Áp dụng Lean Manufacturing vào dây chuyền sản xuất giấy in báo của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING VÀO DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GIẤY IN BÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI Sinh viên: Bùi Văn Hùng MSSV: 70501115 GVHD: Huỳnh Bảo Tuân STT: 060 Tp. Hồ Chí Minh, 01/2010 Đại học Quốc gia Tp. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: ____ /BKĐT KHOA: Quản lý công nghiệp NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BỘ MÔN: QL sản xuất & điều hành HỌ VÀ TÊN: BÙI VĂN HÙNG MSSV: 70501115 NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP LỚP: QL05LT01 1. Đầu đề luận văn: Áp dụng Lean Manufacturing vào dây chuyền sản xuất giấy in báo của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai 2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): - Tìm hiểu lý thuyết về Lean Manufacturing - Áp dụng Lean Manufacturing vào dây chuyền sản xuất giấy in báo 3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 21/09/2009 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 04/01/2010 5. Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn: Huỳnh Bảo Tuân 100% Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Khoa Ngày tháng năm 2010 CHỦ NHIỆM KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN: Người duyệt (chấm sơ bộ): _____________________ Đơn vị: ____________________________________ Ngày bảo vệ: ________________________________ Điểm tổng kết: ______________________________ Nơi lưu trữ luận văn: __________________________ i LỜI CẢM ƠN Sau hơn bốn tháng thực hiện, giờ tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý Công Nghiệp – Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, nền tảng vô cùng quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Bảo Tuân đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện. Đồng thời tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các cô chú, anh chị trong Phòng Quản lý Kỹ thuật, Bộ phận Sản Xuất, Phòng KCS, Phòng Nhân sự…. của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viện, giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn ! ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế hiện nay, mọi doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, khi nước ta đã gia nhập WTO, tác động cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn bao giờ, điều này thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư và quan tâm đúng mức đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của mình, làm sao đưa ra thị trường những sản phẩm tốt, chất lượng đồng đều, đáp ứng nhu cầu khách hàng với chi phí chấp nhận được. Là một doanh nghiệp sản xuất giấy các loại như: giấy in báo, giấy viết trắng, giấy viết, giấy Carton… Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Hiện nay Công ty đang mở rộng quy mô cũng như năng lực sản xuất của nhà máy, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách. Nhận thức được lợi ích thiết thực của việc giảm tỷ lệ phế phẩm và các lãng phí đối với mặt hàng giấy nói chung và giấy in báo nói riêng, tôi quyết định tiến hành phân tích nguyên nhân gây ra lãng phí và đề xuất một số giải pháp cụ thể thông qua công cụ và biện pháp chất lượng như kiểm soát quá trình bằng thống kê, ứng dụng Lean Manufacturing… với mong muốn cải tiến quá trình sản xuất, giảm tới mức thấp nhất lãng phí có thể xảy ra. Tên đề tài: “Áp dụng Lean Manufacturing vào dây chuyền sản xuất giấy in báo của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai” Mục tiêu của nghiên cứu này là áp dụng Lean Manufacturing vào dây chuyền sản xuất giấy in báo nhằm: - Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm - Phân tích nguyên nhân gây lãng phí - Đề xuất giải pháp khắc phục, phòng ngừa lãng phí. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi có cơ hội triển khai những kiến thức đã học vào môi trường thực tế và nghiên cứu thêm nhiều kiến thức mới. Do giới hạn về thời gian và năng lực, phần trình bày của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những góp ý của Thầy, Cô và các bạn để tôi hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình và tích lũy thêm kinh nghiệm cho công việc sau này. iii MỤC LỤC Đề mục Trang Nhiệm vụ luận văn tốt nghiệp Lời cảm ơn ii Tóm tắt đề tài ii Mục lục iii Danh sách hình vẽ v Danh sách các bảng biểu vi CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1 1.1 Lý do hình thành đề tài 1 1.2 Mục tiêu và ý nghĩa luận văn 1 1.3 Phạm vi đề tài 2 1.4 Đối tượng nghiên cứu 2 1.5 Quy trình thực hiện và phương pháp thu thập dữ liệu 2 1.5.1 Quy trình thực hiện luận văn 2 1.5.2 Thu thập thông tin 3 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 2.1 Lean manùactủing là gì? 5 2.1.1 Định nghĩa Lean 5 2.1.2 Lịch sử của Lean Manufacturing 6 2.1.3 Các yếu tố căn bản của triết lý Lean 7 2.1.4 Các khái niệm trong Lean Manufacturing 10 2.2 Lợi ích cuae Lean 19 2.2.1 Lợi ích bên trong tổ chức 20 2.2.2 Lợi ích liên quan đến khách hàng và nhà cung cấp 21 2.3 Giới thiệu và phân tích quy trình áp dụng Lean 22 2.3.1 Chọn khu vực và bộ phận áp dụng Lean đầu tiên: 23 2.3.2 Mô tả và đánh giá tình hình hiện tại: 23 2.3.3 Thiết kế quá trình: 24 2.3.4 Áp dụng Lean: 24 CHƯƠNG III GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI 25 3.1 Giới thiệu chung 25 iv 3.2 Lịch sử hình thành và phát triển 25 3.3 Sơ đồ tổ chức 27 3.4 Sản phẩm chính và thị trường tiêu thụ 30 3.5 Quy trình công nghệ, sản xuất, vận hành 31 3.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 32 3.7 Các thuận lợi và khó khăn của công ty 33 3.7.1 Thuận lợi: 33 3.7.2 Khó khăn: 34 3.8 Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng 35 3.8.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ giấy in báo 35 3.8.2 Sơ đồ kiểm soát chất lượng 38 3.8.3 Công cụ, cách thức kiếm soát chất lượng: 40 3.8.4 Đánh giá hệ thống hiện tại 41 CHƯƠNG IV ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING ĐỂ GIẢI QUYẾT 43 4.1 Giải quyết lãng phí do sản xuất kém chất lượng 44 4.1.1 Thu thập và phân tích dữ liệu 44 4.1.2 Phân tích và xác định nguyên nhân 47 4.1.3 Đề xuất giải pháp và biện pháp triển khai 55 4.2 Giải quyết lãng phí do quy trình, sản xuất 58 4.2.1 Thu thập và phân tích dữ liệu 58 4.3.2 Phân tích và xác định nguyên nhân 63 4.2.3 Giải pháp khắc phục và phương pháp thực hiện 66 CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 5.1 Kết luận 73 5.2 Kiến nghị 73 Tài liệu tham khảo 81 v DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 1.1 Quy trình thực hiện luận văn 3 Hình 2.1 Quy trình áp dụng Lean 22 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty 27 Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ giấy in báo 37 Hình 3.3 Sơ đồ kiểm soát chất lượng 39 Hình 4.1 Biểu đồ kiểm soát phần trăm phế phẩm 45 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện số lỗi của giấy in báo trong tháng 10 và 11/ 2009 48 Hình 4.3 Biểu đồ nhân quả phân tích giấy bị nhăn 49 Hình 4.4 Biểu đồ nhân quả phân tích giấy bị phồng dộp 50 Hình 4.5 Biểu đồ nhân quả phân tích giấy bị thủng 51 Hình 4.6 Biểu đồ tần số phần trăm hao phí 60 Hình 4.7 Biểu đồ nhân quả phân tích hao phí nguyên vật liệu 64 vi DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Nguồn nhân sự của công ty cổ phần tập đoàn tân mai đến hết tháng 10/2009 30 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai 32 Bảng 3.3 Bảng số liệu về tỷ lệ phế phẩm 9 tháng đầu trong năm 2009: 41 Bảng 4.1 Bảng số liệu về công tác kiểm tra chất lượng (tháng 10/2009): 44 Bảng 4.2 Bảng chi phí phát sinh do sản xuất kém chất lượng trong tháng 10/2009: 46 Bảng 4.3 Bảng chi phí phát sinh theo định mức công ty: 46 Bảng 4.4 Bảng số liệu sau được thu thập trong tháng 10 và 11 năm 2009: 47 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc giấy bị nhăn 52 Bảng 4.6 Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc giấy bị phồng dộp 53 Bảng 4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giấy bị thủng 54 Bảng 4.8 Bảng số liệu về tỷ lệ hao phí nguyên vật liệu trong tháng 11/2009: 59 Bảng 4.9 Tần số tỷ lệ hao phí nguyên vật liệu 60 Bảng 4.10 Bảng đánh giá tỷ lệ hao phí so với định mức: 61 Bảng 4.11 Bảng tần suất và tỷ lệ phần trăm đánh giá 61 Bảng 4.12 Bảng chi phí do hao phí nguyên vật liệu trong tháng 11/2009: 62 Bảng 4.13 Bảng quy thành chi phí từ chỉ số hao phí định mức của Công ty trong tháng 11/2009: 62 Bảng 4.14 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãng phí nguyên vật liệu 65 Bảng 4.15 Giải pháp khắc phục lãng phí NVL 66 Bảng 5.1 Phương pháp khắc phục và phòng ngừa lãng phí gây ra sản phẩm không phù hợp 74 Chương I Giới thiệu 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Thập niên 90 đánh dấu sự trổi dậy của các nhà sản xuất phương Tây và Mỹ sau suốt khoảng thời gian dài tụt hậu so với các nhà sản xuất Nhật Bản. Người Mỹ không còn quá tự hào về triết lý sản xuất hàng loạt của Henry Ford, họ tỏ ra bất mãn với sự thành công ào ạt của người Nhật ngay trên đất Mỹ. Chính thời điểm này, thế giới bắt đầu biết nhiều hơn về hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng của những người sản xuất Nhật dưới con mắt các nhà nghiên cứu phương Tây và Mỹ. Người ta ca ngợi, người ta học tập, người ta đúc kết những triết lý sản xuất mới từ triết lý sản xuất của người Nhật. Cuốn sách “Cổ máy làm thay đổi thế giới” (The machine that changed the world) do James P. Womack, Daniel T. Jones, Daniel Roos thực hiện mở đầu cho một loạt các thuật ngữ gắn liền với Lean: Lean Thinking, Lean Production, Lean Manufacturing, Lean Construction, Lean Project,… Trong đó, Lean Production, Lean Manufacturing được nhiều người quan tâm hơn cả. Hai thuật ngữ này có thể dịch là “Sản xuất theo mô hình Lean”. “Sản xuất theo mô hình Lean” đưa ra các nguyên tắc và phương pháp thực hiện để triển khai Lean trong một tổ chức với mục tiêu giảm thiểu lãng phí, tăng năng suất và thiết lập một hệ thống sản xuất uyển chuyển, linh hoạt đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thay đổi của khách hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, Lean được triển khai ở một số công ty như: Taekwang, Samyang (Hàn Quốc), Fujitsu (Nhật)… nhưng nhìn chung triết lý Lean dường như còn rất xa lạ. Từ lâu người ta đã thừa nhận một thực tế năng lực quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, hệ quả tất yếu là lãng phí vẫn thường xuyên xảy ra, năng suất hoạt động thấp… Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặt biệt Việt Nam gia nhập WTO, thì khả năng cạnh tranh không những chỉ quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, nó còn ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của quốc gia, do đó, vấn đề quản lý cần quan tâm hàng đầu. Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai chuyên sản xuất giấy các loại phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước với nguyên liệu chính từ gỗ. Nguồn gỗ ngày càng trở nên khan hiếm, do nhu tiêu thụ trong nước tăng cao, bắt buộc công ty phải hạn chế lãng phí từ khâu đầu vào đến đầu ra. Qua tìm hiểu lý thuyết về Lean và các tác dụng của Lean đối với vấn đề quản lý sản xuất, quản lý chất lượng của doanh nghiệp, tôi quyết định chọn đề tài: “Áp dụng Lean vào dây chuyền sản xuất giấy in báo của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này. 1.2 MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA LUẬN VĂN Tìm hiểu lý thuyết về Lean Manufacturing Xây dựng quy trình áp dụng Lean vào dây chuyền sản xuất giấy in báo của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai Chương I Giới thiệu 2 1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai là công ty chuyên sản xuất giấy các loại với quy mô sản xuất lớn, nhiều nhà máy sản xuất với nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, cung cấp các sản phẩm giấy đa chủng loại. Do vậy, nếu tập trung vào tất cả các dây chuyền sản xuất sẽ rất khó khăn cho người viết luận văn nên người viết chỉ tập trung vào dây chuyền sản xuất giấy in báo – dây chuyền sản xuất giấy in báo duy nhất trong cả nước. Từ đó xác định phạm vi đề tài như sau: Tìm hiểu lý thuyết về Lean Manufacturing và các công cụ hổ trợ Áp dụng Lean vào dây chuyền sản xuất giấy in báo của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai. Do giới hạn về thời gian nên bài viết chỉ giới thiệu lý thuyết về Lean, cách áp dụng và phân tích số liệu thực tế tìm nguyên nhân gây ra lãng phí và đề ra các giải pháp để khắc phục các lãng phí đó. 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung vào dây chuyền sản xuất giấy in báo của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai để triển khai Lean Manufacturing. 1.5 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 1.5.1 Quy trình thực hiện luận văn [...]... 01/01/2006 Công ty Giấy Tân Mai chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai Ngày 10/10/2008: tại văn phòng Công ty Cổ Phần Tân Mai đã tiến hành họp Hội Đồng Cổ Đông hợp nhất Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai và Công ty Cổ Phần Giấy Đồng Nai, với tên gọi mới là Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai Ngày 01/01/2009: chính thức mang tên Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai. .. Công ty Kỹ Nghệ Giấy Tân Mai (COGIVINA) Năm 1975 – 1989: Nhà Máy Giấy Tân Mai Năm 1989 – 1991: Xí Nghiệp Liên Hợp Giấy Tân Mai Năm 1992 – 2005: Công Ty Giấy Tân Mai (tên giao dịch là COGITA) 25 Chương III Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai Ngày 01/06/2005 Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp ký quyết định số 1934/QĐ_TCCB về việc sát nhập Công ty Giấy Bình An vào Công ty Giấy Tân Mai. .. tiêu của quá trình Đầu ra của bước thiết kế Lean là sơ đồ dòng giá trị tương ứng 2.3.4 Áp dụng Lean: Sau khi đã hoàn tất thiết kế, triển khai Lean theo đúng thiết kế đã vạch ra 24 Chương III Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai CHƯƠNG III GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai Địa chỉ: phường Thống... gọi chính thức là Nhà Máy Giấy Tân Mai, đóng tại phường Thống Nhất – thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai Căn cứ theo quyết định số 3086/QĐ.BCN ngày 30/09/2005 của Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp về việc chuyển Công ty Giấy Tân Mai thành Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai, ngày 15/12/2005, điều lệ hợp pháp của Công ty được thông qua bởi Đại Hội Đồng Cổ Đông thành lập Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai Các mốc quan trọng trong... Đồng Nai Email: tanmai@hcm.vnn.vn Website: www.tanmai.com.vn Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai là đơn vị sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam với quy mô sản xuất hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến của thế giới với đội ngũ công nhân viên lành nghề, cán bộ quản lý năng động, sáng tạo Công ty hoạt động với phương châm “cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá cạnh tranh” Sản phẩm giấy Tân Mai được... không phải là Lean) được sử dụng vì những kỹ thuật áp dụng trong phương pháp sản xuất này đòi hỏi ít nguồn lực hơn các phương pháp sản xuất trước đây Chẳng hạn, khi so sánh với sản xuất hàng loạt, sản xuất Lean sử dụng ít nhân sự trong sản xuất lớn, ít không gian sản xuất hơn, công cụ sản xuất đầu tư ít hơn, ít thời gian hơn khi phát triển sản phẩm mới, và ít tồn kho hơn Ngoài ra, sản xuất Lean giúp hạn... các công ty và có nhiều công ty thành công trong việc áp dụng Lean Manufacturing mà không cần đưa vào mô hình tế bào Chẳng hạn như một số ngành đòi hỏi việc xử lý các lô sản phẩm lớn do tính chất của thiết bị hay sự gián đoạn đáng kể giữa các công đoạn sản xuất và vì vậy không thích hợp để áp dụng mô hình tế bào l Administrative Lean (Lean cho Công Tác Hành Chánh) Administrative Lean là việc áp dụng. .. khác, một công ty có thể áp dụng hệ thống cấp đầy tồn kho cho một phần của quy trình sản xuất và áp dụng hệ thống làm theo đơn hàng cho phần khác của quy trình sản xuất Ví dụ như một công ty duy trì một mức quy định tồn kho cho một số loại bán thành phẩm và chỉ sản xuất ra thành phẩm khi được khách hàng yêu cầu Trong trường hợp này, công ty áp dụng hệ thống cấp đầy tồn kho cho quá trình sản xuất bán... trong việc sử dụng tài nguyên Ngược lại, ngoại trừ việc cân bằng sản xuất, yếu tố chính của hệ thống sản xuất Pull đó là việc phân bổ luồng công việc cho xưởng sản xuất được xác định dựa trên nhu cầu của chuyền sản xuất chứ không phải lịch sản xuất hay hệ thống phân bổ sản xuất được hoạch định bởi hệ điều hành trung tâm Mặc dù các doanh nghiệp sản xuất áp dụng Lean vẫn có một kế hoạch sản xuất, kế hoạch... xuất ở Mỹ đã triển khai hay đang trong quá trình triển khai Lean Một số thay đổi do Lean Manufacturing đặt ra có thể gây gián đoạn hoạt động sản xuất nếu không áp dụng đúng, đồng thời một vài phương diện của Lean Manufacturing không thể áp dụng cho mọi công ty 2.1.1 Định nghĩa Lean Dưới đây là một số định nghĩa về Lean và sản xuất Lean: Lean là một hệ thống các nguyên tắc, khái niệm và kỹ thuật được . tài: Áp dụng Lean Manufacturing vào dây chuyền sản xuất giấy in báo của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai Mục tiêu của nghiên cứu này là áp dụng Lean Manufacturing vào dây chuyền sản xuất giấy. Lean Manufacturing Xây dựng quy trình áp dụng Lean vào dây chuyền sản xuất giấy in báo của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai Chương I Giới thiệu 2 1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI: Công ty Cổ Phần Tập. dụng Lean Manufacturing vào dây chuyền sản xuất giấy in báo của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai 2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): - Tìm hiểu lý thuyết về Lean Manufacturing