Nghiên cứu những tác giả hiện đại có sở trường về đề tài này có thể thấy được xu hướng vận động của đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam thế kỷ XX.. Ông am hiểu và gắn bó với nông thô
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học sư phạm hà nội 2
Hoàng thị thanh hải
Đề tài Nông thôn trong sáng tác của kim lân
Luận văn thạc sĩ văn học
Hà nội, 2011
Trang 2Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học sư phạm hà nội 2
Hoàng thị thanh hải
đề tài Nông thôn trong sáng tác của kim lân
Trang 3Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Lê Trà My, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Tổ Lí luận văn học, Khoa Ngữ văn, cán bộ Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thanh Hải
Trang 4
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân, không sao chép của người khác Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được xuất bản trong các sách, báo, tạp chí và trên các trang website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thanh Hải
Trang 5Mục lục trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Mở đầu 1
Nội dung 8
Chương 1 Khái quát về đề tài - đề tài nông thôn trong Văn học Việt Nam 8
1.1 Khái quát về đề tài 8
1.1.1 Khái niệm đề tài 8
1.1.2 Đặc điểm chung của đề tài 9
1.2 Đề tài nông thôn trong lịch sử văn học Việt Nam 13
1.2.1 Trong văn học Trung đại 13
1.2.2 Trong văn học hiện đại 23
1.3 Kim Lân và đề tài nông thôn 41
Chương 2 Bức tranh thế giới về nông thôn - một thực tại hư cấu 46
2.1 Nông thôn - khung cảnh tự sự 47
2.2 Nông thôn nhìn từ cảm hứng sử thi 51
2.2.1 Các xung đột cơ bản 52
2.2.2 Các loại nhân vật 56
2.3 Nông thôn nhìn từ cảm hứng thế sự đời tư 62
2.3.1 Các xung đột cơ bản 62
2.3.2 Các loại nhân vật 67
Trang 6Chương 3 Một số biện pháp nghệ thuật biểu hiện đề
tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân 78
3.1 Tình huống truyện 78
3.1.1 Tình huống nghiêng về nhận thức 79
3.1.2 Tình huống nghiêng về hành động 81
3.2 Xây dựng biểu tượng 86
3.2.1 Biểu tượng làng 87
3.2.2 Biểu tượng chợ 91
3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 93
3.3.1 Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên 94
3.3.2 Từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh 98
3.4 Giọng điệu 100
3.4.1 Giọng điệu dí dỏm, hóm hỉnh 101
3.4.2 Giọng điệu trầm buồn, thủ thỉ gần với giọng cổ tích hay truyền thuyết 104
3.4.3 Giọng điệu thân mật, suồng sã 108
3.4.4 Giọng điệu mỉa mai, hài hước, phê phán nhẹ nhàng 109
3.4.5 Giọng điệu đôn hậu, cảm thương 111
Kết luận 116
Danh mục các công trình của tác giả 118
Tài liệu tham khảo 119
Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Trang 7Đề tài là một vấn đề lí luận quan hệ mật thiết tới việc nghiên cứu và sáng tác văn học Đề tài phản ánh tài năng, sở trường phong cách và thế giới quan của nhà văn trong việc phản ánh hiện thực Nghiên cứu đề tài chính là đề cập phương diện khách quan của thế giới nghệ thuật, đồng thời qua đó có thể nhận ra tính chủ quan trong sự lựa chọn, tổ chức chất liệu nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật của người cầm bút
Văn học Việt Nam hiện đại từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có những bước
đi mới và có được nhiều thành tựu so với thời kỳ văn học trước đó Điều trước tiên phải kể đến là sự phát triển đề tài đã đem đến cho văn học Việt Nam một diện mạo mới Các nhà văn đi sâu khám phá nhiều mảng hiện thực khác nhau
Đặc biệt đề tài nông thôn là mảng đề tài thu hút được nhiều cây bút lớn như: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân Đây không phải là đề tài mới xuất hiện trong văn học Việt Nam hiện đại Đề tài nông thôn là mảng đề tài phổ biến trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay Tuy nhiên cũng cần nhận thấy, đề tài nông thôn trong văn học hiện đại Việt Nam đã có những bước phát triển mới Nghiên cứu những tác giả hiện đại có
sở trường về đề tài này có thể thấy được xu hướng vận động của đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam thế kỷ XX
Đã từ lâu chúng ta biết nhà văn Kim Lân là một trong những tác giả viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại Nhà văn Nguyễn Khải đã coi những sáng tác của Kim Lân là do: “Thần viết, thần
mượn tay để viết những trang sách bất hủ” [27] Tuy được đánh giá là một nhà
văn có tài và tâm huyết với nghề viết, nhưng Kim Lân chỉ để lại một khối lượng tác phẩm không nhiều, bao gồm hơn hai mươi truyện ngắn, đề tài chủ yếu mà ông lựa chọn là đề tài nông thôn Ông am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân, bởi ông được sinh ra và lớn lên trong môi trường văn hoá của nông thôn, có vốn hiểu biết khá dày dặn về những phong tục tập quán, những tinh hoa văn hoá của dân gian trong cuộc sống của vùng Kinh Bắc quê
Trang 8hương ông Đó là điều kiện thuận lợi, là cơ sở tốt để Kim Lân có thể viết được những trang đặc sắc về nông thôn Việt Nam Một số tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật của Kim Lân đã được tuyển chọn vào chương trình văn
học ở nhà trường phổ thông, như truyện ngắn Làng được đưa vào chương trình Trung học cơ sở và Vợ nhặt ở chương trình Trung học phổ thông
Nghiên cứu sáng tác viết về đề tài nông thôn của Kim Lân, chúng tôi muốn đi sâu phân tích, đánh giá để tìm ra những đóng góp của Kim Lân về đề tài nông thôn vốn rất quen thuộc trong lịch sử văn học Việt Nam Qua đó góp phần vào việc khẳng định những giá trị của các tác phẩm, khẳng định tài năng của Kim Lân Bên cạnh đó quá trình nghiên cứu sẽ giúp người viết hiểu thêm sáng tác của các nhà văn cùng thời, đồng thời giúp cho việc giảng dạy văn học trong nhà trường được tốt hơn
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề đề tài trong tác phẩm văn học đã được nhiều công trình nghiên cứu lí luận văn học đề cập tới trong mấy thập kỷ qua Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều cho rằng: Đề tài là phạm vi phản ánh hiện thực của nhà văn, là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm được xác định theo mối liên hệ bên ngoài hay mối quan hệ bên trong giữa các hiện tượng đời sống, được nhà văn miêu tả, phản ánh trực tiếp trong tác phẩm Tuy nhiên, vấn
đề đề tài trong sáng tác của nhà văn có sự lựa chọn khác nhau và có những đặc
điểm khác nhau Vấn đề đề tài trong sáng tác của Kim Lân là một vấn đề lớn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của ông
Nghiên cứu về đề tài nông thôn trong truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi không bắt đầu công việc trên mảnh đất trống Bởi từ khi nhà văn xuất hiện trên văn đàn vào đầu những năm 40 của thế kỷ XX, đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình
Trước cách mạng tháng Tám có Lữ Quốc Văn, Vũ Bằng, Nguyên Hồng Chúng tôi chưa tìm văn bản chính xác của Lữ Quốc Văn viết về Kim
Trang 9Lân, nhưng trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân 1996 Lữ Quốc Văn đã
khẳng định: Người đã thành công trong một loạt truyện ngắn về thú chơi đặc
biệt nổi tiếng với các truyện viết về phong tục làng quê là Kim Lân [46, tr.18]
Nhà văn Vũ Bằng chính là người có công phát hiện, động viên, và khuyên Kim Lân nên viết về mảng sinh hoạt phong tục Vũ Bằng khuyên:
“Ông viết truyện nghèo khổ cũng được, nhưng không bằng những ông Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, các ông ấy đã thành rồi Ông viết những truyện
như Đôi chim thành, Đấu vật, Chó săn thì không ai tranh được chiếc chiếu
của ông”
Trong Những nhân vật ấy đã sống với tôi, nhà văn Nguyên Hồngcũng
đánh giá cao truyện ngắn của Kim Lân Ông viết: “Từ giữa năm 1943 - 1944
ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân thoạt tiên tôi chẳng những không
để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đá chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương hay Hoài Trạch, Hoài Tâm lúc bấy giờ
Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại
ướt át một cách bợm bãi mà trái lại có một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm, thắm thiết, đặc biệt lại gần gũi với mình thì tôi liền tự trách mình và giữ lấy số báo đó”
Sau cách mạng tháng Tám có nhiều bài viết xuất sắc về sáng tác của Kim Lân Như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Văn Kim Lân
tỏ ra độc đáo và hấp dẫn hơn khi ông viết về cái gọi là “Thú đồng quê” hay
“Phong lưu đồng ruộng” Đó là những phong tục ăn chơi hay đúng hơn, những sinh hoạt văn hoá của dân quê, như trồng cây cảnh, đánh vật, chơi chim bồ
câu, nuôi chó săn, gà chọi Đuổi tà, Đôi chim thành, Con Mã Mái sở dĩ có
sức hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh kỳ lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kỳ được trình bày cặn kẽ, mà chính nhà văn đã làm hiện
Trang 10lên được những con người của làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [43, tr.61]
Trong bài viết Văn xuôi Kim Lân, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân
khẳng định: “Truyện ngắn là thể loại chính của Kim Lân, mặc dù số lượng trang viết không nhiều, ông cũng đã góp vào nền văn xuôi của nước ta những truyện ngắn xuất sắc đáng được coi là mẫu mực” [3, tr.56]
Lữ Huy Nguyên đã tuyển chọn và cho ra đời Tuyển tập Kim Lân năm
1996, là một công trình tập hợp khá đầy đủ những sáng tác của nhà văn Từ đó
đến nay ngày càng có nhiều bài viết về Kim Lân với nội dung và hình thức đa dạng
Nhà giáo Đỗ Kim Hồi khi viết về Vợ nhặt trong Giảng văn Văn học Việt
Nam, đã đề cập nhiều hơn về Kim Lân Ngoài việc khẳng định Kim Lân ngày
càng được khâm phục và Kim Lân có hai trong bốn tác phẩm được coi là
“thần bút”, còn nhấn mạnh “Phần tâm huyết sâu xa nhất của tác giả Vợ nhặt,
chắc hẳn đã không được dồn cho việc làm biểu hiện những nét thấp kém của con người bộc lộ qua nhân hình và nhân cách Ngược lại với việc đặt nhân vật vào một khoảng sáng và tối, lay lắt, nhà văn đã tìm được một cơ hội vô song
để biểu hiện sự bất diệt của nỗi khát thèm được sống, được yêu thương và hi vọng niềm ao ước ấy cứ âm thầm vươn lên từ đói khát, tối tăm và chính bởi thế mà nó trở nên đáng cảm động và đáng quí”, và “ cũng còn có thể nói
nhiều điều nữa về Vợ nhặt Như về cái vốn liếng ngôn ngữ giàu có đặc sắc của
Kim Lân, cái lối viết văn tưởng như dễ dàng mà không dễphỏng theo, giản dị vô cùng mà sao cứ thấy ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc”
Ngoài ra còn nhiều bài viết, bài nghiên cứu, tìm hiểu về nhà văn như
Phan Hoàng với bài Hỏi chuyện nhà văn Kim Lân: Văn chương như một thứ tôn giáo, Lữ Huy Nguyên: Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh Bắc, Trung Trung Đỉnh có Bố già Kim Lân, Hoài Việt với Đôi điều về Kim Lân, Hương Giang có bài viết Nhà văn Kim Lân nói về truyện Vợ nhặt Các bài
Trang 11viết được in trên các báo Người Hà Nội, Nhân dân chủ nhật, Văn nghệ, Thế
giới mới, Báo Giáo dục và thời đại, Hải quan, Văn học và tuổi trẻ đều thể
hiện thái độ trân trọng, cảm phục tài năng của nhà văn Kim Lân, qua đó khẳng
định những giá trị văn học trong sáng tác của ông Nhưng các bài viết này vẫn chỉ tìm hiểu, nhận xét về sáng tác Kim Lân ở một phương diện nhất định nào
đó, nên chưa mang tính tổng hợp, khái quát cao
Đối với các luận văn thạc sĩ, nhà văn Kim Lân được tìm hiểu nghiên cứu một cách quy mô, công phu, có hệ thống trên nhiều phương diện như: Giọng điệu, ngôn ngữ, cốt truyện, kết cấu, nhân vật tiêu biểu là các công trình:
Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân -
của Nguyễn Văn Bao (Đại học Sư phạm Hà Nội, 1997), Nguyễn Tiến Đức với
luận văn Những đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002), luận văn Phong cách nghệ thuật Kim Lân của Nguyễn Thị Thu (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004), Phạm Thị Nga với Văn hoá Kinh Bắc và phong
cách nghệ thuật Kim Lân (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005)
Tuy có khá nhiều công trình, bài viết đánh giá về sáng tác của Kim Lân nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở một số phương diện hoặc một khía cạnh nào
đó mà chưa có công trình nghiên cứu nào về sáng tác của ông dưới góc độ đề tài Chính vì vậy, trên cơ sở học tập và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác
giả đi trước tôi chọn và nghiên cứu: “Đề tài nông thôn trong sáng tác của
Kim Lân”
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu “Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân” chúng tôi mong muốn đạt đến hai mục đích
- Tiếp cận, lý giải, sáng tác Kim Lân từ góc nhìn đề tài
- Nêu bật những thành tựu sáng tác của Kim Lân và những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 12Nhiệm vụ trọng tâm nghiên cứu nội dung và hình thức các sáng tác viết
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu những sáng
tác của Kim Lân: Làng (1955), Tập truyện ngắn Nên vợ nên chồng (1955),
Ông lão hàng xóm (1957), Tập truyện ngắn Vợ nhặt (1983), Tuyển tập Kim Lân (1996) và Kim Lân tác phẩm chọn lọc
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tập hợp và hệ thống: Để có một cái nhìn tổng quát tiến hànhtập hợp những sáng tác trực tiếp hoặc gián tiếp viết về nông thôn của nhà văn
- Phương pháp phân tích và khái quát: Phân tích lần lượt từ bức tranh hiện thực đến thế giới nhân vật ở cả bình diện nội dung và nghệ thuật từ đó có cái nhìn toàn diện về các phương diện nội dung và nghệ thuật về đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân
- Phương pháp so sánh và tổng hợp: Nghiên cứu sáng tác viết về đề tài nông thôn của Kim Lân, có đối sánh với tác phẩm viết về đề tài nông thôn của các tác giả cùng thời Đồng thời có những nhận định chung nhất về thành công và hạn chế của Kim Lân khi viết về đề tài này
7 Đóng góp mới của luận văn
Trang 13Đây là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống những thành tựu trong sáng tác viết về đề tài nông thôn của Kim Lân Với công trình này mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò của đề tài trong tác phẩm văn học và những đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại
Đồng thời chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc giảng dạy tốt hơn những tác phẩm của Kim Lân trong trường phổ thông hiện nay
8 Cấu trúc nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương
Chương 1 Khái quát về đề tài - đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam
Chương 2 Bức tranh thế giới về nông thôn - một thực tại hư cấu
Chương 3 Một số biện pháp nghệ thuật biểu hiện đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân
Nội dung
Trang 14Chương 1 Khái quát về đề tài - đề tài nông thôn trong
văn học Việt Nam 1.1 Khái quát về đề tài
1.1.1 Khái niệm đề tài
Đề tài là thuật ngữ gắn liền với nội dung tác phẩm, là vấn đề có ý nghĩa nền móng để làm nên tác phẩm văn học Khái niệm về đề tài được đề cập đến
trong nhiều cuốn Lí luận văn học Trong cuốn Lí luận văn học do tác giả
Phương Lựu chủ biên đã đưa ra khái niệm: “Đề tài là khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học ( ) tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả trực tiếp để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu rộng hơn” [41, tr.259]
Trong cuốn Lí luận văn học do tác giả Trần Đình Sử chủ biên cũng
cùng quan niệm trên, cho rằng: “Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được miêu tả Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống, có bấy nhiêu đề tài” [59, tr.194]
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Đề tài là khái niệm chỉ loại các
hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học
Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [26, tr.110]
Trong cuốn từ điển tác giả cho rằng “Cần phân biệt đề tài với tư cách là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm với đối tượng của nhận thức, chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của sáng tác văn học Lẫn lộn hai mặt này sẽ dẫn tới tình trạng biến việc phân tích tác phẩm thành phân tích đối tượng được miêu tả Đối tượng nhận thức, miêu tả của sáng tác văn học là cái còn nằm ngoài tác phẩm, đối diện với tác phẩm Đề tài của tác phẩm là một phương diện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn
Trang 15gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn” [26, tr.111-112]
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX phát triển với tốc độ nhanh chóng và đã đạt được những thành tựu rực rỡ, bởi sự đóng góp quan trọng của các nhà văn trong quá trình khám phá đề tài Có thể kể đến các tác giả: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Kim Lân
Có thể nói, phạm vi hiện thực mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình là những yếu tố mở đường cho thành công sáng tạo Không lựa chọn
được phạm vi hiện thực, nhà văn không thể thực hiện thành công quá trình sáng tạo
Vậy nên, đề tài là phạm vi hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm, là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm thể hiện thế giới quan của nhà văn, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn và tư duy của nhà văn Đó là sự khái quát phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm, phản ánh tài năng, vốn sống, tâm huyết của họ đối với văn học
1.1.2 Đặc điểm chung của đề tài
Đề tài làm cho hiện tượng đời sống trong tác phẩm không còn giữ nguyên hiện trạng ban đầu như hiện thực khách quan đang tồn tại nữa, mà trở thành tượng trưng, kí hiệu, trở thành hình tượng là cuộc sống hiện hình trong nghệ thuật
Khi đọc tác phẩm văn học chúng ta thấy những cảnh, người, những câu chuyện cụ thể, sinh động được miêu tả trực tiếp trong các tác phẩm Tính chất của phạm vi miêu tả trực tiếp trong các tác phẩm có thể hết sức đa dạng như: chuyện con thú, cây cỏ, con người, đồ vật, hay chuyện quá khứ và tương lai, chuyện thần tiên, ma quái Mục đích của văn học không bao giờ chỉ là giới thiệu những hiện tượng cụ thể cá biệt của đời sống hay của tưởng tượng mà gợi ra những giá trị thẩm mĩ, tư tưởng của con người bằng hình tượng Từ
Trang 16những truyện thần thoại xa xưa như thần thoại ấn Độ, Hy Lạp, hay truyền thuyết về Hùng Vương, về họ Hồng Bàng đến những truyện cổ tích, những tác phẩm truyền kì, những tiểu thuyết trong thời trung đại, đến các tác phẩm cận
đại, hiện đại, tác phẩm văn học bao giờ cũng “xuyên qua một phạm vi miêu tả trực tiếp các hiện tượng đời sống trong tác phẩm để khái quát lên một phạm vi hiện thực nhất định, có ý nghĩa khái quát sâu rộng hơn” Trong phong trào Thơ mới, đóng góp nổi bật của các nhà thơ là những trang viết về làng quê của các tác giả tiêu biểu như: Anh Thơ, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ Người đọc gặp trong thơ họ thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, đó là những người dân quê giản dị, hồn nhiên, những người làng xóm, những người chị, người mẹ, cô hái mơ, người lái đò bên cạnh việc vẽ lên những bức tranh về cuộc sống con người nơi làng quê
Từ hiện thực cuộc sống của nông dân trong cảnh thuế thúc trống dồn,
Ngô Tất Tố đã khái quát lên trong Tắt đèn hình ảnh làng Đông Xá với gia
đình chị Dậu, tiêu biểu cho cuộc sống cực khổ của người nông dân trước cách mạng Ngoài ra chúng ta biết đến thành thị qua những trang viết của Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Nhất Linh , những chuyện nông thôn qua Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân
Các nhà nghiên cứu cho rằng, từ thực tế văn học: “chưa nhận ra đề tài thì chưa bước vào tiếp nhận hình tượng [41, tr.259] Từ hiện tượng nghệ thuật sinh động nhận ra loại con người và các hình thái cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm không phải là đơn giản, song có nhận ra được nó ta mới có thể tiếp nhận được hình tượng
Phạm vi của đề tài được xác định rộng hay hẹp ở biên độ của nó Đó có thể là một “giới hạn bề ngoài” hoặc “phương diện bên trong của đề tài” Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theo mối liên hệ bề ngoài hoặc mối quan hệ bên trong giữa chúng Giới hạn bề ngoài của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm có thể xác định các đề tài văn học
Trang 17như: Đề tài kháng chiến chống Mĩ (Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu), đề tài bộ đội Trường Sơn (Trường Sơn đông, Trường Sơn tây của Phạm Tiến Duật), đề tài sản xuất (Cái sân gạch của Đào Vũ), đề tài cải cách ruộng
đất (Mười năm của Tô Hoài), đề tài thiên nhiên (Tràng giang của Huy Cận), hay đề tài loài vật (Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài) ở đây, các phạm trù xã
hội, lịch sử giữ vai trò quan trọng, bởi vậy người ta có thể xác định các đề tài như: đề tài thành thị, đề tài công nhân, nông dân, đề tài nông thôn, bộ đội, tiểu tư sản trí thức, lịch sử, cuộc sống hiện đại có thể kể tới đề tài nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, trong sáng tác của Kim Lân, đề tài nông dân trong sáng tác của Nam Cao
Đề tài văn học cũng có thể xác định theo giới hạn bên trong của phạm
vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm Đó là cuộc sống nào, con người nào được miêu tả trong tác phẩm Đôi khi đề tài gắn liền với một hiện tượng xã hội - lịch sử xuất hiện và trở thành phổ biến trong đời sống tinh thần của
một thời hay một giới nào đó Ví dụ: đề tài người tài hoa (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), đề tài số phận người chinh phụ (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm), người cung nữ (Cung oán ngâm - Nguyễn Gia Thiều),
đề tài những con người trung nghĩa Giới hạn bên trong của đề tài, bản chất xã hội của cuộc sống, tính cách và số phận con người giữ vai trò quan trọng Không có các phạm vi hiện thực dài rộng khác nhau đó, không thể có những kết quả sáng tác phong phú và đa dạng trong các tác phẩm của các nhà văn Song phạm vi hiện thực còn quan hệ mật thiết với thời gian và không gian trong tác phẩm Đi sâu vào phạm vi hiện thực trong tác phẩm của Kim Lân, ta thấy nhà văn thường có sự phối hợp linh hoạt cả giới hạn bên trong và bên ngoài của đề tài để sáng tạo nên thế giới nghệ thuật Một tác phẩm văn học, có thể có nhiều đề tài, một hệ thống đề tài liên quan nhau, bổ sung cho nhau tạo thành đề tài của tác phẩm Con đường nhận thức đề tài tác phẩm là đi từ nội dung trực tiếp của tác phẩm, xác định những đường nét xã hội lịch sử của nó
Trang 18Do nhân vật có thể tiêu biểu cho một hiện tượng đời sống, một tầng lớp xã hội, một loại tính cách xã hội, hoạt động trong một lĩnh vực đời sống cụ thể nên nhân vật có thể gắn liền với một đề tài tác phẩm Chẳng hạn trong tác
phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Chí Phèo là một nông dân lương thiện, hiền
lành bị đẩy vào con đường lưu manh hóa, bị cự tuyệt quyền làm người cuối cùng phải tự sát khi ý thức đã trở về, thì đề tài của tác phẩm là tình trạng nông dân bị lưu manh hoá trong xã hội trước cách mạng Tuy vậy, trong tác phẩm không chỉ có một nhân vật Chí Phèo, khi đọc tác phẩm ta còn thấy hình ảnh của giai cấp thống trị như: Bá Kiến, Lý Cường, Đội Tảo Bọn chúng “như một
đàn cá tranh mồi” câu kết với nhau bóc lột dân lành thì đề tài ở đây là bộ mặt tham lam, tàn ác, bỉ ổi của giai cấp thống trị đương thời
Vậy, đề tài có thể tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau, thực chất đề tài là một “khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được miêu tả Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống, có bấy nhiêu đề tài” [41] Cho nên có đề tài về người
nông dân bị lưu manh hoá (Chí Phèo - Nam Cao), có đề tài về cuộc sống bế tắc của người trí thức nghèo trước cách mạng (Sống mòn - Nam Cao), hay có
đề tài về tình yêu làng quê của người nông dân trước cách mạng (Làng - Kim
Lân)… phản ánh các bình diện khác nhau trong cuộc sống Nói đến đề tài tác phẩm, không chỉ nói tới một đề tài riêng rẽ mà thực chất là một hệ thống đề tài liên quan tới nhau, bổ sung cho nhau tạo thành đề tài của tác phẩm
Đề tài tác phẩm văn học không những gắn với hiện thực khách quan,
mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống của nhà văn qui định Cùng viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám, tác phẩm của Ngô Tất Tố tập trung vào tình cảnh khốn cùng của người nông dân trước cảnh sưu cao thuế nặng Nam Cao lại nêu ra tình trạng bị tha hoá về mặt tâm hồn, bị biến dạng
về nhân hình nhân tính Kim Lân lại tập trung thể hiện những phong tục truyền thống của dân tộc qua những thú vui nơi làng quê Khi phần lớn các tác giả của Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo viết về đề
Trang 19tài xung đột trong các gia đình phong kiến địa chủ, khẳng định quyền tự do luyến ái của lớp thanh niên tân thời thì các nhà văn Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân lại chọn đề tài là đời sống nông dân ở nông thôn với những thuần phong mĩ tục của dân tộc, bộ mặt thối nát của giai cấp
địa chủ phong kiến để phản ánh
Có thể nói, đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát những chủ đề và xây dựng những hình tượng, những tính cách điển hình và kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm
1.2 Đề tài nông thôn trong lịch sử văn học Việt Nam
1.2.1 Trong văn học Trung đại
Đề tài nông thôn từ xưa đến nay là một đề tài lớn xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam Đây là vấn đề được nhiều nhà văn quan tâm, thử sức và gặt hái
được nhiều thành công Việt Nam là nước nông nghiệp với đa số là nông dân
Họ sống ngàn đời sau luỹ tre làng, với những thuần phong mĩ tục, những nếp sinh hoạt văn hoá cổ truyền Nông thôn cũng là nơi tập trung, thể hiện đầy đủ
và trung thực mâu thuẫn của xã hội Qua bức tranh nông thôn người đọc thấy
được hình ảnh chân thực về đời sống con người ở một cộng đồng lớn Vì vậy, viết về đề tài nông thôn là nói đến những gì Việt Nam nhất, bởi những đặc trưng của dân tộc đều thể hiện ở đây: từ tình yêu thương giữa người với người,
đến tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc và những tình cảm đời thường khác, tâm lí sống hồn nhiên mộc mạc, giản dị, đến những sinh hoạt văn hoá lành mạnh như chọi gà, chơi cây cảnh, chơi hoa
Đề tài nông thôn từ lâu đã được thể hiện trong hầu hết các thể loại văn học Cảnh vật tươi đẹp của nông thôn Việt Nam truyền thống đã được nhiều tác giả trung đại đề cập đến Trong thực tế văn chương, một số tác giả không
có ý định viết về nông thôn, nhưng qua thơ họ, vô tình vẫn hiện lên cảnh vật cuộc sống, con người nông thôn một cách khá ấn tượng Nông thôn chưa thực
sự trở thành đối tượng thẩm mỹ để nhà thơ phản ánh Do đó ở đây, tuy các nhà
Trang 20thơ có nhắc đến cảnh vật con người nông thôn nhưng đó chẳng qua chỉ là phương tiện để họ bộc bạch lý tưởng, đạo đức hay thể hiện cái “chí” của mình Tiêu biểu cho sự phản ánh nông thôn ở hình thức gián tiếp này có thể kể đến các nhà thơ như: Trần Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ngược lại với phản ánh gián tiếp là sự phản ánh trực tiếp, các nhà thơ đã
có ý thức viết về nông thôn với tất cả những gì vốn đã tồn tại một cách hiện hữu Họ miêu tả cảnh vật, con người, cuộc sống nông thôn để từ đó thể hiện tình cảm, cảm xúc trữ tình ở dạng phản ánh trực tiếp này các tác giả dường như có xu hướng vượt ra khỏi tính khuôn mẫu qui phạm của văn chương trung
đại mặc dù điều đó không dễ Nông thôn trong sáng tác của họ hiện lên rất đa dạng Một nông thôn Việt Nam gắn bó máu thịt với từng con người đất Việt, với tất cả vẻ đẹp thơ mộng Có thể đó là dòng sông, một bến nước, một cánh diều tuổi thơ, một đồng lúa ngào ngạt
Đó là cuộc sống của người nông dân quanh năm vất vả, chân lấm tay bùn, một nắng hai sương để làm ra hạt gạo, song họ lại có một cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh Chú ý đi vào miêu tả hiện thực của nông thôn Việt Nam, các nhà thơ đều thể hiện tình cảm đối với thôn quê, nơi cội nguồn của mình, đồng thời thể hiện sự thông cảm, thương yêu sâu sắc với cuộc sống còn nhiều đau khổ của người nông dân ở đây, có thể thấy một qui luật là từ
sự phản ánh gián tiếp đến sự phản ánh trực tiếp là cả một quá trình phát triển
và càng về sau các tác giả càng có ý thức đưa văn chương nghệ thuật đến gần cuộc sống hiện thực, gần với đời thường hơn Tiêu biểu cho dạng phản ánh nông thôn một cách trực tiếp có thể kể đến các tác giả: Ngô Thì Sỹ, Nguyễn
Du, Cao Bá Quát
Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông, hai vị vua đời Trần, ngoài chính
sự, còn là những nhà thơ tài hoa Một số thơ phẩm của hai ông viết về thiên nhiên, nông thôn Việt Nam còn được truyền tụng ở Trần Nhân Tông có các
bài thơ như: Hạ Cảnh (Cảnh mùa hạ), Hạnh Thiên Trường hành cung (Đi đến
Trang 21nơi hành cung ở Thiên Trường), Hạnh An Bang Phủ (Đi đến phủ An Bang) Bài thơ Thân Trường vãn vọng (Chiều trông cảnh Thiên Trường) của Trần
Nhân Tông là một trường hợp đặc sắc
“Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên
Bán vô, bán hữu, tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước, sau thôn tựa khói lồng Bóng chiều dường có, lại dường không Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng) Bài thơ tác giả đã vẽ được một bức tranh về cuộc sống thanh bình qua những gì là đặc trưng nhất: Xóm làng, đồng ruộng con cò, con trâu, mục đồng, tiếng sáo Dẫu rằng đó là “thi dĩ ngôn chí” thì một bức tranh sinh động về nông thôn như thế ở một vị vua quả là rất hiếm
Nguyễn Trãi, trong 99 bài thơ ở tập thơ chữ Hán “ức Trai thi tập” chỉ
có 3 bài ông đề cập đến cuộc sống làng quê Đó là bài: Thôn xá thu chẩm (Tiếng đập vải mùa thu nơi thôn xóm), Trại đầu xuân độ (Bến đò xuân đầu trại) và bài Vân đồn Cả 3 bài mới chỉ là những nét sơ lược, mới chỉ là cái nhìn
thoáng qua về làng quê Đó là một làng quê có nghề nhuộm vải, những dư âm của cuộc chiến tranh còn như đâu đây, thông qua nỗi niềm oán hận của người phụ nữ hậu phương có chồng chiến chinh nơi biên ải Đó là cảnh mùa xuân có
cỏ xuân, mưa xuân đượm một nỗi buồn man mác Cuộc sống nơi đây lặng lẽ,
u buồn như tâm sự cuộc đời chìm nổi của tác giả Cũng có lúc ông viết những vần thơ tươi màu cuộc sống
“Lao xao chợ cá làng Ngư Phủ Dắng dỏi ve cầm lầu tịch dương”
(Bảo kính cảnh giới)
Trang 22Song cũng vẫn là để nói đến cái chí của mình:
“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng Dân gian đủ khắp đòi phương”
(Bảo kính cảnh giới) Cùng với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng sống trong thời tao loạn, hiếm hoi ông mới có những bài thơ tả cảnh sinh hoạt làng quê Có thể kể
đến bài Vấn ngư giả (Hỏi người đánh cá) Bài thơ thể hiện một vẻ đẹp hiện
thực song đầy ý vị lãng mạn:
Đoản địch thanh phong nhàn xứ lộng Cô phàm minh nguyệt tuý chung quy (Sáo diều theo gió nhàn bay
Buồm khuya chở bóng trăng say cùng về)
Trong bài Nhàn thôn (Chốn thôn quê nhàn rỗi) tính hiện thực đã rõ hơn
Bài thơ khẳng định cuộc sống của người nông dân thật đa dạng Nơi đâu có làng xóm, nơi ấy có niềm vui, có tình người
Tổng tổng, lâm lâm sinh chí phồn
Sở cư, xứ xứ hữu hương thôn Hào hoa hấp nhĩ tỉ lân hội Nhân hậu y nhiêu mỹ tục phồn
(Nườm nượp xum xuê khắp sản sinh, Thành làng mọi chốn có dân đinh
Hào hoa tụ hội nhà liền vách, Nhân hậu theo lề tục tốt lành.) Các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát đều ít nhiều có viết về làng quê Việt Nam Song hình ảnh làng quê trong thơ của các thi nhân đó hiện lên trong hoài niệm mang tâm trạng “lữ thứ tha hương” Nên đề tài viết về làng quê chưa trở thành cảm hứng chủ đạo của họ
Trang 23Sau này nối tiếp cảm hứng ấy là nhà thơ Nguyễn Khuyến, ông có một vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử thơ ca dân tộc Nhà thơ Xuân Diệu đã từng coi ông là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” Trong thơ Nguyễn Khuyến chúng ta thấy phảng phất những làng cảnh, cuộc sống con người gắn với mảnh
đất Bình Lục - Hà Nam quê ông Giáo sư Nguyễn Đình Chú nhận xét về bức tranh làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến: Bức tranh làng quê này đại thể có hai mảng; cảnh vật của đất trời và cuộc sống con người Cảnh đất trời thì thanh sơ xinh đẹp đáng yêu biết bao, nhưng phơn phớt một sắc buồn toả ra từ nỗi buồn thời thế của Nguyễn Khuyến ở buổi ấy Còn cuộc sống con người thì tiêu điều, xơ xác quá đỗi Nguyễn Khuyến có ảnh hưởng bởi nỗi buồn thế sự của một nhà nho thất thế, nên thơ về làng quê của ông đặc biệt mới chỉ dừng lại ở sự phản ánh, tố cáo một cách thâm thuý xã hội thực dân phong kiến
đương thời bằng những bài thơ nói về cuộc sống của người nông dân
Sáng tác viết về nông thôn của Nguyễn Khuyến được thể hiện trên hai bình diện: khách thể (phản ánh hiện thực nông thôn) và chủ thể (thể hiện tư tưởng, cảm xúc của tác giả) Vượt ra khỏi tính chất của những bài thơ đề vịnh thiên nhiên đơn thuần, thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến là bức tranh quê chân thực, sinh động, mang đậm màu sắc, hương vị làng quê
Tiểu cúc tân tài lộ vị can
Hà xứ cô hồng thê dã thụ Vô cùng thuỷ tháo nhập giang can
Âm vân vị áp thiên sơn hoạ
(Xuân hứng) (Khóm trúc nhỏ mới trồng, sương hãy còn chưa khô
Con chim hồng lẻ loi ở chốn nào về, đậu trên cây ngoài nội
Cỏ xanh mơn mởn, ngút mắt trải tới tận bờ sông
Mây mù chưa lấp được đường nét như vẽ của núi non.)
Trang 24Dường như không giây phút nào nhà thơ ngừng theo dõi và tái hiện những bức tranh thiên nhiên sống động quanh mình Đặc sắc hơn cả trong thơ Nguyễn Khuyến là vẻ đẹp của thiên nhiên làng quê vào thu Ông trở thành một “thi nhân mùa thu” Sáng tác về mùa thu có lẽ là mạch cảm hứng và cũng
là đề tài hợp với Nguyễn Khuyến Dường như cứ mỗi lần đọc lại chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, ta lại phát hiện thêm nhiều điều mới lạ
Viết về thiên nhiên, Nguyễn Khuyến hướng tới miêu tả hiện thực cảnh sắc nông thôn quê hương mình, với một sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc, giàu chất trữ tình, tiếp cận và mô tả hiện thực như nó vốn có Thiên nhiên làng cảnh trong thơ ông là vẻ đẹp để muôn đời say mê, yêu mến
Ngoài việc phản ánh, mô tả thiên nhiên trên bình diện khách thể Nguyễn Khuyến còn thể hiện thiên nhiên trên bình diện chủ thể Đó là cảm xúc trữ tình là tâm sự thầm kín của nhà thơ gửi gắm trong đó
Bài thơ Thu Vịnh có hồn rất riêng của Nguyễn Khuyến Hình ảnh “song
thưa để mặc bóng trăng vào” là nét vẽ trong thơ, hay chính tâm trạng nhà thơ? Cảnh và tình trong thơ mờ ảo, thật mà hư, quen mà lạ Ta hình dung tiếng lòng thi sĩ đang thảng thốt, cô đơn, ngơ ngác sững sờ
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào
Thu ẩm thể hiện rõ nỗi buồn, tâm trạng tự trách, tự thẹn thành một nỗi
chán chường gần như buông thả, khoảnh khắc thu có lẽ vì thế là những giây phút chập tối, đêm sâu nhạt mờ, hư ảo Hình ảnh một căn "nhà cỏ thấp le te” ở các nét sâu của một “ngõ tối” Đóm lập loè, những dấu hiệu đích thực của
làng quê Việt Nam Nếu bài Thu vịnh còn có chút tỉnh táo thì đến đây tâm
trạng nhà thơ thành chếnh choáng, ngất ngư câu thơ “dăm ba” “hoe” “say nhoè”, oà ra như những dòng nước mắt
Đến bài Thu điếu thể hiện rõ nhất nhân vật trữ tình Nguyễn Khuyến
trong vai trò của người câu cá
Trang 25Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Nhà thơ tự họa mình vào bức tranh với một dáng ngồi bất động Tất cả thu nhỏ lại gần như tan vào hư không Đi câu là cái cớ để được tĩnh lặng mà suy ngẫm sự đời Yêu thiên nhiên, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương cũng là biểu hiện của lòng yêu nước Cảnh là cảnh của trời đất, quê hương, còn tình là tấm lòng riêng của thi sĩ Ông yêu mến sâu sắc làng quê mình, gắn bó với làng quê nên những vần thơ ông viết về cuộc sống, con người dân quê thật chân thực và sinh động Đó là những cảnh sinh hoạt thân quen với bao làng quê Việt Nam từ ngàn xưa, gắn liền với không gian, thời gian cụ thể Sự hiện diện không gian, thời gian có tính chất xác định càng làm tăng màu sắc hiện thực của bức tranh sinh hoạt làng quê, vốn đã sinh động trong thơ Nguyễn Khuyến
Mất mùa, cái đói, cái nghèo, xồng xộc tới, lan ra khắp làng, khắp xóm Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng nếm trải điều đó, thực là “hoạ vô đơn chí” một loạt tai họa bủa vây ông Đời loạn, mất mùa, nhà nghèo, tuổi già thân ốm, người đói cái cảnh “Bạc đầu mà vẫn tấm cám lần hồi” của nhà thơ khiến ta trào nước mắt
Hiện thực nông thôn Việt Nam luôn tồn tại hai mảng sáng - tối Một nông thôn vô cùng tươi đẹp nhưng cũng là một nông thôn còn nhiều vất vả,
đau khổ Nếu coi chùm ba bài “Thơ thu” thể hiện cho mảng sáng của nông thôn Việt Nam thì chùm thơ “hung niên” của ông thể hiện mảng tối của nông thôn thời đó
Tuy vậy, sáng tác của các tác giả thời kỳ này vẫn là nhằm “tải đạo” hay
“ngôn chí” nhưng vô tình một nông thôn Việt Nam đã thấp thoáng hiện ra khá sinh động và có ấn tượng Chỉ trong chừng mực ấy những phản ánh của các tác giả đã có thể coi như là nền móng đầu tiên cho một bức tranh toàn cảnh về nông thôn Việt Nam tươi đẹp trong thơ ca giai đoạn sau này
Trang 26Có thể nhận thấy từ thế kỷ XVIII trở đi, các tác giả viết về đề tài nông thôn đã bắt đầu có ý thức hơn Họ tự giác phản ánh nông thôn từ cảnh sắc thiên nhiên đến cuộc sống con người Tiêu biểu là các tác giả: Miên Thẩm,
Đặng Huy Trứ, Ngô Thì Sỹ
Nông thôn trong Ngô Thì Sỹ chiếm một vị trí đáng kể trong sự nghiệp của ông Viết về nông thôn, ông không chỉ miêu tả vẻ đẹp mê hồn của cảnh thu với vườn hoa, mây trắng, ánh nắng, chim bay mà còn miêu tả đến “chủ
nhân” của làng quê: Một trẻ chăn trâu hay một bác thợ cày Trong bài Thu
nhật thôn cư tức sự (Ngày thu ở quê) là một bức tranh trong đó người và cảnh
vật hài hoà như quyện vào nhau như thể xác không thể thiếu linh hồn:
Viên phố thu thâm quá tân hoa, Bạch văn nhàn bạn dã nhân gia
Phong phiêu tri ảnh long thôn hý, Nhật đăng liêm tu yếm tử tà
Kiện bọc canh hoàn xuyên mạch giải, Tiểu đồng mục khứ hiệp sương nha
Sơ song tỉnh kỷ hồn vô sự,
Sở quyến Đường thi, nhất trản trà
(Thu muộn trong vườn hoa rụng hết, Mây trắng lửng lơ bên nhà người dân nơi thôn dã
Gió nhẹ, lướt trên mặt ao in bóng trăng non như nô giỡn, ánh nắng rung rinh trên tua rèm cửa như chim én bay lượn
Người thợ cày, đi cày về xách xâu cua béo, Trẻ nhỏ đi dong trâu về cùng với chú quạ ban chiều
Song thưa chỗ ngồi yên tĩnh, Không bận bịu gì,
Mấy quyển thơ Đường, một chén trà.)
Trang 27Đến bài thơ Thư xuân (Viết về mùa xuân), toàn bài thơ là cảnh vật mây,
gió, cỏ, chim Cảnh vật dường như choán hết bài thơ Bài thơ đượm một nỗi buồn man mác của một cuộc chia tay, là sự hòa hợp tuyệt đối giữa cảnh và tình
Đến Miên Thẩm, các bài thơ đều nói về vẻ đẹp của quê hương đất nước
trong đó bao hàm cả một vùng quê miền Trung của tác giả Trong bài Kim
Ngọc tảo hành (Buổi sáng ra đi từ làng Kim Ngọc) là bức tranh sinh động, đẹp
về làng Kim Ngọc Trong bức tranh ấy có tiếng chim hót, có những dãy núi
mờ xa trong mây sớm, có hơi sương và cả con đường nhỏ dưới ánh trăng yên lặng Ngoài ra bài thơ còn miêu tả nông thôn với một không gian cụ thể, quen thuộc Đó là luỹ tre xanh bao bọc xóm làng, những cánh đồng quê lúa xanh rập rờn:
Vạn cá vân đương biệt tác thôn, Thiên thăng bãi á quyển thanh ngân
(Kim Ngọc Tảo Hành) (Muôn ngọn tre đằng ngà chia ra làng xóm,
Nghìn khoảnh ruộng lúa rập rờn xanh.) Miên Thẩm viết về làng quê còn chú ý đến những đặc trưng sinh hoạt của làng Ông nói đến nghề nghiệp của làng, ngợi ca đặc sản của làng quê Tác giả không chỉ dừng lại ở việc miêu tả phong cảnh hữu tình của làng quê,
ông còn dành nhiều tình cảm sâu sắc cho những người nông dân vốn chịu nhiều đau khổ, vất vả, những cảnh lao động cực nhọc, người đói rét, người lang thang, người bị áp bức bóc lột
Viết về làng quê, Đặng Huy Trứ quan tâm tới nhân vật trung tâm nhất
đó là những người dân quê hiền lành, chăm chỉ, chân lấm tấm tay bùn Ông hướng tới cảnh làng quê, nhịp sống làng quê, hơi thở của đồng ruộng Cái tạo
ra nét đặc sắc riêng biệt của nông thôn Việt Nam, là những cánh đồng lúa bát ngát, những cánh cò từ những câu ca dao xưa:
Trang 28Thuỷ điền phi bạch lộ, ủng cộng phổ phi chương
(Hạ mộc chuyển hoàng ly)
Đàn cò trắng bay trên đám ruộng nước, Hoạ mấy vần thơ chăng
(Tiếng vàng anh hót trên cây mùa hạ) Thơ Đặng Huy Trứ dành nhiều tình cảm sâu sắc cho người nông dân lam lũ:
Nhất nhất sinh nhai kế tại bần,
Đăng nhân tảo thực điểm canh thần
Phải nhiên nông sự đa mang hậu, Cập thử triên dương vị xuất thần
ảnh hạ canh phu tương nhận diện, Bàn trung bạch xán chính niêm thần
Điền xá thần quang (ánh sáng ban mai trên đồng ruộng) (Việc làm ăn hàng ngày tính từ giờ Dần
Lên đèn lúc từ mờ sáng để ăn Việc nông bề bộn vào lúc bận nhất phải ra đồng cho kịp lúc mặt trời chưa mọc
Thợ cày nhận nhau qua bóng Hạt cơm trắng vừa ăn còn dính ở trên môi.)
Bài thơ là bức tranh hiện thực về nỗi khổ của người nông dân, lao động quần quật từ sáng đến tối, miếng cơm chưa trôi khỏi cổ đã phải ra đồng Ngoài
ra, ông còn dành thơ mình để nói về những người nuôi nghé, nuôi trâu, rồi ông thông cảm với những người nông dân trong cảnh thiên tai, lũ lụt Ông không ngần ngại đưa vào thơ mình những cảnh vật tầm thường, nhỏ bé như đàn lợn,
củ gừng
Trang 29Bằng cách lựa chọn những đề tài, thi tứ quen thuộc nơi thôn dã Tác giả
đã vẽ được một bức tranh về nông thôn Việt Nam khá toàn vẹn Bức tranh đó thực sự có sức sống, có hồn Thơ ông luôn chan chứa tình quê, thể hiện sự thông cảm sâu sắc với niềm vui, nỗi buồn của người nông dân
Đề tài nông thôn từ lâu đã trở thành nguồn thi hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ, đề tài đó đã được các tác giả thời trung đại thể hiện một cách trung thực, sinh động Tuy vậy, nông thôn mỗi tác giả có mức độ phản ánh khác nhau và có những nét riêng biệt của từng miền quê Song ta có thể nhận thấy
dù có ý thức hay không có ý thức thì bức tranh về nông thôn trong thơ ca Trung đại đã thấp thoáng hiện lên như trong thực tế hiện có Đó là một nông thôn tươi đẹp, trong sáng, có những người nông dân cần cù, lam lũ cùng niềm vui, nỗi buồn của họ Phản ánh nông thôn các tác giả đều gửi gắm nỗi niềm,
sự cảm thông và nhất là sự tự hào về đất nước
1.2.2 Trong văn học hiện đại
1.2.2.1 Từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ, đặc biệt là giai đoạn 1930 -
1945 đã mau lẹ hoàn tất quá trình hiện đại hoá từ quan niệm nghệ thuật đến vấn đề cách tân thể loại, ra đời các thể loại mới như Thơ mới, tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ Một trong những thành tựu đặc sắc của sáng tác thời kỳ này là
sự phong phú về đề tài Đây là giai đoạn các tác giả đã tiến hành công cuộc cách mạng đề tài Trong đó nông thôn là mảng hiện thực luôn đem đến nguồn cảm hứng cho các tác giả và đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn: Ngô tất tố
với Việc làng, Tắt đèn Kim lân với Làng, Vợ nhặt Nam Cao với Lão Hạc, Chí
Phèo, Dì Hảo, Một bữa no Lan khai với Cô Dung, Sóng lúa reo…
Viết về đề tài nông thôn Việt Nam trước cách mạng, bên cạnh những
điểm chung, mỗi tác giả lại tạo nên một bức tranh về nông thôn theo cảm nhận riêng của mình Trong đó có bức tranh nông thôn bùn lầy nước đọng với nạn sưu cao, thuế nặng, ách áp bức bóc lột nặng nề của bọn địa chủ trong tác phẩm
Trang 30của Ngô Tất Tố Có nông thôn với những thủ đoạn áp bức bóc lột tàn nhẫn của quan lại địa chủ cường hào, người dân bị dồn tới đường cùng trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, hay cảnh nông thôn ngột ngạt các phe phái tranh giành địa vị quyền lợi, người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá trong tác phẩm của Nam Cao Trong bức tranh hiện thực đó người đọc còn thấy cảnh nông thôn với cái đói thê thảm nhưng con người vẫn khát khao tình người, vẫn hi vọng vào tương lai để vui sống trong sáng tác của Kim Lân
Với sự xuất hiện của phong trào Thơ mới, đóng góp nổi bật của dòng thơ viết về làng quê là khuynh hướng tả chân Có thể kể đến các tác giả Anh Thơ cùng bức tranh thiên nhiên gắn với nếp sinh hoạt nông thôn đã góp phần dệt nên những “bức tranh quê” duyên dáng và xin xắn
Cùng đề tài đó thơ Đoàn Văn Cừ lại mang những nét trong sáng, có phần tưng bừng nhộn nhịp của những ngày hội hè, đình đám Đoàn Văn Cừ đã nhìn làng quê với cái nhìn pha chút dí dỏm, ngộ nghĩnh, đáng yêu:
Trên con đường đi các làng hẻo lánh Những người quê lũ lượt trở ra về
ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ
(Chợ Tết) Trong thơ Nguyễn Bính ta bắt gặp thế giới nhân vật đông đúc, họ là những người hàng xóm, người mẹ, người chị, cô hái mơ
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn
(Người hàng xóm) Hoài Thanh đã nhận xét “Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít chú ý đến cảnh quê”
Trang 31Cái tình trong thơ Nguyễn Bính đã thấm vào cảnh vật, tạo nên vẻ đẹp làng quê hiện thực mà lãng mạn Nó là mơ ước của nhiều người qua suốt nhiều thời
Tiến sĩ Lê Quang Hưng nhận xét về thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính: “Trên con đường rung cảm người đọc như vậy, thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính đầy ắp sự việc và phong phú nhân vật Không một thi sĩ Thơ mới lãng mạn nào đem lại cho tác giả cảm giác đầy đủ, sung mãn trên phương diện này như Nguyễn Bính Rất nhiều bài thơ của ông có thể nhẩn nha kể, có thể
“tóm tắt cốt truyện” được Đặc biệt là thế giới nhân vật trong thơ ông đông
đúc, đa dạng Nguyễn Bính là thế: Nhập thân vào hầu hết tầng lớp dân quê, thổ lộ cho họ những khổ đau, những ước muốn, thổn thức bằng lối nói mộc mạc mà thắm thiết tình tứ của ca dao, dân ca” [25, tr.155 - 156]
Ngoài Thơ mới còn phải kể tới nhóm Tự lực văn đoàn với các tác giả
như Từ Ngọc với Cậu bé nhà quê, Trọng Khiêm với Kim Anh lệ sử, Hồ Biểu Chánh với Khóc thầm, Con nhà giàu, Con nhà nghèo đã phản ánh được
nhiều nét khá chân thực về cuộc sống ở nông thôn Tiếp nối truyền thống là các nhà văn hiện thực phê phán mà tiêu biểu là các tác giả: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Thạch Lam Các nhà văn hiện thực đã tái hiện cảnh sống của con người dưới đáy xã hội thật đáng thương, họ
là những người nông dân như Chị Dậu bị dồn đến đường cùng phải bán con, bán chó cứu chồng, là Chí Phèo muốn sống lương thiện mà không được sống, bởi xã hội thực dân đã làm hắn tha hoá cả nhân hình và nhân tính Họ còn là những con người vô danh khác không được sống cuộc sống bình thường như một con người bình thường
Những sáng tác về đề tài nông thôn giai đoạn này, thực sự đem đến cho Văn học Việt Nam hiện đại nhiều bức tranh nghệ thuật mới Việc đi sâu khám phá bức tranh nông thôn trên bình diện rộng với những vấn đề thế sự, đời tư, các cây bút Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Lan Khai, Kim Lân,
Trang 32đã có những cách nhìn mới về con người và xã hội mang chiều sâu tư tưởng và nghệ thuật Trong các bức tranh hiện thực sinh động về nông thôn, mỗi tác giả lại lựa chọn từng giai đoạn lịch sử, từng lúc, từng nơi để sáng tạo Do đó, cùng viết về đề tài nông thôn, mỗi nhà văn đã tạo cho mình một bức tranh riêng
1.2.2.2 Từ 1945 - 1975
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam Từ năm 1945 đến 1975, đất nước ta đã diễn ra nhiều biến cố lịch sử trọng đại, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và con người Đó là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ xâm lược Hai cuộc kháng chiến trường kì và ác liệt, đất nước ta phải đối
đầu với hai đế quốc sừng sỏ nhất thế giới lúc bấy giờ
Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 đã giật tung xiềng xích hơn tám mươi năm thống trị của thực dân Pháp và tiếp đó là phát xít Nhật, đồng thời lật nhào ngai vàng mục ruỗng của chế độ phong kiến hàng nghìn năm, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở
ra một trang mới trong lịch sử dân tộc
Nhưng thực dân Pháp rắp tâm chiếm nước ta thêm một lần nữa Cả dân tộc phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kì với chín năm đầy gian khổ, hi sinh để bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được và chế độ mới còn non trẻ Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Hiệp định Giơ - ne - vơ tháng 7 năm
1954, hòa bình lập lại trên đất nước ta, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng xã hội chủ nghĩa
Hòa bình lập lại chưa được bao lâu, đế quốc Mĩ cho quân đổ bộ vào miền Nam với danh nghĩa quân Đồng minh để chiếm nước ta làm thuộc địa mới của chúng Cả dân tộc ta lại phải tiến hành một cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, chống đế quốc Mĩ xâm lược Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 1930 đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến chống
đế quốc, thực dân xâm lược Đảng vận động nhân dân giác ngộ đường lối vô
Trang 33sản, giành độc lập dân tộc Thời kỳ 1954 đến 1975, khi miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ Cuộc chiến đấu kiên trì, bền bỉ, vô cùng ác liệt đã kết thúc với thắng lợi trọn vẹn ngày 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Thời kỳ này miền Bắc được coi là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn ở miền Bắc diễn ra cuộc cách mạng ruộng đất những năm 1953 -
1955, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp diễn ra rầm rộ ở nông thôn những năm 1958 - 1960 và công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó, tất cả những biến cố lịch sử to lớn ấy đã tác động mạnh mẽ
và đưa đến những biến đổi cơ bản trong xã hội Việt nam
Cách mạng tháng Tám là một sự kiện lịch sử, văn học, xã hội có ý nghĩa quan trọng Nó đã làm thức tỉnh ý thức công dân trong đông đảo dân chúng Việt nam ý thức công dân đã trở thành đối tượng hấp dẫn, mới mẻ, quan trọng trong đời sống xã hội và văn học Chẳng hạn như các tác phẩm của
Tố Hữu - nhà thơ trữ tình chính trị rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị xã
hội Đó là các bài thơ Vui bất tuyệt, Huế tháng Tám, Việt bắc
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, văn học phát triển trong hoàn cảnh thời chiến cho nên sẽ có những đặc điểm khác
so với văn học thời bình Chất liệu văn học, đề tài, chủ đề, nhân vật sẽ lấy từ
đời sống kháng chiến Các tác giả văn học sẽ là những người trực tiếp cầm súng chiến đấu trưởng thành trong các cuộc thi sáng tác do các tờ báo của địa phương tổ chức
Hiện thực chiến tranh là đối tượng miêu tả quan trọng nhất Nó chi phối hoạt động sáng tạo nghệ thuật của các tác giả, tác phẩm thời kỳ này Đồng thời nó cũng tác động đến tư tưởng của các tác giả thời kỳ này Cái sống, cái chết là sự thật thời chiến làm chúng ta bỏ qua, gác lại Trong các tác phẩm chuyện sống chết của bản thân không được quan tâm Điều quan tâm nhất lúc
Trang 34bấy giờ là dốc hết sức để chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do cho dân tộc
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau năm 1954 Hiện ra trong tác phẩm đời sống của chủ nghĩa xã hội, tổ chức lao động theo mô hình hợp tác xã, xí nghiệp công tư hợp doanh Nó đã đem đến cho nhân dân Việt nam một cuộc sống mới, một luồng gió mới thổi vào văn học Nó phản ánh không khí hân hoan, vui sướng của một người dân, một nước nô lệ nay đã thực sự làm chủ đất nước Miền Bắc là hậu phương lớn cho miền Nam tiền tuyến: vừa sản xuất, vừa chiến đấu Điều đó cũng được phản ánh qua các tác phẩm văn học
thời kỳ này Chẳng hạn như các tác phẩm của Nguyễn Khải, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, tập thơ Riêng chung của Xuân Diệu
Tác động của quan hệ quốc tế với đời sống kinh tế, xã hội, văn học Việt Nam Sau khi đất nước ta hoàn toàn độc lập Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng Nhưng chủ yếu là quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa Văn học nước
ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ văn học Xô Viết Văn học Pháp, Mĩ, Nhật bị hạn chế, thậm chí còn cấm lưu hành trong một thời gian
Nông thôn Việt Nam giai đoạn này có những đổi thay so với nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước Nông thôn không còn là thuần nông thôn nữa
mà có những thay đổi khác biệt Làng quê có những đổi thay so với làng quê trong văn học trước 1945 Truyện ngắn, tiểu thuyết viết về làng quê với những
đổi thay, người nông dân có những nét mới so với người nông dân trước cách mạng Không khí nông thôn cũng có nhiều điểm khác so với nông thôn ngày trước Không còn cảnh sưu thuế, cảnh tù và đánh người của bọn địa chủ phong kiến mà những người nông dân trước đây làm nô lệ họ đã thực sự làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của mình
Tiểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng là tác phẩm mở đầu cho
dòng tác phẩm viết về nông thôn Việt Nam Bối cảnh tiểu thuyết được viết vào những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp Địch càn quyét làng mạc,
Trang 35thực hiện chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt, ra sức phá hoại về kinh tế, mùa màng của ta Chúng phá dụng cụ sản xuất đặc biệt là giết hại trâu bò Xưa nay trâu bò là tài sản quý giá nhất của người nông dân “Con trâu là đầu cơ nghiệp” Vì vậy, trâu bò bị giết hại là một vấn đề lớn của người nông dân Trong tác phẩm, người nông dân rất quý con trâu của mình nhất là gia đình lão Hoạch Nông thôn được hiện lên qua cảnh người nông dân vừa chiến đấu, vừa sản xuất trước hết là bảo vệ cuộc sống của mình Người nông dân không còn cảnh sợ sệt, khúm núm trước địa chủ, không có ruộng đất trâu bò để cày cấy như trong các tác phẩm thời trước nữa Người nông dân bảo vệ trâu trong những cuộc càn quyết, lùng sục để cướp đi phương tiện sản xuất của địch Tác phẩm đề cao con trâu, thể hiện tình cảm của người nông dân với trâu, người nông dân với người nông dân
Một tác giả nữa cũng viết về nông thôn giai đoạn này là nhà văn Kim
Lân Trong tác phẩm Làng, nhà văn đã dựng lên một khung cảnh làng quê
thông qua lời khoe của ông Hai về làng của ông Làng quê được hiện lên không phải là khung cảnh của một làng quê bình thường, yên bình Làng của
ông Hai ngày trước là một làng có ngói nhà ngói san sát, sầm uất như tình
Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất Còn làng khi mà bị
địch càn quét, tàn phá là hình ảnh ngôi làng có phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phóng thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy
Làng quê trong thời gian 1945 - 1975 là hình ảnh giống như ông Hai khoe về làng mình, những ngày khởi nghĩa rồn rập ở làng, mà ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn bóng tối Những buổi tập quân sự, cả giới phụ lão có
cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một, hai Mỗi lần hô động tác, anh huấn luyện viên nghiêm lại phải đệm tiếng ạ thườn thượt đằng sau: Nghiêm ạ!
Trang 36Nghỉ ạ! Vác súng lên vai ! Nhất là những hố, những ụ, những hào giao thông của làng ông thì công trình không để đâu hết [ ] cái thì đắp ở xóm Ba Khu Cái thì xây ở Ngõ Mái, cái thì xẻ thông từ đầu phố trên đến tận đầu phố dưới Cửa mạch nhà nào cũng đục, có thể đi suốt làng không phải ra đến
đường cái Người nông dân vừa là người sản xuất vừa là người chiến sĩ chiến
đấu để bảo vệ quê hương của mình
Còn nông thôn qua các tác phẩm của Tô Hoài, khi ông viết về mảng đề tài này là thứ nông thôn được hiện lên không phải một thứ nông thôn thuần chủng mà là làng quê ở ven đô Người nông dân có những điểm khác biệt so với nông dân ở thời điểm trước Họ không bán mặt cho đất bán lưng cho trời
mà họ là những người nông dân nghèo khổ, lam lũ ngoài nghề nông họ còn làm nghề phụ là nghề thủ công Tô Hoài không đi sâu vào khai thác mối quan
hệ, mâu thuẫn giai cấp quyết liệt Tác giả không xây dựng nhân vật điển hình,
ông viết về những khía cạnh đời thường trong những con người bình thường Người nông dân mặc dù có sự tha hóa nhưng vẫn giữ được thiện lương Không khí tác phẩm lặng lẽ, tiêu điều Nó không gay gắt như không khí trong các tác phẩm của thời trước Nó gợi cho người đọc những ám ảnh nào đó
Trong tiểu thuyết Quê người, người đọc không gặp những người dân
nghèo bị đánh đập, cùm kẹp hay bắt bớ tù đày mà ở đó có muôn cảnh sinh hoạt đời thường Nhưng ở đó cũng là một vùng quê đang đi vào tình trạng tiêu
điều, nghề dệt mỗi ngày một đình đốn, nhiều gia đình rơi vào cảnh tang tóc, chia lìa (anh trưởng Khiếu bỏ làng đi phu cao su, vợ chồng anh Thoại ra đi vào
mùng một Tết ) Theo mạnh đề tài đó, hơn nửa thế kỷ sau Tô Hoài viết Ba
người khác Vẫn khung cảnh làng quê Bắc Bộ nhưng đó là làng quê Bắc Bộ -
một trong đợt cải cách ruộng đất, nông thôn hiện lên qua lời kể của anh Bối - một trong ba nhân vật chính trong tiểu thuyết Hình ảnh nông thôn hiện lên qua con mắt nhìn của Tô Hoài, là những cuộc sống làng quê của đội cải cách
Trang 37ruộng đất, thực hiện đấu tố địa chủ, hình ảnh những người nông dân khốn khổ như ông Diệp, lão Vách Người cán bộ hủ hóa, độc đoán
Hay như trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải Từ đầu thập kỉ
60 trở đI, phong trào hợp tca shoas nông thôn phát triển mạnh , đặt ra vấn đề cấp thiết là mẫu cán bộ “có tầm nhìn xa” Nguyễn Khải đã trình bày chủ đề
này qua tập truyện ngắn Hãy đi xa hơn nữa (1963), truyện vừa Người trở về và tiểu thuyết Chủ tịch huyện (1972) Từ hình dung về một mô hình nông thôn
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Khải soi chiếu các quan hệ cụ thể giữa cá nhân với cộng đồng và nhanh chóng phát hiện ra những điều bất ổn Đó là căn bệnh sính thành tích, phô trương ồn ào của một số đơn vị tiên tiến nhưng nhận thức về cái chung, cái riêng có khi còn khá mập mờ, là những tính toán
có màu sắc vụ lợi hoặc tự phụ cá nhân của một số cán bộ chủ chốt khiến người dân nghi ngờ, phân tâm
Qua những tác phẩm đó, bộ mặt nông thôn miền Bắc hiện lên đầy sức sống, với những vẻ đẹp mới mẻ trong các mối quan hệ đầy tin cậy giữa tập thể với cá nhân, giữa cấp trên với cấp dưới, tình đồng chí, tình bè bạn vừa tỏ thái
độ không khoan nhượng với những biểu hiện tiêu cực không mang tinh thần
chủ nghĩa xã hội như lối thu va hà vén của vợ Nam trong Hãy đi xa hơn nữa
vừa tỏ thái độ không khoan nhượng với những biểu hiện tiêu cực không mang
tinh thần chủ nghĩa xã hội như lối thu va hà vén của vợ Nam trong Hãy đi xa
hơn nữa, lối làm ăn phường hội như Tuy Kiền trong Tầm nhìn xa, thói hãnh
tiến tầm thường như Mơ trong Chủ tịch huyện Nông dân làm cán bộ tác giả
đã chỉ ra đầu óc tư hữu và tâm lí nông dân gia trưởng thâm căn cố đế nhiều biến tướng tinh vi đang cản trở con đường tiến lên sản xuất lớn
Từ đó ông đòi hỏi người cán bộ mới của nông thôn vừa có đạo đức vừa
có tầm nhìn, sức suy nghĩ đáp ứng yêu cầu mới Tầm nhìn xa là tác phẩm xuất
sắc trong mảng văn xuôi đề tài nông thôn và nông dân thời kỳ này Nhân vật Tuy Kiền rất sống động, sắc nét với tính cách phong phú, phức tạp, độc đáo từ
Trang 38ngoại hình đến tư tưởng Điều thú vị bất ngờ là ông ta - một mẫu người chủ
động, chối từ sự áp đặt chủ quan duy ý chí và căn bệnh nghèo nàn tư duy ngụy trang bằng những lí lẽ hình thức giáo điều
1.2.2.3 Từ 1975 đến nay
Đề tài nông thôn là đề tài có sức hấp dẫn đối với nhiều cây bút và thu
được nhiều thành tựu Có thể kể tên các tác giả, tác phẩm như: Lê Lựu với
Thời xa vắng (1986), Chuyện làng cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994)
Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990) Dương Hướng với Bến không chồng (1990), Dưới chín tầng trời (2007) Ngô Ngọc Bội với ác mộng (1990) Tạ Duy Anh với Lão khổ (1992) Đào Thắng với
Dòng sông mía (2004) Trịnh Thanh Phong với Ma làng (2002) v.v
Nhà biên kịch, nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã công nhận rằng: “Chất dân dã của người nông dân tạo nên diện mạo cho nhân vật có tính cách riêng biệt,
điển hình, đặc sắc Hình thái sinh hoạt nông thôn dễ đưa vào tác phẩm Đề tài nông thôn chứa đựng nhiều vấn đề trong đó như nhân sinh, đổi đời, băng hoại
đạo đức” Đó là vấn đề không mới song giá trị và sức hấp dẫn nằm trong sự khám phá của mỗi nhà văn
Đề tài nông thôn không chỉ được đánh giá bằng tiêu chí số lượng mà còn khẳng định bằng chất lượng nghệ thuật Sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tạo tác phẩm nói chung và tác phẩm viết về đề tài nông thôn giai
đoạn này thể hiện trên nhiều phương diện: Đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ Đề tài chiến tranh lịch sử dân tộc của giai đoạn trước giải phóng được thay thế bằng đề tài thế sự, đời tư Nếu như văn học hiện thực giai đoạn 1930 -
1945 tái hiện bức tranh hiện thực đời sống tối tăm, ngột ngạt bởi sự tồn tại của những mâu thuẫn mang tính thời đại như mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ và nông dân, mâu thuẫn giữa kẻ giàu người nghèo, ở đó người nông dân sống thân phân nghèo khổ của con sâu cái kiến, không có quyền tự chủ trong lao
động, trong sinh hoạt bình thường của cuộc sống hàng ngày Nếu như thời kỳ
Trang 39đất nước xây dựng chủ nghĩa ở Miền Bắc, với mục tiêu được đặt lên hàng đầu
là khích lệ niềm tin vào chế độ mới tốt đẹp, các nhà văn như Đào Vũ, Nguyễn Kiên, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Khải, lại tập trung tái hiện một gương mặt nông thôn hăng say lao động, sản suất thì đề tài viết về nông thôn của các tác giả thời kỳ đổi mới tập trung tái hiện một bức tranh hiện thực đời sống xã hội, nơi thôn quê đầy biến động trong việc thực thi những chính sách của Nhà nước như: Công cuộc sửa sai, chủ trương đưa nông dân vào hợp tác xã thời kỳ bao cấp cải cách ruộng đất Trong mỗi biến động chính trị lớn ấy, làng quê Việt Nam không còn bình yên, mà rối ren, náo động
Cái mới chưa được xây dựng tạo nên nền tảng vững chắc mặc dù đó là cái cần của cuộc sống nông thôn ngày hôm nay, thì cái cũ - những dấu vết của thể chế phong kiến như: Xung đột dòng họ vì hụn nhân, quyền lực; xung đột giữa những tư tưởng cũ và mới trong tình yêu hạnh phúc, trong quản lý xã hội vẫn chưa thể xoá bỏ Sáng tác thời kỳ này không tập trung vào mâu thuẫn giai cấp như giai đoạn văn học trước 1945, mà đã chỉ ra rất nhiều mâu thuẫn khác nảy sinh trong xã hội nông thôn, mâu thuẫn giữa các dòng họ, các thế hệ Trong mỗi trang viết, người đọc không chỉ thấy niềm tin yêu quá đỗi lạc quan của nhà văn như giai đoạn trước, mà còn đầy ắp trăn trở, suy nghĩ về hiện thực
đời sống nhiều phức tạp
Các nhà văn thời kỳ này nhìn thấy và phản ánh về con người và cuộc sống trong cái nhìn chân thực, từ đó phát hiện không ít những bi kịch xót xa
Chẳng hạn như Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu là thân
phận mang tính bi kịch khi cả cuộc đời phải sống vì người khác không dám vượt thoát những quy định truyền thống để nắm giữ lấy tình yêu, hạnh phúc thực sự cho đời mình
Việc đổi mới tư duy trong sáng tác thể hiện rõ phương diện cốt truyện
“cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nồng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ
và phát triển tính cách nhân vật” [68, tr.226]
Trang 40Sáng tác thời kỳ đổi mới phong phú hơn sáng tác ra đời trước đó về cách xây dựng cốt truyện Một số tiểu thuyết (như các tiểu thuyết hồi ức về chiến tranh) lựa chọn cốt truyện giàu tâm trạng, thì các nhà văn viết về nông thôn về cơ bản vẫn lựa chọn cốt truyện mang tính kế thừa truyền thống; cốt
truyện sự kiện giàu kịch tính có thể kể đến Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không
chồng (Dương Hướng) Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Mảnh đất lắm người nhiều ma
(Nguyễn Khắc Trường), Dòng sông mía (Đào Thắng) hay Thuỷ hoả đạo tặc
(Hoàng Minh Tường) Đó là những tác phẩm mà cốt truyện khá rõ ràng với
mở đầu, phát triển, kịch tính, kết thúc Qua đó, người đọc có thể đưa vào có thể dựa vào những sự kiện ấy mà kể lại cho người nghe về nội dung câu chuyện
Nếu như quan niệm con người trong văn học trước 1975 là quan niệm con người quần chúng, thì sau 1975 quan niệm con người cá nhân được thể hiện trong mối quan hệ với cộng đồng trên cơ sở phát huy cá tính, tâm trạng
đời tư nhân vật Đồng thời với việc tái hiện bức tranh đời sống nông thôn đầy phức tạp, các nhà văn đặc biệt quan tâm đến cuộc sống, thân phận con người Trong các sáng tác người đọc đều tìm thấy một hoặc một số nhân vật có thân vật có tính cách rất đặc biệt Tính cách và thân phận ấy có mối quan hệ tương
tác từ hoàn cảnh xã hội Sự lầm lì, cam chịu của Sài trong Thời xa vắng của Lê
Lựu chẳng phải có căn nguyên từ những qui định, những áp đặt từ gia đình, cơ quan hay sao? Song ẩn sâu bên trong bề ngoài ấy, người ta nhận thấy có một cõi lòng muốn vượt thoát đi, tìm hạnh phúc thực sự, song chưa đủ quyết tâm
và mạnh mẽ để vượt qua và vứt bỏ tất cả những cái được cọi là danh dự, là sự
nghiệp Hay cuộc đời Hạnh trong Bến không chồng của Dương Hướng phải
chịu bao xô đẩy, áp lực từ những hủ tục, để rồi hạnh phúc tan vỡ trong đau khổ Qua đó, có thể thấy số đông nhân vật trong các tác phẩm về đề tài nông thôn mang đầy đủ cái mộc mạc, cùng sự toan tính thực dụng của nông dân Nhưng ở họ ta cũng bắt gặp vẻ đẹp những tâm hồn thuần phác, trong lành, vẫn