BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG FMEA CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẢN XUẤT VỎ BÓNG COMPACT TẠI CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG TÁC GIẢ: MAI THỊ THU HƯƠNG ĐỒNG NAI, NĂM 2013... BÁO C
Trang 1BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
ÁP DỤNG FMEA CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẢN XUẤT
VỎ BÓNG COMPACT TẠI CÔNG TY CP
BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG
TÁC GIẢ: MAI THỊ THU HƯƠNG
ĐỒNG NAI, NĂM 2013
Trang 2BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
ÁP DỤNG FMEA CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẢN XUẤT
VỎ BÓNG COMPACT TẠI CÔNG TY CP
BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG
Sinh viên thực hiện: MAI THỊ THU HƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN VĂN TÂN
ĐỒNG NAI, NĂM 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh,
CN.CNV Công ty CP bóng đèn Điện Quang đã tạo điều kiện, hướng dẫn tận tình và giúp đỡ Em trong thời gian thực hiện đề tài Đặc biệt, Em xin chân thành cảm ơn:
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tân đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và chia sẻ những kinh
nghiệm quý báu giúp Em hoàn thành đề tài được giao
Quý Thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường đại học Lạc Hồng đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và không ngừng động viên Em trong suốt những năm đại học
Ban Lãnh đạo cùng tập thể CB.CNV Công ty Điện Quang, Xí Nghiệp Đèn Ống
đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như cung cấp những thông tin hữu ích; các thành viên nhóm đã nhiệt tình và nghiêm túc thực hiện góp phần hoàn chỉnh nội dung luận văn này
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn và gởi lời chúc sức khỏe đến quý Thầy Cô, quý công ty, các anh chị và các bạn!
Biên Hoà, ngày / /2013 Sinh viên thực hiện
Mai Thị Thu Hương
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU 8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 9
DANH MỤC SƠ ĐỒ 10
TÓM TẮT LUẬN VĂN 11
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục tiêu của đề tài: 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
4 Phương pháp nghiên cứu: 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 4
6 Kết cấu của đề tài gồm ba chương sau: 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ FMEA 5
1.1 Giới thiệu về FMEA: 5
1.1.1 Khái niệm FMEA: 5
1.1.2 Phân loại FMEA: 6
1.1.2.1 Design FMEA – DFMEA ( FMEA Thiết kế) 6
1.1.2.2 Process FMEA – PFMEA ( FMEA quy trình): 7
1.2 Thành viên nhóm FMEA: 7
1.3 Mục đích của FMEA: 8
1.4 Lợi ích của FMEA: 8
Trang 51.5 Các thành phần cơ bản trong FMEA: 9
1.5.1 Dạng sai hỏng tiềm ẩn (Pontential failure mode): 9
1.5.2 Tác động (Effects): 9
1.5.3 Nguyên nhân (Cause): 9
1.5.4 Tình trạng kiểm soát hiện tại (Currency Control): 10
1.5.5 Xác định các chỉ số mức độ ưu tiên hành động (Risk Priority Number – RPN) 10 1.6 Thực hiện FMEA: 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT VỎ BÓNG COMPACT TẠI CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG 13
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 13
2.1.1 Tổng quan: 13
2.1.1.1 Tầm nhìn và sứ mạng: 13
2.1.1.2 Giới thiệu chung: 14
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty CP bóng đèn Điện Quang: 15
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 15
2.1.2.2 Các sản phẩm tiêu biểu: 17
2.2 Tổ chức và nhân sự: 20
2.2.1 Thành viên và xí nghiệp trực thuộc: 20
2.2.1.1 Các công ty thành viên: 20
2.2.1.2 Các Xí nghiệp trực thuộc: 21
2.2.2 Trình độ lao động: 21
2.2.2.1 Lực lượng lao động: 21
2.2.2.2 Trình độ lao động: 22
2.2.3 Sơ đồ tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp Đèn Ống (XNĐÔ): 22
2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức: 22
2.2.3.2 Chức năng nhiệm vụ: 23
Trang 62.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: 25
2.3.1 Định hướng sản xuất kinh đoanh: 25
2.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 26
2.4 Sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng: 29
2.5 Thực trạng quy trình sản xuất vỏ bóng compact: 30
2.5.1 Quy trình sản xuất vỏ bóng Compact 30
2.5.2 Quy trình kiểm tra bán thành phẩm của các công đoạn trên dây chuyền sản xuất vỏ bóng Compact: 31
2.5.3 Tiêu chuẩn kiểm tra bán thành phẩm của các công đoạn trên dây chuyền sản xuất vỏ bóng Compact: 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: 36
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG FMEA CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẢN XUẤT VỎ BÓNG COMPACT TẠI CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG 37
3.1 Tiến hành fmea lần thứ nhất: 37
3.1.1 Thành lập nhóm thực hiện FMEA: 37
3.1.2 Thiết kế thang đo: 38
3.1.2.1 Thang đo đánh giá mức độ nghiêm trọng (S): 39
3.1.2.2 Thang đo đánh giá mức độ xuất hiện (O): 40
3.1.2.3 Thang đo đánh giá mức độ phát hiện lỗi (D): 40
3.1.2.4 Phân loại mức hành động khắc phục – phòng ngừa: 41
3.1.3 Thực hiện FMEA lần thứ nhất: 43
3.2 Triển khai các hành động khắc phục sai lỗi: 54
3.2.1 Tiến hành phân tích nguyên nhân: 54
3.2.1.1 Phân tích nguyên nhân gây ra sai lỗi nứt vị trí uốn (do ứng lực):55 3.2.1.2 Phân tích nguyên nhân gây ra sai lỗi nứt vòng tròn, nứt tipping:56 3.2.1.3 Phân tích nguyên nhân gây ra sai lỗi Bulb không sáng: 57
3.2.1.4 Phân tích nguyên nhân gây ra sai lỗi độ giảm quang sau 100 giờ không đạt: 58
Trang 73.2.2 Biện pháp khắc phục: 59
3.3 Tiến hành fmea lần thứ hai: 65
3.4 Đánh giá kết quả sau hai lần tiến hành fmea: 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1 Kết luận: 71
2 Kiến nghị: 71
3 Đánh giá: 72
4 Mở rộng: 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC I: BẢNG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DẠNG SAI HỎNG 2
PHỤ LỤC II: BẢNG NHẬN DIỆN NGUYÊN NHÂN GÂY RA SAI HỎNG 6
PHỤ LỤC III: CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT SAI HỎNG HIỆN TẠI 10
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHLĐ: Bảo hiểm lao động
BHTN: Bảo hiểm tai nạn
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
QC: quality control – kiểm tra chất lƣợng
Sấy KK: sấy khử keo
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Phân loại FMEA 6 Hình 1.2: Thực hiện phân tích FMEA 12 Hình 2.1: Những cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát
triển Điện Quang 17 Hình 2.2: Các sản phẩm tiêu biểu hiện nay của Công ty 19
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thang đánh giá mức độ nghiêm trọng (S) 10
Bảng 1.2: Thang đánh giá mức độ xuất hiện lỗi (O) 11
Bảng 1.3: Thang đánh giá mức độ phát hiện lỗi (D) 12
Bảng 2.1: Bảng so sánh doanh thu và lợi nhuận công ty từ năm 2008 ~ 2012 26
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn kiểm tra bán thành phẩm của các công đoạn 33
Bảng 2.3: Bảng thống kê lỗi tiềm ẩn trong quá trình sản xuất 34
Bảng 3.1: Thành phần nhóm thực hiện P-FMEA 37
Bảng 3.2: Thang đo đánh giá mức độ nghiêm trọng (S) 39
Bảng 3.3: Thang đo đánh giá mức độ xuất hiện (O) 40
Bảng 3.4: Thang đo đánh giá mức độ phát hiện (D) 41
Bảng 3.5: Bảng xem xét hành động khắc phục phòng ngừa 41
Bảng 3.6: Kết quả thực hiện FMEA lần thứ nhất 43
Bảng 3.7: Bảng phân loại hành động thực hiện 52
Bảng 3.8: Bảng ƣu tiên thực hiện hành động khắc phục 54
Bảng 3.9: Bảng thực hiện hành động khắc phục 59
Bảng 3.10: Kết quả thực hiện FMEA lần thứ hai 65
Bảng 3.11: Bảng so sánh kết quả RPN sau hai lần tiến hành FMEA 67
Bảng 3.12: Bảng so sánh rút gọn kết quả RPN sau khi tiến hành các hành động khắc phục 69
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ nhân quả gây sai lỗi nứt ứng lực vị trí uốn 55 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ nhân quả gây sai lỗi nứt vòng tròn, nứt tipping 56 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ nhân quả gây sai lỗi Bulb không sáng 57 Biểu đồ 3.4: Biểu đồ nhân quả gây sai lỗi độ giảm quang sau 100 giờ không đạt 58 Biểu đồ 3.5: So sánh rút gọn kết quả sau khi tiến hành các hành động khắc phục 70
Trang 12DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp Đèn Ống 22
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hệ thống chất lƣợng Công ty CP bóng đèn Điện Quang 29
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất vỏ bóng Compact 30
Sơ đồ 2.4: Qui trình kiểm tra bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất vỏ bóng
Compact 32
Trang 13TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xu thế cạnh tranh trên thị trường đã dần chuyển hướng sang cạnh tranh về chất lượng, cho nên chất lượng sản phẩm tốt sẽ luôn là một lợi thế rất lớn Việc tuân thủ những tiêu chuẩn bắt buộc và luôn tiến hành cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm là việc làm mang tính chiến lược cho khả năng tồn tại, phát triển của một doanh nghiệp
Với mục tiêu đề tài đặt ra là “Áp dụng FMEA cải tiến quy trình sản xuất Vỏ bóng Compact tại Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang”, từ cơ sở lí thuyết,
Tác giả đã vận dụng vào thực tiễn để xác định vấn đề chất lượng Công ty đang gặp phải và đã đề xuất hướng giải quyết phù hợp, đồng thời việc thực hiện các hành động khắc phục đã thật sự mang lại hiệu quả đáng khích lệ Đây là nguồn động lực thúc đẩy tinh thần để Nhóm tiếp tục thực hiện các công việc còng dang dở mà trong phạm vi đề tài này chưa giải quyết được
Các kết quả này đáp ứng được mục tiêu ban đầu mà đề tài đưa ra đó là (1) Xác định vấn đề chất lượng hiện nay công ty đang gặp phải, (2) Thực hiện FMEA, nhận diện các yếu tố sai hỏng, tìm ra các nguyên nhân và hướng khắc phục, (3) Lập các
kế hoạch hành động cải tiến cho các yếu tố sai hỏng trong bảng FMEA Cuối cùng
đã xây dựng và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty
Từ kết quả này, tác giả nhận thấy nên mở rộng áp dụng FMEA để cải tiến và nâng cao chất lượng ở tất cả các quá trình sản xuất hiện có tại Công ty
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Sản xuất sản phẩm chiếu sáng dân dụng là ngành đặc thù của nền công nghiệp Việt Nam, hiện chỉ có ba doanh nghiệp lớn bao gồm Điện Quang, Rạng Đông và Philips – Việt Nam Sản phẩm được sản xuất hàng loạt nên việc kiểm soát và cải tiến chất lượng là mục tiêu hàng đầu nhằm ngày càng thoả mãn nhu cầu khách hàng Trong bối cảnh hiện nay, theo nhận định của các chuyên gia hàng đầu rằng:
“thế kỷ 20 bùng nổ về sản lượng công nghiệp, thế kỷ 21 là thế kỷ cạnh tranh về chất lượng” Để đạt được chất lượng, công ty cũng đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008, xây dựng các quy trình hướng dẫn sản xuất vận hành thiết bị, các kế hoạch và phương pháp kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm cuối Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chưa thật sự ổn định, đây là nguyên nhân gây phát sinh chi phí, dẫn đến khó có thể giảm giá thành sản xuất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn hiện tại Do đó, để phòng ngừa các dạng lỗi và cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao uy tín nhằm thoả mãn khách hàng cần áp dụng thêm các công cụ quản lý chất lượng trong quá trình kiểm soát sản xuất Một trong những công cụ cần áp dụng là FMEA (Failure Mode And Effect Analysis), là công cụ nhận dạng các lỗi tiềm ẩn, phân tích tác động của chúng lên quy trình sản xuất và từ đó có những hành động khắc phục, phòng ngừa thích hợp, nhằm kiểm soát các dạng lỗi tiềm ẩn
So với các công cụ quản lý chất lượng khác, ngoài việc nhận dạng các dạng lỗi tiềm ẩn hay thường xảy ra trong quá trình sản xuất, FMEA còn xác định thêm các yếu tố: mức độ xuất hiện, mức độ nguy hiểm và khả năng phát hiện các dạng lỗi tiềm ẩn Từ đó giúp các nhà quản lý có thể dự báo, phòng ngừa, khắc phục những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình sản xuất
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tại Công ty, đề tài “Áp dụng FMEA cải tiến quy trình sản xuất Vỏ bóng Compact tại Công ty CP bóng đèn Điện Quang” được
Tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình
Trang 152 Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài là áp dụng FMEA nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra sai lỗi, tác động, mức độ kiểm soát các sai lỗi, đưa ra các giải pháp khắc phục, phòng ngừa nhằm loại bỏ sai lỗi:
– Đánh giá quy trình sản xuất vỏ bóng Compact tại công ty CP bóng đèn Điện Quang
– Thực hiện FMEA, nhận diện các yếu tố sai hỏng, tìm ra các nguyên nhân, ảnh hưởng của các sai hỏng và hướng khắc phục
– Lập các kế hoạch hành động cải tiến cho các yếu tố sai hỏng trong bảng FMEA
– Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các công đoạn trong quy trình sản xuất vỏ bóng Compact loại 18W – Daylight trên dây chuyền
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào phân tích các sai lỗi ảnh hưởng đến chất lượng trong quy trình sản xuất vỏ bóng Compact, hiện trường thực hiện chủ yếu tại phân xưởng Vỏ bóng Compact thuộc Xí nghiệp Đèn Ống, Khu Công nghiệp Biên Hoà 1, tỉnh Đồng Nai Đề tài được thực hiện từ ngày 01/07/2013 đến ngày 31/10/2013
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thực hiện tập trung vào các phương pháp để thu thập các thông tin, các cơ sở dữ liệu cần thiết và quy trình nghiên cứu để đạt được kết quả mong muốn
Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý thuyết về FMEA được tìm hiểu thông qua các sách tham khảo, tài liệu trên Internet
Thu thập các thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất tại phân xưởng Vỏ bóng Compact, hệ thống quản lý chất lượng, thực trạng quản lý chất lượng tại công ty Thu thập các báo cáo, số liệu thống kê về quy trình
Trang 16sản xuất, hướng dẫn sản xuất – vận hành thiết bị máy móc, thông số quá trình sản xuất
Tiến hành phân tích sai lỗi và tác động các sai lỗi thông qua phỏng vấn trực tiếp những thành viên nhóm FMEA, sử dụng biểu đồ nhân quả xác định nguyên nhân
Từ đó tác giả sẽ đề xuất một số hành động khắc phục, phòng ngừa và triển khai thực hiện cải tiến theo thứ tự ưu tiên mức độ rủi ro RPN
Quy trình nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành theo quy trình được trình bày ở Hình A Quy trình
mô tả tất cả các công việc cần tiến hành để đạt được mục tiêu của nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 11 bước chính, ở mỗi bước có các công việc cần làm và các phương pháp cụ thể cần thực hiện như sau:
- Liệt kê các công đoạn trong quá trình sản xuất mục tiêu
Trang 17(Nguồn Kenneth Crow, 2002)
Hình A: Qui trình nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng và thiết thực cho Công ty và
cá nhân người thực hiện
Đối với Công ty, đề tài nghiên cứu thành công sẽ bổ sung thêm một công cụ quản
lý chất lượng trong hệ thống quản lý chất lượng Từ đó, Công ty mở rộng phạm vi
Trang 18áp dụng ở các phân xưởng khác như: phân xưởng sản xuất đèn Huỳnh quang, phân xưởng lắp ghép đèn Compact, phân xưởng sản xuất đèn nung sáng…, đồng thời kiểm soát quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm tốt hơn Ngoài ra, chi phí sản xuất giảm nhờ phát hiện sớm, phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn
Đối với cá nhân, đề tài giúp cho người thực hiện và các thành viên trong nhóm thực hiện FMEA bổ sung thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm áp dụng công cụ FMEA vào quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, tạo nền tảng vững chắc trong quản lý cũng như liên tục cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm
6 Kết cấu của đề tài gồm ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về FMEA
Chương 2: Thực trạng quy trình sản xuất vỏ bóng Compact tại công ty CP bóng
1.1.1 Khái niệm FMEA:
FMEA là phương pháp phân tích có hệ thống nhằm ngăn ngừa khuyết tật bằng cách ghi nhận các dạng sai hỏng, cách thức một quá trình bị sai và ước tính rủi ro
Trang 19liên quan đến các nguyên nhân cụ thể, sắp xếp mức độ nghiêm trọng của các vấn đề
và giải quyết chúng
FMEA là một kiểu phân tích nhóm Mặc dù vậy cần phải có kinh nghiệm thực tế
để hỗ trợ cho ý tưởng, mà ý tưởng cho rằng việc phân chia trách nhiệm cho những
cá nhân chéo trong nhóm chứ không phải đơn thuần chỉ có một cá nhân thì không phải là chính sách hiệu quả Các thành viên trong nhóm FMEA đó phải có quyền lực để ra quyết định và phân phối nguồn lực để thực hiện FMEA như đã lên kế
hoạch [Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005).]
FMEA có thể được theo dõi trên cơ sở định kỳ nhằm đảm bảo những nỗ lực tiếp tục được tập trung vào việc giảm tổng rủi ro mà công ty đang đối mặt
1.1.2 Phân loại FMEA:
(Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005))
1.1.2.1 Design FMEA – DFMEA ( FMEA Thiết kế)
FMEA Thiết kế (Design FMEA, DFMEA hay là FMEAD) chủ yếu chú trọng đến việc tối ưu hóa độ khả tín của sản phẩm Vì chú trọng đến sản phẩm sẽ được chế tạo, có người gọi loại FMEA này là FMEA Sản phẩm (Product FMEA) Khi sản phẩm gồm bởi nhiều thành phần thì người ta gọi là FMEA Thành phần (Part
Trang 20FMEA) cho mỗi thành phần cơ bản Có người còn gọi những loại FMEA này là FMEA Dự án (Project FMEA), để nhấn mạnh ở điểm phải tiến hành một FMEA ngay từ khi khởi đầu một dự án thiết kế sản phẩm Mục đích của FMEA–Thiết kế là bảo đảm rằng tất cả những sai sót nguy kịch tiềm tàng và cách thức chúng sinh ra đã được nhận định và nghiên cứu Áp dụng đối với sản phẩm và các chi tiết cấu thành
sản phẩm.[Nguồn: 3 – Trang 76]
1.1.2.2 Process FMEA – PFMEA ( FMEA quy trình):
Mặc dù cũng chú trọng đến độ khả tín của sản phẩm, FMEA-Quy trình (Process FMEA, P-FMEA hay là FMEA-P) chủ yếu chú trọng đến việc cải thiện năng suất, đặc biệt đến những phương tiện sản xuất (máy móc, công cụ, dây chuyền sản xuất,…) và các chuỗi cách thức, truy cập thông tin, tiếp đón khách hàng,… làm bằng tay hay tự động Vì thế người ta cũng hay gọi phương pháp này là FMEA-Thiết bị (Machine FMEA) hay là FMEA-Tổ chức (Organization FMEA) Đặc biệt,
ở những xí nghiệp đơn thuần dịch vụ, người ta cũng gọi FMEA này là FMEA-Dịch
vụ (Service FMEA)
Khi tiến hành một công trình FMEA-Quy trình cho một dịch vụ thì người ta phân biệt những hoạt động hậu trường (back office), được thực hiện ngoài sự có mặt của khách hàng và những hoạt động tiền trường (front office) được thực hiện với sự
chứng kiến hay sự tham gia của khách hàng [Nguồn: 3 – Trang 76]
1.2 Thành viên nhóm FMEA:
Việc thực hiện FMEA được phân công bởi 1 hoặc vài người gần gũi với hệ thống, sản phẩm, thiết kế quá trình, dịch vụ phân phối FMEA tập trung thực hiện bởi các thành viên trong nhóm FMEA nên có sự đại diện từ những nhóm chức năng: Thiết kế kỹ thuật, kỹ thuật sản xuất, sản xuất, chất lượng, quản lý NVL và mua hàng, bán hàng và tiếp thị, khách hàng…
Lưu ý rằng không được quá nhấn mạnh rằng FMEA là thực sự hiệu quả, những đánh giá của nhóm chức năng được liên quan đặc biệt đến khách hàng Như Palady giải thích: “Việc bỏ đi yếu tố đầu vào của khách hàng ra khỏi FMEA cho ra kết quả một danh sách không trọn vẹn về những tác động và đánh giá thấp về mức độ nghiêm trọng”
Trang 211.3 Mục đích của FMEA:
Mục đích cơ bản của FMEA là đánh giá rủi ro, đưa ra khuyến nghị và thực hiện những hành động làm giảm rủi ro Mặc cho cái tên dài nhưng nó chỉ đơn giản là một hoạt động phân tích quyết định Cách phân tích này có ích trong việc xếp hạng những lựa chọn của doanh nghiệp theo cách mà doanh nghiệp có thể so sánh chúng
với rủi ro đi kèm, cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầy đủ thông tin [Nguồn: 3 – Trang 104]
Mục đích của FMEA quy trình:
– Phân tích quy trình sản xuất
– Nhận dạng sự thiếu hụt của việc kiểm soát quy trình sản xuất
– Chọn lựa những hành động cải tiến theo mức độ ưu tiên
– Tạo ra sự cải tiến liên tục cho quy trình
– Ước tính rủi ro của việc thay đổi quy trình
– Hướng dẫn phát triển một quy trình sản xuất mới
FMEA sẽ giúp bạn xếp hạng những kế hoạch cải tiến theo hai cách Thứ nhất, bằng việc thấu hiểu những việc có rủi ro cao đi kèm và thứ hai, ưu tiên hóa những việc mà chỉ ra rủi ro đang tồn tại FMEA được dự kiến đưa đến kết quả là những hành động phòng ngừa Chúng không phải là những bài tập “sau thực tế” được thực hiện để thỏa mãn khách hàng hoặc để giải quyết một sự không phù hợp liên quan đến tình trạng nhận chứng chỉ (ISO 14001 hoặc ISO 9001)
1.4 Lợi ích của FMEA:
Chất lượng sản phẩm thường được kiểm soát hơn thông qua hoạt động kiểm tra trong một môi trường chủ động ngăn ngừa các lỗi FMEA được phát triển nhằm khuyến khích các nhà cung cấp tránh mắc phải những vấn đề hơn là chờ chúng đến
và sau đó chỉ ra chúng Tương tự, FMEA có thể là một công cụ rất hiệu quả để hiểu những vấn đề tiềm ẩn mà có thể đem lại sự thất bại trong việc cải tiến quản lý môi trường
FMEA là một trong những công cụ được sử dụng để phân tích của Six Sigma nhằm tìm ra những nguyên nhân gây ra khuyết tật FMEA có nhiều lợi ích như sau:
Trang 22 Xác định những sai lỗi tiềm ẩn có thể xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các sai lỗi đó
Xác định các đặc điểm không tốt cũng như những đặc điểm quan trọng của quy trình
Phân loại những sai lỗi tiềm ẩn trong thiết kế và sự thiếu hụt của quy trình
Giúp nhà sản xuất tập trung loại trừ và ngăn ngừa những sai lỗi xuất hiện và khả năng xuất hiện
Cải tiến chất lượng, độ tin cậy hay độ an toàn của sản phẩm
Tăng sự thõa mãn của khách hàng
Giảm thời gian chi phí phát triển sản phẩm
Đưa ra những hành động giảm rủi ro trong sản xuất và trong thiết kế
[Nguồn: 3 – Trang 105]
Trên đây là những lợi ích chung cơ bản của FMEA, trong đó tùy theo từng loại FMEA mà còn có những lợi ích khác nhau Trong phạm vi đề tài, Tác giả sẽ sử dụng FMEA quy trình (P-FMEA) để giải quyết vấn đề chất lượng
1.5 Các thành phần cơ bản trong FMEA:
1.5.1 Dạng sai hỏng tiềm ẩn (Pontential failure mode):
Trạng thái sai hỏng của các yếu tố đầu vào nếu không phát hiện hay chấn chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm, dạng sai hỏng tiềm ẩn có thể liên quan đến một lỗi nào đó hay một biến đầu vào nằm ngoài quy cách
1.5.2 Tác động (Effects):
Sự ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do các sai hỏng gây ra Tiêu chí để xét sự ảnh hưởng dựa trên các yêu cầu của khách hàng và thường là khách hàng bên ngoài, nhưng cũng có thể là các công đoạn sau trong quá trình
1.5.3 Nguyên nhân (Cause):
Các biến động gây ra trong quá trình do những nguyên nhân nào Việc nhận dạng các nguyên nhân này thường được bắt đầu với các dạng sai hỏng tiềm ẩn với mức
độ nghiêm trọng cao nhất
Trang 231.5.4 Tình trạng kiểm soát hiện tại (Currency Control):
Hệ thống những thiết bị hay phương pháp nhằm ngăn ngừa hay phát hiện các dạng sai hỏng hay nguyên nhân trước khi xảy ra các tác động đến với khách hàng hay công đoạn sau của quá trình
1.5.5 Xác định các chỉ số mức độ ưu tiên hành động (Risk Priority Number – RPN)
Chỉ số RPN là chỉ số xếp hạng mức độ ưu tiên cần giải quyết đối với các yếu tố được phân tích trong bảng FMEA Giá trị này được tính dựa trên các thông tin liên quan đến các thành phần trong FMEA: dạng sai hỏng tiềm ẩn, tác động, và khả năng kiểm soát của hệ thống hiện tại đối với việc sai hỏng trước khi lỗi đến khách hàng
RPN = S*O*D
[Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005)]
– S (Severity): Mức độ nghiêm trọng do các sai hỏng tác động gây lỗi sản phẩm, liên quan đến các yêu cầu từ khách hàng Chỉ số S được tính theo thang điểm từ 1 đến 10 tương ứng với từ không nghiêm trọng đến nguy hiểm
Bảng 1.1: Thang đánh giá mức độ nghiêm trọng (S)
Trang 24[Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005)]
– O (Occurrence): Tần suất xảy ra của các nguyên nhân gây ra các dạng sai hỏng, được cho điểm từ 1 đến 10 tương ứng với mức ít xảy ra đến khả năng xảy ra cao
Bảng 1.2: Thang đánh giá mức độ xuất hiện lỗi (O)
[Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005)]
– D (Detection): Năng lực của hệ thống kiểm soát hiện tại trong việc phát hiện và ngăn ngừa các nguyên nhân tạo ra sai hỏng tiềm ẩn Chỉ số D được cho điểm từ 1 đến 10 tương ứng với hoàn toàn phát hiện được đến không thể phát hiện
Trang 25Bảng 1.3: Thang đánh giá mức độ phát hiện lỗi (D)
[Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005)]
1.6 Thực hiện FMEA:
Sau khi xác định các thành phần cơ bản trong FMEA, các chỉ số mức độ ưu tiên hành động, ta tiến hành phân tích FMEA như hình sau:
[Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005)]
Hình 1.2: Thực hiện phân tích FMEA
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Trong chương 1, tác giả đã đi sâu tìm hiểu lý thuyết về FMEA, hiểu được mục đích, lợi ích và các thành phần cơ bản của FMEA, từ đó tạo nền tảng vững chắc để tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng FMEA cải tiến quy trình
Trang 26sản xuất vỏ bóng Compact tại công ty CP bóng đèn Điện Quang Ở chương sau, tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu về công ty, cũng như thực trạng kiểm soát quy trình sản xuất hiện tại của công ty để tiến hành phân tích FMEA
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT VỎ BÓNG COMPACT TẠI CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
2.1.1 Tổng quan:
2.1.1.1 Tầm nhìn và sứ mạng:
Giá trị cốt lõi:
Trang 27Điện Quang cam kết mang đến sự thoả mãn tốt nhất cho khách hàng
Điện Quang coi con người là tài sản quý giá nhất, là nhân tố quyết định tạo nên
sự thành công
2.1.1.2 Giới thiệu chung:
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ Phần Bóng Đèn Điện Quang
Tên tiếng Anh: DIEN QUANG LAMP JOINT STOCKS COMPANY
Trụ sở chính: 121-123-125 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM
Môi giới thương mại
Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế
Tư vấn, xây lắp, bảo trì hệ thống điện trung - hạ thế, hệ thống chiếu sáng công cộng công nghiệp, dân dụng, hệ thống điện lạnh, phòng cháy chữa cháy
và cấp thoát nước, hệ thống điện tự động, hệ thống công nghệ thông tin
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng
Đào tạo nghề
[Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty CP bóng đèn Điện Quang]
Trang 282.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty CP bóng đèn Điện Quang:
Năm 2002, Công ty đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng cho việc đổi mới công nghệ các dây chuyền sản xuất bóng đèn huỳnh quang các loại và áp dụng thành công hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002 Từ chỗ chỉ sản xuất các loại bóng đèn tròn
và bóng đèn huỳnh quang thông thường, đến nay, Điện Quang đã sản xuất được trên
100 loại sản phẩm chiếu sáng và điện dân dụng chất lượng cao như: Bóng huỳnh quang T8 tiết kiệm điện, bóng đèn tròn dây tóc xoắn kép cho hiệu suất sáng cao hơn 20%, bóng đèn Compact siêu tiết kiệm, máng đèn huỳnh quang, công tắc, ổ cắm âm tường, dây điện dân dụng, phích cắm điện, các loại đèn chuyên dụng, ổ cắm điện chịu nhiệt… Đặc biệt năm 2003, Điện quang trở thành nhà sản xuất bóng đèn đầu tiên tại Việt Nam đã thương mại hóa thành công công nghệ Tricolor Phospho và giới thiệu ra thị trường sản phẩm đèn Điện Quang Maxx 801 và đèn huỳnh quang T8 Maxx802 cho chất lượng ánh sáng tốt hơn, giúp bảo vệ mắt trẻ em Ngày nay các sản phẩm của Điện Quang được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng cao không thua kém hàng ngoại nhập và giá cả phải chăng
Trang 29Với phương châm “ Ở đâu có điện, ở đó có Điện Quang”, đội ngũ trên 100 đại diện thương mại nhiệt tình, năng động của Điện Quang, hiện đang vượt qua mọi khoảng cách để mang thương hiệu Điện Quang đến với hơn 1000 đại lý ở 64 tỉnh thành, chăm sóc trên 15.000 khách hàng thuộc hệ thống kinh doanh điện gia dụng, thông qua 4 Chi nhánh của Điện Quang từ Bắc đến Nam Ngoài ra sản phẩm Điện Quang từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu tại thị trường các nước Đông Nam
Á, Hàn Quốc, Nam Trung Á, Trung Đông, các nước Nam Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đạt 19,4 triệu USD và tăng trưởng bình quân 30 – 35 %/ năm
Những nỗ lực liên tục không ngừng của Điện Quang trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng, một lần nữa được ghi nhận bằng những thành quả trong công tác xây dựng thương hiệu ngày càng gần gũi, thân thiện hơn với người tiêu dùng: 13 Huy Chương Vàng tại hội chợ quốc tế hàng Công nghiệp Việt Nam Liên tục 8 năm liền được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao (do người tiêu dùng bình chọn) và 5 năm liền được xếp hạng trong danh sách TOPTEN do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức
Ngày 03/02/2005 là ngày đặc biệt đáng ghi nhớ của Điện Quang trong chiến lược phát triển giai đoạn mới, sau kết quả sắp xếp lại Doanh nghiệp để chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần Sự kiện này đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử phát triển của Điện Quang Ban lãnh đạo Công ty đã xác định được những thách thức, cam go đối với Công ty trong việc xây dựng Điện Quang thành Công ty hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chiếu sáng và thiết bị điện dân dụng, đưa thương hiệu Điện Quang thành thương hiệu mạnh không những với người tiêu dùng trong nước mà cả nước ngoài thông qua các giải pháp:
Đột phá trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy quản lý để tận dụng những lợi thế cạnh tranh về công nghệ, kinh nghiệm trong lĩnh vực chiếu sáng nhằm khai thác hiệu quả các dự án đầu tư đồng bộ hiện nay Tăng cường hiệu quả quản lý sản xuất, thị trường để tăng năng suất thiết bị, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, nhằm gia tăng lợi nhuận đem lại vị thế dẫn đầu thị phần sản phẩm bóng đèn và thiết bị chiếu sáng
Trang 30 Từng bước đầu tư nâng cấp công nghệ theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng kết tinh trong sản phẩm, nâng cao tính tự động hóa ngang bằng với các nước công nghiệp mới để tiếp tực giữ vững vị trí đứng đầu về công nghệ sản xuất thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện tại Việt Nam và khu vực
Không ngừng nghiên cứu phát triển ứng dụng các thành tựu công nghệ mới nhất để cho ra đời các sản phẩm mới, cao cấp với nhiều tính năng vượt trội
để tận thu, khai thác nhiều phân khúc của thị trường nội địa và xuất khẩu với các chỉ tiêu về thị phần, thị trường mục tiêu, doanh thu
Tất cả vì mục tiêu Điện Quang trở thành một trong những Công ty Việt Nam thu hút được nhiều người tài, cùng chung sức xây dựng Điện Quang trở thành một đơn vị kinh tế vững mạnh đem sản phẩm và dịch vụ Điện Quang trở thành niềm tự hào cho thương hiệu Việt, cho người Việt Nam trên bước đường hội nhập, để Điện Quang không dừng lại là thương hiệu hàng đầu Việt Nam mà trở thành thương hiệu đẳng cấp quốc tế
[Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty CP bóng đèn Điện Quang]
[Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, thiết kế, tháng 7/2013]
Xí nghiệp liên hiệp bóng đèn
Trang 31Đạt tiêu chuẩn CE – Châu Âu
Đa dạng nguồn sáng: Daylight, Signlight, ánh sáng phổ 3 vạch màu…
Đèn Compact siêu tiết kiệm:
Đa dạng công suất: từ 5W ~ 110W
Đa dạng kiểu dáng: 2U, 3U, 4U, 6U, xoắn…
Độ bền đến 8.000 giờ, tiết kiệm 80% điện năng so với bóng đèn nung sáng
Đèn Compact siêu bền Maxx 10.000 giờ và đèn chuyên dùng – chống ẩm:
Công nghệ IC cao cấp trong ballast điện tử
Độ bền đến 10.000 giờ
Kiểu dáng cao cấp, thẩm mỹ
Công nghệ thiết kế kín tuyệt đối, chống ẩm 100%
Phục vụ chiếu sáng trong ngành nông nghiệp: kích thích hoa, thanh long sinh trưởng trái vụ, nuôi trồng thuỷ sản
Đạt tiêu chuẩn an toàn cao, chịu tải cao, nguyên liệu từ nhựa chịu nhiệt ABS
Chống rò rỉ điện, an toàn tuyệt đối, phù hợp với tất cả các kiểu phích cắm
Máng đèn dân dụng và choá đèn các loại:
Đạt tiêu chuẩn TCVN
Đa dạng kiểu dáng và chủng loại, thẩm mỹ cao
Thiết kế ưu việt có hiệu suất phản quang cao
(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty CP bóng đèn Điện Quang)
Trang 32(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty CP bóng đèn Điện Quang)
Hình 2.2: Các sản phẩm tiêu biểu hiện nay của Công ty
Đèn Compact 3U 13W Đèn Compact
xoắn 20W
Đèn Compact xoắn 20W Warmwhite
Đèn huỳnh quang Maxx Đèn bàn Tăng phô điện từ
Trang 332.2 Tổ chức và nhân sự:
2.2.1 Thành viên và xí nghiệp trực thuộc:
2.2.1.1 Các công ty thành viên:
Công ty cổ phần phân phối Điện Quang (DQD):
Địa chỉ: 121-123-125 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh dịch vụ phân phối, kinh doanh các mặt hàng sản xuất của Điện Quang: bóng đèn, ballast, starter, dây điện…, và các mặt hàng khác theo định hướng của Điện Quang
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Điện Quang (DQI):
Địa chỉ: 48 đường 7A, Phường 8, Quận 11, Tp.HCM
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa, cao su, bóng đèn, thiết bị điện…
Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Điện Quang (DQX):
Địa chỉ: 121-123-125 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM Ngành nghề kinh doanh: Tư vấn, xây lắp, bảo trì hệ thống điện trung – hạ thế, hệ thống chiếu sáng công cộng công nghiệp, dân dụng Mua bán nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phụ tùng ngành chiếu sáng
Công ty cổ phần Kỹ nghệ Điện Quang (DQE):
Địa chỉ: 121-123-125 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM Ngành nghề kinh doanh: tư vấn – thiết kế - cung cấp các giải pháp chiếu sáng &
kỹ thuật điện tiết kiệm, hiệu quả; lắp đặt – thi công hệ thống điện trung – hạ thế đến 35KVA, thi công các giải pháp, hệ thống điện & điều khiển, hệ thống nhiệt lạnh, hệ thống đường ống năng lượng, xây dựng dân dụng và công nghiệp…
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Điện Quang (DQT):
Địa chỉ: 259 Đường 3/2, Phường 10, Quận 10, Tp.HCM
Ngành nghề kinh doanh: mua bán, lắp đặt thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện – điện
tử và linh kiện phụ tùng, mua bán hoá chất, xây dựng công trình dân dụng & công nghiệp, môi giới thương mại, đại lý mua bán, kí gửi hàng hoá, đào tạo nghề…
Các công ty Liên doanh:
Công ty cổ phần Điện Quang – Scope (DQS):
Trang 34Địa chỉ: Đường số 1, KCN Đồng An, Thuận An, Bình Dương
Lĩnh vực kinh doanh: thiết kế và sản xuất bo mạch điện tử
Công ty liên doanh Vietven:
Địa chỉ: The Paraguana Industrial, Comercial and Services Free Trade Zone, Punto Fijo, Falcon State, Bolivarian Republic of Venezuella
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và kinh doanh bóng đèn tiết kiệm điện
2.2.1.2 Các Xí nghiệp trực thuộc:
Chi nhánh Đồng An:
Địa chỉ: Đường số 1, KCN Đồng An, Thuận An, Bình Dương
Các mặt hàng sản xuất: bóng đèn huỳnh quang & Compact các loại, ballast…
Xí nghiệp Đèn Ống:
Địa chỉ: Đường số 3, KCN Biên Hoà 1, Biên Hoà, Đồng Nai
Các mặt hàng sản xuất: bóng đèn huỳnh quang & Compact các loại, bán thành phẩm các loại: vỏ bóng Compact, áo đèn…
Xí nghiệp Ống thuỷ tinh:
Địa chỉ: Đường số 1, KCN Biên Hoà 1, Biên Hoà, Đồng Nai
Các mặt hàng sản xuất: ống thuỷ tinh, bóng đèn nung sáng, máng đèn, choá đèn các loại, bán thành phẩm các loại: đầu đèn, dây dẫn…
Xí nghiệp Phả Lại:
Địa chỉ: thị trấn Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương
Các mặt hàng sản xuất: ống thuỷ tinh, bóng đèn huỳnh quang các loại
2.2.2 Trình độ lao động:
2.2.2.1 Lực lượng lao động:
Tổng số lao động tính đến thời điểm 31/12/2012 là: 1.138 người, trong đó:
Cán bộ quản lý: 128 người
Công nhân viên: 1012 người
Lao động thời vụ: 126 người
Cấp quản lý trong công ty là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, gắn bó chặt chẽ với quá trình hình thành và phát triển của công ty,cùng với lực lượng lao động có tay nghề, góp phần đưa công ty ngày một lớn mạnh
Trang 352.2.2.2 Trình độ lao động:
Trên đại học: 08 người
Đại học, cao đẳng: 198 người
Trung cấp: 90 người
Lao động phổ thông: 842 người
(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty CP bóng đèn Điện Quang)
Chiếm đa số trong lực lượng lao động là lao động phổ thông,tuy nhiên, các lao động phổ thông đều được đào tào, huấn luyện kỹ năng trước khi đứng máy các công đoạn sản xuất.Khối văn phòng thường có trình độ từ trung cấp trở lên, và cũng phải trải qua những khóa huấn luyện chuyên môn trước khi được giao đảm nhiệm trọng trách với một công việc Lực lượng lao động có tay nghề và trình độ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty
2.2.3 Sơ đồ tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp Đèn Ống (XNĐÔ):
2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức:
Sơ đồ tổ chức phòng ban của xí nghiệp Đèn Ống, nơi tiến hành thực hiện FMEA:
(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty CP bóng đèn Điện Quang)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp Đèn Ống
BAN TCKT
BAN
KỸ THUẬT
BAN
QC
BAN HCNS
PHÂN XƯỞNG VBCP
BAN
KỸ THUẬT
BAN TGĐ
GIÁM ĐỐC XNĐÔ
PHÂN XƯỞNG
ÁO ĐÈN
Trang 362.2.3.2 Chức năng nhiệm vụ:
Chức năng nhiệm vụ của XNĐỐ:
Xây dựng hệ thống quản lí sản xuất, cơ cấu tổ chức Xí nghiệp Tổ chức điều hành các hoạt động sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất của Ban Tổng giám đốc giao đạt các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm đã được ban hành Quản lý và sử dụng có hiệu quả toàn bộ tài sản, kho tàng trong phạm vi Xí nghiệp Tổ chức kiểm kê định kì hoặc khi có yêu cầu
Tổ chức công tác kế toán, thống kê phản ảnh đúng số liệu hiện có, phù hợp với luật và chuẩn mực kế toán Việt Nam
Kiểm soát chi phí, giá thành; liên tục nghiên cứu và cải tiến nhằm hợp lý hoá sản xuất để giảm chi phí và giá thành sản xuất
Triển khai thực hiện các quy chế, nội quy, thoả ước lao động tập thể về quản lý lao động
Phối hợp cùng phòng Kỹ thuật & Nghiên cứu phát triển giải quyết các sự cố phát sinh về chất lượng trong sản xuất
Chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng sản phẩm đối với tất cả các sản phẩm
do xí nghiệp sản xuất
Chịu trách nhiệm cuối cùng về công tác BHLĐ – PCCC – VSMT tại đơn vị Báo cáo đầy đủ và kịp thời kết quả sản xuất, kết quả phân phối tiền lương, tăng giảm lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm; và các vấn đề phát sinh của Xí nghiệp hàng tháng cho Ban Tổng giám đốc, các phòng chức năng theo ngạch dọc để kiểm tra, theo dõi kịp thời điều chỉnh hoặc cân đối cho phù hợp
Chức năng nhiệm vụ của Ban Kiểm tra chất lượng - QC(Cơ sở 2 phòng
Vilas Công ty - đạt chuẩn phòng thử nghiệm quốc gia):
Chịu trách nhiệm về Hệ thống kiểm tra chất lượng tại Xí nghiệp đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn Công ty ban hành và qui định của Xí nghiệp
Tham gia xây dựng, triển khai áp dụng, kiểm soát, duy trì và cải tiến thường xuyên các quá trình hoạt động của phòng thử nghiệm tại Xí nghiệp theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
Trang 37Kiểm soát chặt chẽ chất lượng trong quá trình sản xuất, vật tư đầu vào, bán thành phẩm và sản phẩm cuối tại Xí nghiệp…
Chức năng nhiệm vụ của Ban Kỹ thuật:
Quản lý và thực hiện các công việc thuộc chức năng kỹ thuật trong phạm vi Xí nghiệp
Quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật về công nghệ và thiết bị trong Xí nghiệp Soạn thảo ban hành các quy trình, quy định về công nghệ sản xuất, nội quy, quy định an toàn lao động, bảo hộ lao động, giám sát môi trường tại Xí nghiệp
Nghiên cứu sáng kiến cải tiến trong công nghệ sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao
Đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động ổn định, lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng, trung tu, đại tu, giảm thiểu tối đa thời gian ngừng máy…
Chức năng nhiệm vụ của Ban Hành chính – Nhân sự:
Quản lý và lập kế hoạch nguồn nhân lực trong Xí nghiệp, lập kế hoạch đào tạo hàng năm nhằm đáp ứng đúng tiêu chuẩn về nhân lực
Tổng hợp bình bầu thi đua hàng tháng các bộ phận khác, trình hội đồng thi đua
Xí nghiệp xét thi đua hàng năm
Thực hiện công tác đào tạo, tuyển dụng lao động theo thủ tục qui định
Giải quyết các chế độ lao động, tiền lương, chế độ chính sách nhà nước (BHYT, BHXH, BHTN, BHLĐ) theo quy định
Cập nhật và quản lý hồ sơ, lý lịch đào tạo của CB.CNV toàn Xí nghiệp
Soạn thảo các quy chế, quy định, quyết định theo chỉ đạo của Giám đốc Xí nghiệp
Các công việc liên quan khác…
Chức năng nhiệm vụ của Ban Tài chính – Kế toán:
Trang 38 Chức năng nhiệm vụ của Ban Kế hoạch – Vật tư:
Lập dự trù NVL, vật tư, phụ tùng thiết bị phục vụ sản xuất, đảm bảo kịp thời không để sản xuất gián đoạn
Lập và lưu trữ, cập nhật trên hệ thống ERP các phiếu xuất nhập kho, thẻ kho đầy
đủ và chính xác
Sắp xếp và bảo quản kho gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ, an toàn vật tư, thành phẩm, phụ tùng thiết bị…
Chịu trách nhiệm bảo quản, sử dụng và cải tiến mọi nguồn lực được giao
Lập kế hoạch, tác nghiệp sản xuất theo kế hoạch được giao; đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng theo quy định
Sắp xếp, điều phối, đôn đốc lao động hợp lý, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ, đảm bảo sản xuất
Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận liên quan nhằm đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm, bảo dưỡng duy tu, cải tiến liên tục máy móc thiết bị…
(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty CP bóng đèn Điện Quang)
2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
2.3.1 Định hướng sản xuất kinh đoanh:
Tập trung phát triển sâu rộng ngành chiếu sáng, trong đó tập trung phát triển các sản phẩm theo hướng “An toàn – Tiết kiệm – Thân thiện môi trường”
Tận dụng hệ thống phân phối hiện có để đa dạng hoá mặt hàng sản xuất và kinh doanh của Công ty
Đẩy mạnh tiêu thụ không chỉ ở thị trường nội địa mà cả quốc tế
Thị trường nội địa:
Với phương châm “Ở đâu có điện, ở đó có Điện Quang”, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối với hàng trăm đại lí ở khắp 64 tỉnh thành, chăm sóc trên 15.000 khách hàng thuộc hệ thống kinh doanh điện gia dụng thông qua 4 trung tâm phân phối và bảo hành của Điện Quang từ Bắc đế Nam
Thị trường xuất khẩu:
Trải qua giai đoạn 15 năm từ 1996 đến 2000, hoạt động xuất khẩu của Điện Quang luôn có những bước tiến rõ rệt: từ những sản phẩm truyền thống như đèn
Trang 39huỳnh quang, đèn nung sáng, ballsat… với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Châu Á, Châu Phi và Trung Đông; đến nay Điện Quang đã xuất khẩu các dòng sản phẩm có công nghệ cao như đèn Compact tiết kiệm điện, đèn Dimable sang thị trường EU và Châu Mỹ Tất cả các sản phẩm xuất khẩu đều là các sản phẩm mang thương hiệu chính của Điện Quang Đặc biệt trong năm 2010, Điện Quang tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu được công nghệ ra thị trường thế giới
2.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Từ sau khi Công ty chính thức chuyển sang cơ cấu Công ty cổ phần thì hoạt động kinh doanh của Công ty có sự tăng trưởng rõ rệt, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước Có thể thấy đây là một bước đi đúng đắn của Điện Quang, khi chính thức chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, phù hợp với xu hướng hiện nay và tương lai
Bảng 2.1: Bảng so sánh doanh thu và lợi nhuận công ty từ năm
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty CP bóng đèn Điện Quang)
Năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng tăng lên một cách nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng 277,48% so với năm 2008 Có được sự tăng trưởng nhảy vọt này là do từ năm 2008 đến năm 2009 Công ty đã ký kết và thực hiện được nhiều đơn hàng xuất khẩu sản phẩm bóng đèn tiết kiệm Compact ra thị trường nước ngoài (doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 73% doanh thu toàn Công ty) Điều này cho thấy hướng đi đúng đắn của công ty trong việc mở rộng và tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu Doanh thu và lợi nhuận năm 2010 của Công ty giảm mạnh so với năm trước (doanh thu chỉ bằng 35% so với năm 2009) do thị trường xuất khẩu bị giảm sút mạnh Việc giảm quy mô sản xuất làm tăng các khoản chi phí cố định của Công ty,
Trang 40chi phí nguyên liệu trong năm biến động thất thường cũng là yếu tố ảnh hưởng đáng
kể đến hiệu quả hoạt động trong năm
Mặc khác, khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn trong năm với
số tiền là 10.430.000.000 VND cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 tăng 64.063.409.882 VND, tăng 133,59%
so với năm 2009 chủ yếu là do lãi trả chậm và chênh lệch tỷ giá gia tăng
Năm 2011, theo đà phục hồi chung của nền kinh tế nhờ vào các gói kích cầu của Chính phủ cũng như Công ty tập trung đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, mặt khác nhờ ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu đèn huỳng quang và đèn huỳnh quang Compact sang thị trường Venezulla trong quý IV, doanh thu tăng 22,94% và lợi nhuận sau thuế tăng lên 4 lần so với năm 2010 Đây là một kết quả khả quan tạo động lực thúc đẩy Công ty tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2012, năm chính thức triển khai thực hiện dự án xây dựng nhà máy và chuyển giao công nghệ sản xuất đèn chiếu sáng – liên doanh Vietven
So với năm 2011, doanh thu thị trường nội địa không đạt mức tăng trưởng 30% như kì vọng của HĐQT, tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô còn nhiều biến động ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư và tiêu dùng xã hội thì sự đóng góp của doanh thu nội địa rất đáng được ghi nhận.Trong đó nhóm sản phẩm bóng đèn tiết kiệm năng lượng đạt mức tăng trưởng trên 100%, điều này chứng minh tính hiệu quả khi
áp dụng các biện pháp cải tiến đồng bộ:
Định hướng phát triển sản phẩm theo hướng an toàn – tiết kiệm – thân thiện môi trường Công tác nghiên cứu phát triển để tạo ra các dòng sản phẩm có tính năng khác biệt, vượt trội luôn đươc Công ty xem trọng và đầu tư liên tục