1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp - Bộ Công Thương

110 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khi nói về tầm quan trọng của nhà giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng khẳng định: “Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo ra động lực cho người dạy, người học, bởi lẽ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục”. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định mục tiêu: "Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế". Lực lượng giáo dục, trong đó chủ yếu là đội ngũ giảng viên (ĐNGV) và giáo viên, là môt trong những thành tố cơ bản của quá trình giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Thành tố đó có vai trò quyết định trong việc thực hiện nội dung và chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ... theo nguyên lý và phương châm giáo dục để đạt tới mục tiêu giáo dục. Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước những yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước, thì sự nghiệp phát triển GD&ĐT nước ta không thể không thực hiện đổi mới một cách đồng bộ về mục tiêu, nội dung và chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức, huy động và đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (CSVC&TBDH), phương thức đánh giá kết quả giáo dục, đổi mới tư duy và phương thức quản lý, đặc biệt là nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục. Đối với giáo dục nghề nghiệp, ĐNGV lại có vị trí, vai trò quan trọng hơn, bởi vì họ là những người trực tiếp thực hiện chương trình và nội dung đào tạo nhằm đào tạo được những công nhân kỹ thuật, những lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên "Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhình chung thấp về chất lượng". Do đó, phát triển ĐNGV trong các trường cao đẳng nghề đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng và tinh thông về nghiệp vụ sư phạm là nhiệm vụ thường xuyên của các nhà quản lý, nhưng nó lại có ý nghĩa cấp thiết trong sự nghiệp phát triển KT-XH và phát triển GD&ĐT của nước nhà trong giai đoạn hiện nay. Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp được thành lập theo Quyết định số 250/QĐ-BLĐTBXH trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề Thương mại với chức năng là đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật ở các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề cho cả nước. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công Thương mà trực tiếp là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Cục Dạy nghề, nhà trường đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của giáo dục nghề nghiệp hiện nay thì đội ngũ giảng viên của trường so với chuẩn quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ra ngày 29/9/2010 vẫn còn nhiều bất cập: - Số lượng giáo viên, giảng viên còn thiếu, chưa đáp ứng được sự tăng trưởng về quy mô đào tạo của nhà trường. - Trình độ của giảng viên không đồng đều và nhìn chung còn thấp, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên chưa cao. - Cơ cấu đội ngũ của giảng viên của trường chưa đồng bộ, nhiều khoa và tổ bộ môn lực lượng giảng viên còn mỏng về số lượng, yếu kém về chất lượng… gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình phát triển chung của nhà trường. Đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng nói chung và các trường cao đẳng nghề nói riêng; nhưng hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển ĐNGV của Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp; chính vì vậy chúng tôi chọn vấn đề "Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp - Bộ Công Thương" làm đề tài nghiên cứu, nhằm góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV để làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của Nhà trường.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Khi nói về tầm quan trọng của nhà giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục,

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng khẳng định: “Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo ra động lực cho người dạy, người học, bởi lẽ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục”.

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định mục

tiêu: "Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế"

Lực lượng giáo dục, trong đó chủ yếu là đội ngũ giảng viên (ĐNGV) và giáo viên, là môt trong những thành tố cơ bản của quá trình giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thành tố đó có vai trò quyết định trong việc thực hiện nội dung và chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo nguyên lý và phương châm giáo dục để đạt tới mục tiêu giáo dục.

Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước những yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước, thì sự nghiệp phát triển GD&ĐT nước ta không thể không thực hiện đổi mới một cách đồng bộ về mục tiêu, nội dung và chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức, huy động và đầu tư cơ

sở vật chất và thiết bị dạy học (CSVC&TBDH), phương thức đánh giá kết quả giáo dục, đổi mới tư duy và phương thức quản lý, đặc biệt là nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục.

Đối với giáo dục nghề nghiệp, ĐNGV lại có vị trí, vai trò quan trọng hơn, bởi vì họ là những người trực tiếp thực hiện chương trình và nội dung đào tạo nhằm đào tạo được những công nhân kỹ thuật, những lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

Trang 2

hóa đất nước Tuy nhiên "Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhình chung thấp về chất lượng" Do đó, phát triển ĐNGV trong các trường cao đẳng nghề đủ

về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng và tinh thông về nghiệp

vụ sư phạm là nhiệm vụ thường xuyên của các nhà quản lý, nhưng nó lại có ý nghĩa cấp thiết trong sự nghiệp phát triển KT-XH và phát triển GD&ĐT của nước nhà trong giai đoạn hiện nay.

Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp được thành lập theo Quyết định số 250/QĐ-BLĐTBXH trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề Thương mại với chức năng là đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật ở các trình độ

sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề cho cả nước Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công Thương mà trực tiếp là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Cục Dạy nghề, nhà trường đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của giáo dục nghề nghiệp hiện nay thì đội ngũ giảng viên của trường so với chuẩn quy định tại Thông tư số 30/2010/TT- BLĐTBXH ra ngày 29/9/2010 vẫn còn nhiều bất cập:

- Số lượng giáo viên, giảng viên còn thiếu, chưa đáp ứng được sự tăng trưởng về quy mô đào tạo của nhà trường.

- Trình độ của giảng viên không đồng đều và nhìn chung còn thấp, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên chưa cao.

- Cơ cấu đội ngũ của giảng viên của trường chưa đồng bộ, nhiều khoa và tổ

bộ môn lực lượng giảng viên còn mỏng về số lượng, yếu kém về chất lượng… gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình phát triển chung của nhà trường

Đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng nói chung và các trường cao đẳng nghề nói riêng; nhưng hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển ĐNGV của Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp; chính vì vậy chúng tôi

chọn vấn đề " Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng nghề Thương

Trang 3

mại và Công nghiệp - Bộ Công Thương" làm đề tài nghiên cứu, nhằm góp phần

nâng cao chất lượng ĐNGV để làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của Nhà trường.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp nhằm đảm bảo chuẩn nghề nghiệp của giảng viên dạy nghề.

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề.

3.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp nhằm đảm bảo Chuẩn nghề nghiệp của giảng viên dạy nghề.

3.3 Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp nhằm đạt được chuẩn nghề nghiệp của giảng viên dạy nghề.

4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp.

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng nghề

Thương mại và Công nghiệp nhằm đạt được Chuẩn nghề nghiệp của giảng viên dạy nghề.

5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Đội ngũ giảng viên dạy nghề hệ cao đẳng của Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp còn có những mặt hạn chế và bất cập từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa lại Nếu đề xuất được các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên và

Trang 4

giảng viên dạy nghề theo Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ra ngày 29/9/2010 thì sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề của Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp trong giai đoạn tới.

6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề hệ cao đẳng của Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp.

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Bằng việc nghiên cứu những chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến đề tài; những công trình khoa học về phát triển đội ngũ, …; các phương pháp này được sử dụng với mục đích xác định cơ sở lý luận về vấn đề phát triển ĐNGV trong các trường cao đẳng nghề.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Bằng các phương pháp chủ yếu như thu thập số liệu, quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm và xin ý kiến chuyên gia; nhóm phương pháp này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng ĐNGV và thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề hệ cao đẳng của Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp; đồng thời minh chứng cho tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV hệ cao đẳng nghề mà chúng tôi đề xuất trong luận văn.

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên của trường cao

đẳng nghề.

Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng

nghề Thương mại và Công nghiệp.

Chương 3: Một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao

đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp, Bộ Công Thương.

Trang 5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã

đề ra mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển KT-XH của nước ta từ

2001-2010 là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [9, tr

105] Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH chỉ có thể thành công khi chúng ta có được một nguồn lực người có chất lượng Nếu trước đây, thiếu vốn và sự nghèo nàn về cơ sở vật chất là cái chủ yếu cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế; thì ngày nay, sự cản trở chủ yếu đối với tăng trưởng kinh tế được xác định là ở chất lượng của nguồn nhân lực xã hội như trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe và chất lượng sống Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu, là động lực quyết định của sự phát triển KT-XH của mọi quốc gia Cho nên, đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng được coi là đầu tư cho phát triển KT-

XH Chính vì vậy, việc nghiên cứu để có được cơ sở lý luận và thực tiền phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển ĐNGV trong các trường đại học nói riêng được nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước rất quan tâm

1.1.1 Một số công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ ở nước ngoài

- Trước hết phải nói tới Chiến lược phát triển nguồn nhân lực bền vững của

Tổ chức SEAMEO

Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) thành lập năm 1965 với sứ mạng tăng cường sự hiểu biết, hợp tác và thống nhất giữa các nước thành viên với mục đích tối cao là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong khu vực Hiện nay SEAMEO có 10 nước thành viên

Trang 6

(Brunây, Cămpuchia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Inđônêxia, Malaixia, Mianma, Philippin, Xingapo, Thái lan và Việt nam); có 6 nước là các thành viên liên kết như Oxtrâylia, Canađa, Cộng hoà Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Hà Lan, NiuDilân; đồng thời có Hội đồng quốc tế về giáo dục mở và giáo dục từ xa (ICDE) Đây là một tổ chức năng động, tự tin, có những định hướng chính sách chiến lược và được quốc tế công nhận về thành tựu nghiên cứu để tăng cường hiểu biết và hợp tác trong khu vực về văn hoá, giáo dục và khoa học để thúc đẩy

sự phát triển nguồn nhân lực bền vững SEAMEO phục vụ nhu cầu của các nước trong khu vực và bên ngoài về các lĩnh vực đào tạo, tư vấn, nghiên cứu và thông tin có chất lượng về giáo dục, sức khoẻ theo sứ mạng và mục tiêu của tổ chức SEAMEO đã nghiên cứu và áp dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu chủ yếu như những định hướng và các biện pháp phát triển nhân lực trong các chương trình và dự án, đó là:

+ Chất lượng và sự phù hợp của chương trình đào tạo nhân lực được tăng cường.

+ Chất lượng và hiệu quả quản lý nhân lực được nâng lên.

+ Sự ổn định và tài chính được đảm bảo.

Những chương trình của SEAMEO được tăng cường tiếp cận thị trường, đồng thời mối liên kết của các tổ chức quốc gia, khu vực và quốc tế được tăng cường và nâng cao, nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực xã hội

đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đặc biệt nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

- Hai là Chiến lược đổi mới về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng giáo dục ở Canađa:

Tháng 2 năm 2002, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Canađa Allan Rock và

Bộ trưởng Bộ Phát triển Nguồn nhân lực Canađa – Jane Stewart đã công bố

Chiến lược đổi mới của Canađa thông qua việc xuất bản hai báo cáo: “Đạt tới chất lượng cao và vấn đề tri thức” Tiếp theo đó, Trung tâm Giáo dục quốc tế

Trang 7

Alberta – một Hiệp hội phi Chính phủ của các Trường đại học, cao đẳng tại tỉnh Albert đã đưa ra Chiến lược đổi mới giáo dục ở Canađa Chiến lược đổi mới của Canađa là một sáng kiến rất tích cực

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng giáo dục được đặt vào vị trí trung tâm của Chiến lược Chiến lược đã khẳng định nhu cầu tiếp thị quốc tế cũng như việc tuyển mộ các sinh viên quốc tế là nhằm đáp ứng các nhu cầu về nguồn nhân lực hiện tại và tương lai của Canađa Tiến sĩ Lyle

Oberg, Bộ trưởng Bộ Học tập Alberta đã khẳng định: “Việc chuẩn bị cho người dân Alberta nền kinh tế toàn cầu là phần quan trọng trong phát triển kinh tế Alberta cung cấp các định hướng cho giáo dục có thể đạt tới được thành công hơn và mang tính tổng thể hơn, để đảm bảo tất cả người dân Alberta có khả năng chiếm lĩnh được các kỹ năng và kiến thức trong suốt cuộc đời của họ để đáp ứng các nhu cầu của vị trí làm việc luôn thay đổi” Từ đó các nghiên cứu

cũng đưa ra các biện pháp về quan điểm, nội dung, phương pháp và đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực quốc gia

- Ba là Chính sách hiện đại hoá giáo dục của Liên bang Nga giai đoạn đến năm 2010 Ngày 29 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga M.Kaxianov ký đã Quyết định số 1756 phê duyệt và cho công bố văn bản

do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Liên bang Nga trình về: “Nội dung hiện đại hoá giáo dục Nga giai đoạn đến 2010”.

Mục tiêu và nhiệm vụ chính của chính sách hiện đại hoá giáo dục của Liên bang Nga là đảm bảo chất lượng hiện đại của giáo dục trên cơ sở đảm bảo tính cơ bản của nó phù hợp với những đòi hỏi trước mắt và tương lai của cá nhân, xã hội và quốc gia Hiện đại hoá giáo dục là nhiệm vụ của nhà nước và của toàn dân, không phải và không thể thực hiện như là một dự án cấp Bộ Giáo dục Nga Quyền lợi của xã hội, quốc gia trong giáo dục không luôn luôn trùng khớp với quyền lợi của mọi cấp, mọi ngành và mọi cá nhân trong chính hệ thống giáo dục Do vậy việc xác định nhưng phương hướng hiện đại hoá và phát triển

Trang 8

giáo dục không thể đóng khung trong phạm vi cộng đồng giáo dục và Bộ Giáo dục Mọi công dân, mọi gia đình và cả xã hội, các hệ thống chính quyền nhà nước cấp liên bang và các vùng miền, các cơ quan tự quản địa phương, hội nghề nghiệp – sư phạm, các tổ chức khoa học, văn hoá, thương mại và xã hội phải trở thành chủ thể tích cực của chính sách giáo dục Để đạt được mục tiêu trên, nhà nước đã giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu liên quan với nhau Cụ thể là :

- Đảm bảo sự bảo lãnh quốc gia đối với quyền được học tập và bình đảng cơ hội tiếp cận giáo dục hoàn chỉnh;

- Hình thành trong hệ thống giáo dục những cơ chế chuẩn mực – pháp

lý, tổ chức – kinh tế thu hút và sử dụng các nguồn ngoài ngân sách;

- Nâng cao vị thế xã hội và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục, tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước và của xã hội đối với họ;

- Phát triển giáo dục như là một hệ thống quốc gia – xã hội mở trên cơ

sở phân chia trách nhiệm giữa các chủ thể chính sách giáo dục và đề cao vai trò của tất cả các thành viên

Như vậy, Nga đã chỉ ra không những giáo dục phải hướng vào địa chỉ

xã hội, tạo sự cân bằng quyền lợi xã hội, xây dựng quan hệ hiệu quả kinh tế trong xã hội, mà còn phải đảm bảo hệ thống giáo dục có đội ngũ cán bộ trình độ cao (phát triển đội ngũ làm công tác giáo dục).

1.1.2 Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về phát triển đội ngũ ở trong nước

Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu như luận văn thạc sĩ, các đề tài KH&CN, đề án, về phát triển đội ngũ trong các cơ sở giáo dục nói chung Các sản phẩm nghiên cứu đó được chuyển thành sách, giáo trình giảng dạy về quản lý tổ chức bộ máy và nhân sự trong các trường học của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Những công trình tiêu biểu nghiên

Trang 9

cứu về phát triển ĐNGV, giáo viên trong các trường học thì không nhiều; tuy nhiên cũng có một số công trình điển hình mà chúng tôi trình bày dưới đây:

- Đề tài KH&CN cấp Bộ, mã số B92 38 - 18 “Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và giáo viên dạy nghề” do Phạm Thành Nghị

làm chủ nhiệm đề tài (bảo vệ năm 1993)

Đề tài đã nêu lên thực trạng ĐNGV giảng dạy đại học và giáo viên dạy nghề, có thể nói khái quát rằng đề tài đã chỉ ra đội ngũ này đang bị hạn chế

về nhiều mặt: mặt bằng trình độ không đồng đều; trình độ tay nghề còn thấp; trình độ sư phạm hạn chế; thiếu hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới; trình độ ngoại ngữ và tin học yếu Như vậy là phần lớn ĐNGV không đủ khả năng thích ứng kịp với nhu cầu phát triển KT-XH, phát triển KH&CN, những biến đổi xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường

Đề tài đã nêu lên các giải pháp để bồi dưỡng để phát triển ĐNGV, trong đó có việc xây dựng mô hình đào tạo bồi dưỡng ĐNGV, giáo viên có trình

độ đạt chuẩn, cơ cấu chuyên ngành hợp lý và nghiệp vụ sư phạm tinh thông

- Đề tài KH&CN cấp Bộ, mã số B96 52 – 11 về “Xây dựng mô hình công tác phát triển bồi dưỡng cán bộ giảng dạy phục vụ yêu cầu đổi mới GD&ĐT ở Việt Nam” do Trần Thị Bạch Mai làm chủ nhiệm đề tài (bảo vệ năm

1997)

Đề tài nêu lên thực trạng ĐNGV chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển giáo dục của nước ta; các giải pháp để tăng cường năng lực thích ứng của ĐNGV với sự phát triển ngày càng cao của xã hội Đề tài cũng đề cập đến các giải pháp về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình giảng dạy và xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hoá, hiện đại với những hình thức đào tạo bồi dưỡng linh hoạt Đề tài đặc biệt chú ý tới phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy và học.

Trang 10

- Đề án “Tăng cường năng lực đào tạo giáo viên” do Ngân hàng phát

triển Châu Á tài trợ (2002)

Đề án đã nêu lên những thành tựu ấn tượng, đặc biệt là từ khi đổi mới, giáo dục đại học nước nhà đã đạt được những thành tựu đáng kể:

+ Hệ thống các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học tăng lên mạnh

và phân bổ hầu như khắp các vùng trong cả nước; các cơ sở giáo dục trên được

đa dạng các loại hình; tăng về số lượng và được quy mô từ 102 trường (năm 1990) lên 178 trường (năm 2001).

+ Số lượng sing viên (SV) tăng đáng kể: từ 160,2 ngàn (năm 1991) lên 918,2 ngàn (năm 2000), trong đó số SV ngoài công lập chiếm khoảng 11,4% Tỷ lệ SV/ 1 vạn dân dù còn kém các nước trong khu vực, nhưng đã tăng gấp 6,2 lần từ 19 (năm 1990) lên 118 SV/1 vạn dân (năm 2000).

+ Đội ngũ cán bộ giảng dạy tăng cả về số lượng và chất lượng, từ 20.871 GV (năm 1990) lên 32.205 GV (năm 2000) với 4,5% Giáo sư và Phó giáo sư; 14,16% Tiến sỹ và 25% Thạc sỹ

Đề án đề xuất vai trò của Nhà nước chuyển từ người đóng vai thực hiện là chính sang tạo điều kiện là chính trong sự phát triển sự nghiệp GD&ĐT Vai trò quản lý nhà nước thể hiện ở điều hành cấp vĩ mô về phát triển đào tạo và

sử dụng nguồn nhân lực (đảm bảo thống nhất, toàn diện, liên ngành, liên vùng) theo một chiến lược chung

Đề án đã nghiên cứu, xây dựng ban hành Chuẩn chất lượng giáo dục (cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học, giáo viên) phù hợp với trình

độ và yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn

Đặc biệt Đề án cũng đã chỉ ra các giải pháp và tổ chức các giải pháp

để phát triển đội ngũ nhà giáo thông qua đào tạo giáo viên các cơ sở giáo dục đại học; trong những giải pháp đó có giải pháp về phát triển ĐNGV để đáp ứng được yêu cầu đào tạo giáo viên.

Trang 11

Tóm lại: Những kết quả nghiên cứu về phát triển nhân lực nói chung,

phát triển ĐNGV, giáo viên được các công trình khoa học trong và ngoài nước nêu trên là những cơ sở về lý luận, thực tiễn và những kinh nghiệm để giúp chúng tôi tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn này.

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.2.1 Phát triển đội ngũ và phát triển đội ngũ giảng viên

1.2.1.1 Đội ngũ giảng viên

Theo quy định trong Luật Giáo dục (2005) thì giảng viên trước hết là nhà giáo, nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ

sở giáo dục khác; với những tiêu chuẩn: phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là GV

Như vậy, ĐNGV là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng.

1.2.1.2 Phát triển đội ngũ

Phát triển đội ngũ trong một tổ chức được hiểu là hoạt động nhằm có một lực lượng lao động người đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình

độ đào tạo và đảm bảo chất lượng (năng lực và phẩm chất) đáp ứng được nhiệm

vụ và chức năng của tổ chức đó; đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển KT

-XH cộng đồng và xã hội [4, Tr 66] Đội ngũ của một tổ chức cũng chính là nguồn nhân lực của tổ chức đó, cho nên để nhận biết khái niệm phát triển đội ngũ, chúng ta phải xuất phát từ khái niệm phát triển nguồn nhân lực.

“Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi, chuyển biến số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn phát

Trang 12

triển kinh tế - xó hội ở cỏc cấp độ khỏc nhau, đỏp ứng nhu cầu nhõn lực cần thiết cho cỏc lĩnh vực hoạt động lao động và đời sống xó hội”[10, Tr 10]

Tư tưởng chỉ đạo về phỏt triển nguồn nhõn lực là lấy phỏt triển bền vững làm trung tõm; mỗi con người là một cỏ nhõn độc lập làm chủ quỏ trỡnh lao động của mỡnh; lấy lợi ớch của người lao động là nguyờn tắc cơ bản của quản lý lao động; bảo đảm mụi trường dõn chủ thuận lợi cho tiến hành giao lưu đồng thuận;

cú chớnh sỏch giải phúng và phỏt huy tiềm năng của người lao động, bảo đảm hiệu quả cụng việc; phỏt triển nguồn nhõn lực bỏm sỏt thị trường lao động, đõy

là một vấn đề phức tạp mà mấu chốt là phải xõy dựng cỏc chớnh sỏch quản lý phỏt triển GD&ĐT đỳng đắn; chớnh sỏch sử dụng nguồn nhõn lực, bao gồm tuyển dụng, chớnh sỏch lao động, phõn cụng lao động, phõn bổ nhõn lực, chớnh sỏch cỏn bộ, tiền lương, khen thưởng…; tạo ra động lực để kớch thớch mọi người chăm học, chăm làm, động viờn tớch cực người lao động giỳp họ năng động, thiện chớ, cầu tiến từ đú đi đến sỏng tạo là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý vĩ mụ cũng như vi mụ nguồn lực con người.

Một tiếp cận khỏc đó được Leonard Nadle – Nhà xó hội học người Mỹ đưa

ra nhận định (năm 1980) trong đú, quản lý nguồn nhõn lực thể hiện bởi cỏc nội hàm được sắp xếp ở sơ đồ dưới đõy:

Sơ đồ 1.1 Quản lý nguồn nhõn lực

Quản lý nguồn nhân lực

Phát triển

nguồn nhân lực nguồn nhân lực Sử dụng nguồn nhân lực Môi trờng

Đào tạo; bồi

đãi ngộ,

Mở rộng loại việc làm, mở rông quy mô việc làm, phát triển tổ chức

Trang 13

(Theo Leonard Nadle – Nhà xã hội học người Mỹ - 1980)

Theo sơ đồ trên, phát triển nguồn nhân lực là một nội hàm của quản lý nguồn nhân lực, trong đó có việc chọn tuyển, đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo về

số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, nâng cao phẩm chất và năng lực để đáp ứng việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức Nói cách khác là tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu suất của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức gắn liền với việc tăng lên về mặt số lượng của đội ngũ, cũng như chất lượng của nhân lực.

Theo Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) thì có 5 nhân tố của sự phát triển nguồn nhân lực là GD&ĐT, sức khỏe dinh dưỡng, môi trường làm việc, tự do chính trị và kinh tế; trong đó GD&ĐT là nhân tố tiền đề

và có tầm quan trọng nhất

Từ các lập luận trên, có thể hiểu phát triển đội ngũ của một tổ chức cũng được hiểu là phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức Cho nên:

- Phát triển đội ngũ là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách

và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhằm đạt được mục đích đủ số lượng, phù hợp về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có

đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ.

1.2.1.3 Phát triển đội ngũ giảng viên

Phát triển ĐNGV trong các trường đại học là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho đội ngũ đó nhằm đạt được mục đích đủ số lượng theo tỷ lệ quy định, phù hợp về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm

1.2.2 Quản lý, quản lý nhà trường và quản lý đội ngũ giảng viên

1.2.2.1 Quản lý

Quản lý là một hoạt động phổ biến không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và có tác động, liên quan đến mọi người Harold Koontz đã viết:

Trang 14

“Việc quản lý là thiết yếu trong mọi sự hợp tác có tổ chức, cũng như ở mọi cấp

độ của tổ chức trong một cơ sở” [13, Tr 21] Như vậy, có thể khẳng định rằng

mọi quá trình hoạt động không thể thiếu được quản lý.

Có nhiều cách trình bày khái niệm quản lý Ví dụ:

- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý về các mặt văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”

- Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [14, Tr 130] Có thể khẳng định: “Quản lý là sự tác động liên tục có

tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản lý (những người bị quản lý) bằng việc sử dụng các phương tiện quản lý nhằm làm cho

tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý” [5, Tr 20].

Qua định nghĩa của các tác giả ta thấy khái niệm quản lý gồm hai hệ liên kếtnhau giữa chủ thể quản lý (có thể là cá nhân hay tổ chức) với đối tượng quản lý Aiquản lý đó là chủ thể quản lý (CTQL) Trả lời cho câu hỏi: quản lý ai ? quản lý cái

gì ? đó là khách thể quản lý (những con người cụ thể và sự hình thành các mối quan

hệ giữa những con người, giữa những nhóm người, ) Giữa CTQL với khách thểquản lý có quan hệ tương tác lẫn nhau bởi các công cụ quản lý (phương tiện tácđộng của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý như: mệnh lệnh, quyết định, luật lệ,chính sách, ) và các phương pháp quản lý (cách thức tác động của chủ thể tớikhách thể quản lý) CTQL làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể thì làmnảy sinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhucầu của con người, thỏa mãn mục đích của CTQL (được xác định theo nhiều cáchkhác nhau, nó có thể do chủ thể quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể vàkhách thể quản lý)

Môc tiªu qu¶n lý

Chñ thÓ qu¶n lý

Néi dung qu¶n lý

Kh¸ch thÓ qu¶n lý

C«ng cô, PP qu¶n lý

Trang 15

Sơ đồ 1.2 Các mối quan hệ của hoạt động quản lý

Từ những điểm chung của các định nghĩa và sự phân tích các mối quan hệ của hoạt động quản lý, có thể hiểu:

Quản lý một tổ chức được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã định

1.2.2.2 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở tầm vi mô (hoạt động quản lý trong phạm vi một đơn vị, một cơ sở giáo dục)

“Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (các cấp quản lý của hệ thống giáo dục) nhằm làm cho nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra cho từng thời kỳ phát triển của đất nước” [15, Tr 7]

Quản lý nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt, liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi một nhà trường.

Như vậy, quản lý nhà trường được xem là công việc của CTQL các cấp

trong nhà trường mà đứng đầu là Hiệu trưởng, cho nên có thể hiểu: “Quản lý nhà trường là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có

hệ thống và hợp quy luật) của chủ thế quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, giảng viên, nhân viên và người học,…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục” [4, Tr 20].

Trang 16

Chú ý: Từ các khái niệm trên cho thấy quản lý giáo dục và quản lý nhà

trường có nội dung quản lý đội ngũ nhân lực.

1.2.2.3 Quản lý đội ngũ giảng viên

Quản lý đội ngũ giảng viên là một trong những nội dung chủ yếu nhất của quá trình quản lý nguồn nhân lực trong ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và đối với mỗi trường đại học, cao đẳng nói riêng.

Quản lý đội ngũ giảng viên cũng phải thực hiện đầy đủ các nội dung của quá trình quản lý nguồn nhân lực như: kế hoạch hóa việc xây dựng và phát triển đội ngũ, tuyển mộ, lựa chọn, bố trí sử dụng, huấn luyện, phát triển, thẩm định kết quả hoạt động, đề bạt, thuyên chuyển.

Đội ngũ giảng viên là những người có trình độ học vấn và nhân cách phát triển ở mức độ cao, vì vậy chúng ta phải nhận thức sâu sắc một số vấn đề sau:

- Quản lý đội ngũ giảng viên trước hết phải giúp cho đội ngũ giảng viên phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tiềm năng của họ để họ để họ có thể cống hiến ở mức cao nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo bậc đại học Phải chăm lo cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho họ, đặc biệt chăm lo điều kiện nghiên cứu, giảng dạy cho họ.

- Quản lý đội ngũ giảng viên phải hướng họ vào việc phục vụ lợi ích của tổ chức, của cộng đồng và của xã hội, đồng thời phải đảm bảo được những lợi ích

về vật chất và tinh thần với mức độ thỏa đáng cho mỗi cá nhân giảng viên.

- Quản lý đội ngũ giảng viên vừa phải đáp ứng được mục tiêu trước mắt và mục tiêu phát triển trong tương lai của tổ chức Cần có quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên.

- Quản lý đội ngũ giảng viên phải được thực hiện theo quy chế, quy định thống nhất trên cơ sở luật pháp Nhà nước, của Bộ, ngành chủ quản.

1.3 ĐẶC TRƯNG VÀ YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.3.1 Vai trò của giảng viên

Trang 17

Đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên dạy nghề nói riêng là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đồng thời giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục Điều 14 Luật Giáo dục khẳng

định:"Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục "

Sự tiến bộ nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ và cùng với nó

là quá trình sử dụng rộng rãi các phương tiện thông tin đại chúng, tạo ra các phương thức giao lưu mới, mở rộng khả năng học tập, tạo cơ hội cho người học

có thể học tập dưới nhiều hình thức theo khả năng và điều kiện cho phép, đã phá

vỡ tính duy nhất và độc tôn về nguồn tri thức của người thầy giáo, tuy nhiên giáo dục trong nhà trường dưới sự chỉ đạo của giảng viên vẫn là con đường có hiệu quả nhất để thế hệ trẻ tiếp thu có mục đích, có chọn lọc, có hệ thống các di sản văn hoá, khoa học, công nghệ của loài người và dân tộc

Sự thay đổi cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng của người giảng viên trong quá trình đào tạo đã làm thay đổi cơ bản những quan niệm về người giảng viên trong nền giáo dục hiện đại Người giảng viên không chỉ có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn có nhiệm vụ dạy cho người học cách học, cách thu nhận và xử lý các kiến thức, các tình huống trong thực tiễn đời sống đa dạng Trên cơ sở đó, chức năng của người giảng viên là tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục và dạy học, để hướng tới mục đích hình thành nhân cách con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của lịch

sử Nói cách khác, người giảng viên trong nền giáo dục hiện đại không chỉ được coi là người truyền thụ những kiến thức được coi là chính thống có sẵn

mà phải là người đề xướng, thiết kế nội dung và phương pháp dạy nhằm làm thay đổi thị hiếu, hứng thú người học, là người giúp cho người học biết cách học cách tự rèn luyện.

Những thay đổi này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên, đặc biệt phải coi trọng hơn việc bồi dưỡng thường xuyên cho giảng viên với nhiều hình thức đa dạng và có hệ thống tri thức, kỹ năng cần thiết cho hoạt

Trang 18

động nghề nghiệp của họ Khuyến cáo 21 điểm của UNESCO cũng chỉ rõ: " thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức" (điểm 18) và đặc biệt là " các chương trình đào tạo giáo viên cần triệt để sử dụng các thiết bị và phương pháp dạy học mới nhất" (điểm 16).

Có thể nói, trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình phát triển giáo dục nói riêng và xã hội nói chung, vai trò, vị trí của người thầy giáo luôn luôn được coi trọng Những thay đổi trong nhiệm vụ và chức năng của người thầy giáo trong quá trình giáo dục và dạy học của nhà trường hiện đại không làm giảm vai trò,

vị trí của người giảng viên trong xã hội mà trái ngược lại nó càng nâng cao và khẳng định vai trò và vị trí của họ trong tiến trình phát triển xã hội.

Như vậy, khái quát lại người thầy giáo trong nền giáo dục hiện đại có 7 vai trò hết sức cơ bản, đó là: Nhà giáo là người phát triển cộng đồng, người điều tra nghiên cứu, người thúc đẩy học tập, người triển khai các chương trình giảng dạy, người học, người đánh giá và người giới thiệu công nghệ.

1.3.2 Nhiệm vụ của giảng viên

Như trên đã trình bày, nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học gọi

là giảng viên Như vậy, giảng viên phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền của nhà giáo.

Điều 72, Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2009 quy định nhà giáo có các nhiệm vụ:

"1 Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy

đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

2 Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật về điều lệ nhà trường.

3 Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

Trang 19

4 Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình

độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

5 Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật".

Điều 26, Điều lệ trường Cao đẳng ban hành theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã quy định rõ về nhiệm vụ của giảng viên các trường Cao đẳng như sau:

"a Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường Cao đẳng và Quy chế tổ chức, hoạt động của trường;

b Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường quy định; viết giáo trình, phát triển tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập theo sự phân công của trường, khoa, bộ môn;

c Chịu trách nhiệm giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học;

d Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyenr giao công nghệ theo sự phân công của trường, khoa, bộ môn;

đ Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống;

e Không ngừng tự bồi dưỡng nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy

để nâng cao chất lượng đào tạo;

g Hoàn thành tốt công tác khác được trường, khoa, bộ môn giao".

Ngoài hai nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, người giảng viên trường cao đẳng nghề phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức

để thực sự trở thành những nhà giáo mẫu mực, là tấm gương cho sinh viên noi theo Đồng thời người giảng viên ở các trường này còn phải giáo dục cho sinh viên lòng yêu người, yêu nghề và lý tưởng nghề nghiệp, từ đó giúp cho sinh viên

Trang 20

nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, về vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

1.3.3 Yêu cầu đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề theo chuẩn

Nội dung về yêu cầu đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề theo chuẩn được đề cập trong Thông tư Số 30/2010/TT-BLĐTBXH ra ngày 29 tháng 9 năm

2010 bao gồm 4 tiêu chuẩn và 16 tiêu chí Ngoài các tiêu chí chung cho cả giáo viên dạy nghề và giảng viên dạy nghề (như phẩm chất chính chính trị và đạo đức

nghề nghiệp, lối sống và tác phong , quản lý hồ sơ dạy học, quản lý người học,

xây dựng môi trường giáo dục và học tập); thì riêng đội ngũ GVDN trình độ cao đẳng nghề phải đáp ứng được 10 yêu cầu chủ yếu:

1) Về kiến thức chuyên môn; GVDN trình độ cao đẳng nghề phải:

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy;

- Có trình độ B về một ngoại ngữ thông dụng và có trình độ B về tin học trở lên;

- Nắm vững kiến thức nghề được phân công giảng dạy;

- Có kiến thức về nghề liên quan;

- Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề.

2) Về kỹ năng nghề; GVDN trình độ cao đẳng nghề phải:

- Có kỹ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 5/7, bậc 4/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia;

- Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề được phân công giảng dạy;

- Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy;

- Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề.

Trang 21

3) Về trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; GVDN trình độ cao đẳng

4) Về chuẩn bị hoạt động giảng dạy; GVDN trình độ cao đẳng nghề phải:

- Lập được kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun được phân công trên cơ

sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khoá học;

- Soạn được giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học;

- Lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun thuộc nghề được phân công giảng dạy;

- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết; tự làm được các loại phương tiện dạy học thông thường.

- Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của nghề phân công giảng dạy.

5) Về thực hiện hoạt động giảng dạy; GVDN trình độ cao đẳng nghề phải:

- Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và với từng đối tượng người

học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung;

- Thực hiện các giờ dạy lý thuyết/thực hành/tích hợp theo đúng giáo án, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định;

- Biết vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học;

Trang 22

- Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng dạy nghề; ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy.

6) Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học; GVDN trình độ

cao đẳng nghề phải:

- Lựa chọn và thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với môn học, môđun được phân công giảng dạy;

- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định.

7) Về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy;

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng nghề.

8) Về xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục; GVDN

Trang 23

- Đánh giá được kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.

9) Về trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện; GVDN trình độ

- Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho sinh viên giỏi;

- Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;

- Tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu dạy nghề.

10) Về nghiên cứu khoa học; GVDN trình độ cao đẳng nghề phải:

- Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ;

- Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên.

1.4 CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.4.1 Thiết lập quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Lập kế hoạch trong QLGD là một quá trình tiếp diễn phản ánh nhưng biến động diễn ra trong môi trường đối với hệ thống giáo dục và ấn định những phương án hoạt động giúp hệ thống giáo dục thích ứng với môi trường của nó Quá trình lập kế hoạch sẽ cho chủ thể QLGD những loại kế hoạch giáo dục khác nhau.

Căn cứ vào kế hoạch phát triển tổng thể, để dự báo triển vọng theo kế hoạch 5 năm, 10 năm, trong đó bao gồm dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Dự báo được xu hướng diễn biến của nhân lực nhà trường về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên, chỉ ra được nhu cầu, điều kiện khả năng phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường.

Trang 24

Nhờ có kế hoạch mà hướng vận động và phát triển của hệ thống phát triển giáo dục được xác định rõ, tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu của hệ thống giáo dục.

- Nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV trong các trường cao đẳng nghề:

+ Phải đảm bảo tính kế thừa, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ giảng dạy trước mắt và lâu dài vì GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục

+ Phải đảm bảo về cơ cấu chuyên môn giữa các bộ môn, nhưng có sự ưu tiên cần thiết đối với những nghề đang là thế mạnh trong tuyển sinh và dạy nghề.

- Quy trình quản lý xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV gồm:

+ Đánh giá cơ hội, thách thức, khó khăn, thuận lợi có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ.

+ Trên cơ sở dự báo quy mô phát triển nhà trường, đề ra mục tiêu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, chất lượng ĐNGV.

+ So sánh nhu cầu và yêu cầu từ mục tiêu với thực trạng của Trường

để biết được việc thừa, thiếu hay chưa đạt của ĐNGV.

+ Xác định lộ trình, thời gian để thực hiện được mục tiêu về số lượng,

cơ cấu, trình độ đào tạo, chất lượng ĐNGV.

+ Đưa ra các biện pháp, giải pháp thực hiện các mục tiêu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, chất lượng đội ngũ.

+ Dự kiến các điều kiện để thực hiện các mục tiêu trên.

+ Viết ra văn bản quy hoạch, xin phê duyệt và ban hành.

- Nội dung của quy hoạch phát triển ĐNGV gồm có:

+ Mục tiêu của quy hoạch;

+ Các nội dung quy hoạch;

+ Các dự báo, phương pháp và những những phép toán dự báo;

+ Lựa chọn các phương án dự báo để có kết quả dự báo;

+ Những giải pháp và khuyến nghị thực hiện quy hoạch

Trang 25

1.4.2 Tuyển dụng và bổ nhiệm chức danh giảng viên

- Tuyển dụng và bổ nhiệm người vào làm GV trong các trường cao đẳng nghề phải đảm bảo nguyên tắc đáp ứng về số lượng, phù hợp cơ cấu, đúng trình độ đào tạo theo chuẩn và phần nào phù hợp với nguyên vọng của người được tuyển.

- Quy trình và nội dung tuyển dụng và bổ nhiệm bao gồm:

+ Xây dựng các tiêu chí tuyển dụng GV (tức là thông báo nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng về số lượng, giới và trình độ đào tạo, năng lực, phẩm chất, ; các chính sách lương và các chính sách cán bộ hoặc ưu đãi khác) Nội dung của bước này phải được xuất phát từ thực tiễn và trên cơ sở đề nghị của các Khoa, Bộ môn, Mặt khác nhu cầu này phải tính trên cơ sở quy mô đào tạo

và lưu lượng SV của từng chuyên ngành đào tạo.

+ Tuyển mộ (thông báo rộng rãi nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng theo mỗi hình thức chuyển tải thông tin).

+ Thu thập hồ sơ.

+ Thành lập Hội đồng thi hoặc xét tuyển.

+ Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.

+ Công bố kết quả và làm các thủ tục tiếp nhận.

+ Làm quyết định thu nhận, phân công công tác.

+ Trang bị cho GV mới những điều kiện để họ làm việc.

1.4.3 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn

và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên

Con đường đi cơ bản và chủ yếu để duy trì và không ngừng nâng cao năng lực, phẩm chất nguồn nhân lực trong bất kỳ tổ chức nào là tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng.

Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV của các trường cao đẳng nghề gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng mục tiêu bồi dưỡng theo các chuẩn nghề nghiệp.

Trang 26

- Tổ chức hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho GV ở trong

cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể thực hành nghề một cách năng suất, chất lượng và hiệu quả hơn; đồng thời để đảm bảo cơ cấu tỉ lệ học hàm, học vị GV trên SV.

+ Tổ chức hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cho GV dưới hình thức

tổ chức ngay tại trường và do chính trường là cơ sở đào tạo; nhằm là làm cho ĐNGV có đủ các yêu cầu quy định theo tiêu chuẩn chức danh GV, đồng thời nâng cao khả năng thích ứng của họ với sự phát triển liên tục trong thực tế yêu cầu, nhiệm vụ mới.

+ Tổ chức đào tạo lại cho một số GV để họ đảm bảo được trình độ chuẩn hoặc để đáp ứng và điều chỉnh sự mất cân đối về cơ cấu chuyên ngành đào tạo của trường nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, mới, giúp người lao động có cơ hội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới nhằm mục đích thay đổi công việc, đổi chuyên ngành giảng dạy cho phù hợp.

+ Tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho mọi GV với các hình thức tại trường, tại các cơ sở đào tạo khác; nhằm bổ sung theo hướng cập nhật tri thức,

kỹ năng để nâng cao trình độ trong hoạt động chuyên môn, đặc biệt là những kinh nghiệm trong xử lý các tình huống cụ thể trong thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình

Trong quản lý hoạt động bồi dưỡng trên, cần chú ý trong các trường cao đẳng nghề hầu hết chưa học qua trường sư phạm, cho nên trong quản lý hoạt

Trang 27

động bồi dưỡng phải đặc biệt chú ý đến bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm cho ĐNGV; nhằm làm cho mọi GV tinh thông trong việc thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp như biên soạn chương trình, giáo trình, giáo án, tổ chức lớp học và dạy học trên lớp, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học, đánh giá kết quả dạy học,

Tổ chức hoạt động tự bồi dưỡng của GV nhằm nâng cao năng lực tự học, học suốt đời của bản thân mỗi người GV để tự khắc phục những mặt còn yếu kém, những hẫng hụt về trình độ chuyên môn, hạn chế về nghiệp vụ sư phạm; đồng thời tạo ra được con đường tự bổ sung, tự trang bị và cập nhật kiến thức cơ bản, tự rèn luyên kỹ năng hành nghề.

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho ĐNGV.

Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp cho GV có được phương pháp luận khoa học để vận dụng giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn nghề nghiệp.

1.4.4 Tạo động lực phát triển cho đội ngũ giảng viên

Tạo động lực cho ĐNGV là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển ĐNGV Nội dung quản lý việc tạo động lực cho ĐNGV trong các trường cao đẳng nghề gồm:

- Bố trí công việc phù hợp với trình độ, năng lực, học hàm, học vị, chức danh GV Nếu quản lý hoạt động này hiệu quả sẽ giúp cho mỗi GV có điều kiện phát huy tối đa năng lực của họ trong giảng dạy và tham gia các hoạt động đào tạo khác; đồng thời được hưởng các chế độ lượng và phụ cấp tương xứng Mặt khác, việc bố trí hoặc bổ nhiệm GV nhận các trong trách quản lý, lãnh đạo các

tổ chức và đoàn thể trong trường phải gắn với quyền lợi của GV và với lợi ích chung của nhà trường.

- Tạo môi trường sư phạm đồng thuận và lành mạnh trong nhà trường Cần phải xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập, tham gia có hiệu quả việc thực hiện cuộc vận động nhà trường thân thiện - học sinh tích cực Mở rộng

Trang 28

quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu KH&CN để ĐNGV của trường được tiếp cận nhanh nhất với các vấn đề mới và các kinh nghiệm đa phương Mở các lớp liên kết đào tạo với các trường đại học khác trong nước, đồng thời tạo ra những cơ hội để ĐNGV được đi học tập trao đổi kinh nghiệm

và hợp tác khoa học với nước ngoài thông qua các hoạt động hội thảo khoa học.

- Trang bị đủ thiết bị kỹ thuật dạy học và thiết bị kỹ thuật nghiên cứu KH&CN cho GV và trên lớp học theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá.

- Có chính sách đãi ngộ vật chất cho những GV đã có những đóng góp cho nhà trường và quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng có hiệu quả.

- Đánh giá kết quả hoạt động của ĐNGV.

1.4.5 Đánh giá giảng viên và thực hiện chính sách cán bộ

Đánh giá giảng viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Việc đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên là một hệ thống chính thức sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, phân tích đánh giá kết quả công việc theo các mục tiêu đã xác định của cá nhân hay tổ chức có định kỳ.

Đánh giá giảng viên là cơ sở để phân loại, thực hiện các chế độ chính sách kích thích giảng viên làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, NCKH, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực đội ngũ.

Đánh giá kết quả giảng dạy hay đánh giá thực hiện của giảng viên thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của GV trong quan hệ, so sánh với những tiêu chuẩn đã xây dựng.

Đánh giá giảng viên được tiến hành bằng nhiều phương pháp: Giảng viên

tự đánh giá, đánh giá của đồng nghiệp, đánh giá của SV, đánh giá của nhà quản

lý, lãnh đạo nhà trường Cần phối hợp các phương pháp trên một cách khoa học

để có được kết quả chính xác, khách quan, công bằng khi đánh giá giảng viên Đánh giá của lãnh đạo nhà trường đối với giảng viên về các mặt: năng lực chuyên môn, đạo đức, nhân cách, chất lượng giảng dạy… phải thận trọng,

Trang 29

phải thu thập thông tin từ nhiều phía để có sự phân tích, tổng hợp, trên cơ sở

đó thấy được ưu điểm, nhược điểm của người giảng viên và đánh giá cá nhân giảng viên và kết luận cuối cùng phải mang tính khách quan, để người GV tiếp nhận ý kiến của lãnh đạo một cách thoải mái và có hướng khắc phục tồn tại khuyết điểm của mình.

Việc đánh giá một cách nghiêm túc là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển chuyên môn của giảng viên Để đạt được mục đích này, đánh giá phải bảo đảm yêu cầu sau:

- Đảm bảo tiêu chuẩn khoa học, công khai, rõ ràng.

- Đánh giá trọng tâm vào giờ giảng trên lớp.

- Khuyến khích nhân tố tích cực, khích lệ đổi mới, đánh giá vì sự phát triển của GV.

- Thường xuyên quan tâm đến phát triển sự nghiệp của GV, tạo điều kiện cho

họ thành công và khẳng định chỗ đứng của họ trong tập thể sư phạm.

Việc sử dụng cán bộ công chức nói chung và sử dụng đội ngũ nói riêng bao gồm nhiều công việc khác nhau như: bố trí, phân công công tác, chuyển ngạch, nâng ngạch, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, biệt phái, bố trí phân công công tác Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công, giao nhiệm vụ cho công chức đảm bảo các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức.

Trong quá trình sử dụng công chức có thể phải điều động luân chuyển, biệt phái nhưng phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, năng lực của công chức; phải đảm bảo đầy đủ mọi chế độ ưu đãi, chính sách khuyến khích của nhà trường nếu

có, hội nhập giảng viên mới vào nhà trường.

1.5 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.5.1 Khách quan

Trang 30

Trong nền kinh tế tri thức, sự ứng dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật - công nghệ có tác động mạnh tới cơ cấu lao động xã hội, đào tạo nghề nghiệp và giáo dục nghề nghiệp theo một số hướng cơ bản sau:

Nguồn lực con người có tri thức đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển (các yếu tố lợi thế so sánh có tính chất truyền thống như tài nguyên, vốn lao động giản đơn lùi xuống hàng thứ yếu so với thông tin tri thức, trí tuệ trở thành nền tảng cho sự thịnh vượng và giàu có của xã hội).

Tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm tới mức rất nhỏ, lao động công nghiệp tăng lớn trong quá trình phát triển Ngành công nghệ cao đòi hỏi lực lượng lao động trí óc sáng tạo là yếu tố then chốt Vì thế để đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, yêu cầu về người giảng viên dạy nghề nói riêng, giáo dục nghề nghiệp nói chung cần có những thay đổi cơ bản:

Trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT và trình độ đào tạo chuyên môn bậc đại học phải là tối thiểu.

Diện đào tạo (cơ cấu ngành nghề) ngày càng rộng để hình thành đội ngũ giảng viên dạy nghề theo các lĩnh vực khoa học - công nghệ, giảng viên phải thường xuyên được bồi dưỡng và đào tạo lại.

Các phương tiện thông tin phải là những phương tiện hàng ngày của giảng viên, quá trình giảng viên vừa dạy vừa học xen kẽ với nhau.

1.5.2 Chủ quan

Với quy mô đào tạo còn nhỏ hẹp và còn thiếu các điều kiện đảo bảo chất lượng đào tạo nghề nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu, quá trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học của đội ngũ giảng viên mới chỉ dừng lại ở những phương pháp cụ thể cho từng bài học, chỉ mới hướng vào hoạt động của giảng viên mà chưa quan tâm tới hoạt động của người học: Dạy chay, học chay còn là tình trạng khá phổ biến Ngân sách đầu tư cho giáo dục đã nâng lên song còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tiễn của giáo dục nghề nghiệp

Trang 31

Năng lực đội ngũ còn hạn chế chưa tiếp cận được với những thay đổi của khoa học - công nghệ, sự đói về tri thức thực hành công nghệ là chủ yếu dẫn tới khả năng khai thác phương tiện kỹ thuật - công nghệ vào quá trình đào tạo nghề còn hạn chế Đội ngũ vừa thiếu vừa yếu về năng lực sư phạm dạy nghề lại ít được bồi dưỡng bổ sung kiến thức và công nghệ mới… Nên chưa thể trở thành động lực phát triển đào tạo nghề.

Nội dung đào tạo chậm đổi mới chưa phù hợp với thực tế sản xuất và xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ, phần lớn giảng viên dạy cái mình đang có chưa dạy được cái người học cần, xã hội đòi hỏi.

Tiểu kết chương 1

Qua tìm hiểu cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu, từ những khái niệm cơ bản đội ngũ giảng viên, những luận điểm của các nhà khoa học về lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và phát triển đôi ngũ, những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Một là, đã có những chương trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực,

Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương về xây dựng và phát triển đội ngũ nhưng

số lượng nghiên cứu và phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề chưa có nhiều

Hai là, trong xu thế hội nhập và phát triển thì những quan điểm lý luận về

phát triển đội ngũ dạy nghề càng làm sáng tỏ hơn vai trò, vị trí và nhiệm vụ của người giảng viên dạy nghề trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Ba là, hoạt động đào tạo nghề nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân tuy

có chung một mục đích đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, nhưng vấn đề đào tạo nghề có tính đặc thù riêng, trong đó có công tác phát triển ĐNGV

Bốn là, từ những quan điểm và mô hình phát triển đội ngũ giảng viên, về lý

luận quản lý nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ giảng viên, chúng ta nhận

Trang 32

thấy việc phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề không chỉ thuộc phạm vi của mỗi nhà trường mà là trách nhiệm của toàn xã hội và trách nhiệm của các bên liên quan.

Năm là, đây là những luận điểm hết sức cơ bản làm cơ sở khoa học cho

việc đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên cũng như đề ra các biện pháp đồng bộ, hữu hiệu cho công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề trong những năm tới được thể hiện trong chương 2.

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP

2.1 KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP – BỘ CÔNG THƯƠNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường

Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp – Bộ Công Thương được hợp nhất từ 2 trường (Trường đào tạo công nhân kỹ thuật vật tư và Trường công nhân kỹ thuật Xăng dầu thuộc Tổng Công ty xăng dầu), được thành lập vào năm 1973 nhằm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu nhân lực cho miền Bắc và cả nước Đội ngũ giáo viên thời kỳ đó đa số từ các tỉnh phía Bắc và một số là học viên được giữ lại Qua 38 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã đào tạo hàng vạn lao động kỹ thuật

và công nhân lành nghề tham gia vào quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Thực hiện chủ trương của Bộ Vật tư (nay trực thuộc Bộ Công Thương) về việc sắp xếp mạng lưới các trường thuộc Bộ, do trên địa bàn hai tỉnh Bắc Giang và

Trang 33

Hải Dương tồn tại 2 trường nên việc đầu tư dàn trải, không có hiệu quả Ngày 07 tháng 12 năm 1983 Bộ quyết định hợp nhất thành trường Đào tạo nghề Thương mại Địa điểm: Thị trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Hưng (nay là Hải Dương) Đầu năm 2008 Trường được Bộ Lao động Thương binh – Xã hội cho nâng cấp thành trường cao đẳng nghề, đổi tên thành “Trường Cao đẳng nghề Thương mại

và Công nghiệp” và xác định là trường trọng điểm quốc gia về đào tạo nghề của khu vực miền Bắc, cũng từ đó bộ máy tổ chức quản lý của nhà trường cơ bản được kiện toàn mới.

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, Trường đã mở rộng đào tạo liên thông một số ngành từ trung cấp đến đại học

Bộ máy tổ chức của Trường hiện nay gồm:

- Ban Giám hiệu gồm: 01 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng.

- Các hội đồng tư vấn và các Ban chỉ đạo, Ban kiểm tra được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng.

- Các khoa: Khoa Văn hóa kỹ thuật cơ sở; Khoa Cơ khí sửa chữa; Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh; Khoa Xăng dầu; Khoa Điện – Điện tử Trong mỗi khoa có Ban chủ nhiệm khoa và các tổ chuyên môn

- Các phòng ch c n ng g m: Phòng ức năng gồm: Phòng Đào tạo; Phòng Tổ chức Hành ăng gồm: Phòng Đào tạo; Phòng Tổ chức Hành ồm: Phòng Đào tạo; Phòng Tổ chức Hành Đào tạo; Phòng Tổ chức Hành o t o; Phòng T ch c H nh ạo; Phòng Tổ chức Hành ổ chức Hành ức năng gồm: Phòng Đào tạo; Phòng Tổ chức Hành ào tạo; Phòng Tổ chức Hành chính; Phòng Qu n tr ản trị đời sống; Phòng Công tác học sinh - sinh viên; Phòng ị đời sống; Phòng Công tác học sinh - sinh viên; Phòng đời sống; Phòng Công tác học sinh - sinh viên; Phòng ống; Phòng Công tác học sinh - sinh viên; Phòng i s ng; Phòng Công tác h c sinh - sinh viên; Phòng ọc sinh - sinh viên; Phòng

K toán - T i v ế toán - Tài vụ ào tạo; Phòng Tổ chức Hành ụ.

Trang 34

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng nghề

Thương mại và Công nghiệp

[Nguồn tư liệu:Phòng tổ chức Hành chính Trường]

- Về tổ chức Đảng và các đoàn thể: Đảng bộ trường là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ huyện Cẩm Giàng, Hải Dương Các chi bộ trực thuộc Đảng bộ thành lập theo các đơn vị chuyên môn Các đoàn thể gồm: Công đoàn trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Hội học sinh - sinh viên Nhà trường; Ban Nữ công, …

- Theo sự phát triển và nhiệm vụ của từng thời kỳ, cơ cấu bộ máy có thể được điều chỉnh theo hướng phát triển ổn định.

- Về đội ngũ: Hiện nay trường có tổng số 93 giảng viên và cán bộ nhân

viên, trong đó gồm 81 biên chế và 12 hợp đồng Tổng số giảng viên là 48 người, trong đó có 04 thạc sĩ, 08 người đang học thạc sĩ (thống kê tại thời điểm tháng 8 năm 2011).

- Về cơ sở vật chất: Hiện Trường đóng tại Thị trấn Lai Cách, Cẩm Giàng,

Hải Dương Tổng diện tích đất khoảng 36.984 m2, trong đó diện tích mặt bằng

đã xây dựng là 10.928m2 Cơ sở vật chất của trường tạm đủ phục vụ cho dạy học

và làm việc hiện tại, với 18 phòng học lý thuyết, 32 phòng học thực hành, 2

Trang 35

giảng đường lớn, nhà thiết bị - thư viện Hệ thống văn phòng làm việc đã được trang bị các máy tính nối mạng LAN, có đủ các phương tiện làm việc thiết yếu Nhìn chung, cơ sở vật chất Nhà trường hiện nay tương đối khang trang, tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Hiện trường vẫn đang tiếp tục xây dựng tiếp các hạng mục để từng bước hoàn thiện

về cơ sở vật chất

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường

Với 38 năm xây dựng và phát triển, với bề dày kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật cho đất nước, Trường đã đào tạo ra hàng vạn lao động kỹ thuật ở các cấp trình độ, đang làm việc trên mọi miền của Tổ quốc Đặc biệt, từ khi Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp, theo Quyết định số 250/QĐ- BLĐTBXH ra ngày 21/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và

Xã hội, hoạt động tổ chức bộ máy nhà trường được thực hiện với chức năng, nhiệm vụ cơ bản:

- Đào tạo nghề theo ba cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo quy định.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh và của người lao động

- Tham gia phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

- Tham gia nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến các nội dung đào tạo của trường và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ sản xuất

- Liên kết và hợp tác với các tổ chức: cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước để kết hợp đào tạo với sản xuất, tăng nguồn thu cho trường.

Trang 36

- Quản lý tổ chức, viên chức và tài sản của trường theo phân cấp quản lý của

Bộ và quy định của Nhà nước.

2.1.3 Quy mô đào tạo và các chuyên ngành đào tạo

2.1.3.1 Quy mô đào tạo của Trường

- Quy mô đào tạo của Trường trong 5 năm gần đây

Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp đã có sự gia tăng đáng

kể về quy mô đào tạo và thực hiện tốt các chỉ tiêu hàng năm về số lượng.

Trong những năm gần đây, cùng với sự trưởng thành của Nhà trường thì hình thức đào tạo ngày càng được mở rộng, số lượng học sinh, sinh viên tham gia các lớp đào tạo liên thông (bắt đầu tiến hành đào tạo từ tháng 9 năm 2011) đang có dấu hiệu khả quan, song cũng như nhiều trường cao đẳng nghề khác trên cả nước, việc tuyển sinh hệ cao đẳng nghề, hệ trung cấp nghề tại trường gặp rất nhiều khó khăn Do đó xu hướng mở rộng liên kết đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh vực đang là sự quan tâm lựa chọn của các cấp lãnh đạo nhà trường Hiện nay, Nhà trường có trên 3.350 học sinh - sinh viên đang theo học gồm các hình thức sau: 1) Đào tạo cao đẳng nghề: 1.000 sinh viên; 2) Đào tạo trung cấp nghề:

850 học sinh; 3) Đào tạo sơ cấp nghề: 1.500 học sinh.

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp số lượng học sinh, sinh viên theo học

Trang 37

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy số học sinh, sinh viên nhập học đầu khóa qua các năm thường thấp hơn chỉ tiêu đề ra ở các hệ đào tạo của nhà trường Cụ thể: Năm học 2008-2009 Nhà trường bắt đầu tuyển sinh viên hệ cao đẳng nghề, tuy nhiên có thể thấy con số tuyển được hàng năm có xu hướng giảm dần; hệ trung cấp nghề và sơ cấp nghề vẫn giữ được mức ổn định qua các năm học

Nguyên nhân của tình trạng mất ổn định này một phần là do các nghề truyền thống hiện chưa đủ sức thu hút người học, mặt khác do sự cạnh tranh quyết liệt của hệ thống các trường dạy nghề trong tỉnh, xu hướng lựa chọn nghề học cho con em của các gia đình … Đây là thách thức lớn đặt ra cho Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp nói riêng và các trường cao đẳng nghề nói chung về đổi mới phương thức tuyển sinh cũng như những hướng đi phù hợp nhằm thu hút lượng học sinh, sinh viên nhập học, giúp cho nhà trường phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập

Các kết quả trên được mô tả qua biểu đồ về quy mô đào tạo qua các năm học của Trường như sau:

Trang 38

Bảng 2.2 Bảng thống kê kết quả tốt nghiệp từ năm 2007-2010

Năm học Số HS-SV dự thi tốt nghiệp Giỏi Kết quả thi tốt nghiệpKhá TB Không đỗ

Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt các chỉ tiêu về số lượng

và mở rộng quy mô và loại hình đào tạo, Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đào tạo Kết quả nêu trên đã phản ánh phần nào đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong những năm học gần đây Nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc cuộc vận

động “Bốn không”

Nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, mà mục tiêu là phấn đấu nâng cao tỷ lệ học sinh, sinh viên đỗ tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi; hạ thấp tỷ lệ học sinh không đỗ tốt nghiệp, trong đó trọng tâm là

400

3196

470 249

0 500 1000

Sinh viên CĐ nghề Số học sinh TC nghề Số học sinh sơ cấp nghề

Trang 39

xây dựng đội ngũ cán bộ, GV vững mạnh về mọi mặt, nhất là khi nhà trường đang trong lộ trình nâng cấp thành trường Đại học công nghệ năm 2015.

2.1.3.2 Các chuyên ngành đào tạo

Với vai trò là một trường trọng điểm về đào tạo nghề của khu vực miền Bắc, Trường đã chú trọng mở rộng các ngành nghề truyền thống và phát triển thêm các nghề mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Từ năm 2008 đến nay Trường được phép tuyển sinh và đào tạo ở 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề Năm 2011 bên cạnh các nghề truyền thống như: Giao nhận và bảo quản xăng dầu; Điện công nghiệp; Điện tử công nghiệp; Công nghệ ô tô; Hàn, Trường đã mở thêm một số mã nghề mới như Kế toán doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thương mại điện tử; Bán hàng trong siêu thị; Tin học văn phòng; Văn thư hành chính; thành lập Khoa Sư phạm dạy nghề nhằm đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ Sư phạm dạy nghề cho các giáo viên dạy nghề trên toàn quốc Ngoài ra, cũng năm

2011 với sự quyết tâm của toàn thể ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên nhà trường; Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp

đã thực hiện liên kết đào tạo với trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng nghề lên đại học chính quy các ngành nghề, thu hút thêm được lượng sinh viên tham gia học tập, tạo nên một diện mạo mới cho nhà trường và mở rộng con đường học tập cho sinh viên cao đẳng nghề.

2.1.4 Định hướng phát triển đào tạo của Trường đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

1) Định hướng chung

Địa bàn tỉnh các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng có vị trí chiến lược quan trọng cho phát triển kinh tế Dọc Quốc lộ 5 với mật độ dày đặc các khu công nghiệp, tỉnh Hải Dương đã và đang là khu vực thu hút một lượng lớn lao động từ các địa phương đến làm việc, tạo nên một khu

Trang 40

vực kinh tế năng động vào bậc nhất của cả nước Việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật cho phát triển kinh tế đã và đang là một thách thức lớn cho các cấp quản lý và hệ thống các trường dạy nghề trong tỉnh phải nhanh chóng tìm ra những bước đi phù hợp cho mình trên con đường phát triển

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: "Mục tiêu đào tạo nghề giai đoạn 2005-2010 là: tăng nhanh tỷ lệ được đào tạo nghề, bình quân đào tạo nghề hàng năm 1,5 triệu người, trong đó 27-30% là đào tạo nghề dài hạn, với mức tăng hàng năm 15%, phấn đấu đạt 40% lao động qua đào tạo" [16].

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định hướng phát triển đội ngũ lao động qua đào tạo

cho thời gian tới sẽ là: Phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Mở rộng nhiều loại hình đào tạo cho người lao động phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ; tăng quy mô và tỷ lệ lao động được đào tạo, đặc biệt là chuyên gia cao cấp, công nhân kỹ thuật lành nghề, bậc cao cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, trang bị kiến thức về luật lao động, tác phong lao động tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và lao động để nâng cao khả năng thích ứng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Theo dự báo thì từ nay đến năm 2020 nhu cầu về đào tạo nghề

cho chuyển đổi nghề sẽ rất lớn, hàng năm số lao động trong khu vực nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ khoảng 1 triệu người,

số lao động này phải được đào tạo để chuyển sang phi nông nghiệp Nếu không chuyển dịch được số lao động nông nghiệp, dịch vụ thì không thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp Mặt khác, nếu chúng ta không có được nguồn nhân lực có chất lượng cao và phù hợp thì lao động các nước khác sẽ đến làm việc ở Việt Nam trong khi lao động Việt Nam

Ngày đăng: 27/07/2015, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1999). Khoa hoc quản lý và tổ chức, NXB Thống kê. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa hoc quản lý và tổ chức
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Thống kê. HàNội
Năm: 1999
2. Đặng Quốc Bảo (2008). Quản lý nhà nước về giáo dục và mộ số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục. Tài liệu tham khảo cho học viên cao học chuyên ngành quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giáo dục và mộ số vấn đềxã hội của phát triển giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2008
3. Đặng Quốc Bảo (2002). Phát triển nhà trường - một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Đề cương chuyên đề cao học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nhà trường - một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2002
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành quy định về việc bồi dưỡng , sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành"quy" định về việc bồi dưỡng
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Điều lệ Trường cao đẳng nghề (Ban hành theo quyết định số 02/2007QĐ-BLĐTBXH), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Trường cao đẳngnghề (Ban "hành" theo quyết định số 02/2007QĐ-BLĐTBXH)
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2007
7. Nguyễn Phúc Châu (2010). Quản lý nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2010
8. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý quá trình sư phạm trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý quá trình sư phạm trong nhà trườngphổ thông
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2010
9. Vũ Cao Đàm (1996). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoahọc và Kĩ thuật
Năm: 1996
10. Ngô Doãn Đãi (2009). Chuẩn hóa việc đánh giá giảng viên ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý giáo dục số 7 (tháng 12/2009), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn hóa việc đánh giá giảng viên ở ViệtNam
Tác giả: Ngô Doãn Đãi
Năm: 2009
11. Đảng cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội -2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
13. Trần Khánh Đức (2004). Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhânlực
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2004
14. Nguyễn Minh Đường, Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - NXB ĐHQG Hà nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH HĐHtrong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà nội
15. Vũ Ngọc Hải (2007). Quản lý nhà nước về giáo dục. Tập bài giảng cao học QL giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giáo dục
Tác giả: Vũ Ngọc Hải
Năm: 2007
16. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển giáo dục, phát triển con người phụcvụ phát triển xã hội - kinh tế
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
17. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 1997
18. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷXXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1999
19. Harold Koontz, Cyril O Donnell, Heinz Weirich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếucủa quản lý
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
20. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lýgiáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
21. Nguyễn Quốc Trí (2002), Quản lý đào tạo trong nhà trường, Bài giảng cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý đào tạo trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Quốc Trí
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w