Hiện nay, Giấy Tân Mai là một trong hai doanh nghiệp sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam. Các sản phẩm của Tân Mai được sản xuất theo công nghệ hiện đại tương đương với các nước trong khu vực ASEAN nên có những ưu điểm vượt trội như định lượng tờ giấy ổn định; độ láng, độ đục cao; tờ giấy trắng, đẹp, mịn; giấy đanh cứng, không bị dính khi in và giấy in 4 màu đẹp, rõ nét, không bị lem. Riêng giấy in báo đã được hơn 90% các cơ quan báo chí, nhà in lớn khắp cả nước sử dụng bởi sản phẩm có chất lượng tương đương so với giấy nhập ngoại từ Philippines, Thái Lan, Malaysia và có khả năng đáp ứng tốc độ in cao (45.000 tờ/giờ), in 4 màu sắc nét.
Từ đầu năm 2008 đến nay, giấy in báo trên thị trường trở nên khan hiếm và giá mặt hàng này đang có chiều hướng tăng cao. Trước tình hình này, doanh nghiệp duy nhất sản xuất giấy in báo trong nước là công ty cổ phần Giấy Tân Mai đã có những giải pháp nhằm ổn định thị trường và hạn chế tăng giá bằng cách không ngừng tăng sản lượng và "hi sinh" thị trường xuất khẩu.
Từ khi thành lập đến nay, sứ mệnh của Giấy Tân Mai không đơn thuần là lợi nhuận mà còn đảm bảo nguồn cung ổn định cả về số lượng và chất lượng sản phẩm giấy in báo phục vụ mục tiêu tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây cũng chính là lý do mà Giấy in báo Tân Mai đã hi sinh nguồn lợi nhuận có thể có được khi xuất khẩu trong suốt thời gian qua.
Thực tế, hiện có nhiều đối tác nước ngoài đến Giấy Tân Mai để mua sản phẩm giấy in báo về sử dụng vì nguồn cung thế giới và khu vực hiện rất khan hiếm. Nếu Tân Mai thực hiện việc xuất khẩu hàng ra nước ngoài thì lợi nhuận sẽ tăng cao hơn so với lợi nhuận khi bán trong nước khoảng 100 USD/tấn. Nhưng thị trường trong nước đang
thiếu cung, thừa cầu, Giấy Tân Mai đã chấp nhận bỏ qua lợi nhuận hấp dẫn có thể thu về từ nguồn xuất khẩu để tập trung cung ứng toàn bộ sản lượng cho thị trường trong nước. Đồng thời, Giấy Tân Mai cũng rất hạn chế tăng giá sản phẩm để giảm áp lực cho khách hàng. Hiện giá giấy in báo Tân Mai đang bán trong nước thấp hơn từ 1-2 triệu đồng/tấn so với nguồn giấy nhập khẩu từ các nước ASEAN.
Mặc dù năng lực sản xuất giấy in báoTân Mai đã huy động tối đa công suất 45.000 tấn/năm, nhưng chỉ đáp ứng được 35% thị phần giấy in báo cả nước, lượng giấy in báo sản xuất ra thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Vì thế, công ty đang triển khai nhiều dự án mới để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng giấy in báo trong nước và từng bước tiếp cận thị trường xuất khẩu: triển khai bước đầu cho dự án xây dựng 1 nhà máy sản xuất giấy in báo 150.000 tấn/năm tại vùng Đông Nam Bộ. Cùng với việc thực hiện mở rộng các dự án này, Giấy Tân Mai đangnâng cao hơn nữa năng lực đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước bằng cách huy động tất cả các nguồn lực sẵn có và kêu gọi vốn đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết, hợp tác và kêu gọi nguồn vốn FDI.
Bên cạnh sản phẩm giấy in báo, Giấy Tân Mai còn khẳng định thương hiệu qua nhiều dòng sản phẩm khác: giấy in, giấy viết, giấy photocopy… dùng để in các ấn phẩm tạp chí cao cấp, sách giáo khoa, sản xuất tập học sinh và giấy ram văn phòng với chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh giá là cao nhất trong tất cả các nhà sản xuất giấy nội địa. Hiện hầu hết các nhà in lớn, các đơn vị kinh doanh giấy khắp cả nước đều sử dụng giấy in, giấy viết, giấy photocopy Tân Mai. Đặc biệt, Thương hiệu Giấy Tân Mai đã nổi tiếng với sản phẩm giấy dạng cuộn lớn và từ năm 2002 trở lại đây, sản phẩm giấy ram văn phòng Tân Mai đã trở nên quen thuộc, được nhiều khách hàng tiêu dùng sử dụng thông qua Hệ thống siêu thị Metro; các cửa hàng tại Biên Hòa, Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và gần đây nhất là hệ thống siêu thị Big C.
3.5 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ, VẬN HÀNH, SẢN XUẤT
Hiện nay công ty có 5 xưởng sản xuất chính tại nhà máy giấy Tân Mai:
Xưởng sản xuất bột giấy vụn (De-inking Pulp – DIP): chuyên sản xuất bột giấy vụn tái chế cung cấp cho các máy sản xuất giấy các loại.
Xưởng sản xuất bột giấy hóa nhiệt cơ (Chemi – Thermo – Mechanical Pulp – CTMP): chia làm 2 giai đoạn: sản xuất dăm mảnh từ gỗ và sản xuất bột từ dăm mảnh. Sản phẩm cuối cùng được đưa sang các phân xưởng xeo.
Phân xưởng xeo 1: sản xuất giấy viết, giấy in, giấy photocopy.
Phân xưởng xeo 2: sản xuất giấy viết, giấy in, giấy photocopy.
Phân xưởng xeo 3: sản xuất giấy in báo.
3 phân xưởng chính tại nhà máy giấy Đồng Nai:
Phân xưởng xeo 1: sản xuất giấy viết, giấy in, giấy photocopy.
Phân xưởng xeo 2: sản xuất giấy viết, giấy in, giấy photocopy.
Phân xưởng xeo 3: sản xuất giấy bao bì carton. Và 2 phân xưởng chính tại nhà máy giấy Bình An:
Phân xưởng xeo 1: sản xuất giấy viết, giấy in, giấy photocopy.
Phân xưởng xeo 2: sản xuất giấy viết, giấy in, giấy photocopy, giấy tráng phấn.
3.6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
± %
Tổng doanh thu 1.153.735.000.000 1.434.131.793.555 280.378.793.555 124,37 Doanh thu thuần 1.102.558.307.174 1.335.896.041.589 123.333.773.415 121,16 Giá vốn hàng bán 982.249.691.083 1.150.105.167.940 167.855.476.857 117,08 Tổng LN trước thuế 11.724.000.000 66.050.877.117 54.326.877.117 563,38 Thuế LN sau thuế 11.724.000.000 66.050.877.117 5.432.687.712 563,38 Thu nhập bình quân của CNV 2.392.444 3.829.515 3.590.071 160,06 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 337 1.849 1.512 548,6
Nguồn: Phòng kinh doanh
Nhận xét: Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng tổng doanh thu của công ty tăng lên hơn 280 tỷ đồng, lợi nhuận tăng hơn 54 tỷ đồng so với năm 2007. Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 3,8 triệu đồng, tăng hơn 1,4 triệu, tương ứng 60,1%.
Nhìn vào bản phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm ta thấy:
Tổng doanh thu năm 2008 đạt 1.434 tỷ đồng, tăng 24,37% so với năm 2007, tướng ứng tăng hơn 280 tỷ đồng.
Doanh thu thuần đạt 1335 tỷ đồng, tăng 21,16% so với năm 2007.
Giá vốn hàng bán năm 2008 là 1150 tỷ đồng, tăng hơn 167 tỷ so với năm 2007, tương ứng tăng 17,08 %.
Doanh thu thuần tăng, giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, nên làm lợi nhuận gộp năm 2008 đạt 185,8 tỷ đồng, tăng 54,43 % so với năm 2007.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 đạt 64,5 tỷ đồng, tăng 575,24%, tương ứng tăng 53,3 tỷ đồng so với năm 2007.
Năm 2008, lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 1.849 tỷ đồng, tăng 448,6% so với năm 2007.
Trong năm 2008, do tình hình khan hiếm nguồn cung từ giấy nhập, giấy trong nước khan hiếm, thế giới khan hiếm nguồn nguyên vật liệu, giá bột giấy tăng mức kỷ lục nhưng phần lớn công ty cổ phần tập đoàn tân mai chủ động được nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất nên các máy của công ty đều chạy hết công suất, sản lượng tiêu thụ cao, dẫn đến doanh thu tăng đáng kể.
3.7 CÁC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂNCỦA CÔNG TY
3.7.1 Thuận lợi:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước ổn định, trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao. Nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm tới. Theo dự báo của Tổng Công Ty Giấy Việt Nam và Hiệp hội Giấy Việt Nam, mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người/ năm năm 2009 của Việt Nam đạt 28kg. Ước tính đến năm 2015 mức tiêu thụ này là 61kg. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng quy mô sản xuất, vì lượng cầu trong nước lớn hơn so với cung.
Hoạt động theo mô hình cổ phần, công ty sẽ dễ dàng thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến và phương thức quản lý hiện đại.
Bộ Công Nghiệp đã phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Theo đó, tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2006 – 2020 là 95.569 tỷ đồng xây dựng ngành công nghiệp Giấy Việt Nam với công nghệ hiện đại, hình thành các khu vực sản xuất giấy, bột giấy tập trung công suất lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Quá trình hội nhập WTO sẽ đem đến sự sôi động trong nền kinh tế, trao đổi buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và thế giới sẽ tăng mạnh. Hội nhập mở ra cơ hội tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến của các quốc gia công nghiệp giấy như: Thái Lan, Indonesia,… để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành Giấy Việt Nam. Đồng thời mang lại những cơ hội cho việc phát triển quan hệ đối tác với nước ngoài.
Tiếp cận được các nguồn tài chính, tín dụng đa dạng trong và ngoài nước để tăng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Rào cản thâm nhập ngành cao vì việc đầu tư vào ngành giấy đòi hỏi lượng vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn chậm, diện tích xây dựng nhà xưởng lớn.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai tọa lạc trên một địa hình khá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, có thể vận chuyển theo đường thủy, đường bộ, đường sắt. Điều này làm chi phí sản xuất giảm, tăng khả năng cạnh tranh.
Công ty là doanh nghiệp hoạt động lâu năm và có uy tín trong ngành Giấy Việt Nam. Với tổng quy mô vốn 1252 tỷ đồng, công ty là đơn vị sản xuất giấy lớn nhất phía Nam và là đơn vị duy nhất sản xuất giấy in báo.
Tân Mai đã xây dựng được một thương hiệu khá uy tín với khách hàng trong nước, trong tương lai sẽ mở rộng ra thị trường quốc tế. Đây là lợi thế rất lớn giúp công ty cạnh tranh với các đối thủ.
Dây chuyền công nghệ công ty đang sở hửu được đánh giá hiện đại hơn so với đối thủ, dây chuyền sản xuất giấy in báo thuộc thế hệ công nghệ hiện đại với công suất lớn hơn 45.000 tấn/năm đang được vận hành tại công ty.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, nắm bắt thị trường nhanh – nhạy. Đây là lợi thế giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh.
Nằm trong khu vực có cùng rừng nguyên liệu khá phát triển, công ty chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
Được sự quan tâm chỉ đạo sáng suốt của lãnh đạo Bộ Công Nghiệp cũng như Tổng Công Ty Giấy Việt Nam.
Sản phẩm giấy ram có chất lượng ngày càng cao, giá cả phù hợp đã tạo được sự tín nhiệm của người tiêu dùng thông qua các giải thưởng Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Sao Vàng Đất Việt,….
3.7.2 Khó khăn:
Mức độ cạnh tranh của các công ty trong nước ngày càng gay gắt. Các chiến lược mở rộng thị trường của các đối thủ cạnh tranh để chiếm lấy thị phần với các chiến lược Marketing tốt kèm theo khả năng tài chính mạnh có thể ảnh hưởng nhiều đến thị phần của công ty trong thời gian tới.
Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khi thuế nhập khẩu được bãi bỏ theo lộ trình AFTA, WTO, giấy nhập ngoại với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh xuất hiện ồ ạt và tràn lan trên thị tường cũng gây không ít khó khăn trong quá trình tiêu thụ và mở rộng thị trường trong nước của công ty. Công ty phải chịu nhiều phí tổn về giao dịch, tư vấn, tiếp thị, quảng cáo, đào tạo nguồn nhân lực…. để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Do nạn phá rừng bừa bãi đã làm cho nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, gây nên tình trạng thụ động trong quá trình mua nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới làm máy móc thiết bị của công ty trở nên lạc hậu, dẫn đến sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên thị hiếu và nhu cầu đòi hỏi sản phẩm mới ra đời phải tốt hơn, chất lượng cao hơn và mẫu mã đẹp hơn. Điều này đòi hỏi công ty cần phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, phát triển hơn nữa các dịch vụ sau bán để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Khả năng tài chính có hạn trong khi nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho nâng cấp các dây chuyền sản xuất cũ rất lớn. Nợ vay lớn làm chi phí tài chính hàng năm chiếm tỷ trọng cao, ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty..
Tuổi thọ máy móc đã hơn 50 năm, công nghệ còn hạn chế ở một số khâu, làm chất lượng sản phẩm hạn chế, năng suất lao động chưa cao. Hạn chế khả năng cạnh tranh với hàng nhập ngoại.
Đối với dòng sản phẩm giấy in viết trắng, hiện nay công ty chưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào mà phải nhập khẩu nên giá cả mặt hàng này rất cao.
Về bao bì của sản phẩm nhìn chung còn đơn điệu, ít hấp dẫn, tạo cảm quan không thuận lợi về mặt chất lượng sản phẩm
Mặt bằng hiện tại của công ty nằm ngay trung tâm thành phố Biên Hòa, mà sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường nên tương lai công ty phải di dời ra khỏi trung tâm. Đây là trở ngại lớn khi công ty muốn đầu tư thiết bị máy móc mới để tăng năng suất, thị phần trên thị trường…
3.8 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
3.8.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ giấy in báo
a. Thuyết minh dây chuyền công nghệ sản xuất giấy in báo
Công nghệ hiện đang sử dụng để sản xuất giấy in báo độ trắng 58 % ISO, định lượng 48 g/m2 (IB58), và sử dụng hai loại bột là CTMP và bột DIP.
Hồ quậy nhận bột CTMP từ phân xưởng bột CTMP đưa sang có độ trắng từ 60% ISO – 65% ISO. Bột DIP từ phân xưởng bột DIP có độ trắng khoảng 53% ISO – 58% ISO được đưa sang hồ quậy bột.
Bột CTMP và bột DIP được bơm sang hồ trộn mà không cần qua hệ thống nghiền bột do bột đã có độ nghiền và được cắt ngắn thích hợp. Dàn nghiền chỉ sử dụng khi sản xuất giấy in độ trắng cao và giấy viết.
Tại hồ trộn gia các hóa chất sau:
- Phèn được cho vào bể để ổn định độ pH và kết tụ. - Chất tăng độ bền khô
Thùng điều tiết : bột từ hồ chứa được bơm sang thùng điều tiết, tại thùng điều tiết, gia hóa chất tăng độ bền ướt.
Bột từ thùng điều tiết đưa sang bơm quạt để bơm bột sang hệ thống lọc ly tâm 4 cấp
Chất màu cảm quang (màu tím Cartazine NR được gia vào đường bột trước bơm quạt).
Hệ thống lọc ly tâm cấp 4:
Bột từ lọc ly tâm cấp 1 được đưa sang sàng áp lực. Bột thải từ lọc ly tâm cấp 1 (gồm 60 ống lọc) được bơm sang ly tâm cấp 2 (gồm 22 ống lọc). Bột tốt từ lọc ly tâm cấp 2 được hồi lưu lại ly tâm cấp 1, bột thải từ ly tâm cấp 2 sẽ được đưa sang lọc ly tâm cấp 3 (gồm 7 ống). Bột tốt của lọc ly tâm cấp 3 được hồi lưu lại lọc ly tâm cấp 2,