả giáo dục chính quy và không chính quy đều đã thực hiệngiáo dục dân số, giáo dục gia đình, giáo dục giới tính ở các bậc học vàloại hình trường lớp khác nhau Tuy vậy những cố gắng này vẫn còn hạnchế Các nội dung giáo dục vấn đề này đưa vào chương trình còn ít ỏi vàthiếu đồng bộ, làm cho các nội dung ít liên kết với nhau Hơn nữa các nộidung thường tập trung vào khía cạnh sinh học và kỹ thuật liên quan đếngiải phẫu cơ thể người, hệ thống sinh sản, những thay đổi trong thời kìdậy thì mà ít đề cập các khía cạnh xã hội và hành vi liên quan đến mốiquan hệ khác giới, hôn nhân và sự tránh thai, các kỹ năng sống như đưa raquyết định, giải quyết vấn đề, xác định giá trị, sự thuyết phục trong quan
hệ tình dục trước hôn nhân Đây là những vấn cần thiết để chuẩn bị chothanh thiếu niên đương đầu với những vấn đề của cuộc sống liên quan đếnsức khoẻ sinh sản của họ
Ở nước ta trẻ vị thành niên có khoảng 23,8 triệu người, chiếm 31%dân số và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinhsản (SKSS) vị thành niên (VTN), như vấn đề có thai ngoài ý muốn, tìnhtrạng nạo phá thai cao ở tuổi VTN, tệ nạn ma tuý, các bệnh lây lan quađường tình dục Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì ViệtNam là một trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2-1,6 triệu
ca mỗi năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi VTN, thậm chí có em mới 12tuổi Điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam cho thấy 7,6%trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân Đó là chưa kể tớirất nhiều ca NPT tại những cơ sở y tế tư nhân nhưng không thể kiểm soát
và thống kê được.[1]
Là một giáo viên, cán bộ Đoàn trường, được trực tiếp giảng dạy vàtiếp xúc với các em HS, tôi nhận thấy các em còn thiếu kiến thức và hiểubiết về giới tính, SKSS, HIV/AIDS; các nguy cơ có thai ở tuổi VTN doquan hệ tình dục sớm Do vậy phải nhanh chóng tiến hành công tác giáodục giới tính, giáo dục SKSS cho trẻ vị thành niên nói chung và đặc biệt
là các em học sinh ở lứa tuổi THPT
Với mục đích giúp các em HS, giáo viên, những người làm việc với trẻ vị thànhniên có thêm phương pháp và kiến thức, hiểu biết về giới tính, SKSS tuổi VTN
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục giới tính, SKSS tuổi vị thành niên cho các đoàn viên thanh niên trường THPT Triệu Sơn 1 ” để thực hiện trong năm học 2018 – 2019.
1.2.Mục đích nghiên cứu
- Tuyên truyền, giáo dục cho HS, giáo viên,phụ huynh về giới tính, SKSS tuổiVTN, giúp các em HS bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh xa được các tệ nạn xã
Trang 6hội Từ đó góp phần nâng cao nhận thức, rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản để
HS có thể ứng phó được với các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống
- Đạt được mục tiêu giáo dục theo định hướng của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, học để tự khẳng định mình.
- Tạo ra sự hứng thú, tích cực, chủ động trong hoạt động học tập và rènluyện của HS Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy
và học
1.3.Đối tượng nghiên cứu
- Các giải pháp trong việc thực hiên công tác giáo dục giới tính, SKSS tuổiVTN
1.4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu tài liệu, sách, tạp chí, mạng internet, các công trình nghiên cứu…làm cơ sở lí luận cho đề tài và tìm ra các giải pháp ứng dụng thực tế hiệu quả
- Phương pháp điều tra:
Phỏng vấn, trò chuyện với HS lớp 11C9,11C3,12B5 để tìm hiểu về tìnhhình HS, trao đổi với phụ huynh ở những trường hợp đặc biệt
- Phương pháp quan sát:
Quan sát các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoạikhóa, các giờ chơi… để tìm hiểu những biểu hiện hành vi của HS
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Theo dõi hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của HS để tìm hiểu kĩ vềtrình độ, khả năng nhận thức, những kĩ năng sống được biểu hiện và vận dụngtrong thực tế giao tiếp
- Phương pháp thống kê toán học:
Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp đánh giávấn đề chính xác, khoa học
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:
Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 72 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1.Vị Thành Niên (VTN) là gì?
- Là người đang chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành Tuổi từ 10 - 19 tuổi (Theo WHO) và chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: 10 tuổi - 13 tuổi.
Giai đoạn giữa: 14 tuổi - 16 tuổi.
Giai đoạn sau: 17 tuổi - 19 tuổi
Mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh học của cơ thể, chia làm 2 giai đoạn:
+) Giai đoạn tiền dậy thì.
+) Giai đoạn dậy thì hoàn toàn:
* Với nữ khoảng 13 - 14 tuổi đánh dấu bằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên
* Với nam khoảng 14 - 15 tuổi, đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu
tiên.[2]
2.1.2 Vì sao cần phải chăm lo giáo dục, tuyên truyền SKSS VTN?
- Đây là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và có nhiều những thay đổi trongtâm sinh lý
- Giai đoạn quan trọng trong việc định hình nhân cách để làm chủ bản thân vềnhững hành vi tình dục, những kiến thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe sinh sản saunày
- Vị thành niên ngày nay có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận với thông tin, kiếnthức mới, hiện đại nhưng cũng phải đối mặt với những nguy hiểm đe dọa đếnsức khỏe như:
+ Thông tin, hình ảnh mang tính kích động, sai lệch
+ Tệ nạn xã hội như: rượu, ma túy, mại dâm
+ Chưa có kinh nghiệm, kỹ năng sống:
2.1.3 Tác hại của quan hệ tình dục ở tuổi VTN
- Tâm lý - Xã hội: Trí tuệ không phát triển đầy đủ do tâm trạng bất ổn, lo lắng
hoặc bực bội Không tập trung học tập, giảm trí nhớ Đánh mất những cơ hội
Trang 8học tập, phát triển nghề nghiệp (nếu có thai và sinh con sớm) Không đảm bảokinh tế cho việc nuôi con Không tìm thấy hạnh phúc thật sự.
- Sức khỏe : Có thai ngoài ý muốn nếu không sử dụng biện pháp tránh thai
(BPTT) Để lại những hậu quả trước mắt và lâu dài như: Mắc bệnh lây truyềnqua đường tình dục, viêm nhiễm phụ khoa, tai biến nạo hút thai, con nhẹ cân,sinh khó có thể dẫn đến tử vong cả mẹ và con hoặc vô sinh
2.1.4 Vị Thành niên cần có kiến thức gì về sức khỏe sinh sản ?
- Biết những thay đổi cơ thể và tâm sinh lý để đối mặt và đón nhận nó một cách tích cực
- Biết cách vệ sinh cơ quan sinh dục
- Phân biệt thế nào là tình bạn và tình bạn khác phái
- Phân biệt giữa tình yêu và tình dục
- Hậu quả của quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên
- Kỹ năng sống [3]
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Trong năm học 2018 -2019 , Ban Giám Hiệu trường THPT Triệu Sơn 1 đãgiao cho Đoàn trường lên kế hoạch thực hiện công tác giáo dục SKSS VTN chocác ĐVTN trong nhà trường Bước đầu, Đoàn trường đã thực hiện một bài thikhảo sát kiến thức,sự hiểu biết của các ĐVTN về vấn đề này
Bài khảo sát kiến thức về giới tính, SKSS VTN năm học 2018 - 2019
ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1 CÂU HỎI KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ GIỚI TÍNH, SKSS VTN
Họ và tên:………Chi đoàn:……… Lưu ý: 1-10 : 5 điểm; 11-15: 5 điểm; 16 : 25 điểm.
Câu 1 : Trong những dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào thể hiện bạn trai đã bước
vào tuổi dậy thì chính thức?
A Lớn nhanh, cơ bắp phát triển B Ria mép phát triển
C Vỡ giọng D Xuất hiện “giấc mơ ướt” (xuất tinh lần đầu).
Câu 2 : Sự thụ tinh xảy ra ở đâu?
C 1/3 phía trên ống dẫn trứng D.Ở bất cứ điểm nào trên đường
ống dẫn trứng
Câu 3 : Dưới góc độ sinh lý học, tuổi dậy thì là
A thời kỳ trưởng thành sinh dục.
B một giai đoạn trong đời của con người
C một giai đoạn khó phân biệt được trong đời cá thể
Trang 9D thời kỳ trưởng thành nhất của con nguời.
Câu 4 : HIV tấn công vào loại tế bào nào trong cơ thể?
A Tế bào biểu bì B Tế bào hồng cầu
C Tế bào tiểu cầu D.Tế bào Limpho T.
Câu 5: Biện pháp tránh thai nào sau đây có tác dụng bảo vệ kép?
A Bao cao su B Thuốc tránh thai
C Xuất tinh ngoài âm đạo D Đặt vòng tránh thai
Câu 6: Trong giai đoạn dậy thì, ở học sinh nữ xảy ra những biến đổi thể chất
như thế nào?
A Tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra, thanh quản mở rộng vỡ tiếng
B Nổi mụn trứng cá, xương hông rộng ra, cơ ngực vai đùi phát triển
C Tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra, tử cung lớn và dày hơn.
D Tử cung lớn và dày hơn, nổi mụn trứng cá, xuất hiện ria mép
Câu 7: : Mang thai ở tuổi vị thành niên có những nguy cơ nào sau đây?
A Gây tác hại xấu đến những đứa trẻ sơ sinh
B Đẻ non cao hoặc sinh ra những đứa trẻ quá nhẹ cân
C Các vấn đề về y tế và có nguy cơ tử vong cao ngay sau sinh.*
D Đẻ non và dễ tử vong
Câu 8 Trong các quan niệm sau đây, quan niệm nào đúng đắn khi nói về tình
bạn khác giới?
A Không thể có một tình bạn đích thực giữa hai người khác giới
B Tình bạn khác giới chỉ là hình thức ngụy trang cho tình yêu
C Tình bạn khác giới có thể là khởi đầu của tình yêu.
D Luôn có sự hấp dẫn giới tính trong tình bạn khác giới
Câu 9:Độ tuổi vị thành niên là:
A từ 6 đến 9 tuổi B từ 10 đến 19 tuổi *
C từ 20 đến 25 D từ 6 đến 25 tuổi
Câu 10:Đặc điểm nào trong những đặc điểm sau đây là biểu hiện của một tình
bạn tốt ?
A Biết bao che khuyết điểm cho nhau
B Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau.
C Kết thành bè phái để làm bất cứ gì theo ý thích
D Tụ tập những người có cùng những vấn đề khiếm khuyết để cảm thông với nhau
Câu 11 : Ở tuổi vị thành niên, phương pháp phòng tránh thai nào hiệu quả nhất?
Câu 12 : Các bệnh nào lây truyền qua đường tình dục?
A Sốt virut, sốt xuất huyết B Viêm gan A
C Bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS D Bệnh lao.
Câu 13: Việc uống thuốc tránh thai hằng ngày có tác dụng gì?
A Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng
B Ngăn không cho trứng chín và rụng.
Trang 10C Cản trở sự hình thành phôi.
D Cản trở sự phát triển phôi
Câu 14: Để xác định phụ nữ có thai hay không, người ta dùng que thử thai để
xác định sự có mặt của hooc môn nào?
Câu 15: AIDS là từ viết tắt có nghĩa là:
A Bệnh khả năng miễn dịch
B Bệnh suy giảm miễn dịch
C Hội chứng suy giảm miễn dịch
D Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
Câu 16 : Tình huống :Thanh, một cô gái xinh đẹp, 16 tuổi và đã có bạn trai
là người ở cùng xóm Tháng trước sau khi dự sinh nhật bạn vào buổi tối, Thanh và bạn trai đã dẫn nhau trò chuyện ở nơi khung cảnh vắng vẻ, vì không làm chủ được bản thân, hai bạn đã đi quá giới hạn cho phép Tháng này không có kinh nguyệt, Thanh đã hốt hoảng không biết mình phải làm
gì Nếu trong trường hợp như Thanh bạn phải làm gì?
Điểm
Kết quả tổng hợp :
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy thực tế vẫn còn nhiều các ĐVTN trường THPT Triệu Sơn 1 chưa nắm rõ các kiến thức về SKSS cũng như cách xử lý tìnhhuống bất ngờ liên quan đến SKSS Vì vậy công tác giáo dục giới tính , SKSS cho các ĐVTN cần phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời
2.3 Các giải pháp đã được sử dụng giải quyết vấn đề
Với cương vị là phó bí thư Đoàn trường THPT Triệu Sơn 1, trong năm học 2018 -2019 tôi được BCH Đoàn trường giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
và triển khai công tác giáo dục giới tính, SKSS tuổi VTN cho các ĐVTN trong nhà trường Từ quá trình thực hiện, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giới tính, SKSS VTN cho các ĐVTN như sau:
Trang 112.3.1.Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niêndưới hình thức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động
Thời gian Chủ đề hoạt động Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên Học sinh
Tháng 10 Bình đẳng giới
- Bài giảng về chủ đềbình đẳng giới
-Câu hỏi thảo luận vềBĐG
-Tiểu phẩm “ Contrai – Con gái”
Tháng 4 Chống xâm hại
tình dục
-Bài giảng về chốngxâm hại tình dục
-Các câu hỏi thảoluận
-múa “ Hãy sống nhưnhững đóa hoa”
Bước 2: Thực hiện
NỘI DUNG 1 : BÌNH ĐẲNG GIỚI
- Thời gian: Giờ chào cờ, tuần 2, tháng 10,năm 2018.
- Người thực hiện : Đoàn trường,Ban nữ công và Chi đoàn 11 C7
- Nội dung: Đoàn trường chuẩn bị bài giảng Bình Đẳng giới,Chi đoàn
11 C7 chuẩn bị tiết mục kịch “ Con trai – con gái’’, tiết mục giáo viên hát tốp ca Cô gái mở đường.
PHẦN 1: Bài viết tuyên truyền về Bình Đẳng Giới
Bài tuyên truyền về bình đẳng giới
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực
của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển
đó Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.
Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình… mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các công ước quốc tế như: Công ước
về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.
Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong gia đình và một
bộ phận dân cư trong xã hội Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài xã hội Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của người phụ nữ.
Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa Ở vùng đồng bào dân tộc, phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình Những người đàn ông thường dành thời gian cho việc làng, việc nước, họ hàng, rượu chè, các tệ nạn xã hội… nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và
sự vất vả đều đè lên đôi vai của người phụ nữ.
Trang 12Nguyên nhân trên là do một bộ phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới Còn có quan niệm cho rằng, bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và của Hội phụ nữ Việt Nam Nhận thức mang tính định kiến giới vẫn còn tồn tại trong xã hội.
Để đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng trong các gia đình với chủ đề: “Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em gái”, chúng ta cần làm tốt những thông điệp tuyên truyền sau:
1 Hướng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2019.
2 Hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.
3 Hãy lên tiếng khi bị bạo lực Mọi người sẽ giúp bạn!
4 Chung tay xây dựng một xã hội không còn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
5 Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
6 Hãy lên tiếng khi bạn chứng kiến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
7 Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái là vi phạm pháp luật.
8 Hãy hành động để chấm dứt ngay bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
PHẦN 2: Câu hỏi thảo luận : Bình đẳng giới là đấu tranh cho phụ nữ, chống
lại đàn ông Bạn có suy nghĩ gì về quan điểm này?
PHẦN 3: Vở kịch “ Con trai – con gái”
Hoạt động thực tế
Trưởng ban nữ công đọc bài tuyên truyền về Bình
Đẳng giới
Học sinh thảo luận về chủ đề Bình Đẳng Giới
Vở kịch : Con trai con gái của chi đoàn 11 C7
Tốp ca giáo viên : Cô gái mở đường
NỘI DUNG 2 : CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC
Trang 13- Thời gian: Giờ chào cờ, tuần 3, tháng 4,năm 2019.
- Người thực hiện : Đoàn trường và Chi đoàn 12 B5.
- Nội dung: Đoàn trường chuẩn bị bài giảng về Chống xâm hại tình dụcChi đoàn 11C1 chuẩn bị tiết múa‘Hãy sống như những đóa hoa”
PHẦN 1: Tìm hiểu về xâm hại tình dục đối với trẻ em
Khái niệm:“Xâm hại tình dục trẻ em là một hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình
dục mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này hoặc các hành vi đó vi phạm đến luật pháp hay các giá trị văn hóa của cộng đồng sở tại” (UNICEF).
Thực trạng về xâm hại tình dục trẻ em
- Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011- 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em Trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại Tuy nhiên, con số này chỉ là những vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào
đó đã không được thống kê (Nguồn Internet).
- Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai thuộc mọi giới tính, mọi quốc gia, mọi lứa tuổi.
Hậu quả:
Trẻ bị xâm hại tình dục thường bị tổn thương nặng nề cả về thể chất và tâm lí trong một thời gian dài.
- Tổn thương bộ phận sinh dục hay hậu môn
- Mang thai (đối với em gái)
- Mắc bệnh lây qua đường tình dục
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Ngoài ra: đau bụng, đau đầu, mất ngủ…
- Cảm giác tội lỗi
Thủ đoạn phổ biến của kẻ xâm hại tình dục trẻ em:
(Trích “Tài liệu hướng dẫn phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em” – World Vision)
Xâm hại tình dục trẻ em không phải là việc xảy ra ngẫu nhiên do một người lạ thực hiện Thủ phạm đã dành nhiều thời
gian để tạo dựng mối thân thiết với trẻ đôi khi là cả với gia đình trẻ Quá trình này được gọi là “quá trình dụ dỗ”, bao
gồm:
Bước 1: Nhắm đối tượng
Đây là bước thủ phạm xác định đối tượng để xâm hại Thủ phạm thường nhắm đến những trẻ dễ bị tổn thương.
Bước 2: Xây dựng niềm tin
Thủ phạm tạo niềm tin ở trẻ như: chia sẻ sở thích, tặng quà và kết bạn.
Bước 3: Tạo bí mật
Thủ phạm xây dựng bí mật riêng với trẻ và sử dụng mưu mẹo để thuyết phục trẻ giữ lời hứa hoặc đe dọa, ép buộc trẻ để trẻ không tiết lộ hoặc không nói với ai.
Bước 4: Hành động leo thang
Thủ phạm tiến hành giới tính hóa quan hệ với trẻ Thủ phạm thường nói chuyện hướng đến các vấn đề quan hệ tình dục nam nữ và chia sẻ những tài liệu đồi trụy khiến trẻ trở nên “mất cảnh giác”.
Bước 5: Thực hiện/ xâm hại: Đây là giai đoạn thủ phạm tiến hành xâm hại trẻ.
PHẦN 2: Thảo luận cách ứng phó với xâm hại tình dục cho HS
Những cách ứng phó nên hay không nên sử dụng:
- Phớt lờ: coi như không có chuyện gì -> Đây là cách thức được nhiều người sử dụng nhất nhưng thực tế, hành
động đó không tự biến mất.
- Chối bỏ: Tự nhủ với bản thân rằng họ chỉ đùa, vô tình, đang tán tỉnh mình; mình nhạy cảm quá… -> Sử dụng cách
thức này chỉ làm cho mình cảm thấy thoải mái hơn một chút về tinh thần chứ không thay đổi được thực tế.
- Né tránh: xin nghỉ; xin chuyển lớp; hạn chế những tình huống có nguy cơ phải đối diện với kẻ quấy rối ->
Trang 14Cách thức này không bền vững và sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống của các em.
- Tham gia: Thành kẻ hưởng ứng và cũng đi quấy rối người khác ->Nhiều bạn đã sử dụng cách này để làm cho
mình cảm thấy an toàn hơn nhưng trên thực tế hành vi của các em là sai lầm.
- Đương đầu: -> Hành vi đó không chấp nhận được Đây là cách ứng phó tích cực đòi hỏi các em cần có sự dũng
cảm và luyện tập trước kỹ năng ứng biến.
- Báo cáo: Báo cáo những hành vi này với những người có trách nhiệm ->Đây cũng là hình thức ứng phó tích
cực; giải quyết vấn đề một cách bền vững và có thể ngăn ngừa sự lặp lại trong tương lai.
=>Tóm lại: để an toàn, tránh bị xâm hại tình dục, HS cần phải nâng cao ý thức cảnh giác trước hành vi
xâm hại tình dục, bình tĩnh, khôn khéo thoát ra khỏi tình huống nguy hiểm và cần phải báo ngay với người thân,
cơ quan chức năng để có hình thức can thiệp, xử lý, tuyệt đối không được thỏa hiệp, làm theo yêu cầu của kẻ xâm hại sau khi bị hành vi xâm hại tình dục.
PHẦN 3:Tiết mục múa “ Hãy sống như những đóa hoa”
2.3.2 Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niêndưới hình thức
sinh hoạt cuối tuần
Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động
Thời gian Chủ đề hoạt động Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Tháng 3 Giáo dục giới tính
- Nội dung tư vấn:
Giới tính và sức khỏesinh sản vị thành niên
- Tranh ảnh minh họa
- Câu hỏi về giới tính
- Các câu hỏi về sứckhỏe sinh sản vịthành niên
Bước 2: Thực hiện
- Thời gian: Giờ sinh hoạt cuối tuần, tuần 1, tháng 3,năm 2019.
- Giáo án : Đoàn trường chuẩn bị dưới dạng pownpoint
- Người thực hiện : Giáo viên chủ nhiệm các lớp