1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử DỤNG các PHƯƠNG PHÁP và kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực TRONG bài 12 CÔNG dân với TÌNH yêu hôn NHÂN và GIA ĐÌNH, GIÁO dục CÔNG dân lớp 10

21 374 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 231,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BÀI 12 CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH

CỰC TRONG BÀI 12 CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

Người thực hiện: Lý Thị Ninh Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục công dân

Trang 2

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU 1

1.1.Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5.Ý nghĩa của đề tài 2

1.6 Thời gian và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu 2

2 NỘI DUNG 3

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 3

2.1.1 Phương pháp dạy học tích cực 3

2.1.2 Kỹ thuật dạy học tích cực 5

2.2.Những nguyên tắc và cách thức sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong bài 12:"Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình 6

2.2.1 Nguyên tắc chung của việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 6

2.2.2 Cách thức sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” 6

2.3 Hiệu quả thực hiện “Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình 15

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 17

Trang 3

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ

CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lý Thị Ninh

Chức vụ và đơn vị công tác: THPT Đông Sơn 1

Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh )

Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)

Năm học đánh giá xếp loại

C 2010-2011

3 Lồng ghép một số nội dung

bổ ích cho học sinh dưới hình

thức cuộc thi ở tiết thực hành

ngoại khóa môn GDCD ở

trường THPT Đông Sơn 1

Sở GD và Đào tạo Thanh Hóa

C 2013-2014

-1.MỞ ĐẦU

Trang 4

Môn Giáo dục công dân lớp 10, phần “Công dân với đạo đức” có bài 12:

“Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” đóng vai trò hết sức quan trọngtrong việc giáo dục cho học sinh có những nhận thức đúng đắn về tình yêu, đặcbiệt là trong giai đoạn hiện nay, tình yêu học trò đang dần mất đi sự trong sángđặc trưng của lứa tuổi Tuy nhiên, hiệu quả của việc dạy học bài này là một vấn

đề đáng quan tâm Để nâng cao chất lượng dạy bài này, đã có rất nhiều phươngpháp, kĩ thuật dạy học tích cực được nêu ra và ngày càng được ứng dụng rộngrãi như: phương pháp dạy học vấn đáp, phương pháp dạy học hợp tác trongnhóm nhỏ, phương pháp dạy học động não, phương pháp dạy học theo dự án, kĩthuật đặt câu hỏi, kĩ thuật “Khăn trải bàn”, kĩ thuật phân tích phim, kĩ thuật

“Mảnh ghép”… Những phương pháp và kĩ thuật dạy học này đều dựa trên lýthuyết dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, chú ý đến vai trò của ngườihọc

Từ các lý do trên, tôi chọn để tài nghiên cứu của mình là:“Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” GDCD lớp 10” nhằm mục đích nâng cao hiệu quả

dạy và học GDCD trong trường phổ thông, qua thực tế kiểm nghiệm của bảnthân đã nhận thấy có hiệu quả cao

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu việc vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

để việc dạy học bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” GDCDlớp 10 đạt kết quả cao

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Những nội dung cơ bản của các phương pháp và kĩ thuật dạy học tíchcực trong tiết đầu bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”

- Cách thức tiến hành để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm củatừng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy tiết đầu bài 12: “Công dânvới tình yêu, hôn nhân và gia đình”

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Xuất phát từ đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu, đề tài được tiếnhành với các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp thống kê,phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra, phươngpháp thực nghiệm;

1.5 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài cung cấp cái nhìn tương đối khái quát, có hệ thống việc vận dụngcác phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học bài 12: “Công dânvới tình yêu, hôn nhân và gia đình” GDCD lớp 10 Trên cơ sở đó, góp phần đổimới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa học sinh, giúp HS có nhận thức đúng đắn về tình yêu

1.6 Thời gian và phạm vi nghiên cứu

-Thời gian nghiên cứu: năm học 2017-2018;

- Phạm vi nghiên cứu: Bài 12: “Công dân với tình yêu hôn nhân và giađình” GDCD lớp 10 có 2 tiết, đề tài đi sâu nghiên cứu cách thức sử dụng cácphương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở tiết đầu của bài (Mục 1)

Trang 6

Bản chất của phương pháp dạy học tích cực là biến quá trình đào tạo thànhquá trình tự đào tạo, quá trình truyền thụ kiến thức của thầy cô thành quá trình

tự học của học sinh Giáo viên tạo nên những tình huống có vấn đề để học sinhchấp nhận các tình huống đó là cần thiết đối với họ, học sinh tự tìm tòi, nghiêncứu, chủ động hợp tác dưới sự tổ chức, điều khiển, cố vấn của giáo viên để tìm

ra kiến thức mới

Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong nhà trường THPTgồm:

- Phương pháp dạy học vấn đáp

- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

- Phương pháp dạy học động não

- Phương pháp dạy học dự án

- Phương pháp dạy học Graph

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu và vận dụng cácphương pháp tích cực sau: Phương pháp dạy học vấn đáp; phương pháp dạy họcphát hiện và giải quyết vấn đề; phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

2.1.1.1 Phương pháp dạy học vấn đáp

Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi đểhọc sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên,qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học

Đây là phương pháp dạy học mà giáo viên không trực tiếp đưa ra nhữngkiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để các em tự tìm

ra kiến thức mới phải học Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của họcsinh, người ta phân ra các loại: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa vàvấn đáp tìm tòi

* Quy trình thực hiện

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học Xác định cácđơn vị kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dungnày dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh

Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câuhỏi, trình tự các câu hỏi

Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tùy tình hình từng đối tượng cụ thể

mà trực tiếp gợi ý, dẫn dắt học sinh

Trang 7

Bước 4: Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến trong tiến trình bàidạy và chú ý thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh.

2.1.1.2 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong nhữngphương pháp mà trong đó giáo viên là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổchức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giácgiải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm đạtmục tiêu dạy học

* Quy trình thực hiện

Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề

Bước 2: Tìm giải pháp, cách giải quyết vấn đề thường được thực hiện theo sơđồ:

Phân tích vấn đề

Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết

Hình thành giảipháp

Giải pháp đúngKết thúc

Bước 3: Trình bày giải pháp

Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp

2.1.1.3 Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một sốtên khác như "phương pháp thảo luận nhóm" hoặc "phương pháp dạy học hợptác" Đây là một phương pháp dạy học mà học sinh được phân chia thành từngnhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiệnthông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người Các hoạt động cá nhân riêng biệtđược tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung

Phương pháp thảo luận nhóm giúp cho mọi học sinh tham gia một cáchchủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thứckinh nghiệm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo cơhội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải quyếtnhững nhiệm vụ chung

* Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị

Bắt đầu

Trang 8

Giáo viên lựa chọn, giới thiệu chủ đề thảo luận hoặc nêu vấn đề thảo luận.

Bố trí bàn ghế cho từng nhóm theo dự định, số lượng thành viên các nhóm phảitương đối đồng đều về số lượng và trình độ, khoảng 6 - 7 học sinh một nhóm làtốt nhất Các phương tiện học tập cần phải cung cấp đầy đủ cho các nhóm (đểcác nhóm tập hợp ý kiến, ví dụ như các mẫu giấy nhỏ, bảng phụ, phấn viết bảng,bút lông …)

Bước 2: Chia nhóm và phân công trách nhiệm

Trước khi thảo luận nhóm, giáo viên chia nhóm Việc chia nhóm có thểdùng các phương pháp chia nhóm ngẫu nhiên hoặc có chủ định, mỗi nhóm cầnchỉ định người làm trưởng nhóm, người thư ký và các thành viên còn lại sẵnsàng là người có khả năng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

Bước 3: Nhóm trưởng các nhóm sẽ nhận đề tài thảo luận từ giáo viên vàtriển khai thảo luận trong nhóm của mình

Bước 4: Trình bày kết quả thảo luận của các nhóm

Bước 5: Sau khi các nhóm trình bày và tranh luận xong, giáo viên đánhgiá các ý kiến phát biểu, nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc chung của cánhân, của nhóm, của cả lớp

2.1.2 Kĩ thuật dạy học tích cực

Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức, hành động của GV trongcác tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình thảo luận.Các kĩ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập Có rấtnhiều kĩ thuật dạy học tích cực như: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ,

kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật “Khăn trải bàn”, kĩ thuật “Phòng tranh”, kĩ thuật

“Động não”, kĩ thuật “Trình bày một phút”, kĩ thuật “Nói cách khác”, phân tíchphim Tuy nhiên, trong trong phạm vi của đề tài tôi chỉ đi sâu nghiên cứu việcvận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực sau:

2.1.2.1 Kĩ thuật đặt câu hỏi

Trong dạy học theo phương pháp vấn đáp, GV thường phải sử dụng câuhỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khai thác thông tin; khám phá kiếnthức, kĩ năng mới; để kiểm tra việc nắm kiến thức của HS Sử dụng câu hỏi cóhiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS- GV và GV- HS, kỉ năng đặt câuhỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều, HS sẽ học tập tích cực hơn.Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học;

- Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; đúng lúc, đúng chỗ;

- Phù hợp với trình độ HS; với thời gian thực tế;

- Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp;

- Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích;

- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc

2.1.2.2 Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

Là kĩ thuật dạy học thể hiện quan điểm dạy học hợp tác, trong đó có kếthợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm Kĩ thuật “Khăn trải bàn” sẽkích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh; tăng cường tính độc lập,

Trang 9

trách nhiệm của cá nhân học sinh; giúp giáo viên quản lí được ý thức và kết quảlàm việc của mỗi cá nhân học sinh, tránh tình trạng trong nhóm chỉ có một sốhọc sinh làm việc, còn các học sinh khác thì không.

2.1.2.3 Kĩ thuật Phân tích phim

Phim video có thể được sử dụng như phương tiện để truyền đạt nội dungbài học Phim nên ngắn gọn (5- 15 phút) và giáo viên cần xem trước để đảm bảo

là phim phù hợp với nội dung bài học, với đặc điểm và trình độ của học sinh

Tài liệu kĩ thuật dạy học tích cực phải phong phú, đa dạng, không chỉ làsách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu tham khảo chính thức mà có thể từbáo, Internet, bạn bè

Dạy và học tích cực cần có sự khen thưởng, động viên, khích lệ kịp thời Việckhen thưởng có tác dụng động viên, khích lệ giúp học sinh tích cực hơn trongquá trình học tập, đặc biệt là những học sinh rụt rè, nhút nhát, chưa quen vớihoạt động tập thể

Dạy học tích cực cần tạo được ấn tượng đầu tiên và cuối cùng Vì vậyphần mở đầu của mỗi bài học có tác dụng rất tốt trong việc kích thích quá trình

tư duy của học sinh Nếu làm tốt điều này thì việc tiếp thu các nội dung sau củahọc sinh sẽ diễn ra một cách thuận lợi hơn Việc củng cố sau mỗi bài học sẽ giúphọc sinh khắc sâu những kiến thức đã được học

2.2.2 Cách thức sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”

Để phát huy được tính tích cực của học sinh trong tiết dạy đầu tiên (Mục1) bài 12, người giáo viên cần biết sử dụng linh hoạt các phương pháp và kĩthuật dạy học tích cực Tiêu biểu là những phương pháp và kĩ thuật dạy học tíchcực sau đây

2.2.2.1 Sử dụng phương pháp dạy học vấn đáp kết hợp kĩ thuật đặt câu hỏi

Sử dụng phương pháp vấn đáp kết hợp kĩ thuật đặt câu hỏi là một trongnhững phương pháp hữu hiệu đối với một giờ dạy về tình yêu nhưng không phảigiáo viên nào lên lớp cũng sử dụng thành công phương pháp này Một thực tếkhá phổ biến khi vận dụng phương pháp và kĩ thuật này là sau khi đặt câu hỏi,giáo viêân chỉ gọi một học sinh đứng dậy trả lời, chỉ khi học sinh đó trả lời sai,

Trang 10

giáo viên mới gọi học sinh khác Sau mỗi câu trả lời của học sinh, giáo viênthường chỉ nói "đúng rồi" hay "chưa đúng" rồi cho học sinh ngồi xuống và chỉtập trung trình bày đáp án của mình cho học sinh chép Từ thực tế đó, tôi đưa ramột số đề xuất nhằm tăng hiệu quả bài12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân vàgia đình” như sau:

- Để có câu hỏi hay phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh, giáo viên phảinắm bắt được nội dung chính của bài dạy cụ thể trong bài này ở tiết 1 thì về kiếnthức học sinh cần nắm được thế nào là tình yêu? tình yêu chân chính và nhữngbiểu hiện cần tránh trong tình yêu

Ví dụ khi giáo viên đặt câu hỏi: “Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy chobiết thế nào là tình yêu?”, giáo viên có thể gọi một hoặc vài ba học sinh trả lờimột câu hỏi Sau đó nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh Nếu học sinh trảlời đúng thì giáo viên khéo léo đặt ra câu hỏi khác hoặc tóm tắt câu trả lời củahọc sinh Nếu học sinh trả lời sai giáo viên có thể thay thế câu hỏi dễ hơn

- Câu hỏi phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ câu hỏi yêu cầu tái hiện đếnphân tích khái quát, phải nối tiếp nhau một cách tự nhiên, câu hỏi này được giảiquyết lại gợi ra câu hỏi khác, làm cho tinh thần học tập của HS được nâng cao,giờ học không bị gián đoạn mà sôi nổi GV cũng có thể tạo ra những câu hỏi bấtngờ hay những câu hỏi phát huy được tính tích cực chủ động tham gia tranhluận, trao đổi, kích thích được óc tìm tòi, suy nghĩ của HS

- Phải tìm hiểu kĩ đối tượng HS vì trên thực tế không phải trình độ HScủa các lớp cùng khối đều như nhau Đối với lớp có học lực khá, giỏi GV có thểđặt câu hỏi khó hơn để kích thích tư duy ở các em, tránh hiện tượng các emnhàm chán bởi những câu hỏi đơn điệu Còn ở lớp HS yếu hơn thì cần đặt câuhỏi dễ hơn để các em có thể trả lời, từ đó tạo không khí cho lớp học

- GV cần chú ý trong quá trình xây dựng câu hỏi, cần phải đa dạng hóacác hình thức vấn đáp, đàm thoại gợi tìm Cụ thể, sử dụng loại câu hỏi vấn đápkhi HS chuẩn bị học bài, HS đang thực hành luyện tập, HS đang ôn tập nhữngkiến thức đã học Sử dụng các loại câu hỏi vấn đáp - giải thích minh họa khi HS

đã có những thông tin cơ bản nhằm để HS sử dụng các thông tin ấy trong nhữngtình huống mới, phức tạp hơn Để tăng cường khả năng tư duy của HS, GV sửdụng loại câu hỏi có tính chất tìm tòi, gợi mở yêu cầu cao về mặt nhận thức (đòihỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa hệ thống hóa, vận dụngkiến thức đã học)

Sự thành công của phương pháp vấn đáp - đàm thoại phụ thuộc nhiều vàoviệc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở thích hợp, ứng xử dẫn dắt của GV

Hệ thống câu hỏi bao gồm các dạng:

+ Câu hỏi tái hiện

+ Câu hỏi phân tích

+ Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng

+ Câu hỏi so sánh

+ Câu hỏi tranh luận

+ Câu hỏi khái quát tổng hợp

Ngày đăng: 05/09/2018, 08:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w