1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tp Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng

131 1,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Sau khi khảo sát thực trạng tại địa phương, tác giả thấy rằng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã có năng lực tổ chức, quản lý điều hành phát triển kinh tế, văn hóa, x

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

- * -

TP.VŨNG TÀU TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

- * -

TP.VŨNG TÀU TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số ngành: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN HẢI QUANG

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hải Quang

(Ghi rõ h ọ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày 24 tháng 04 năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa

Ch ủ tịch Hội đồng đánh giá LV Khoa qu ản lý chuyên ngành

Trang 4

Họ tên học viên: Nguyễn Thị Anh Thảo Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 20/07/1977 Nơi sinh: Đồng Nai

I- Tên đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG

CH ỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TP.VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

II- Nhi ệm vụ và nội dung

1) Hệ thống cơ sở lý luận về sự năng lực đội ngũ cán bộ công chức cáp xã

2) Phân tích thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

3) Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công

chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

IV-Ngày hoàn thành nhi ệm vụ: / /2014

V-Cán b ộ hướng dẫn: TS.Nguyễn Hải Quang

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và

kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

TP H ồ Chí Minh, ngày 22 tháng 03 năm 2014

H ọc viên thực hiện Luận văn

NGUY ỄN THỊ ANH THẢO

Trang 6

tiếp hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu

để em có thể hoàn thành đề tài này

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận văn,

trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô và bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo nhiều tài liệu, song không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong tiếp tục nhận được những thông tin góp ý của Quý Thầy, Cô, bạn học, đồng nghiệp và bạn đọc

Trân trọng!

Nguyễn Thị Anh Thảo

Trang 7

TÓM T ẮT

1 GI ỚI THIỆU

Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, do đó đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính tạo thành một nguồn lực lớn phục vụ cho quá trình tổ chức, điều hành và hoạt động của Đảng và Nhà nước

Nghiên cứu về năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cho đến nay là vấn

đề mới Sau khi khảo sát thực trạng tại địa phương, tác giả thấy rằng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã có năng lực tổ chức, quản lý điều hành phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và có khả năng vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thành thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức mạnh toàn dân, không tham nhũng, đồng thời quan tâm trẻ hoá đội ngũ cán bộ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là yêu

cầu cấp thiết của thời kỳ đổi mới Vì vậy tác giả chọn đề tài “ Nâng cao năng lực

c ủa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh

Bà R ịa Vũng Tàu” làm đề tài thạc sĩ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng chất lượng, bố trí, quản

lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức tại các phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành

phố Vũng Tàu và đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường xã trên địa bàn thành phố Vũng Tàu cũng như tạo điều kiện cho cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thực hiện tốt hơn trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành

và quản lýtrong giai đoạn hiện nay

2 N ỘI DUNG

Đề tài nghiên cứu “ Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” được thực hiện

trong giai đoạn đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội, vì vậy việc phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ cơ sở ngang tầm nhiệm vụ là việc cấp bách, đồng thời có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của đất nước Luận văn bao gồm ba vấn đề cốt lõi sau đây:

Thứ nhất, thông qua nghiên cứu các học thuyết, các khái niệm liên quan đến năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Trang 8

Thứ hai, luận văn nêu ra thực trạng về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Từ đó phân tích để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Thứ ba, từ thực trạng, luận văn đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Vũng Tàu,

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

3 K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1) Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: đánh giá về trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ tin học, quản

lý hành chính và phẩm chất đạo đức

2) Xác định điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân hạn chế từ đó đánh giá chung về năng lực sự đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

3) Đề ra 6 nhóm giải pháp nâng cao năng lực sự đội ngũ cán bộ, công chức

cấp xã trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, bao gồm: 1) Xây

dựngc ơ chế theo từng khu vực, địa bàn; 2) Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ, công chức để xây dựng quy hoạch và cơ cấu nhân sự; 3) Quy hoạch nguồn cán bộ, công chức; 4) Đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cho cán

bộ, công chức; 5) Tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức; 6) Tăng cường công tác đánh giá, nhận xét, xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức

cấp xã

4) Đưa ra một số kiến nghị đối với Trung ương, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Thành phố Vũng Tàu

4.K ẾT LUẬN

Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công

chức cấp xã trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là cần thiết

Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận, thực

trạng và phân tích để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Trang 9

ABSTRACT

1 INTRODUCTION

Vietnam is in the renovation period, international economic integration, so that staff and employees in the administrative apparatus constitutes a great resource to serve the organization, administration and operation of Party and State

Research on staff capacity civil servants so far is a new problem After surveying the local reality, the authors found that the building staff, ward servants, social organizations capabl , operating manager of economic development, culture, and society ability to mobilize people to implement the Party's guidelines and laws

of the State and the Centre, proficient, dedicated to the people, promote the strength

to know people, not corrupt, and rejuvenation of interest staff, taking care of the training and retraining of cadres and civil servants is a critical requirement of the reform era So the authors chose the topic " Improving the capacity of staff , civil servants in the province of Vung Tau City, Ba Ria Vung Tau Province" as a topic to master

The research objective of this project is to find out the actual quality, layout, management, staff training, public servants in communes, wards and towns in the province of Vung Tau and offer solutions and propose measures to contribute to improving the quality of cadres and civil servants commune in the province of Vung Tau , as well as enabling the Party Committee, authorities and mass organizations

Ba Ria Vung Tau perform better in the direction, leadership, administration and management lytrong current period

2 CONTENTS

Research project "Capacity building of the contingent of cadres and civil servants in the province of Vung Tau City , Ba Ria Vung Tau Province " is done in stages innovation and economic development of strong social, so the development

of a comprehensive staff base level task is urgent , and long-term significance for the development of the country The dissertation consists of three core issues the following :

Trang 10

Firstly, through the study of theories, concepts related to staff capacity, civil servants

Second, the thesis outlined the status of staff capacity, civil servants in the province of Vung Tau City, Ba Ria Vung Tau Province Since then analyzed to determine the factors that affect the capacity of cadres, civil servants in the province

of Vung Tau City, Ba Ria Vung Tau Province

Third, from the current situation, the thesis provide solutions and recommendations to improve the capacity of staff , civil servants in the province of Vung Tau, Ba Ria Vung Tau

3 RESULTS AND DISCUSSION

1 ) Determine the criteria for evaluating competence staff, civil servants: evaluation of education, expertise, political theory, foreign language computing, administration and virtues Germany

2 ) Identify the strengths, weaknesses and limitations which cause overall assessment of the capacity of cadres, civil servants in the province of Vung Tau, Ba Ria Vung Tau

3 ) 6 groups Propose solutions to improve the capacity of staff, civil servants

in the province of Vung Tau, Ba Ria Vung Tau, including: 1) Develop dungc umbrellas by region, locality 2 ) Determine the structure and standards officers and employees to build structure planning and staffing; 3 ) resource planning officers and employees; 4 ) refresher training, quality training political ethics for officials and public servants; 5 ) Recruit, appoint officials and employees; 6 ) strengthen assessment, commented, build test systems, monitoring staff, civil servants

4 ) Give some recommendations for the government, BRVT Province, Vung Tau City

4.KET COMMENTS

The study measures to enhance the capacity of officials and civil servants in the province of Vung Tau City, Ba Ria Vung Tau Province is needed by method of scientific research, essays systems Rationale , analyze the situation and to determine the factors that affect the capacity of cadres , civil servants in the province of Vung Tau City, Ba Ria Vung Tau Province

Trang 11

M ỤC LỤC

L ỜI CAM ĐOAN iii

L ỜI CÁM ƠN iv

TÓM T ẮT v

DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xiii

DANH M ỤC CÁC BẢNG xiv

DANH M ỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xv

M Ở ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CB,CC CẤP XÃ 1.1 M ột số vấn đề chung về cán bộ, công chức 8

1.1.1 Khái niệm về cán bộ, công chức 8

1.1.2 Chức năng của cán bộ, công chức 9

1.1.3 Phân loại cán bộ, công chức 9

1.1.4 Phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức 10

1.2 Cán b ộ, công chức cấp xã 10

1.2.1 Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã 10

1.2.2 Vai trò và vị trí của cán bộ, công chức cấp xã 11

1.2.3 Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã 12

1.2.3.1 Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách cấp xã 12

1.2.3.2 Chức trách, nhiệm vụ đối với công chức cấp xã 15

1.2.3.3 Tiêu chuẩn chung của cán bộ chuyên trách cấp xã 19

1.2.4 Cơ sở hình thành đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 19

1.2.4.1 Bầu cử cán bộ cấp xã 19

1.2.4.2 Tuyển dụng công chức cấp xã 20

1.2.5 Một số chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã 20

1.3 Năng lực của cán bộ, công chức cấp xã 21

1.3.1 Khái niệm về năng lực cán bộ, công chức cấp xã 21

1.3.2 Đặc điểm và nội dung phản ánh năng lực cán bộ, công chức cấp xã 22

1.3.2.1 Năng lực chuyên môn 23

Trang 12

1.3.2.2 Năng lực tổ chức 23

1.3.2.3 Năng lực lãnh đạo 24

1.3.2.4 Năng lực quản lý 24

1.3.2.5 Năng lực vận động 25

1.3.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực của cán bộ, công chức cấp xã 25

1.3.3.1 Trình độ của cán bộ, công chức cấp xã 25

1.3.3.2 Phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức cấp xã 26

1.3.3.3 Hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã 27

1.4 Bài h ọc kinh nghiệm về nâng cao năng lực công chức 29

1.4.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nâng cao năng lực công chức cơ sở ở Nước Cộng Hoà Pháp 29

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nâng cao năng lực công chức cơ sở của Tỉnh Đắk Lăk 30

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nâng cao năng lực công chức cơ sở của Huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Mình 31

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nâng cao năng lực công chức cơ sở của Tỉnh Bình Thuận 31

1.5 Tóm t ắt chương 1 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CB, CC CÁP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TP.VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 2.1 Khái quát v ề cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu34 2.1.1 Đặc điểm cấp xã trên địa bàn TP.Vũng tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 34

2.1.2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã, phường từ năm 2011-2013 35

2.1.2.1 Kết quả về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế 37

2.1.2.2 Kết quả về thu chi ngân sách 38

2.1.2.3 Kết quả về xây dựng cơ sở hạ tầng 40

2.1.2.4 Kết quả về văn hóa đời sống việc làm của nhân dân 40

2.1.2.5 Kết quả về quốc phòng, an ninh, tư pháp 40

2.2 Đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu, Tỉnh BRVT 41

2.2.1 Số lượng cán bộ, công chức cấp xã 41

Trang 13

2.2.2 Độ tuổi và thâm niên công tác của cán bộ, công chức cấp xã 41

2.2.3 Biến động nhân sự tại xã, phường từ năm 2011-2013 45

2.2.4 Nguồn hình thành cán bộ, công chức cấp xã 47

2.2.5 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 48

2.3 Đánh giá các tiêu chí năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 50

2.3.1 Đánh giá về trình độ 50

2.3.1.1 Trình độ học vấn 50

2.3.1.2 Trình độ chuyên môn 52

2.3.1.3 Trình độ lý luận chính trị 53

2.3.1.4 Trình độ ngoại ngữ và tin học 54

2.3.1.5 Trình độ quản lý hành chính 55

2.3.2 Đánh giá về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức cấp xã 57

2.3.3 Đánh giá của nhân dân về hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã 57

2.3.4 Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá về năng lực cán bộ, công chức cấp xã 58

2.3.4.1 Đối với cán bộ chuyên trách 59

2.3.4.2 Đối với công chức chuyên môn 61

2.4 Đánh giá chung về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành ph ố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 65

2.4.1 Điểm mạnh 65

2.4.1.1 Chính sách trợ cấp khuyến khích 65

2.4.1.2 Tạo điều kiện cho cán bộ học tập nâng cao trình độ 66

2.4.1.3 Chú trọng công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức hợp lý 68 2.4.2 Điểm yếu và nguyên nhân hạn chế 68

2.4.2.1 Hạn chế về năng lực 68

2.4.2.2 Hạn chế về thu nhập 69

2.4.2.3 Hạn chế về điều kiện phát triển trình độ 70

2.4.2.4 Nguyên nhân hạn chế 71

2.5 Tóm t ắt chương 2 73

Trang 14

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TP.VŨNG TÀU, T ỈNH BRVT

3.1 Gi ải pháp 74

3.1.1 Xây dựng cơ chế theo từng khu vực, địa bàn 74

3.1.2 Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ, công chức để xây dựng quy hoạch và cơ cấu nhân sự 75

3.1.3 Quy hoạch nguồn cán bộ, công chức 78

3.1.3.1 Công tác quy hoạch cán bộ 79

3.1.3.2 Các nội dung cần thực hiện 80

3.1.4 Đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cho cán bộ, công chức 81

3.1.4.1Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức 81

3.1.4.2Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức cho cán bộ, công chức 85

3.1.5 Tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức 86

3.1.5.1 Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức 86

3.1.5.2 Công tác bố trí cán bộ, công chức 87

3.1.6 Tăng cường công tác đánh giá, nhận xét, xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức cấp xã 88

3.1.6.1 Tăng cường công tác đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức cấp xã 88

3.1.6.2 Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức cấp xã 89

3.2 Ki ến nghị 89

3.2.1 Một số kiến nghị đối với Trung ương 89

3.2.2 Một số kiến nghị đối với Tỉnh 90

3.2.3 Một số kiến nghị đối với TP.Vũng Tàu 91

3.3 Tóm t ắt chương 3 92

K ẾT LUẬN 93

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PH Ụ LỤC 95

Trang 15

HLHPN: Hội Liên hiệp Phụ nữ

UBMTTQ: Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc

Trang 16

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Diện tích và dân số của các đơn vị hành chính 35

Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình thực hiện chi tiêu của các ngành kinh tế 38

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện chỉ tiêu thu chi ngân sách tại các phường, xã 39

Bảng 2.4: Tổng hợp độ tuổi cán bộ, công chức cấp xã TP.Vũng Tàu 43

Bảng 2.5: Thâm niên công tác của cán bộ, công chức 44

Bảng 2.6: Biến động nhân sự từ năm 2011-2013 46

Bảng 2.7: Công tác đào tạo CB, CC TP.Vũng Tàu từ năm 2011-2013 49

Bảng 2.8: Công tác bồi dưỡng CB, CC TP.Vũng Tàu từ năm 2011-2013 49

Bảng 2.9: Trình độ học vấn của cán bộ, công chức cấp xã tại TP.Vũng Tàu 51

Bảng 2.10: Trình độ, chuyên môn của CB, CC xã, phường TP.Vũng Tàu 53

Bảng 2.11: Trình độ lý luận chính trị của CB, CC xã, phường TP.Vũng Tàu 54

Bảng 2.12: Trình độ ngoại ngữ tin học của CB, CC cấp xã TP.Vũng Tàu 55

Bảng 2.13: Trình độ QLHC của CB, CC cấp xã TP.Vũng Tàu 56

Bảng 2.14: Tổng hợp ý kiến của nhân dân thông qua phiếu điều tra 59

Bảng 2.15: Kinh phí hỗ trợ mua giáo trình học tập và tài liệu nghiên cứu 66

Bảng 2.16: Mức hỗ trợ cán bộ, công chức đi học tập, bồi dưỡng 67

Bảng 2.17: Lương CB, CC xã phường có trình độ ĐH chuyên ngành 70

Trang 17

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thâm niên công tác của cán bộ công chức cấp xã tại TP.Vũng Tàu 44 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã

tại TP.Vũng Tàu 53

Trang 18

MỞ ĐẦU

1 T ổng quan về nghiên cứu và sự cần thiết của đề tài

1.1 T ổng quan về nghiên cứu

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, do đó đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính tạo thành một nguồn lực lớn phục

vụ cho quá trình tổ chức, điều hành và hoạt động của Đảng và Nhà nước Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc

quản lý, thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội và bảo đảm cho nền hành chính quốc gia hoạt động

Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính là xây dựng đội ngũ cán bộ (CB), công chức (CC) hành chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, vừa có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính tốt Đội ngũ CB, CC có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng

và chất lượng của đội ngũ CB, CC

Việc xây dựng đội ngũ CB, CC cấp phường, xã có năng lực tổ chức, quản lý điều hành phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và có khả năng vận động nhân dân thực

hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thành thạo việc, tận

tụy với dân, biết phát huy sức mạnh toàn dân, không tham nhũng, không nhũng nhiễu nhân dân, đồng thời quan tâm trẻ hoá đội ngũ cán bộ và chăm lo công tác đào

tạo, bồi dưỡng CB, CC là giải pháp hợp lý và đồng bộ đối với CB, CC cấp phường,

Phường, xã, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống, vì vậy

hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội,

tổ chức và vận động nhân dân, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế xã hội, tổ chức cuộc

sống của cộng đồng dân cư Một trong những nhân tố cơ bản bảo đảm sự ổn định và phát triển ngay từ cơ sở là sự đóng góp to lớn và quyết định của đội ngũ CB, CC

cấp xã Trước yêu cầu mới, phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ cơ sở ngang tầm

Trang 19

nhiệm vụ là việc cấp bách, đồng thời có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của đất nước Do vậy, quản lý và nhận biết được thực trạng năng lực của đội ngũ CB, CC

cấp phường, xã là yếu tố cơ bản có tính quyết định góp phần đưa ra những giải pháp

hữu hiệu cho việc nâng cao năng lực đội ngũ CB, CC nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước ở cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã hay còn gọi là cấp cơ sở)

Thực tế cho thấy một bộ phận CB, CC cấp xã ở nước ta chưa được đào tạo bài

bản, còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết, nhất là kỹ năng về quản

lý Nhà nước, về pháp luật Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp sếp, bố trí cán bộ hợp lý, đúng với năng lực chuyên môn cần được chú trọng và được tiến hành thường xuyên, đảm bảo chỉ tiêu về số lượng và hiệu quả trong nội dung đào tạo nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ CB, CC theo kịp được yêu cầu của thời kỳ đổi mới

1.2 S ự cần thiết của đề tài

Hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng; chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ ràng, nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, có lúc, có nơi còn có biểu

hiện thiếu dân chủ, quan liêu Đội ngũ CB, CC cấp xã ít được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với CB, CC cấp xã còn nhiều bất cập Từ những thực tế đó đòi hỏi bức xúc đặt ra là phải xây dựng tốt, chuẩn mực đội ngũ CB, CC cấp xã, trong đó đáng chú ý là vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn có đủ năng lực, trình độ đảm đương trọng trách của mình

Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn Thành phố (TP) Vũng Tàu, Đảng bộ và chính quyền thành phố đã đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và quản lý CB, CC, bởi đây cũng là một vấn đề đang được xã hội quan tâm và công tác này được các cơ quan chức năng thực hiện một

cách nghiêm túc và đã đem lại hiệu quả khả quan Tuy nhiên, hiện tượng “vừa thừa,

v ừa thiếu” CB, CC cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu là một thực trạng nhiều năm

qua vẫn tồn tại Do điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước, đội ngũ CB, CC được hình

Trang 20

thành từ nhiều nguồn khác nhau, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, có nơi một số CB chuyên trách cấp xã không được đào tạo đúng về chuyên môn, quản lý Nhà nước Điều này thể hiện sự bất cập trong công tác quản lý

và phát triển nguồn nhân lực trong công tác tổ chức cán bộ hiện nay Trước tình hình trên, đòi hỏi phải có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và năng lực

của CB, CC một cách thiết thực hơn nhằm tạo ra những con người ngang tầm với tình hình mới, thời kỳ công nghiệp hoá (CNH) - hiện đại hoá (HĐH) đất nước góp

phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội

Xuất phát từ những vấn đề quan trọng và bức xúc được nêu trên, tôi mạnh dạn

chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” với mong muốn được

đóng góp một phần nhỏ công sức vào việc tìm ra những hướng đi cụ thể, giải quyết

những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đối với nguồn CB, CC cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu

2 M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 M ục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và việc bố trí, quản lý và đào tạo cán bộ, công chức tại các phường, xã, thị trấn trên địa bàn

TP.Vũng Tàu

So sánh thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại một số phường, xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu nhằm rút ra kết luận về những khác biệt và tương đồng trong tổ

chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở tại TP.Vũng Tàu

Đưa ra những đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Những vấn đề chung về cán bộ, công chức

Trang 21

Sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay

Những quy định về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và quản lý CB, CC

Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu qua phân tích các tiêu chí về độ tuổi, trình độ học

vấn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và quản lý cán bộ, công chức trên địa bàn

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay

Nhu cầu thực tế về đào tạo cán bộ, công chức

Đánh giá tình hình bố trí, luân chuyển cán bộ, công chức trong 5 năm gần đây trên địa bàn để rút ra được những ưu điểm, tồn tại, hạn chế

Giải pháp nhằm tiếp tục và hoàn thiện, nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng,

bố trí và quản lý cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Cán bộ công chức cấp xã tại TP.Vũng Tàu, Tỉnh Bả Rịa Vũng Tàu, với giả thiết: trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hiện nay chưa cao, cụ thể là:

- Độ tuổi cán bộ, công chức và cán bộ lãnh đạo cao

- Thiếu cán bộ, công chức trẻ Hụt hẫng đội ngũ cán bộ kế cận

- Mặt bằng chung về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị còn thấp

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng trong những năm qua chưa được quan tâm

Trang 22

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC xã, phường trên địa bàn TP.Vũng Tàu qua các năm

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng về năng lực

của đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu trên cơ sở kết quả việc thực

hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội và trình độ của họ để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ CB, CC

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm 2 loại số liệu: số liệu thứ cấp và

số liệu sơ cấp:

Thu thập số liệu thứ cấp: Những vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ CB, CC cấp

xã được thu thập, tổng hợp và hệ thống hóa từ các giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành, văn bản pháp luật, báo cáo nghiên cứu khảo sát của các chuyên gia đồng thời thông qua các ý kiến của các cán bộ phòng ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) TP.Vũng Tàu và xã, phường địa bàn nghiên cứu

Ngoài ra, số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn còn bao gồm: đặc điểm

tự nhiên, kinh tế xã hội TP.Vũng Tàu; thực trạng CB, CC cấp xã trên địa bàn

TP.Vũng Tàu qua các năm (2011-2013) theo thống kê của Phòng Nội vụ UBND

TP.Vũng Tàu và Sở Nội vụ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua tham khảo ý kiến của CB, CC công tác tại UBND các phường, xã

Thu thập từ phòng thống kê, Đảng uỷ, UBND các phường, xã những thông tin

về tình hình phát triển kinh tế xã hội của TP.Vũng Tàu

Nội dung tài liệu thu thập bao gồm: Nội dung về phân cấp quản lý CB, CC; số

liệu về thực trạng CB, CC qua các năm từ 2011 – 2013

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra, bảng câu hỏi được

thực hiện cùng lúc với nhiều người dân sinh sống trên địa bàn theo một bảng in sẵn Xây dựng phiếu điều tra, bảng câu hỏi trên cơ sở yêu cầu của hướng nghiên cứu, nội dung phiếu điều tra, bảng câu hỏi gồm những thông tin chủ yếu như năm

Trang 23

sinh, giới tính, nghề nghiệp Người được phỏng vấn trả lời về việc đánh giá khả năng lãnh đạo quản lý điều hành và năng lực làm việc của cán bộ công chức chuyên trách trên địa bàn

4.3 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê để được sử dụng để phân tích thực trạng trình độ CB,

CC xã, phường địa bàn nghiên cứu

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn nhằm đánh giá sự biến động của CB, CC cấp xã trên địa TP.Vũng Tàu từ năm 2011 đến năm 2013

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích đánh giá các kết quả nghiên cứu

Thông qua lấy ý kiến của các chuyên gia, của các CB, CC đang làm việc chuyên trách tại địa phương về thực trạng đội ngũ CB, CC để từ đó có những định hướng, giải pháp hoàn thiện nâng cao năng lực CB, CC cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu

Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp như: phỏng vấn, điều tra, khảo sát thực tế,…

5 Ý nghĩa thực tiễn

Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát triển một cách toàn diện,

luận văn hệ thống và đánh giá thực trạng việc quản lý và phát triển nguồn CB, CC

cấp xã Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đánh giá kết quả quản lý nhà nước về nguồn nhân

lực của tỉnh Từ đó, có thể nêu ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn

Trang 24

nữa hiệu quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực cấp cơ sở tại địa phương Qua nghiên cứu rút ra kết luận và đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục và hoàn thiện, nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và quản lý cán bộ, công chức trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về cơ chế, chính sách, về tổ chức, kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Từ cơ sở và thực tiễn, những kiến nghị, đề xuất giải pháp của luận văn có thể góp phần cho cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thực hiện tốt hơn trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành và quản lý

6 K ết cấu của đề tài

Ngoài lời cảm ơn, tóm tắt, mục lục, danh mục các từ viết tắt, bảng biểu, hình

vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục, mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được

cấu trúc thành 03 chương như sau:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã CHƯƠNG 2: Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã địa bàn

thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

CHƯƠNG 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Trang 25

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.1 Một số vấn đề chung về cán bộ, công chức

1.1.1 Khái niệm về cán bộ, công chức

Các nước khác nhau thì khái niệm về CB, CC cũng khác nhau, đa số các nước đều giới hạn CB, CC trong phạm vi bộ máy hành chính nhà nước (Chính phủ và cấp địa phương) Ở nước ta, phù hợp với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy Đảng, nhà nước, đoàn thể, chúng ta dùng khái niệm “cán bộ, công chức” Theo Pháp lệnh CB,

CC ban hành ngày 09/03/1998 và các văn bản khác của Chính phủ thì CB, CC là công dân Việt Nam trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:

Những người do bầu cử để đảm nhận chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội

Những người làm việc trong tổ chức chính trị xã hội và một số tổ chức xã hội nghề nghiệp, được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc phân công làm nhiệm vụ thường xuyên

Những người làm việc trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp được tuyển

dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong biên chế, được phân

loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn và được xếp vào một ngạch

Các thẩm phán, kiểm sát viên được bổ nhiệm

Những người làm việc trong các cơ quan thuộc quân đội công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, được tuyển

dụng, bổ nhiệm hoặc giao làm nhiệm cụ thường xuyên trong biên chế

Thành viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng trong các doanh nghiệp nhà nước

Theo Luật Cán bộ công chức (Luật số 22/2008/QH12, ngày 13/11/2008) của

Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam: Cán bộ là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng

Trang 26

Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã

hội

1.1.2 Chức năng của cán bộ, công chức

Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết

kiệm tài sản nhà nước được giao Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo vệ bí mật nhà nước

Chấp hành quyết định của cấp trên, báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra

quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu

quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

1.1.3 Phân loại cán bộ, công chức

Công ch ức lãnh đạo, quản lý là những người được bầu cử hoặc bổ nhiệm giữ

chức vụ lãnh đạo, chỉ đạo, có thẩm quyền pháp lý và được sử dụng một cách đầy đủ

thẩm quyền ấy trong quá trình quản lý, có nhiệm vụ hoạch định chủ trương công tác

và điều khiển quá trình thực hiện ở một cấp độ nào đó nhưng ảnh hưởng lớn đến

chất lượng công việc Đối tượng này được quy hoạch, đào tạo căn bản cả về lý luận chính trị lẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, có khả năng tổng hợp và khái quát cao, đủ năng lực đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ được giao theo chuẩn quy định

Trang 27

Công ch ức chuyên môn là những người đã được đào tạo, bồi dưỡng ở các

trường lớp, có khả năng chuyên môn, được tuyển dụng, đảm nhận các chức vụ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính Nhà nước Có trách nhiệm thực

hiện những hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành, họ được quy hoạch đào tạo theo tiêu chuẩn kiến thức nghiệp vụ với hai phân nhánh lý thuyết hoặc thực hành; có số lượng đông và hoạt động của họ có tính chất quyết định đến việc hoàn thành nhiệm

vụ của cơ quan và đơn vị

1.1.4 Phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức

Người CB, CC phải có một lịch sử bản thân, lý lịch rõ ràng, có đạo đức, trung

thực, gương mẫu, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, lấy quyền lợi của nhân dân làm mục tiêu quan trọng nhất trong công việc Tinh thần

phục vụ nhân dân của CB, CC phải thể hiện được trong tác phong làm việc, muốn làm tốt việc lãnh đạo, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước

1.2 C án bộ, công chức cấp xã

1.2.1 Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của cấp cơ sở và đội ngũ cán bộ cơ sở,

một yêu cầu khách quan đặt ra là: đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn cần được xếp vào đội ngũ CB, CC trong biên chế nhà nước Chính vì vậy, Pháp lệnh cán bộ công

chức sửa đổi, bổ sung năm 2003, tại mục (g) và (h) điều 1 chương I đã quy định

CB, CC cấp cơ sở bao gồm:

Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (gọi chung là cán bộ chuyên trách) gồm các chức danh sau: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND); Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch

Uỷ ban mặt trận tổ quốc (UBMTTQ); Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Liên

hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp

vụ thuộc UBND cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm các chức danh: Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Chỉ huy trưởng quân

Trang 28

sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng; Tài chính - Kế toán; Tư pháp -

Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội

Với quy định mới này địa vị pháp lý của đội ngũ CB, CC cấp xã có sự thay đổi

lớn Quyền hạn và trách nhiệm của họ được quy định chặt chẽ hơn, đồng thời yêu

cầu đối với họ cũng cao hơn để đảm nhận trách nhiệm do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó

1.2.2 Vai trò và vị trí của cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận không thể thiếu trong đội ngũ CB,

CC của nước ta, mọi hoạt động ở cơ sở đều do CB, CC cấp xã đảm nhận thực hiện Xác định rõ vai trò quan trọng của đội ngũ CB, CC cấp xã đối với sự nghiệp cách

mạng của nước ta, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương lớn về công tác cán bộ như Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị “về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH - HĐH đất nước”, Nghị định 121/2003/NĐ-CP, ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với

quốc phòng, an ninh tại địa phương

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao CB, CC cấp xã phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân để giải quyết các thủ tục hành chính và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như trực tiếp

lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân địa phương Như vậy, CB,

CC cấp xã là mắt xích, là chất keo gắn kết nhân dân với Đảng và Nhà nước, tổ chức tuyên truyền, giải thích để nhân dân hiểu và thuyết phục nhân dân làm theo hay thi

Trang 29

hành một cách nghiêm túc Do đó năng lực công tác của đội ngũ CB, CC cấp xã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của chủ trương, chính sách, pháp luật

của Đảng và Nhà nước khi đi vào cuộc sống Mặt khác, do tính chất công việc và vị trí công tác nên người CB, CC cấp xã phải đảm nhận quản lý mọi mặt hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: quản lý hành chính, lĩnh vực tài chính, đất đai, an ninh trật

tự, tư pháp, văn hoá xã hội… và chịu trách nhiệm với công việc của mình

1.2.3 Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã

1.2.3.1 Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách cấp xã

Cán bộ chuyên trách cấp xã gồm: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCSHCM), Chủ tịch Hội Liên hiệp

Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

a) Bí thư, Phó Bí thư cấp xã là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ

cấp xã, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ

của Đảng bộ, cùng tập thể Đảng bộ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở

cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn cấp xã

- Nhiệm vụ của Bí thư là nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,

chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của

cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ,

tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ

- Nhiệm vụ của Phó Bí thư là giúp Bí thư Đảng bộ về các mặt công tác của Đảng bộ Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cho các ủy viên Ban Chấp hành và tổ chức đảng trực thuộc Tổ chức

kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên, của Ban Chấp hành

và Ban Thường vụ

- Tiêu chuẩn cụ thể:

• Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu

Trang 30

• Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

• Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên

• Chuyên môn, nghiệp vụ: Trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế

b) Ch ủ tịch UBMTTQ Việt Nam, Bí thư Đoàn TNCS HCM, Chủ tịch Hội Liên hi ệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh là cán

bộ chuyên trách đứng đầu UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị, xã hội ở

cấp xã; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoàn thể, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế , xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị, xã hội cấp trên tương ứng đề ra

Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp

luật Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết đối với đoàn viên, hội viên của tổ chức mình Tham mưu đối với cấp uỷ Đảng ở xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức mình Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ

chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoàn thể cấp trên về hoạt động của tổ chức mình

- Tiêu chuẩn cụ thể:

• Tuổi đời: Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu Bí thư Đoàn TNCSHCM: Không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ công tác Chủ tịch

Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân: Không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Không quá 65 tuổi khi tham gia giữ chức vụ

• Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên

• Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên

Trang 31

• Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên

c) Ch ủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND là cán bộ chuyên trách của HĐND xã,

phường, thị trấn, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn

- Nhiệm vụ của Chủ tịch HĐND là chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết của HĐND Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của HĐND Tổ chức kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân Chủ trì và phối hợp với UBND trong việc quyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu HĐND theo đề nghị của UBMTTQ Việt Nam cùng cấp

- Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch HĐND là căn cứ vào nhiệm vụ của Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐND phân công cụ thể

- Tiêu chuẩn cụ thể:

• Tuổi đời của Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND do Chủ tịch UBND

cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương

• Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

• Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên

• Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu HĐND

cấp xã

d) Ch ủ tịch, Phó Chủ tịch UBND là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND

cấp xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND và hoạt động quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đã được phân công trên địa bàn xã, phường, thị trấn

Trang 32

- Nhiệm vụ của Chủ tịch UBND là lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc UBND Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm

vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp xã; quản lý và điều hành bộ máy hành chính

ở xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trong cán bộ công chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương

cấp xã; tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; giải quyết và trả lời các kiến nghị của UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn Trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện

một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật

- Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch UBND là tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hoá - xã hội ) của UBND do Chủ tịch UBND phân công và những công việc do Chủ tịch UBND ủy nhiệm khi Chủ tịch UBND đi vắng

- Tiêu chuẩn cụ thể:

• Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch UBND và Phó chủ tịch UBND do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng

tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ

• Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

• Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên

• Chuyên môn, nghiệp vụ: Trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Ngành chuyên môn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế

1.2.3.2 Chức trách, nhiệm vụ của công chức cấp xã

Công chức cấp xã là công chức làm công tác chuyên môn thuộc UBND cấp xã; có trách nhiệm giúp UBND cấp xã quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác (Tài chính, tư pháp, địa chính, văn phòng, văn hoá xã hội, công an, quân sự) và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao

Trang 33

a) Nhi ệm vụ của công chức Tài chính - Kế toán là xây dựng dự toán thu chi

ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, giúp UBND trong việc tổ chức thực

hiện dự toán thu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của xã Thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công tại

xã, phường, thị trấn theo quy định Kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách theo đúng quy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên

Thực hiện chi tiền theo lệnh chuẩn chi; thực hiện theo quy định về quản lý quỹ tiền

mặt và giao dịch đối với Kho bạc Nhà nước về xuất nhập quỹ

b) Nhi ệm vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch là giúp UBND cấp xã soạn

thảo, ban hành các văn bản quản lý theo quy định của pháp luật; giúp UBND cấp xã

tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật, pháp lệnh theo kế hoạch của UBND

cấp xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên; giúp UBND cấp xã phổ

biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân xã, phường, thị trấn Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; tổ

chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; phối hợp hướng dẫn hoạt động đối

với tổ hoà giải Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo các nhiệm vụ cụ thể được phân cấp quản lý và đúng thẩm quyền được giao Thực hiện việc chứng thực theo thẩm quyền đối với các công việc thuộc nhiệm vụ được pháp luật quy định

Quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp ở xã, phường, thị trấn Giúp UBND cấp xã

về công tác thi hành án theo nhiệm vụ cụ thể được phân cấp Giúp UBND cấp xã trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quyết định việc giáo dục tại

xã, phường,thị trấn Thực hiện các nhiệm vụ Tư pháp khác theo quy định của pháp

luật

c) Nhi ệm vụ của công chức Địa chính - Xây dựng là lập sổ địa chính đối với

chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của xã, phường, thị trấn Giúp UBND cấp xã hướng dẫn thủ tục, thẩm tra để xác nhận việc tổ chức, hộ gia đình đăng ký đất ban đầu, thực hiện các quyền công dân liên quan tới đất trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật; chỉnh lý sự biến động đất đai trên sổ

và bản đồ địa chính đã được phê duyệt Thẩm tra, lập văn bản để UBND cấp xã và

Trang 34

UBND cấp trên quyết định về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích

sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và

tổ chức thực hiện quyết định đó Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới địa chính, bản đồ chuyên ngành, sổ địa chính,

sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, kiểm kê, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Tham mưu cho UBND cấp xã quản lý công tác xây dựng, giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính, giải phóng mặt

bằng và thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm đất đai tại địa bàn

d) Nhi ệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê là giúp UBND cấp xã

xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và theo dõi thực hiện chương trình,

lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế xã hội, tham mưu giúp UBND trong việc chỉ đạo thực hiện Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ

sơ lưu trữ, biểu báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng CB, CC

cấp xã Giúp UBND về công tác thi đua khen thưởng ở xã, phường, thị trấn Giúp HĐND và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và UBND

Nhận và trả kết quả trong giao dịch công việc giữa UBND với cơ quan, tổ chức và công dân theo cơ chế “một cửa”

e) Nhi ệm vụ của công chức Văn hoá - Xã hội là giúp UBND cấp xã trong

việc thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật

của Nhà nước, tình hình kinh tế chính trị ở địa phương; báo cáo thông tin về dư luận

quần chúng về tình hình môi trường văn hoá ở địa phương Giúp UBND trong việc

tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng, các câu lạc

bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hoá,

Trang 35

nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương Lập chương trình, kế hoạch,

nắm số lượng và tình hình các đối tượng chính sách lao động thương binh và xã hội

Thống kê dân số, lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn; Hướng dẫn

và nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách

ưu đãi, chính sách xã hội trình UBND xã giải quyết theo thẩm quyền Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chi trả trợ cấp cho người hưởng chính sách lao động, thương binh và xã hội Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội và chăm sóc các đối tượng xã hội ở cộng đồng Theo dõi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo

f) Nhi ệm vụ của Trưởng Công an xã là tổ chức lực lượng công an xã, nắm

chắc tình hình an ninh trật tự trên địa bàn; tham mưu đề xuất với cấp uỷ Đảng, UBND xã và cơ quan công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm

an ninh trật tự trên địa bàn và tổ chức thực hiện Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy,

giữ trật tự công cộng và an toàn giao thông, quản lý vũ khí, chất nổ dễ cháy; quản lý

hộ khẩu, kiểm tra các quy định về an ninh trật tự trên địa bàn theo thẩm quyền Xử

lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định; tổ chức việc quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàn theo quy định của pháp luật

g) Nhi ệm vụ của Công chức Chỉ huy trưởng Quân sự là tham mưu đề xuất

với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và

trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên Xây dựng kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân

nhập ngũ; huy động lực lượng dự bị động viên; phối hợp với các đoàn thể triển khai

thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới công tác quốc phòng, quân sự trên địa bàn Tổ

chức thực hiện đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị và dân quân theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác động viên,

gọi thanh niên nhập ngũ Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và lực lượng khác thường xuyên hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến

Trang 36

đấu và tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn Thực hiện chính sách

hậu phương quân đội; tổ chức thực hiện nghiêm chế độ quản lý sử dụng, bảo quản

vũ khí trang bị, sẵn sàng chiến đấu; quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp;

thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự ở

xã, phường, thị trấn

1.2.3.3 Tiêu chu ẩn chung của cán bộ chuyên trách cấp xã:

- Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

- Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông

- Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị với trình độ tương đương sơ cấp trở lên

- Chuyên môn nghiệp vụ: Đối với từng chức danh công chức, có từng quy định riêng về chuyên môn, tối thiểu phải có trình độ trung cấp chuyên ngành mà công chức đó đang công tác; phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn Riêng đối với chức danh công chức trưởng công an và chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự phường thì yêu cầu phải sử dụng thành thạo trang, thiết bị phục

vụ công tác chuyên môn

1.2.4 Cơ sở hình thành đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Đây được coi là nhân tố đầu tiên, ảnh hưởng đến chất lượng, năng lực của đội ngũ CB, CC Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng việc lựa chọn cán bộ và tuyển

chọn công chức đúng tiêu chuẩn, khách quan thì sẽ xây dựng được một đội ngũ CB,

CC có năng lực, có trình độ và ngược lại Theo quy định của pháp luật, đội ngũ cán

bộ cấp xã được hình thành theo cơ chế bầu cử, đội ngũ công chức cấp xã được hình thành từ cơ chế tuyển dụng

1.2.4.1 B ầu cử cán bộ cấp xã

- Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã công tác tại Đảng uỷ xã, phường thực

hiện việc bầu cử theo Quy chế bầu cử trong Đảng tại Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17/4/2009 của Bộ Chính trị Việc bầu cử được thực hiện tại Đại hội Đảng bộ

cấp xã theo nhiệm kỳ 5 năm do cấp uỷ triệu tập Đại hội tổ chức

Trang 37

- Đối với cán bộ cấp xã công tác tại HĐND, UBND xã, việc bầu cử được

thực hiện theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND, Luật bầu cử đại biểu HĐND HĐND khoá mới sẽ tiến hành họp để bầu ra các thành viên của UBND,

Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND Riêng đối với các phường không tổ chức HĐND thì Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND do cấp trên bổ nhiệm

- Đối với cán bộ cấp xã là trưởng các đoàn thể chính trị việc bầu cử thực hiện theo quy trình cụ thể của từng đoàn thể theo nhiệm kỳ 5 năm do ban chấp hành cấp triệu tập Đại hội tổ chức

1.2.4.2 Tuy ển dụng công chức cấp xã

Nghị định 114/2003/NĐ–CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về CB, CC xã, phường, thị trấn, cán bộ chuyên môn cấp xã đã được hình thành bằng con đường tuyển dụng như công chức các cấp, các ngành

Theo Thông tư số 03/2004/TT-BNV, ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ hướng

dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về CB,CC xã, phường, thị trấn thì việc tuyển dụng công chức cấp xã do UBND cấp huyện thực hiện theo đúng quy chế tuyển dụng của UBND cấp tỉnh Chủ tịch UBND cấp xã căn cứ vào quyết định tuyển dụng của UBND cấp huyện, bố trí sử

dụng công chức cấp xã

Tuyển dụng công chức mới vào làm việc trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương qua con đường thi tuyển công khai Đây là một công tác rất quan trọng và cần thiết Tuyển dụng đúng yêu cầu và sử dụng đúng mục đích, đúng trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ phát huy được tiềm năng và lợi thế của nguồn nhân

lực, đem lại hiệu quả cao cho công việc

1.2.5 M ột số chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao năng

lực, trình độ của đội ngũ CB, CC cấp xã, vì năng lực của CB, CC không phải là bất

biến, mỗi thời điểm khác nhau sẽ có sự thay đổi khác nhau Vì vậy đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất để duy trì và nâng cao năng lực cũng như trình độ

Trang 38

kiến thức trong điều kiện đội ngũ CB, CC cấp xã bị thiếu hụt nhiều về kiến thức như hiện nay

Đào tạo, bồi dưỡng cũng góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của CB,

CC ở những lĩnh vực mà CB, CC còn yếu và thiếu

Việc đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cũng phải căn cứ vào từng vị trí công tác, căn

cứ vào quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CB, CC và nhu cầu được phục vụ của CB, CC đối với nhiệm vụ, công vụ được giao

Tuy nhiên, để đội ngũ CB, CC cấp xã có thể tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng thì chính sách đào tạo, bồi dưỡng của Nhà nước có vai trò tác động rất quan

trọng, chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc vào: hệ thống các cơ sở đào tạo, chương trình, đội ngũ giảng viên; Chế độ cho người đi học như tiền ăn ở, đi

lại, tiền học phí, thời gian; Cơ chế đảm bảo sau khi đào tạo, để tránh lãng phí trong đào tạo, đào tạo gắn với quy hoạch và sử dụng cán bộ… ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC

Theo quy định CB, CC cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch CB, CC

Chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với CB, CC bao gồm các chế độ, chính sách như: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, hỗ trợ kinh phí,… là một trong

những yếu tố thúc đẩy sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân cũng như là động lực,

là điều kiện đảm bảo để họ phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực trong việc hoàn thành tốt công việc được giao

1.3 Năng lực của cán bộ, công chức cấp xã

1.3.1 Khái niệm về năng lực cán bộ, công chức

Năng lực là khả năng của một người để làm một việc gì đó để xử lý một tình

huống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định Nói cách khác năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con người như

kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thể trong một điều kiện xác định Thông thường năng lực gồm có các thành tố là kiến thức, kỹ năng và thái độ

Trang 39

Năng lực ở mỗi người không giống nhau, năng lự

, nói cách khác “Năng lực là

sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của

hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao”

Theo đó, năng lực CB, CC được xem xét một cách toàn diện từ trình độ, khả năng; kỹ năng, phương pháp triển khai tổ chức thực hiện và làm việc; hiệu quả thực thi công vụ; phẩm chất, đạo đức; văn hoá ứng xử cho đến sức khoẻ (thể chất, tâm lý) Trong đó, yếu tố hiệu quả thực thi công vụ, yếu tố trình độ và yếu tố phẩm chất, đạo đức CB, CC được xem là quan trọng nhất để xem xét năng lực của CB, CC

1.3.2 Đặc điểm và nội dung phản ánh năng lực cán bộ, công chức

Năng lực của CB, CC không phải là năng lực bất biến Mỗi thời kỳ, mỗi hoàn

cảnh, môi trường khác nhau đặt ra yêu cầu về năng lực khác nhau Ví dụ: Người có năng lực tổ chức trong kháng chiến không có nghĩa là có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ giỏi trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa thị trường Năng lực của CB, CC luôn gắn với mục đích tổng thể, với chiến lược phát triển của tổ chức và phải gắn với lĩnh vực, điều kiện cụ thể

Năng lực liên quan chặt chẽ đến quá trình làm việc, phương pháp làm việc

hiệu quả và khoa học công nghệ Yêu cầu năng lực sẽ thay đổi khi tình hình công

việc và nhiệm vụ thay đổi

Trình độ được đào tạo chính quy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị tuy không phải là điều kiện quyết định để phản ảnh thực chất về năng lực

của một cá nhân, vì năng lực không phải là bằng cấp, thế nhưng trình độ là một trong những tiêu chí, nền tảng cơ bản về mặt lượng để đánh giá về năng lực, trong khi việc thể hiện qua hiệu quả công tác, năng lực chỉ đạo… là phản ảnh về mặt chất

của năng lực

Trong một tổ chức có năng lực tồn tại những cá nhân chưa có năng lực công tác và ngược lại, có những cá nhân có năng lực công tác tồn tại trong tổ chức hoạt động kém hiệu quả

Trang 40

Thông thường người ta phân thành 4 mức độ của năng lực:

- Có thể thực hiện công việc khi được hướng dẫn, kèm cặp cụ thể thường xuyên

- Thực hiện được công việc, nhưng thỉnh thoảng vẫn cần sự hướng dẫn

- Có thể thực hiện tốt công việc một cách thành thạo, độc lập

- Thực hiện công việc một cách thành thạo và có khả năng hướng dẫn được cho người khác

Ta có thể hiểu rõ hơn khái niệm về năng lực CB, CC qua việc tìm hiểu các hình thức biểu hiện về năng lực CB,CC dưới đây

1.3.2.1 Năng lực chuyên môn

Năng lực chuyên môn của một người thường được đánh giá tương đương với trình độ học vấn và kinh nghiệm tích lũy được Cụ thể được thể hiện qua:

- Trình độ văn hóa và chuyên môn (thông qua chỉ tiêu bậc học, ngành được đào tạo, hình thức đào tạo, ngạch, bậc công chức…)

- Kinh nghiệm công tác (thông qua chỉ tiêu thâm niên công tác, vị trí công tác

đã kinh qua)

- Kỹ năng (thành thạo nghiệp vụ, biết làm các nghiệp vụ chuyên môn)

- Tháo vát, sáng kiến, biết cần phải làm gì và làm như thế nào trong mọi tình

huống, có những giải pháp sáng tạo

1.3.2.2 Năng lực tổ chức

Năng lực tổ chức biểu hiện ở các khả năng lôi cuốn, tập hợp, giáo dục, quản lý

và thúc đẩy mọi người hoàn thành nhiệm vụ bao gồm khả năng động viên và giải quyết các công việc, đó là khả năng tổ chức và phối hợp các hoạt động của các nhân viên của đồng nghiệp, khả năng làm việc với con người và đưa tổ chức tới mục tiêu,

biết dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hành, phối hợp công việc và kiểm soát công việc Năng lực này đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với CB,CC, vì vậy năng lực tổ chức hay được xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm

Ngày đăng: 31/07/2015, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w