1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân

125 8,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Khi nào nội dung và hình thức cuộc sống đổi thay thì nghệ thuật, vốn là biểu hiện của cuộc sống đó cũng thay đổi, và sự đổi thay đó “chính là đổi thay phong cách” Trong văn học Việt Nam

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo

-*** -

NGUYỄN THỊ NGỌC QUYấN

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Hà Nội, 2010

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Một Kinh Bắc nho nhã đã sản sinh một cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt nam hiện đại: Kim Lân Ông thuộc vào số ít nhà văn có thể chứng minh cho chân lý “quý hồ tinh bất quý hồ đa” [47, tr323] trong nghệ thuật Chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa quê hương Kinh Bắc, nên Kim Lân đã có một phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo so với nhiều nhà văn khác cùng thời Văn Kim Lân nhỏ nhẹ, chậm rãi, hóm hỉnh, giàu xúc cảm Tuy số lượng các tác phẩm khá khiêm tốn, nhưng nhiều sáng tác của Kim Lân lại khá mẫu mực đáng học tập Nhà văn Nguyễn

Khải đã từng coi Kim Lân là một số ít nhà văn có tài thiên phú, dường như “không phải người viết mà là thần viết, thần mượn tay người để viết lên những trang sách bất hủ” [33, tr628]

1.2 Đầu những năm 40, trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc tân văn, anh thợ sơn guốc và khắc tranh bình phong Tài đã có một số truyện được đăng

với tên mới là Kim Lân Ở loạt truyện này, chủ yếu Kim Lân kể lại những cảnh đời

cơ khổ và một số sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê Giữa cuộc sống nhọc nhằn đầy bức xúc lúc bấy giờ, những trang văn ấy của Kim Lân đã giúp người đọc củng cố thêm một ý nghĩa rằng: sau những lũy tre xanh xanh kia, từ bao đời nay người nông dân sống lam lũ thật, nhưng tháng ba ngày tám và những buổi sang xuân, họ vẫn tổ chức được những trò vui, mà qua đó, đã thể hiện một sự thông minh, tài hoa, một tâm hồn tươi sáng, lành mạnh

Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, vẫn đề tài những mảnh đời bình dị, thiếu đói như trước, nhưng tình người sâu lắng hơn, hình tượng xã hội mang ý nghĩa

xã hội rộng lớn hơn Việc nghiên cứu về Kim Lân qua hai chặng đường sáng tác thực chất là tìm hiểu sâu hơn quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, từ đó thấy được những nét đặc sắc, độc đáo về nội dung và nghệ thuật của Kim Lân cũng như

sự đóng góp của tác giả vào nền văn xuôi Việt Nam hiện đại

Trang 3

1.3 Kim Lân là một trong số nhà văn suốt đời trung thành với một thể loại sáng tác là truyện ngắn Đây là một thể loại tập cho người viết nhiều nết quý lắm, vì

chỉ với truyện ngắn người ta mới biết tận dụng từng chỗ, lo săn sóc từng chữ Trên

thực tế số nhà văn chuyên viết truyện ngắn và nổi tiếng nhờ truyện ngắn rất hiếm hoi Ở Việt Nam lại càng hiếm Kim Lân là một trong số ít nhà văn hiếm hoi đã khẳng định được tên tuổi của mình nhờ truyện ngắn Do vậy chọn đề tài “Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân” chúng tôi mong muốn giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về thể loại ngày càng được ưa thích này, đồng thời thấy được những đóng góp quý báu của Kim Lân đối với sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp đã nói rằng: "Văn chương là nỗi đam mê nhưng cũng là niềm hệ lụy với nhiều người Đam mê vì văn chương bao giờ cũng có sức quyến rũ, nhiều người cứ như mất hồn vì nó, đứng ngồi không yên vì nó Hệ lụy vì

bê trễ chuyện nhà chuyện cửa, vợ con nheo nhóc, trong khi đó mình cứ đau khổ dằn vặt suốt đời mà chắc gì có nổi câu văn hay, một câu thơ ám ảnh Có những nhà văn quyết chí trao cả đời mình cho văn chương như một dấn thân vì cái đẹp, lại có những kẻ viết văn như sự tình cờ Còn Kim Lân? Ông bước vào làng văn bằng niềm yêu mê văn học nghệ thuật từ nhỏ Với ông viết văn cũng chính là viết về mình, những cảm nhận của mình" [47, tr324] Kim Lân có một hoàn cảnh sống rất đặc

biệt và chính hoàn cảnh sống này đã có ảnh hưởng rất lớn đến nhà văn Nếu như Nguyễn Tuân yếu tố thời đại có tác động đến văn chương thì nhà văn Kim Lân yếu

tố gia đình lại có ảnh hưởng rất lớn đến nhà văn Kim Lân sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc Mẹ ông là người vợ lẽ ngụ cư, quê gốc ở Kiến An - Hải Phòng Người cha của ông là người rất sành chơi, dù có hai vợ nhưng vẫn lấy mẹ ông về để giúp việc trong nhà Thân phận con của người vợ lẽ, của dân ngụ cư đã trở thành nỗi ám ảnh với Kim Lân từ khi ông sinh ra Cuộc sống sau này của nhà văn còn có nhiều nỗi cơ cực, tủi nhục hơn thế Người cha mất sớm, ông phải bỏ học kiếm sống giúp gia đình Cho đến khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Kim Lân vẫn phải lăn lộn, chịu nhiều bất hạnh tủi cực Thế nhưng, hoàn cảnh sống đã giúp Kim

Trang 4

Lân, một người luôn có sự ý thức về thân phận và cuộc sống của mình biết vượt lên

số phận, vượt lên cuộc sống để hiểu cuộc đời hơn và sống có ý nghĩa hơn Và cũng bởi vậy, trong đời sống tình cảm, Kim Lân được xem là người sống có tình nghĩa nhất Với gia đình, với anh em bạn bè và rộng hơn nữa chính là với cuộc đời này, đặc biệt là những con người lao động nghèo khổ mà ông gắn bó rất sâu sắc và hiểu

về họ

Con người Kim Lân là vậy! Chính con người của đời sống ấy đã đi vào văn chương, chi phối đến quan niệm sáng tác của nhà văn để từ đó hóa thân thành những cuộc đời, những nhân vật rất gần gụi Đối với văn chương, nhà văn quan

niệm rằng: “Văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo Mà tôn giáo cũng đòi hỏi sự yêu thương giữa con người với con người, đòi hỏi con người có quyền làm người, bình đẳng tự do bác ái…Cái đạo này mỗi người truyền một cách, mỗi người một ý kiến khác nhau, muốn cho con người được sống ra con người, sống tốt hơn Văn chương còn là thứ giải trí làm cho người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi ” [33, tr664] Như vậy, với Kim Lân văn chương

là phải gắn bó với cuộc đời, nơi đó con người thể hiện tình người, tình đời để cuộc sống có ý nghĩa nhất Ngoài ra văn chương còn mang lại cho người ta ý nghĩa sống,

đó là cách thư giãn hiệu quả nhất mà Kim Lân mong muốn Nhà văn muốn khi viết

văn cần phải “thôi xao kĩ lưỡng”, “đẽo gọt” Nhà văn quan niệm “văn chương không cần đánh bóng mạ kền và tôi xem văn như người…" Điều quan trọng là văn

chương phải thật, phải “giản dị” Nhà văn đã “thôi xao kĩ lưỡng” trong cách viết vì ông muốn hướng đến cái “bình dị, chất phác pha chút hóm hỉnh” Với Kim Lân

“sống và viết đều vì cuộc đời, vì con người, vì cái đẹp, cái thực” Đó cũng là đặc

điểm nổi bật nhất, làm nên nét rất riêng trong một nhà văn hiện thực chân chất như Kim Lân

Hiểu văn và người Kim Lân như vậy, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về ông trên các phương diện khác nhau Các bài viết, các công trình nghiên cứu này đã làm sáng tỏ được nhiều nét đặc sắc trong sự nghiệp sáng

Trang 5

tác, cùng những thành công của nhà văn trên phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm

Trước cách mạng tháng Tám có Lữ Quốc Văn, Vũ Bằng, Nguyên Hồng…Lữ

Huy Nguyên trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân khẳng định: “Người đã thành công trong một loạt truyện ngắn về thú chơi đặc biệt nổi tiếng với các truyện viết về phong tục làng quê, đến nỗi Lữ Quốc Văn đã phải viết thành chữ nghĩa hẳn hoi rằng Kim Lân là nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất ở nước ta” [41, tr18-19]

Nhà văn Vũ Bằng chính là người có công phát hiện, động viên và khuyên

Kim Lân nên viết về mảng sinh hoạt phong tục: “Ông viết truyện nghèo khổ cũng được, nhưng không bằng những ông Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, các ông ấy

đã thành rồi Ông viết những truyện như Đôi chim thành, Đấu vật, Chó săn…thì không ai tranh được chiếu của ông” [25]

Sau cách mạng tháng Tám có nhiều bài viết sâu sắc, thuyết phục về thành công trong sáng tác của Kim Lân Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong Tổng

tập văn học Việt Nam nhận xét: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo và hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “Thú đồng quê” hay “Phong lưu đồng ruộng” Đó là những phong tục ăn chơi hay đúng hơn những sinh hoạt văn hóa của dân quê, như trồng cây cảnh, đánh vật, chơi chim bồ câu, nuôi chó săn, gà chọi Đuổi tà, Đôi chim thành, Con mã mái sở dĩ có sức hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh kì lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính nhà văn đã làm hiện lên những con người của làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [45, tr61]

Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá viết: “Ông (Kim Lân) được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào đề tài độc đáo; ghi nhận sinh hoạt văn hóa phong phú của thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim…) Các truyện Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn…tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh kể trên, nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước cách mạng, những người sống cực nhọc, khổ nghèo, nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa Cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều

Trang 6

nhưng Kim Lân đều có những đóng góp tích cực trong thể tài truyện ngắn viết về đề tài nông thôn Ông viết về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng” [46, tr366]

Nhà giáo Đỗ Kim Hồi khi viết về Vợ nhặt chú ý đến tài dùng chữ và lối viết của Kim Lân khẳng định: "Như về cái vốn liếng ngôn ngữ giàu có đặc sắc của Kim Lân, cái lối viết văn tưởng như dễ dàng mà không dễ phỏng theo, giản dị vô cùng

mà sao cứ thấy ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc” [51]

Vẫn trong “Văn xuôi Kim Lân”, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng khẳng định: “Một trong những đặc sắc của văn xuôi Kim Lân là ngôn ngữ Nói chung đây

là ngôn ngữ của văn xuôi phong tục, nó nằm trong cả hướng đi chung của văn xuôi nghệ thuật Tiếng Việt với những cách xử lí khác nhau của nhiều nhà văn khác nhau

và có nhiều thành công đáng kể” [41,tr647] Hoài Việt trong đôi điều về Kim Lân nhận xét: “Kim Lân không ưa đánh bóng, mạ kền con chữ, hàng chữ Ông có cái nhìn, cái óc nghĩ, cái lối diễn đạt của người xứ quê Nó bình dị chất phác, pha chút hóm hỉnh nữa Nhưng bình dị, chất phác mà không nôm na đâu Nó rất “văn”, chững chạc, trong sáng, tươi tắn nữa” [72] Hay nói như Nguyên An: “Ông là nhà văn kĩ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ khu và tài hoa trong việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh” [2] Trên báo Văn nghệ số 34(1991), Trần Ninh Hồ có một nhận xét thật xúc động: “Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của người đời khó mà diễn đạt thành lời Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua mà Kim Lân không đả động đến dẫu chỉ bằng sự trạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn” Đây có lẽ là lời nhận xét của một người hiểu và cảm nhận sâu

sắc truyện ngắn Kim Lân để rồi thấy rõ vai trò, tác dụng của những tác phẩm ấy đối với hiện thực khách quan Kể từ đó trở đi, Kim Lân ngày càng được đông đảo bạn đọc, giới văn nghệ sĩ, phóng viên, nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn, nhất từ khi

1996 khi Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn ra đời Càng ngày

Trang 7

các bài viết về Kim Lân càng đa dạng về hình thức và nội dung Ngoài ra có thể kể đến một số luận văn thạc sĩ như:

+) Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân, ĐHSPHN, 1997 của Nguyễn Văn Bao

+) Khuynh hướng phong tục trong sáng tác trước 1945 của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, ĐHSPHN, 1999 của Trần Văn Hồng

+) Những đặc sắc truyện ngắn Kim Lân, ĐHSPHN, 2002 của Nguyễn Tiến

Đức

+) Nông thôn và hình ảnh người nông dân trong sáng tác của Kim Lân,ĐHSPHN, 2003 của Mã Thu Hà

+) Phong cách nghệ thuật Kim Lân, ĐHSPHN, 2004 của Nguyễn Thị Thu

Chúng tôi coi đây là những gợi ý hết sức quý báu trong quá trình thực hiện

đề tài “Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân”

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu truyện ngắn Kim Lân, luận văn nhằm mục đích chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân Từ đó thấy được phong cách nghệ thuật riêng độc đáo của nhà văn

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu tiểu sử, sự nghiệp văn học của Kim Lân để thấy được con đường đến với văn chương của nhà văn có gì độc đáo so với các nhà văn khác

- Khảo sát các tác phẩm để tìm ra những quan niệm nghệ thuật mang tính nhân đạo, bao dung, đầy tính nhân văn, nhân bản của Kim Lân

- Từ những sáng tác ấy phát hiện ra các biện pháp xây dựng nhân vật mang tính độc đáo hấp dẫn

- Những đặc sắc về điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu mà Kim Lân thường sử dụng

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đặc sắc về phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân

Trang 8

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ các truyện ngắn của Kim Lân được in trong Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, Nxb Văn học,

1996 và Kim Lân tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, 2004

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

6.1 Phương pháp phân tích hệ thống cấu trúc

Đây là phương pháp tách đối tượng nghiên cứu thành những yếu tố nhỏ hơn, khi đã tiến hành chia tách đối tượng lớn Điều này thể hiện ở việc tách yếu tố ra làm

ba mặt, tách các biện pháp nghệ thuật ra làm bảy yếu tố và qua đó nhằm xem xét mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố nhỏ với nhau

6.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp này yêu cầu việc so sánh không phải tiến hành ở các yếu tố bộ phận mà là so sánh cả hệ thống lớn với nhau để tìm ra giá trị độc đáo của hệ thống này so sánh với hệ thống kia Trong luận văn này chính là so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân với các tác giả khác cùng thời như Nam Cao, Nguyễn Tuân trên cả ba mặt của hình thức nghệ thuật

6.3 Phương pháp nghiên cứu tác giả - tác phẩm văn học

Để tìm ra đặc trưng của phong cách nghệ thuật Kim Lân người viết phải phân tích từng tác phẩm cụ thể, kết hợp với hương pháp nghiên cứu tác giả văn học

7 Đóng góp mới của luận văn

Thông qua nghiên cứu những điểm mấu chốt hình thành phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân, luận văn hi vọng góp phần thuận lợi cho việc tìm hiểu nhà văn Kim Lân đối với học sinh, sinh viên và phần nào gợi ý cho các nhà giáo trong quá trình tham khảo, giảng dạy văn chương Kim Lân Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Văn học nói chung và nâng cao chất lượng bài học về tác giả Kim Lân nói riêng ở trường phổ thông Hy vọng luận văn sẽ trở thành một tư liệu quý giá cho tất cả những ai quan tâm đến văn chương Kim Lân

Trang 9

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH

THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA KIM LÂN

1.1 Khái niệm phong cách nghệ thuật

Trong các vấn đề về phong cách văn học ở ta, cho đến nay, trong các công trình, giáo trình lí luận phần lớn đều nói tới vấn đề phong cách cá nhân của nhà văn Các khía cạnh khác của phong cách như phong cách thời đại, phong cách trào lưu, phong cách dân tộc tuy cũng có được nhắc tới nhưng hầu như chưa được bàn bạc và vận dụng vào thực tiễn bao năm Theo nhịp độ phát triển và giao lưu, hội nhập của cuộc sống hôm nay, vấn đề phong cách chung được nhìn nhận rõ hơn và đã đến lúc cần xem xét cụ thể vấn đề rất phức tạp này

Nhìn vào lịch sử vấn đề, thì từ xa xưa cho đến hiện đại, trên phạm vi toàn thế giới, vấn đề phong cách chung bao giờ cũng được xem xét bên cạnh phong cách cá nhân, thậm chí là mẫu số chung để nhìn nhận ra phong cách cá nhân Ở thời Hi Lạp cổ, theo Aristote, phát ngôn lí tưởng là kết hợp hài hòa giữa lôgic và cảm xúc mà dấu hiệu của nó là có kết cấu và có phong cách Kết cấu đòi hỏi bài văn phải có bố cục gồm nhiều phần liên kết hợp lí, còn phong cách đòi hỏi phải

có các phẩm chất chung, cơ bản và các phẩm chất cá nhân Phong cách được hiểu chủ yếu là phong cách ngôn ngữ, các phương tiện của nó là cách sử dụng đúng đắn các từ đồng nghĩa, đồng âm, các tính ngữ, các ẩn dụ…Phong cách hay, bao gồm cả các yếu tố ngôn từ tiêu biểu cho các tác phẩm, đặc biệt là nguyên tắc

ám thị, chứ không hiểu trực tiếp, làm cho văn bản giàu chất thơ Các nhà lý luận

cổ điển Trung Quốc như Lưu Hiệp, Chung Vinh, Tư Không Đồ cũng nêu ra tư tưởng về chuẩn mực văn chương Như vậy, phong cách chung như là chuẩn mực của văn chương đã được đề xuất từ sớm

Trang 10

Khái niệm phong cách cá nhân thực sự được đề xuất từ thế kỷ XVIII Với Buffon, phong cách là sự biểu hiện hoàn mỹ vào tác phẩm cái nhân cách, tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo Với Goethe, phong cách là sự thống nhất chủ quan và khách quan trong sáng tác, khi nhà văn vừa vượt lên trên mọi sự mô phỏng giản đơn đối với tự nhiên, vừa vượt lên trên cái tác phong, kiểu cách chủ quan của nhà văn Với Hêghen phát triển tư tưởng của Phôn Rumô, phong cách được hiểu là phương thức biểu hiện, quy luật nghệ thuật của một loại hình nghệ thuật nào đó: phong cách thơ, phong cách nhạc kịch

Như vậy ở thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, khái niệm phong cách không phải chỉ nhấn mạnh vào phong cách cá nhân Đi vào lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ phải nhường chỗ cho các phương diện khác như

cá tính, quy luật nghệ thuật Đáng chú ý là chính vào thế kỷ XVIII, khi khái niệm phong cách cá nhân được đề xuất thì tại Đức, nhà mỹ học Winc Kelmann đã đưa ra khái niệm phong cách như một phạm trù của lịch sử nghệ thuật Ông đã nói đến phong cách thời đại và phong cách cá nhân nghệ sĩ trong các dân tộc, do thời đại đổi thay mà nghệ thuật có những phong cách khác nhau Ví dụ, ông chia nghệ thuật Hi Lạp cổ làm 4 thời kỳ với 4 phong cách: Phong cách đường nét, Phong cách cao cả, Phong cách đẹp, Phong cách chiết trung

Sang thế kỷ XIX, H.Taine trong Triết học nghệ thuật (1865-1869), quan

niệm văn hóa lịch sử về văn học nghệ thuật dựa trên cơ sở mô phỏng đời sống, cũng nói tới phong cách thời đại Chẳng hạn, phong cách nghệ thuật Hi Lạp cổ, phong cách Cơ đốc giáo, phong cách tao nhã quí tộc cung đình thời Louis XIX

có ảnh hưởng tới hầu như toàn châu Âu: Ý, Anh, Nga, Đức, Tây Ban Nha Khi nào văn học xa rời thực tế thì phong cách suy thoái

Vào thế kỷ XX, nhà nghiên cứu văn học Nga D.Likhachev nhận định

“Trong thời đại chúng ta có thể nói về phong cách thời đại, như phong cách barôcô trong chừng mực mà nó thể hiện trong tất cả các loại hình hoạt động nghệ thuật, trong những giới hạn thời gian và giới hạn địa lý” [27] Phải chăng

Trang 11

trong mọi thời đại đều tồn tại cái mà chúng ta có thể gọi là phong cách thời đại Xem thế đủ thấy trong lịch sử văn học nghệ thuật khái niệm phong cách chung luôn luôn có vai trò của nó, bên cạnh khái niệm phong cách cá nhân Thậm chí

nó còn có cả vai trò trong các thời đại, khi điều kiện để xuất hiện phong cách cá nhân chưa chín muồi

Thế nhưng về phương diện lí luận, trong giới lí luận các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt từ khi lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX, người ta có xu hướng chỉ thừa nhận phong cách

cá nhân như là sự thể hiện đa dạng của phương pháp chung, sự thống nhất về phương pháp và sự đa dạng của phong cách cá nhân, như vậy đã thu hẹp phạm

vi biểu hiện của hiện tượng phong cách, xa rời một truyền thống nghiên cứu đã

có hàng trăm năm

Công trình Lí luận về phong cách (1968) của A.Xôkôlôv có thể coi là tác

phẩm đầu tiên trong các nước xã hội chủ nghĩa đặt lại vấn đề phong cách Ông khẳng định phong cách là một hiện tượng nghệ thuật, thể hiện quy luật của nghệ thuật, là phạm trù thẩm mỹ trong tất cả mọi nghệ thuật Bản chất của nó là sự thống nhất của mọi thành tố nghệ thuật theo những quy luật đặc thù A.Xôkôlôv hiểu rằng phong cách là hiện tượng cá nhân dễ đưa đến sự phủ nhận bản chất xã hội của nó Không có phong cách cá nhân tách rời xã hội Ông không xem cá tính sáng tạo cá nhân (theo cách hiểu của Khrapchenkô) là nhân tố tạo thành phong cách, bởi vì theo ông, nếu đã xem phong cách là một quy luật của nghệ thuật thì không được xem nó như là biểu hiện của cá tính sáng tạo vốn là một hiện tượng tâm lý, bởi hai phương diện đó nằm ở hai bình diện khác nhau Từ đó ông cho rằng phong cách cá nhân là sự biểu hiện của phong cách chung, tức là phong cách thời đại, phong cách trào lưu Ông đã lập luận rằng, nếu phương pháp chung có sự thể hiện riêng về mặt cá nhân thì đó sẽ là phương pháp riêng chứ không phải là phong cách riêng Còn đã nói phong cách cá nhân thì đã là sự thể hiện riêng của phong cách chung phải phục tùng quy luật chung Như vậy,

Trang 12

người ta không thể nghiên cứu phong cách riêng mà không xét đến phong cách chung [27, tr134]

Đã đến lúc phải đi tìm những biểu hiện và cơ sở lý luận của phong cách chung, bởi vì sự vận động của văn học không thể chỉ là sự tích luỹ không ngừng các phong cách cá nhân mà còn ở chỗ mỗi giai đoạn văn học đều mang lại cho lịch sử một phong cách mới, và không có lý do gì để chỉ nói phong cách cá nhân

mà dè dặt, không nói đến phong cách chung Mặt khác, phong cách cá nhân không thể tự nó hình thành mà không có tác động của một phong cách chung nào

đó Vậy phong cách chung là gì? Nó có những đặc điểm gì?

Theo D.Likhachev, thứ nhất, phong cách chung là phong cách nghệ thuật

mà nó vượt lên trên chất liệu cụ thể như ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, thể loại,

cá tính, để có thể có đặc điểm chung, ảnh hưởng tới các loại hình nghệ thuật khác nhau Chẳng hạn như phong cách lãng mạn trong văn học 1932-1945 của Việt Nam vừa thể hiện trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, trong thơ mới, trong

âm nhạc và trong hội họa Trong văn học, phong cách chung thể hiện ở tất cả mọi thể loại, và đó là một lớp, một phạm trù phong cách bên cạnh các lớp khác như phong cách cá nhân, phong cách dân tộc, phong cách trào lưu…

Thứ hai, phong cách chung, đặc biệt là phong cách thời đại là sự biểu hiện của trình độ kỹ thuật biểu hiện, của trạng thái văn hoá, xã hội, tập quán tâm lý thời đại đã hình thành nên phong cách Phong cách thể hiện tập trung ở cách thể hiện thế giới và con người, cảm thụ bản thân nghệ thuật Chẳng hạn nghệ thuật

Ai Cập cổ đại có nền tảng là tôn giáo Ai Cập, tôn giáo về cái chết; trái lại, nền tảng của nghệ thuật Hi Lạp cổ đại là thế giới quan yêu đời Khi nào nội dung và hình thức cuộc sống đổi thay thì nghệ thuật, vốn là biểu hiện của cuộc sống đó cũng thay đổi, và sự đổi thay đó “chính là đổi thay phong cách”

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, giới khoa học đã nói đến phong cách cá nhân của các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu; phong cách hiện thực, phong cách lãng mạn Nhưng cũng có thể nói đến phong cách thời đại thể hiện ở các điểm sau:

Trang 13

+ Một là, quan niệm lí tính đối với cuộc đời, niềm tin vào khoa học, tiến

bộ, lẽ công bằng, tư tưởng bình đẳng, tự do Khi Thơ mới đòi hỏi thể hiện nhu cầu giải phóng cá tính trong tình cảm cũng là lúc các tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đấu tranh cho các quyền con người của cá nhân; và cũng là lúc các tiểu thuyết hiện thực lên án xã hội bất công chà đạp lên số phận con người sau luỹ tre làng Một số nhà văn Tự lực văn đoàn có phong cách hiện thực chính là do ảnh hưởng của phong cách thời đại trong cảm hứng tố cáo và trữ tình Văn học Cách mạng xuất hiện trong giai đoạn này cũng mang tính lý tính và tính lý tưởng rất đậm

+ Hai là, sự hiện đại hoá đồng loạt các thể loại văn học do tiếp thu ảnh

hưởng của văn học phương Tây Thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch nói, du kí, tuỳ bút, phê bình văn học nhất loạt xuất hiện, thay thế hẳn các thể loại truyền thống Các hình thức truyền thống như thơ bảy chữ, năm chữ, lục bát… đều được cấu trúc lại

+ Thứ ba, các nhà văn, nhà thơ dù sáng tác theo thể loại nào đều đã cắt

đứt với truyền thống tập cổ mà tự mình cấu tứ, sáng tạo, vai trò chủ thể của tác giả đặt lên hàng đầu Người ta phân biệt rõ ràng sáng tác và phóng tác, lịch sử và tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao…cùng một loạt nhà thơ mới đa dạng về phong cách cá nhân đã tiêu biểu cho

ý thức chủ thể nổi bật, như là một đặc trưng của phong cách thời đại

+ Thứ tư, khác với lối văn truyền thống nặng về vần điệu đăng đối với

điệu ngâm nhịp nhàng, lối văn hiện đại chuyển hẳn sang văn xuôi: văn tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự mang hình thức khẩu ngữ, kịch hoá, thân mật, suồng sã trong khoảng cách gần, lời thơ về cơ bản là mang hình thức điệu nói đầy giọng điệu giãi bày, tâm tình

Một yếu tố quan trọng nữa của phong cách là cách bố cục, kết cấu, tổ chức nội dung tác phẩm, thể hiện cách cảm thụ của tác giả là người đọc kiểu mới Điều nổi bật của văn học giai đoạn này là kết cấu mở, mở từ giữa chừng và kết thúc lửng Văn đã vậy mà thơ cũng vậy Những đặc điểm trên đây xác định

Trang 14

phong cách thời đại cơ bản trong văn học 1930-1945, cho phép phân biệt nó với văn học giai đoạn trước và sau đó

Phong cách thời đại có những nét truyền thống nhưng không đồng nhất, nghĩa là bên trong nó vẫn có sự phân hoá theo các yếu tố khác như phương pháp sáng tác, cá tính sáng tạo, khuynh hướng tư tưởng xã hội, thẩm mỹ Nhưng phong cách thời đại do xây dựng trên nền tảng trạng thái văn hoá xã hội rộng lớn nên có tính thống nhất không thể bác bỏ

Phong cách văn học dân tộc không giản đơn chỉ là tính độc đáo dân tộc về

đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, thể loại mà còn là quy luật riêng của sáng tạo nghệ thuật Phong cách dân tộc qua các thời kỳ đều có sự đổi thay và phát triển, cho nên theo A.Xôkôlôv, có thể nói đến các phong cách dân tộc

Cũng vậy, phong cách trào lưu tuy một mặt có phạm vi bao quát nhỏ hơn phong cách thời đại và dân tộc, song xét về mặt khác nó lại rộng hơn, có tầm vóc quốc tế Phong cách thời đại trong giai đoạn tăng cường giao lưu quốc tế cũng có tầm vóc quốc tế Trong các tương quan đó, dân tộc là phạm trù cho sự kết tinh phong cách thời đại và trào lưu Khi xét tới phong cách chung, thiết nghĩ phải tính đến các tương quan ấy với nhau mới làm sáng tỏ một phong cách nào đó

Xét về bản chất của phong cách, cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau Tuy nhiên có thể nhìn phong cách theo bốn phương diện liên quan chặt chẽ với nhau như sau:

1 Phong cách là dấu hiệu độc đáo, không lặp lại, đánh dấu phẩm chất thẩm mỹ riêng biệt của một hiện tượng văn học nào đó Phong cách hoặc là

“con người”, là sự sáng tạo, sự mới mẻ làm nên vẻ riêng biệt ít thấy ở hiện tượng văn học khác nhưng lại nhất quán, xuất hiện thường xuyên ở hiện tượng văn học cụ thể Cần hiểu rằng sự bền vững, nhất quán nói ở đây là nói từ cái cốt lõi, cái trong bản chất, còn trong quá trình triển khai thì phong cách lại đòi hỏi

sự đa dạng và đổi mới Muốn đạt được yêu cầu ấy, phong cách cần phải có phẩm chất thẩm mỹ, nghĩa là khi nói tới một hiện tượng văn học nào đó có phong cách thì hiện tượng văn học ấy phải mang lại cho người đọc, người xem,

Trang 15

người nghe một sự hưởng thụ thẩm mỹ dồi dào Ở đây cũng cần lưu ý thêm một điểm: phong cách phải có phẩm chất thẩm mỹ nhưng phẩm chất này không chỉ thuần túy về mặt hình thức, kỹ thuật mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể

nó sẽ được biểu hiện chủ yếu ở phạm vi nội dung hay phạm vi hình thức

2 Phong cách là phẩm chất của chỉnh thể Khi định nghĩa về phong cách,

dù có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng các định nghĩa đó đều

đề cập đến “tính hệ thống”, “tính thống nhất”, “tính tổng hòa” Điều này chứng

tỏ, phong cách là phẩm chất của hệ thống thể hiện qua các yếu tố chứ không phải

là phẩm chất do tổng cộng các thuộc tính của các bộ phận của tác phẩm Phong cách là phẩm chất xuyên suốt qua các yếu tố tác phẩm, qua các tác phẩm của một tác giả hoặc các tác giả của một trào lưu nghệ thuật Ngay cả khi nói phong cách nghệ thuật là tính độc đáo của hình thức nghệ thuật thì cũng phải thấy rằng đó không phải là hình thức cụ thể của một tác phẩm cụ thể, cá biệt là cái hình thức được lặp đi lặp lại, vừa thống nhất vừa đa dạng trong nhiều tác phẩm khác nhau của một nhà văn, một trường phái hay một thời đại văn học, nghệ thuật (khi chúng ta nói về phong cách Nguyễn Tuân, phong cách Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1932-1945 là đứng trên quan niệm này) Vì thế, có thể nói phong cách

nghệ thuật là hình thức siêu hình thức cụ thể của sáng tác nghệ thuật

3 Phong cách là phẩm chất tương đối ổn định của sáng tác Các đặc điểm

của nó được lặp đi lặp lại tương đối thường xuyên, ít thay đổi Nhưng đây là ổn định trong sự phong phú đa dạng, có biến đổi chứ không phải là sự lặp lại giản đơn, nghèo nàn Tuy nhiên cần lưu ý rằng sự ổn định là cơ bản, nhờ thế nó mới trở thành phong cách để phân biệt với các phong cách khác Chẳng hạn, có thể nói tới phong cách trữ tình của Tố Hữu bởi nét trữ tình này về cơ bản là ổn định, được lặp đi lặp lại tương đối thường xuyên trong các sáng tác của ông Nhưng

trữ tình trong Từ ấy không hoàn toàn giống trữ tình trong Việt Bắc, nó cũng khác với trong Gió lộng, Ra trận, và đặc biệt là khác với trữ tình trong Một tiếng đờn

4 Phong cách là hình thức của chủ thể M.Bakhtin khẳng định tính tích cực của chủ thể trong sáng tạo hình thức, khẳng định cái nhìn mới là yếu tố căn

Trang 16

bản của phong cách nghệ thuật M.Prust, D.Likhachev cũng đồng tình với quan niệm này Tư duy, hệ hình tư duy, thái độ cảm xúc, quan niệm giá trị tạo thành hình thức cảm nhận của chủ thể Hình thức cảm nhận của chủ thể dẫn đến những phát hiện mới về hình thức, bút pháp, kỹ thuật, tạo thành nền tảng của phong cách Nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Lý Trạch Hậu cho rằng lịch sử của phong cách là lịch sử tâm lý cảm nhận của nhân loại hay dân tộc Đó là hình thức của chủ thể, cho nên phong cách có quan hệ mật thiết với phương pháp nghệ thuật

Như vậy có thể hiểu, bản chất nghệ thuật, thẩm mỹ của phong cách là: không phải mọi hình thức chủ thể có thể tạo thành phong cách mà là các hình thức chủ thể tạo thành giá trị nghệ thuật Vì thế, Viper, A.Xôkôlôv đều cho rằng

có những tác phẩm không có phong cách, có những giai đoạn giao thời không có phong cách

Từ những phân tích trên đây có thể thấy, khi đề cập đến vấn đề phong cách thì không chỉ nói đến một cấp độ phong cách nhà văn hay phong cách tác phẩm mà còn phải nghiên cứu kỹ càng các cấp độ khác như phong cách thời đại, phong cách trào lưu, trường phái Từ phong cách cá nhân nhà văn đến phong cách thời đại, trào lưu đều được soi rọi dưới ánh sáng của phong cách chung Ví

dụ, khi chúng ta nói đến phong cách hiện thực chẳng hạn Chủ nghĩa hiện thực

với tư cách là một trào lưu văn học, ngoài sự thống nhất về phương pháp sáng tác còn có sự thống nhất về phong cách Trước hết là chi tiết chân thực của đời sống hàng ngày dùng để dệt nên bức tranh đời sống như nó vốn có, đây là nguyên tắc mô tả nên nó thuộc phạm trù phong cách Tiếp theo Ăngghen lí giải, chủ nghĩa hiện thực không muốn bộc lộ khuynh hướng một cách lộ liễu mà muốn

nó được toát ra từ tình huống, đây lại thuộc phương thức thuyết phục người đọc

và phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh đời sống như Khrapchenkô từng nói Một đặc điểm nữa của phong cách hiện thực, theo D.Likhachev diễn đạt, là khoảng cách gần gũi của người kể chuyện đối với nhân vật, thâm nhập vào nội

Trang 17

tâm, kể từ bên trong Đặc điểm cuối cùng là sự bộc lộ yếu tố cá nhân và phong cách cá nhân nhà văn

Đặc điểm phong cách chung này làm cho hiện tượng phong cách cá nhân của trào lưu hiện thực phong phú và đa dạng chưa từng có Hay khi chúng ta nói

phong cách thời đại cũng vậy Khái niệm phong cách thời đại dùng để chỉ một

phong cách chung, phong cách lớn bao trùm mọi thể loại trong một loại hình, mọi loại hình trong thời đại ấy Sự bao trùm này không chỉ ở một quốc gia, dân tộc mà nó chứa đựng tính chất xuyên dân tộc, xuyên quốc gia cùng chịu sự chi phối chung của một ý thức hệ nhất định, ví dụ như ý thức hệ tôn giáo trong phong cách Gotic bao trùm hầu hết các dân tộc từ phương Tây đến phương Đông, hay ý thức hệ vô sản trong phong cách thời đại của các nền văn học nghệ thuật từ thập niên 20 đến thập niên 90 của thế kỷ XX ở các nước Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba

Thực tế này khiến chúng ta nghĩ rằng, không thể không nghiên cứu kỹ càng vấn đề phong cách chung của văn học Ngược lại, chúng tôi cho rằng cần phải thực hiện hành trình “đi tìm” nó một cách cẩn trọng để cho thấy, sáng tác văn học trong một thời đại nào đó, một dân tộc nào đó không phải là tổng cộng giản đơn các phong cách cá nhân đa dạng mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại tạo thành một phong cách bao trùm lên các phong cách cá nhân mà ta có thể gọi

là phong cách chung của văn học

Ở Phương Tây ngay từ thời cổ đại, các đại biểu xuất sắc như Platon, Aristote, khái niệm phong cách đã được nêu lên Bước sang thế kỉ XIX, đặc biệt là thế kỉ XX, khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu sắc Chỉ ngay ở Liên Xô(cũ), viện sĩ M.B.Khrapchencô đã dành khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này

Trong đó riêng cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, ông đã

thống kê tới gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách

Vậy phong cách nghệ thuật là gì?

Viện sỹ M.B.Khrapchenkô sau khi thống kê một số định nghĩa xung quanh

phạm trù phong cách cá nhân, đã đưa ra ý kiến cá nhân của riêng mình: “phong

Trang 18

cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện, cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả" Như vậy cùng với

việc quan tâm tới yếu tố hình thức có tính nội dung, tác giả còn đặc biệt coi trọng sự

thu hút độc giả Ông cho rằng: “Mỗi một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp

và những phương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình, những biện pháp và những phương tiện cho phép nhà văn đó làm cho những tư tưởng và những hình tượng ấy trở thành hấp dẫn, dễ lôi cuốn, gần gũi với công chúng độc giả” Và điều đó cũng có nghĩa là nhà văn tạo ra được phong cách Trên

cơ sở phân tích như vậy, viện sĩ rất nhất trí với nhận xét của Gôlxuôrxy: "phong cách là khả năng nhà văn khắc phục những chướng ngại vật giữa mình và độc giả, còn sự thành công cao nhất của phong cách là sự giao tiếp chặt chẽ với độc giả”

[27, tr152-153]

Như vậy, xung quanh khái niệm phong cách còn có những quan điểm khác nhau Tựu trung lại có hai ý kiến cơ bản: một nhấn mạnh sự thống nhất của những yếu tố nội dung và những yếu tố tạo hình thức của tác phẩm; một cho rằng phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có tính chất nội dung Mặc dù tách bạch như vậy nhưng trong đó có sự thống nhất bởi các tác giả đều quan tâm đặc biệt đến hai yếu tố bộc lộ tài năng độc đáo của người nghệ sĩ: nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương

Trước những quan niệm như vậy, M.B.Khrapchenkô nhấn mạnh: “không nên thần thánh hóa bản thân những thuật ngữ và những định nghĩa, không nên cho rằng chúng là chìa khóa duy nhất để khám phá tất cả những bí mật của nghệ thuật Vấn

đề chỉ là ở chỗ định nghĩa không phải là mục đích tự thân và không phải là chiếc gậy thần có thể làm ra những điều kì diệu, chúng chỉ là phương tiện nhận thức những hiện tượng, những quá trình” [27,tr130]

Các nhà lí luận, nghiên cứu văn học nước ta đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu nội hàm thuật ngữ phong cách Chẳng hạn, nhà phê bình văn học Việt Nam GS Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã nhiều năm tìm hiểu về phong cách đã có những nhận

định xác đáng về phong cách: Thứ nhất "Phong cách nghệ thuật là một khái niệm

Trang 19

thuộc phạm trù thẩm mỹ Có nghĩa là nhà văn phải thật sự có tài năng, phải thật sự sáng tạo ra được những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao mới được xem là nhà văn có phong cách"; Thứ hai "Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật, mỗi nhà văn

có phong cách tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng Thế giới nghệ thuật

ấy, dù phong phú, đa dạng thế nào, vẫn có tính thống nhất Cơ sở của tính thống nhất này là một nhãn quang riêng về thế giới, và sâu xa hơn, là tư tưởng nghệ thuật riêng của nhà văn Chừng nào chưa nhận ra tính thống nhất ấy, thì chừng đó chưa thể xem đã nắm được phong cách nghệ thuật của nhà văn" [38, tr8]

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi định nghĩa về phong cách: "Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm

mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trào lưu văn học hay văn học dân tộc" Nghĩa rộng hơn

"Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có cảm nhận được một giọng điệu và sắc thái thống nhất" Nhưng "không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách Chỉ

có những nhà văn có đủ tài năng, có bản lĩnh mới có phong cách riêng độc đáo Cái nét riêng ấy thể hiện ở nhiều tác phẩm của nhà văn làm ta có thể nhận ra sự khác nhau" Cuối cùng "Ngoài thế giới quan, những phương diện tinh thần khác như tâm

lí, khí chất cá tính đều có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành phong cách của nhà văn mang dấu ấn của dân tộc và thời đại" [50, tr 207-208]

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa phong cách:

"Phong cách là cách thức sử dụng những phương tiện ngôn ngữ trong các phát ngôn hữu quan tùy theo mục tiêu hình thành và tác dụng cụ thể của các phương tiện

đó, cũng như tùy theo phương hướng cá nhân của người nói hay người viết Nói chính xác hơn, phong cách là cách tổ chức toàn bộ các thủ pháp sử dụng và lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ theo nguyên tắc các sắc thái tu từ Toàn bộ các thủ pháp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ đặc trưng cho từng nhà văn, từng tác phẩm hoặc từng thể loại" [74, tr216]

Trang 20

Như vậy căn cứ duy nhất để khẳng định phong cách nghệ thuật là những yếu

tố thể hiện sự độc đáo trên từng tác phẩm của nhà văn Theo chúng tôi, những biểu hiện độc đáo trong thế giới nghệ thuật thể hiện tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ đều được chi phối từ tư tưởng nghệ thuật của tác giả Tư tưởng nghệ thuật ấy lại được cụ thể hóa trong cảm quan hiện thực, cảm hứng sáng tác chủ đạo, thế giới nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ…Trong đó cảm quan hiện thực là yếu tố hàng đầu

có vị trí quan trọng

Phong cách nghệ thuật của nhà văn là một quá trình vận động, phát triển không ngừng qua mỗi giai đoạn sáng tác Mặc dù vậy, cái riêng độc đáo mang tính thẩm mỹ là cốt lõi phong cách, dù ở điều kiện hoàn cảnh nào cũng ổn định, thống nhất Nó phải được “lặp đi lặp lại” có hệ thống và luôn bị chi phối bởi cái nhìn độc đáo của nhà văn Chúng thường xuyên ở thế vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng của thế giới quan, môi trường xã hội và xu thế chung của thời đại Nhưng dù ở môi trường nào, xu thế xã hội ra sao, yếu tố thường xuyên được “lặp đi lặp lại” ấy vẫn xuất hiện cho dù chúng ở thế lộ thiên hay dưới mạch ngầm

Phong cách nghệ thuật của nhà văn thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau của tác phẩm văn học như đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, cách xây dựng nhân vật, thể loại Chẳng thế mà tuy cùng là nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan lại tìm cho mình chủ đề riêng khác với Nam Cao, Ngô Tât Tố Hay cùng viết

về cái đẹp trong sinh hoạt tinh thần của người dân Việt Nam xưa, ngòi bút của Nguyễn Tuân khác với Vũ Bằng, Thạch Lam, Kim Lân Với mỗi nhà văn khác nhau, sự thành công khi xây dựng phong cách lại tập trung ở phương diện kết cấu tác phẩm không giống nhau

Phong cách nghệ thuật thường thống nhất và xuyên suốt cả cuộc đời sáng tác của nhà văn Nhưng trong sáng tác của nhiều nghệ sĩ lớn ta thường quan sát thấy không phải chỉ một mà nhiều phong cách khá rõ nét Những cấu tạo mới về phong cách hay sự thay đổi về phong cách nghệ thuật thường gắn liền với sự tiến triển về mặt sáng tác của nhà văn hay sự thay đổi cách cảm thụ cuộc sống và phương pháp nghệ thuật của nhà văn đó Tuy nhiên trong chiều sâu của phương thức sáng tạo

Trang 21

nghệ thuật ta vẫn thấy sự thống nhất ở trong đó Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn sẽ giúp ta nhìn bao quát được toàn bộ tác phẩm của một nhà văn trong quá trình phát triển của chúng mà chính nhờ đó ta hình dung được toàn bộ bức tranh phát triển về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, toàn bộ phạm vi những hiện tượng của cuộc sống mà nhà văn đã đề cập đến trong các tác phẩm của mình nói chung Mặt khác nó còn cho phép ta hiểu được một cách sâu sắc hơn ý nghĩa của từng tác phẩm, đặt nó trong mối liên hệ với các tác phẩm khác, biết rõ địa vị và ý nghĩa của

nó trong quá trình phát triển của phong cách nhà văn, một quá trình thường là phức tạp và mâu thuẫn

Nghiên cứu phong cách nghệ thuật Kim Lân sẽ được chúng tôi nhìn nhận trên cơ sở định hướng như vậy Khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật một nhà văn chính là đã nhận diện được một gương mặt trong bao gương mặt đặc sắc Kim Lân

là nhà văn có phong cách và phong cách của ông góp phần làm đa dạng nền văn học hiện đại nước nhà, vì vậy tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn sẽ có một ý nghĩa thực tiễn

1.2 Con đường hình thành phong cách nghệ thuật của Kim Lân

Mỗi người có một nẻo đường riêng, một lí do riêng để đến với văn chương

và trở thành nhà văn Không ai giống ai cả, đó mới gọi là phong cách Kim Lân cũng có cái nẻo đường của riêng mình Ông bắt đầu xuất hiện trên văn đàn khi mới ngoài hai mươi tuổi Ông bảo lúc đó ông viết cứ bắt chước hết người này lại đến người khác Viết như thế thì viết cả đời cũng không tả đúng cái mặt của mình Nếu anh không là chính anh thì anh chẳng bao giờ là ai cả Điều gì đã thúc đẩy nhà văn

Ông lí giải: "Bắt đầu là mặc cảm của cậu bé con bà thứ ba, nghèo và xấu Thế là tôi viết để những cô gái xinh đẹp, có học trong làng biết tay." Rồi lại thích cảm giác:

"Mới đầu người ta thích tiếng, muốn mọi người biết đến mình Tôi cũng vậy là một anh con vợ ba, nhà nghèo, tôi làm thợ sơn guốc, ít học, đang học dở dang Tôi thấy bạn bè tài năng không hơn gì mình nhưng là con nhà giàu, có điều kiện học hành, làm chuyện này chuyện nọ cuộc sống khá tử tế Còn tôi nếu cứ mãi làm anh thợ sơn

Trang 22

guốc, chết thật, tủi cho thân phận mình quá Tôi đâm tự ái Tôi muốn phải làm được cái gì đó được như họ hay hơn họ, nên tôi thử bắt tay ngồi viết" [19]

Khi tờ báo Trung Bắc Chủ nhật làm một số chuyên đề về vợ lẽ và ông viết Đứa con người vợ lẽ, ngay lập tức truyện của ông thành ông Thành ra bên cạnh

niềm đam mê nghệ thuật, ý thức muốn khẳng định bản ngã của Kim Lân đã khiến

ông đến với nghề văn Nói đúng hơn chính là sự tự ái đã trở thành cú huých quan

trọng trong cuộc đời Kim Lân Nó trở thành nguyên nhân trực tiếp hối thúc ông cầm bút Cũng từ ngày đó, ông chỉ viết những gì ông hiểu, những gì ông khổ đau và thương nhớ Thế là gương mặt của Kim Lân hiện ra sống động và đầy ấn tượng mà

ai đã nhìn thấy sẽ chẳng dễ quên Rồi đến một ngày, ông thấy ông không thể cứ lấy gương mặt riêng biệt của mình mà đi đâu cũng được, làm gì cũng được Bởi trong cuộc đời này, nhiều lúc miệng mình đấy mà cái cười lại của người khác Mắt mình đấy mà lệ rơi vào lại từ đẩu từ đâu Tay mình đấy lại cầm cái mình không muốn cầm Chân mình đấy mà lại đi vào cái ngõ mình không định bước Đúng là sống mới thực là khó Trong khi đó nhiều người lại ngỡ chết khó hơn Hỏi ông cụ thân sinh khi còn sống thường dạy ông điều gì về cuộc đời Ông bảo cụ cứ sống như cụ nghĩ và yêu thương ông nhưng chẳng dạy ông điều gì cả Tất cả những gì ông học được là do làng ông dạy ông Câu nói này không ít người nghe thấy sẽ chê ông sao lại nói về cha mình không dạy con Cha mình sinh ra mình mà chẳng dạy mình điều

gì sao(?) Nhưng ông nói vậy thì quả là uyên thâm Làng chính là văn hoá Văn hoá luôn luôn đúng và sẽ dạy con người phải làm gì Lầm lỗi thì văn hoá dạy để mà đứng lên Tuyệt vọng thì văn hoá dạy để mà hy vọng Thô tục thì văn hoá dạy cho

cái đẹp Tăm tối thì văn hoá dạy cho mơ ước Nhà văn tâm sự: "Tôi nghĩ muốn theo đuổi nghề văn thì người viết phải là người tử tế trước đã Dĩ nhiên không phải hễ

là người tử tế ắt hẳn viết văn hay được Viết văn hay phải có tài Cái tài đến với nhà văn rất tự nhiên, mất đi cũng rất tự nhiên Tôi thấy nhiều nhà văn lúc chưa biết nghề nếp tẻ ra sao, hồn nhiên, thoải mái, viết cái mình yêu, mình thích, thì viết lại rất hay, đến lúc hiểu kỹ về nghề thì viết lại tồi đi rất nhiều Hay chăng cái mình biết

đã gò bó cái tự nhiên của mình?" [63]

Trang 23

Giai đoạn đầu ông viết các tác phẩm mang tính tự truyện, sau đó chuyển sang viết về các phong tục ở thôn quê Sau 1945, ngòi bút của ông tuy vẫn hướng về nông thôn, về người nông dân nhưng đó là cuộc sống của những người nông dân đã được cách mạng giải phóng Như vậy Kim Lân sinh ra, lớn lên và sáng tạo nghệ thuật trong thời đại của sự giao thời từ tư tưởng tù đọng phương Đông sang hòa nhập cùng văn minh nhân loại, giao thoa giữa các dòng tư tưởng, các nền văn hóa

và sự giao tranh quyết liệt giữa ý thức dân tộc tự cường cùng truyền thống văn hóa của mình với tư tưởng thực dân xâm lược Là một người nhạy cảm và thông minh, Kim Lân dần ý thức được tinh thần của thời đại Gần gũi nhân dân, ông thấy được sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam và ông muốn truyền tải sức sống đó vào trong văn học Mục đích nhân văn của ông khi viết truyện ngắn là lúc đói người

ta không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ tới con đường sống và dù trong tình huống

bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, hướng về ánh sáng, tin vào sự sống và vẫn hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống và sống cho ra con người Trong truyện Anh chàng hiệp sĩ gỗ ông đã bộc lộ trực tiếp quan điểm của

mình: "tôi làm người, tôi sẽ mang thanh gươm của tôi đi, tôi sẽ diệt trừ hết những quân cường bạo, những đứa gian tham Tôi muốn trên mặt đất không còn có người

mù lòa, tàn tật, không còn tiếng than vãn khóc lóc " [41, tr 324] Tin vào con

người, ý thức được tinh thần của thời đại, nhận rõ vai trò lớn lao của văn học Kim Lân đã chọn nghề cầm bút và xác định rõ mục đích sáng tác của mình: Vì con người Mục đích trên đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động sáng tác sau này của Kim Lân

Tinh thần nhân bản là mục đích sáng tạo nghệ thuật khiến ông vượt lên trên

số phận, đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé, quẩn quanh của quê hương Điều đó ảnh hưởng lớn đến hệ thống tác phẩm của Kim Lân

về đề tài người nông dân và cuộc sống nghèo khó của những con người có hoàn

cảnh đặc biệt, gần với hoàn cảnh riêng của ông - những con người thuộc hạng đầu thừa đuôi thẹo hay những người dân tản cư, dân ngụ cư hoặc những con người bị áp

bức bóc lột Kể cả khi Vũ Bằng khuyên nên viết về phong tục làng quê vì đó là biệt

Trang 24

tài của ông mà khó có nhà văn nào theo kịp, Kim Lân đã thành công ở mảng đề tài

đó, nhưng sau này ông vẫn trở lại với mảng đề tài ban đầu Ông nói rằng: "Song cái

cớ tôi tìm đến với nhân vật của mình lại là cái cớ có nguồn gốc sâu xa từ chính ngay trong con người tôi Tôi ưa tìm đến với những người nghèo, với những nỗi bất hạnh của họ mà người đời thường ghẻ lạnh Đấy là trường hợp tôi viết về truyện ngắn Cô Dí, Cô Vịa, Người kép già, Ông lão hàng xóm, Vợ nhặt Ông còn kể:

"Những năm đầu thập niên 40 tôi viết những truyện ngắn rất buồn: truyện Đứa con người vợ lẽ tôi viết về nỗi đau của chính tôi; truyện Cô Vịa viết về người con gái không lấy được chồng sau bị điên; truyện Ông lão hàng xóm viết về người nông dân già cô độc hát với con mèo và truyện Vợ nhặt là truyện điển hình tôi viết về cái đói của người nông dân những năm 1945" [73]

Phong cách độc đáo của Kim Lân không chỉ ở những trang văn mà trời đã ban tặng cho ông đôi tay vàng Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, ông sớm nổi tiếng là người khéo tay Ông tham gia viết báo, cắt dán khẩu hiệu, tham gia đội kịch, làm đèn vàng mã, đèn rước rằm tháng tám Ngoài ra ông còn thành lập một đội tuồng trong làng đi biểu diễn khắp nơi, vì thời đó loại hình nghệ thuật dân gian

ở quê ông rất phát triển Rồi ông đam mê hội họa, ông vẽ rất nhiều trong các cuộc chơi Nhưng để trở thành họa sĩ thì phải thi, phải ra Hà Nội học, mà hoàn cảnh nhà ông lại khó khăn, không có điều kiện Ông từ bỏ ước mơ làm họa sĩ, quay sang nghề

văn và cái tài đã không phụ công ơn người có tâm Khi Trung Bắc Chủ nhật ra số

báo về chim bồ câu và ông viết Đôi chim thành (1942) và người ta biết đến một nhà văn hóm hỉnh của đồng quê vẫn viết bằng chính những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được Bởi cậu bé Tài thủa nhỏ vẫn được theo cha tham dự những trò chơi dân gian và là tay cận vệ tích cực phục vụ cho những đam mê của người cha phong lưu nổi tiếng một thủa Rồi ông được Vũ Bằng mời ra Hà Nội phụ trách phần

văn nghệ của Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật Được Vũ Bằng bảo: "Viết như ông nên viết cho Tiểu thuyết thứ bảy", thế là Kim Lân viết truyện tình Nỗi này

có ai biết (1943) gửi cho ông Vũ Bằng Kim Lân tâm sự: "Mình hồi đó chỉ là kẻ bình thường, ông ấy đã là một nhà văn lẫy lừng, mà ông ấy trân trọng lắm Chính

Trang 25

tôi đã từng nghe Nam Cao nói rằng: Về văn chương Nam Cao phục Vũ Bằng nhất Thế là mình về, viết một truyện tình gửi cho ông ấy Thì mình nghĩ cái anh Tiểu thuyết thứ bảy muốn sài món đó" Nhưng Vũ Bằng lại mời Kim Lân nói rằng:

"Truyện tình ông viết không được đâu, nhưng ông đã gửi thì tôi cứ đăng, nhưng tôi đổi tên là Lan Kim Ông viết truyện nghèo khổ cũng được, nhưng không bằng ông Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, các ông ấy đã thành rồi Ông viết những truyện như Đôi chim thành, Đánh vật, Chó săn thì không ai tranh được chiếu của ông"

[57] Từ góp ý đến khuyến khích ông đi vào khai thác những thú vui dân dã, thú vui đồng ruộng như chơi chó săn, chơi gà chọi, đánh vật, thổi ống sùy đồng Vũ Bằng

đã chỉ ra "Đó là mảng màu còn thiếu trong bức tranh thôn quê của Nam Cao, Ngô Tất Tố và một số nhà văn thời đó" [25] Kim Lân nắm bắt được điều đó, những điều

cần đi thực tế thì Kim Lân không phải tìm đâu xa mà ngay ở người cha của mình - một người sành chơi, thêm vào đó là những lần xách đồ nghề theo cha đi dự những cuộc vui, rồi ngôi làng nơi ông sinh ra - làng chợ Dầu, vốn là địa danh nổi tiếng với các thú chơi dân dã, các tập tục được truyền giữ từ đời này sang đời khác Những

yếu tố hi hữu đó khiến Kim Lân trở thành nhà văn phong tục "nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất của Việt nam" với một chùm truyện về phong tục tập quán và những

thú chơi đặc sắc

Kim Lân còn rất mê đọc truyện (ngoài những thứ như chim, gà, vật, vẽ ), đặc biệt là truyện Tàu Ông còn mê truyện của các nhà văn đương nổi lúc bấy giờ như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Nam Cao

Vì thế ngoài ảnh hưởng của truyện Tàu, sáng tác của Kim Lân còn ảnh hưởng của các nhà văn hiện thực đi trước và cùng thời, nhưng không phải vì thế mà tác phẩm của ông kém phần hấp dẫn, mỗi nhà văn đều có sự sáng tạo riêng của mình

Thành công ở mảng đề tài phong tục, nhưng Kim Lân cũng không bao giờ bỏ quên cái ước vọng của mình là đòi cho mình một danh phận, nên khi sau này gặp lại Nguyên Hồng, ông quay trở lại viết về những con người xung quanh mình, nhất là những người dân ngụ cư trong cái đói, trong chiến tranh và sự đổi đời của họ như: Làng, Vợ nhặt, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê Đó cũng là thời kì Kim

Trang 26

Lân được gặp ánh sáng của cách mạng, tham gia văn hóa cứu quốc, đi theo Nguyên

Hồng và đi theo các nhà văn lớn Kim Lân bộc bạch: "Phải nói đến khi gặp được Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài thì tự nhiên trình độ một anh nhà quê viết theo bản năng, cảm tính mới dần thấy được công việc thực sự của người viết văn" [23]

Với Kim Lân, Nguyên Hồng không chỉ là một người anh, một người bạn, mà còn là một người thầy trong nghề viết đã dìu dắt ông trong suốt chặng đường viết

văn Kim Lân tâm sự thật lòng: "Tôi thành cây bút được biết đến, rồi vào hội văn hóa cứu quốc cũng là nhờ anh Nguyên Hồng khuyến khích" [23] Không có tác

phẩm nào của Kim Lân mà không có ý kiến của Nguyên Hồng Hai ông từng có những ngày tháng gian khổ sát cánh bên nhau cùng cả gia đình, mẹ Nguyên Hồng từng rủ vợ Kim Lân đi buôn nón Và hai ông cũng tất tả dắt nhau đi bán bản thảo tập Đôi chim thành Đi đâu, làm gì Nguyên Hồng cũng lôi Kim Lân theo Một tình bạn hiếm thấy trong giới văn nghệ sĩ

Kim Lân là bạn văn gần gũi nhất với Nguyễn Huy Tưởng ông nói: "Tôi vốn bình dị nên cũng thích những con người bình dị Tôi hết sức quý trọng đức tính đôn hậu, yêu thương mọi người của anh Nguyễn Huy Tưởng Ở cương vị lãnh đạo (Hội Văn nghệ toàn quốc) nhưng anh ấy không bao giờ tỏ ra hoặc cậy vào quyền thế của mình Khi anh Tưởng bị bệnh nằm viện, thương anh neo đơn, tôi vào nằm cùng anh suốt ngày đêm, trong vòng nửa tháng trời, đến khi anh mất Mọi sinh hoạt cá nhân của anh trong bệnh viện cũng chỉ mình tôi lo" [23].Kim Lân chịu ảnh hưởng của

Nguyễn Huy Tưởng bởi đức tính đôn hậu hay thương người đó

Người thứ ba mà Kim Lân học tập và kính trọng là nhà văn Nguyễn Tuân Đối lập hẳn với Kim Lân, Nguyễn Tuân là người nghênh ngang, bướng bỉnh, nhưng thích cái đẹp và rất sành chơi, ngược lại Kim Lân một ông lão nhà quê chân chất, mộc mạc, thế mà họ lại là bạn của nhau Kim Lân biết được cả những sở thích của Nguyễn Tuân là yêu hoa, yêu những gì là kết tinh của cái đẹp Ảnh hưởng chút phong cách của người bạn, Kim Lân cũng là một nhà văn biết yêu và trân trọng giá

Trang 27

trị của cái đẹp và của cuộc sống Hiểu điều đó ông thể hiện chính trong các sáng tác của mình

Rồi ông coi Nam Cao là bậc thầy: "Tôi coi Nam Cao là bậc thầy, nhưng đời sống tinh thần, cái đức độ điềm đạm trân trọng con người của Nam Cao còn vĩ đại hơn cả sự nghiệp Phong cách của Nam Cao khiến cho Kim Lân học tập và ảnh hưởng nhiều nhất Ông cảm phục Tô Hoài, luôn trân trọng và ngợi ca: "Tôi phục anh Tô Hoài lắm Tô Hoài là người viết hay, bản lĩnh, bản sắc riêng, dám viết và viết rất khỏe Mà thời kì nào, giai đoạn nào anh ấy cũng viết được, bắt nhịp vào cuộc sống rất nhanh Viết cái này chưa được in lại viết tiếp cái khác ngay Đầu sách của ông ấy lên con số hàng nghìn" [62, tr36]

Ở Kim Lân, tình bạn, tình đồng nghiệp, bao giờ cũng rất cao cả, ông luôn cảm thấy mình cần phải sống vẹn tình, vẹn nghĩa trước sau như một, không thù hằn ghen ghét, đố kị Vì lẽ đó những sáng tác của Kim Lân trong thời kì đầu đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của xu hướng tả thực xã hội, với các nhà văn đàn anh nổi tiếng thời đó như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nguyên Hồng và hình thành ở Kim Lân một phong cách của nhà văn đậm chất thôn quê, con người đầy tình làng nghĩa xóm, viết cho mọi người xung quanh, cho những gì mình yêu quý

Đánh giá về đóng góp trong sáng tác của ông không phải không có những lời khen chê quá lời nhưng ngẫm lại ông đều bỏ qua và vui vẻ chấp nhận: nhà văn phải

có người khen người chê Trong những lần phỏng vấn, hay chuyện trò, ông đều khiêm tốn cho mình cũng chỉ hạng xoàng thôi và quay sang đề cao những người

anh, những bạn văn như Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy

Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài và luôn cho rằng người ta hay phỏng vấn ông

vì các nhà văn kia đã khuất, còn ông là sự may mắn

Đối với con cháu, ông quan tâm săn sóc chu đáo Ước mơ thành họa sĩ của ông không thực hiện được vì hoàn cảnh hẩm hiu, ông ôm ấp ước mơ đó và hướng vào con cái Cái ước mơ đó giờ đã thành hiện thực khi năm trong số bảy người con của ông đã trở thành họa sĩ Tình cảm với người vợ thủa cắt tóc se tơ cũng được ông trân trọng cho đến cuối đời Ông dự định trả nghĩa cho bà bằng cách viết hồi kí hoặc

Trang 28

một câu chuyện để tưởng nhớ bà nhưng vẫn chưa thực hiện được Chính lối sống và tình cảm đó của Kim Lân đã tạo nên những trang viết về người nông dân đầy những phẩm chất tốt đẹp như: ông Tư Mủng (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê),

bà cụ Tứ (Vợ nhặt) họ đều là những người biết hi sinh cho con cái

Một yếu tố góp phần hình thành phong cách nghệ thuật Kim Lân phải kể đến văn hóa ảnh hưởng trực tiếp tới phong cách nghệ thuật của nhà văn Văn hóa của Kim Lân là cái làng quê nhỏ bé nhưng có nghìn năm văn hiến với bề dày lịch sử, văn hóa - làng quê xứ Kinh Bắc Một làng quê có lề có thói với những đình đám hội

hè mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc Cái vùng quê của những con người lam lũ sau lũy tre xanh, hai sương một nắng nhưng tháng ba ngày tám và những buổi sang xuân vẫn tổ chức những cuộc vui, những trò chơi, thú chơi thể hiện sự thông minh, tài hoa trong sáng, lành mạnh, yêu đời Do vậy mà Nguyên Hồng gọi Kim Lân là

nhà văn đậm chất thuần hậu nguyên thủy, một lòng đi về với đất, với người

Thêm nữa là những quan niệm nghệ thuật rất độc đáo của Kim Lân, quan điểm có khi được thể hiện trực tiếp ở lời phát biểu của nhà văn hoặc gián tiếp thông

qua hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm: "Quan điểm nghệ thuật chỉ nảy sinh khi nhà văn có ý thức trách nhiệm về ngòi bút của mình, khi nghiền ngẫm sâu sắc những điều trông thấy, nghe thấy" [62, tr41] (Những quan điểm nghệ thuật sẽ được

chúng tôi trình bày rõ ở phần sau) Những quan điểm này chi phối cách viết, cách tư duy, xây dựng cốt truyện, nhân vật của nhà văn Đây là nhân tố quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn

Là một nhà văn có thái độ sống bình dị, cởi mở, có ý thức trách nhiệm cao với ngòi bút, có tài năng và tấm lòng với cuộc đời, Kim Lân quan niệm sáng tạo phải do nhu cầu của bản thân mình, có như vậy khả năng sáng tạo mới được phát huy Chủ yếu sáng tác của ông là truyện ngắn, ông có những nhận định tương đối đơn giản về thể loại, khi viết buộc nhà văn phải tập trung vào một ý tưởng, một vấn

đề, chi tiết không rườm rà, số lượng nhân vật không hạn chế Cho nên hầu hết các tác phẩm của ông không có chi tiết nào thừa, mọi chi tiết đều phục vụ cho một dụng

ý nào đó của tác giả trong việc hình thành tác phẩm Điều đặc biệt Kim Lân rất hay

Trang 29

xây dựng nhân vật quần chúng, hình ảnh những đám đông làm nền cho nhân vật chính thể hiện tư tưởng và hoạt động Kim Lân cho rằng nhà văn có quyền giả định, nhưng sự giả định ấy không được xa rời cuộc sống mà phải dựa trên những quy luật của cuộc sống Quan niệm về sự tưởng tượng và sáng tạo trong văn học nên tác phẩm Kim Lân rất gần gũi với hơi thở của cuộc sống, dù ông viết về những năm tháng khắc nghiệt của dân tộc hay yên bình với những thú chơi phong lưu đồng ruộng

Như vậy, ở Kim Lân ta thấy có một thống nhất cao độ hành trình hình thành phong cách nghệ thuật của nhà văn được chi phối bởi tất cả những gì mà nhà văn tiếp nhận có chọn lọc, phát triển để lựa chọn con đường nghệ thuật đúng đắn của chính mình Không giống với một nhà văn cùng thời, Kim Lân sáng tác không nhiều chỉ vài chục tác phẩm, trong đó có cả truyện viết cho thiếu nhi, truyện phim Nhưng chỉ từng ấy thôi cũng đủ làm nên một chân dung văn học, một phong cách nghệ thuật độc đáo trên văn đàn

Trang 30

CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG

TRUYỆN NGẮN CỦA KIM LÂN

2.1 Quan niệm nghệ thuật của Kim Lân

Có thể nói, “tâm hồn nhà văn có một “chất kết dính” riêng Dù ông ta có quan sát thức tế đời sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau, “chất dính” ấy vẫn chỉ có thể bắt lấy được những gì thích hợp với nó mà thôi Những “cái gì” đó tạo nên ở mỗi cây bút một đối tượng thẩm mỹ riêng, nơi cung cấp những nguồn chất liệu phù hợp

để nhà văn dựng nên thế giới nghệ thuật riêng của mình” [37, tr 14-15] Thế giới

nghệ thuật ấy của Kim Lân là một vùng quê Kinh Bắc với những phong tục, hội hè, những sinh hoạt văn hóa dân gian diễn ra bên những gốc lúa, củ khoai, củ sắn Và

“chất dính riêng” tạo nên trong con người và trong những trang văn của ông là chất

“thuần hậu nguyên thủy”, “một lòng đi về với đất với người”, là cái bình dị, đôn hậu Kim Lân có một hoàn cảnh sống rất đặc biệt và chính hoàn cảnh sống này có ảnh hưởng lớn đến nhà văn Khi trở thành nhà văn nổi tiếng, ông vẫn phải lăn lộn, chịu nhiều bất hạnh, tủi cực Hoàn cảnh sống ấy đã giúp Kim Lân, một người luôn

tự ý thức về thân phận và cuộc sống của mình biết vượt lên số phận, vượt lên cuộc sống để hiểu cuộc đời hơn và sống có ý nghĩa hơn Cũng bởi vậy, trong cuộc sống tình cảm, Kim Lân được xem là người sống có tình nghĩa nhất Với gia đình, với anh em bạn bè và rộng hơn nữa chính là với cuộc đời này, đặc biệt là những con người nghèo khổ mà ông đã gắn bó sâu sắc, sát cánh bên họ Chính con người của đời sống ấy đã đến với văn chương, chi phối quan niệm sáng tác của nhà văn để từ

đó hóa thân thành những cuộc đời gần gụi, những nhân vật thân quen mà ta có thể gặp đâu đó ngay trong chính cuộc sống của chúng ta

2.1.1 Viết văn để thể hiện mình

Ông quan niệm: "Viết văn là đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng cho cuộc sống bé nhỏ, quẩn quanh” Ông viết văn là để đòi cho mình sự công

bằng trong xã hội Một phương châm nghề nghiệp, một triết lý sống bất hủ, cao cả

Trang 31

và đẹp đẽ, bởi vậy mà hai mảng đề tài là: cuộc sống tâm tư của những người nghèo

khổ có hoàn cảnh đặc biệt “đầu thừa đuôi thẹo” và những phong tục văn hóa cổ

truyền đã xuyên suốt trong toàn bộ các sáng tác của Kim Lân trước và sau cách mạng

Điều mà nhà văn muốn hướng tới hơn cả, đó là “sống và viết đều vì cuộc đời, vì con người, vì cái đẹp, cái thực” Phương châm đó, khiến Kim Lân nung nấu

trong những sáng tác của mình là sự công bằng và cái tình người, cái tâm của con người sống trong xã hội Đây là nét nổi bật nhất, cái “chất kết dính riêng” của nhà văn hiện thực chân chất như Kim Lân Điểm tựa nổi bật trong sáng tác của Kim Lân chính là cái Tâm Cái Tâm của nhà văn chân quê, mộc mạc, nghèo khổ ấy luôn thấm đẫm, chan chứa tình người, tình đời Sự tác động của yếu tố mãnh lực “tâm đạo” ấy đã chi phối đến quan niệm văn chương của nhà văn Từ đó, nó sẽ chi phối đến đề tài, nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn Đây là quy luật văn chương rất phổ biến trên văn đàn, ta có thể thấy qua đề tài nông dân trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao ; đề tài thôn quê trong thơ Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Nguyễn Bính Quy luật văn chuơng này đã nói lên cách lựa chọn phương pháp sáng tác của nhà văn để mà lĩnh hội, cải biến hiện thực thành hình tượng nghệ thuật, biểu hiện mối quan hệ thẩm mỹ của nhà văn với thế giới, vừa là phương thức thể hiện và khẳng định một lí tưởng thẩm mỹ nhất định mà nhà văn theo đuổi trong quá trình sáng tác

Một điều dễ nhận biết trong các sáng tác của nhà văn Kim Lân là quê hương Kinh Bắc Một vùng văn hóa nức tiếng xưa nay Đó là làng Phù Lưu xứ Kinh Bắc, một vùng đất như sách Đông Khánh dư địa chí xác nhận "có nhiều người đỗ đạt nhất huyện" Đặc biệt con người nơi đây sống hồn hậu, chân chất, đậm đà bản sắc

thôn dã nhưng rất phong lưu, bặt thiệp: “Có thể nghèo túng những vẫn cố giữ lấy vẻ tài hoa nề nếp cổ hủ, không đi đâu xa nhưng vẫn tỏ vẻ khéo léo, bặt thiệp, lại thường hay trọng sĩ diện trọng vẻ bề ngoài, đến mức đưa sự khách sáo thành một tiêu chuẩn sống” [33, tr630]

Trang 32

Một cái nôi với những thành tựu đắc sắc như vậy, Kim Lân được sinh ra đã sớm được kế thừa, phát triển, hun đúc thành một Kim Lân độc đáo, tài hoa và riêng biệt đến như vậy Một nhà văn với tài năng thiên bẩm và sự đúc kết của tinh hoa văn hóa Kinh Bắc hòa trộn khiến Kim Lân không thể lẫn trong các nhà văn cùng thời - nhà văn hóa Kinh Bắc Tiếp xúc với nhà văn dù ở ngoài đời hay qua trang viết, người đọc luôn nhận ra một Kim Lân mang đậm những đặc trưng tiêu biểu của con người xứ Bắc Đó là cách sống chân thành và giản dị tồn tại suốt 60 năm cầm bút, tiếp xúc với bao thế hệ nhà văn Việt Nam, Kim Lân luôn để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè văn sĩ và người đọc Không mang dáng tài tử, phong lưu như Nguyễn Tuân, cũng không phải là nhà văn của nuớc mắt như Nguyên Hồng, hay thâm trầm, kín đáo, uyên bác như Nam Cao mà Kim Lân có dáng vẻ bề ngoài mộc mạc, không chau chuốt đến bất ngờ Nhưng đằng sau dáng điệu chậm chạp hiền từ ấy là một tâm hồn bình dị, cởi mở, không thờ ơ trước cuộc sống, trước bất

cứ biểu hiện nào của con người và quê hương Kinh Bắc Ngoài đời ông là người đối thoại dễ dàng, lại là người có óc hài ước, lời lẽ dí dỏm thân tình, dễ gần, dễ mến như bất cứ con người Kinh Bắc nào Mạch nguồn của văn hóa truyền thống quê hương đã thấm vào ông, hun đúc thêm cho tài năng và nhân cách của con người độc đáo ấy, tạo cho ông một lối sống, một phong cách sống mang đậm những đặc trưng của người xứ Bắc - thân mật và trọng tình nghĩa Kim Lân có cách sống rất coi trọng bạn bè, quý trọng tình nghĩa giữa con người với con người, gắn bó với đồng chí, tôn trọng bạn văn và chung thủy với người vợ hiền Điển hình là những trang ông viết về những người bạn tâm giao như Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng hay Nam Cao Ngay cả lối cư xử chân tình ngoài đời không chút bóng bẩy khiến người xung quanh khi tiếp xúc với ông đều có cảm nhận được, chẳng hạn Trần Ninh Hồ

trong Một ngày với Kim Lân, Báo Văn nghệ, số 34, ra ngày 24/8/1991 đã có dịp

chứng kiến và ghi lại những hình ảnh xúc động về tình bạn chung thủy, cùng lối cư

xử thân tình làm toát lên bản chất con người Kinh Bắc của Kim Lân: “Kể đến đây mặt Kim Lân chợt giàn giụa nước mắt Ông lặng đi đến mấy phút khiến chúng tôi thảy đều yên lặng, không ai dám hỏi gì thêm Nhưng cũng chỉ sau mấy phút ngồi

Trang 33

yên, lại thấy ông đứng bật dạy bước đến trước mộ Nguyên Hồng chắp tay vái đủ ba vái tạ từ với lời mà tôi có thể bịa ra cũng không thể nào bịa nổi: - Tớ về nhá Lần này thì lão có rủ, tớ cũng không thể theo lão được đâu! Giời cho sống thêm ngày nào còn mạnh khỏe chân tay thì tớ sẽ lại lên đây thắp hương, uống rượu với lão ” Giống như Gorki đã từng có câu châm ngôn bất hủ: “Văn học là nhân học”, văn

Kim Lân là hành động của Kim Lân, lối viết, lối hành xử của con người ông chính

là biểu hiện rõ nhất của con người dân quê, thôn dã đó Dù là đối xử với bạn văn lâu năm hay với người mới quen biết, Kim Lân vẫn luôn giữ cho mình một thái độ sống mang đậm phong vị quê hương: yêu người, yêu đời

Nhà văn Kim Lân cũng đã từng tâm sự với bạn đọc rằng: “Những chuyện tôi thích và cũng được nhiều người thích, đều là những cái tôi viết về bản thân mình, về làng xóm mình, người thân mình” [43] Do vậy, truyện ngắn của ông mang tính hiện

thực sâu sắc, dường như ông đem tất cả những gì ông trải nghiệm, va vấp viết lên những trang tố khổ đầy nước mắt Mỗi truyện như một mảng đời nhà văn được “xắn ra”, từ mảnh đất sống của kiếp người thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, lời than thở và

cả những nụ cười nhiều lúc hồn nhiên, xúc động Nhà văn Kim Lân có được thành công như vậy cũng là bởi thời gian dài ông sống gần gũi gắn bó với người dân Cái vốn của ông là cuộc sống mà chính ông đã từng trải nghiệm trong những lần xách lồng chim đi cùng thân phụ dự các trò chọi chim, thả chim, quần chim… Hơn thế nữa, Kim Lân còn có cách nhìn, cách tiếp cận, cách lý giải con người gắn liền với

sự vận động của lịch sử Đó là yếu tố trung tâm, quy định cách tổ chức cấu trúc trong mỗi tác phẩm Con người trong tác phẩm của Kim Lân luôn được tác giả phân tích, soi rọi bằng cảm hứng chân thật, giản dị nhưng thấm sâu trong mạch rễ, trong

ý nghĩ nên họ luôn gần gũi, tự nhiên như con người thật trong cuộc sống thường nhật Tác giả hóa thân vào nhân vật và thế giới riêng của những nhân vật ấy, dùng chính ngôn ngữ của nhân vật nói tiếng nói của mình

2.1.2 Văn chương là một thứ đạo

Đối với văn chương, nhà văn quan niệm rằng: “Văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo Mà tôn giáo cũng đòi hỏi sự yêu thương

Trang 34

giữa con người với con người, đòi con người có quyền làm người, bình đẳng, tự

do, bác ái…Cái đạo này mỗi người truyền một cách, mỗi người truyền một kiểu khác nhau, muốn cho con người được sống ra con người, sống tốt hơn…Văn chương còn là thứ giải trí làm cho con người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi…” Như vậy, với Kim Lân văn chương là phải gắn bó với cuộc

đời, nơi đó con người thể hiện tình người, tình đời để cuộc sống có ý nghĩa nhất Ngoài ra, văn chương còn phải mang lại cho con người ta ý nghĩa sống, đó là cách thư giãn hiệu quả nhất mà Kim Lân mong muốn Nhà văn muốn khi viết văn cần

phải “thôi xao kĩ lưỡng”, “đẽo gọt”, ông quan niệm “văn chương không cần đánh bóng mạ kền” và “tôi xem văn như người…Điều quan trọng là phải thật giản dị”

Nhà văn đã “thôi xao kỹ lưỡng” trong cách viết không phải để đạt tới khát vọng cái đẹp mà ông muốn hướng đến sự bình dị, “chất phác pha chút hóm hỉnh” Những điều mà nhà văn quan niệm trong văn chương là cái đích sáng tác của nhà văn Cũng giống như thế hệ đàn anh Ngô Tất Tố, Nam Cao nói về cái đói, cái nghèo khiến người ta thương cảm muốn rơi nước mắt, nhưng với Kim Lân, ông nói tới cái đói, cái nghèo khiến người ta rụng rời, khiếp sợ Trong “Vợ nhặt”, cái đói không chỉ

là tai họa của mỗi gia đình mà trở thành quốc họa: “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào Những gia đình từ vùng Nam Định, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ người chết như ngả rạ Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường” [41,tr 198] Nó hiện thành màu: xanh xám

của da người sắp chết, đen kịt đầy trời của các đàn quạ Thành mùi: mùi gây gây của xác người, mùi khét lẹt của những gì đốt lên ở nhà có người chết Thành tiếng: thê thiết của quạ trên những ngọn cây gạo, tiếng hờ khóc gió đưa vào tận nhà, văng vẳng như từ dưới âm ty vọng lên Cuộc sống khắp nơi, ngay cả cái xóm ngụ cư đều

bị bao vây trong những mùi, những tiếng thê lương ấy Người chưa chết thì ủ rũ, hốc hác, thở than tuyệt vọng Không gian điêu tàn, vỡ nát Cái chết lan tràn khắp nơi Cái sống chỉ còn thoi thóp, leo lét Vậy mà một chuyện trái đời đã xảy ra: Chuyện lấy vợ lấy chồng Chẳng theo nghi lễ nào cả Cô gái đói lâu ngày, Tràng

Trang 35

mời cô ăn bát bánh đúc, và cô theo không Tràng về mà chẳng có cưới hỏi gì cả Một hoàn cảnh trớ trêu và ngược đời Lấy vợ lấy chồng ít ra vào lúc đời sống đang bình thường, lúc “ăn lên làm nổi” như mẹ Tràng nói chứ đâu lấy nhau trong cơn đói chết này Việc lấy vợ lấy chồng lúc này là một thách thức của cái đói và cái chết Quang cảnh con đường về nhà họ như đi qua cõi âm, thấp thoáng là những bóng ma dật dờ, đón rước họ là bầy quạ, len vào giấc ngủ của họ là tiếng khóc hờ, tỉ tê, càng khuya càng rõ từ nhà có người chết; về tới nhà thì cảnh nhà vắng teo, rúm ró, hoang tàn, héo hắt, bữa cơm chỉ cháo loãng với muối hột, chè cám…Cái đói, cái chết bám theo quyết liệt với tất cả sức hủy diệt của nó Tưởng như tương lai đang chờ đón đôi vợ chồng này là cái chết đang đến gần Nhưng không sức sống tiềm tàng ẩn trong những gì tưởng như sẽ chết, nay lại bùng phát lên với một sức sống mãnh liệt tạo ra

sự biến đổi kì diệu Tất cả đều khác Trẻ con khác, người lớn khác, Tràng khác, bà

cụ khác Còn cô gái? Chính tác giả đã gửi sức sống vào người đàn bà khốn khổ ấy

Nó tỏa ra từ thị Thị như được bà tiên cho hương thơm như cô Tấm lan tỏa sức ấm

ra khắp không gian chòm xóm của xóm ngụ cư Sức ấm đó là sự đổi đời, thay đổi số phận của rất nhiều con người trong cơn đói triền miên Thị đích thị là vợ nhặt rồi, nhưng ở thị toát ra sức sống tiềm tàng, trường cửu, mãnh liệt và màu nhiệm Phải có mối đồng cảm sâu sắc, phải có sự quan sát tỉ mỉ, phải có sự phẫn nộ cao độ đối với những kẻ gây ra cái chết đó, Kim Lân mới viết lên dòng văn có sức thuyết phục như vậy Miêu tả những cảnh đời cơ cực, văn xuôi Kim Lân vừa như tiếng nấc nghẹn ngào, đau xót vừa là tiếng nói bênh vực quyền sống cơ bản nhất của con người Song sức hấp dẫn mạnh mẽ của sáng tác Kim Lân không chỉ dừng ở phương diện tố khổ Và nhân vật của Kim Lân nghèo thật, khổ thật nhưng không có hèn Trái lại, những trang viết của ông lấp lánh một sức sống, ấm áp một niềm tin mãnh liệt và nghị lực, vào phẩm giá, vào khát vọng cao đẹp của con người Mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau có thể xem như một phép đòn bẩy cho mảng sáng của tình người, của khát vọng tỏa sáng ánh hào quang đặc biệt của chủ nghĩa nhân văn Dù

sống trong cảnh ngộ khốn cùng, những con người “đầu thừa đuôi thẹo ấy” vẫn

không bị tiêu diệt, không gục ngã, họ vẫn trụ được, hơn nữa lại vượt lên chiến thắng

Trang 36

với một sức sống mãnh liệt, phi thường Càng trong hoàn cảnh sống mờ tối, lay lắt, niềm khao khát được sống hạnh phúc và tình thương yêu giữa những con người nghèo khổ càng tỏa sáng, bất diệt Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc còn làm cho người ta trở nên lương thiện, đầy ước mong và những ý nghĩ tốt lành Điều đang quý và cũng đáng trọng là bởi niềm khát khao cứ âm thầm vươn lên từ đói

khát, tối tăm Tư tưởng nhân văn sâu sắc này Kim Lân đã nhiều lần tâm sự: “Tôi định viết truyện ngắn với ý là: khi đói người ta không nghĩ tới con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn

hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người”[72, tr10-11] Những tác

phẩm của Kim Lân là những tiếng nấc nghẹn ngào xót xa cho những cảnh đời cơ cực, vừa là tiếng nói lên án chế độ áp bức của xã hội đẩy con người đến cái đói, cái chết Bên cạnh đó là tâm tư quan niệm viết văn của ông về chính số phận con người, cảnh đời mà ông nói tới trong những tác phẩm của mình

Sinh ra và lớn lên từ nông thôn, Kim Lân lại sống gần gũi với người dân ông hiểu được phong tục tập quán và ngôn ngữ của họ Đó là cơ sở để nhà văn có lối viết chân thật, giản dị, gần gũi với cuộc sống thường ngày của người dân quê Kim Lân rất tài khi chọn lựa chi tiết, hình ảnh và ngôn từ khi sáng tác văn chương Nói như nhà văn Nguyễn Khải đã từng coi Kim Lân là một trong số ít nhà văn sáng tác

được những tác phẩm “không phải người viết mà là thần viết” Văn Kim Lân không

đao to búa lớn mà chữ chữ hàng hàng chân chất như củ khoai củ sắn, lời văn trong lối kể cũng không ồn ào, mà cứ rỉ rủ, rỉ rả, thánh thót Kim Lân không ưa đánh bóng

mạ kền con chữ, hàng chữ Ông có cái nhìn, cái óc nghĩ, cái lối diễn đạt của người

xứ quê, bình dị, chất phác pha chút hóm hỉnh, đầy chất văn, chững chạc, trong sáng

Trang 37

làng quê và tâm hồn người dân quê với những nét đẹp văn hóa truyền thống của nó Đây là cảm hứng thẩm mĩ chủ yếu chi phối những sáng tác của nhà văn Kim Lân Nhà văn với những sắc thái riêng của mình tạo nên những đóng góp đáng kể trong nền văn học Việt Nam hiện đại

Hiện thực làng quê trong sáng tác của nhà văn Kim Lân là hiện thực cuộc sống sinh hoạt đời thường hàng ngày của người nhà quê Kim Lân lấy chính yếu tố phong tục làm đối tượng trong sáng tác của mình Văn xuôi Kim Lân góp phần mở cửa cho hiện thực đi vào đời sống sinh hoạt phong tục đời thường trong cuộc sống hàng ngày của người dân quê Cuộc sống sinh hoạt đời thường chính là chất sống hiện thực cụ thể của làng quê và con người nhà quê được thể hiện sinh động trong các tác phẩm cụ thể của Kim Lân Thôn quê và đời sống tâm hồn người nông dân, nơi tích tụ kết tinh, nhiều tầng bậc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam chỉ

có thể hiện lên sinh động với chiều sâu hiện thực của nó trong văn học qua cái đời thường hàng ngày của chính nó Đời thường hàng ngày là nơi con người bộc lộ mình chân thực nhất, đầy đủ, toàn diện, sâu sắc nhất Cuộc sống làng quê hiện lên đầy đủ, cùng với các tầng bậc của nó chính là ở cái đời thường hàng ngày với những phong tục tập quán sinh hoạt làng quê - nơi bộc lộ đầy đủ, sâu sắc những nét đặc trưng của hiện thực cuộc sống Văn xuôi hiện thực đi vào cuộc sống đời thường của làng quê là đến được với nét đặc trưng bản chất của hiện thực đời sống người nông dân Kim Lân từ hướng tiếp cận hiện thực này đã có những đóng góp tích cực

đi sâu vào khám phá những giá trị đa dạng, đa tầng của nền văn hóa làng truyền thống, đặc sắc Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra cái đặc sắc của Kim Lân khi sáng tác của ông “nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành

mạnh”, nhưng qua đó ông đã “biểu hiện một phần vẻ đẹp của người nông dân trước cách mạng - những người sống vất vả, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa” [45, tr393] Lữ Huy Nguyên khi giới thiệu Tuyển tập Kim Lân

đã đánh giá: Kim Lân là người đã thành công trong một loạt truyện viết về thú chơi, đặc biệt nổi tiếng với các truyện viết về phong tục làng quê đến nỗi Lữ Quốc Văn

Trang 38

đã phải viết thành chữ nghĩa hẳn hoi, rằng Kim Lân “là nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất của Việt Nam ta” [41, tr18-19]

Trong sáng tác của mình Kim Lân cũng phản ánh những hủ tục lạc hậu của làng quê như các tác phẩm của Tô Hoài, Bùi Hiển và Ngô Tất Tố trước đó Nhưng chủ yếu sáng tác của Kim Lân khi thể hiện làng quê từ bình diện phong tục là ông khám phá những giá trị văn hóa cổ truyền của làng quê, khi ông đi sâu vào thể hiện thuần phong mỹ tục, những sinh hoạt văn hóa tinh thần lành mạnh của người dân

trong trang viết của mình Những tác phẩm nổi tiếng như: Đôi chim thành, con Mã Mái, Chó săn, Tông chim cả cả cuống, ông Pháo, cô Dí, Thổi ống sùy đồng, Ngôi đất hình nhân bái tướng, Voi cái ngựa lồng…dường như được Kim Lân hóa thân

vào làm cho bức tranh phong tục dân gian với những nét đẹp truyền thống của làng quê Việt Nam hiện lên sắc nét và độc đáo Thông qua những bức tranh về phong tục văn hóa dân gian làng quê đó, Kim Lân đã thể hiện tầng sâu của cảm thức văn hóa

về cái đẹp và sự phong phú trong đời sống tâm hồn của người dân quê, vừa thuần hậu dân dã, vừa tài hoa mã thượng trong cuộc sống chốn hương thôn Và cũng qua những truyện viết về những thú chơi, những cái thuộc về đời sống phong tục tinh hoa văn hóa dân gian của vùng Kinh Bắc cũ nhà văn đã đi sâu thể hiện đời sống của con người làng quê Đó là cái tình người thuần phác mà sâu đậm nghĩa tình gắn bó

Nó là cái cốt yếu nhất trong đời sống làng quê để gắn con người trong tình làng nghĩa xóm keo sơn, giúp cho chính mỗi con người giữ được phẩm chất trong sạch của mình qua những thử thách cam go của hoàn cảnh sống Ông khẳng định cái thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm của mình là sức sống mãnh liệt về truyền thống đạo

lý của người dân làng xã Ông tiếp cận hiện thực từ bình diện phong tục trong cảm quan chủ đạo các điểm sáng mà ông đưa vào trong truyện là những suy nghĩ về nhân phẩm con người, từ hiện thực về sức sống của nó trong xã hội thực dân nửa phong kiến, ông khẳng định trong nghèo đói người ta vẫn giữ đạo lý Đạo lý truyền thống với sức sống mãnh liệt của nó trong cuộc sống làng quê là các mối quan hệ đạo lý tình cảm gốc rễ của con người Đó là đạo lý làm cha, làm mẹ, làm vợ, làm con…Ông khẳng định chính những tình cảm gốc rễ của con người đã giúp cho con

Trang 39

người làng quê sống thực sự “cho ra con người” ngay cả trong những thú chơi tao nhã Đằng sau những thú chơi tao nhã ấy là cả cuộc sống thường nhật của gia đình người đồng quê với những sắc thái tinh thần của nó Không có một gia đình êm ấm, không có vợ và con trân trọng cái thú chơi chọi gà của ông mà hết lòng chiều chồng, chiều cha tần tảo lấy tiền về nuôi gia đình thì không thể có hình ảnh một ông

Cả Chuẩn “mê thích gà chọi”, sống hết mình cho thú chơi tao nhã ấy (Con Mã Mái)

Kim Lân qua việc miêu tả những thú chơi trong đời sống phong tục, đã tập trung không ít bút lực của mình vào tình người trong mối quan hệ gia đình truyền thống,

từ đó mở ra mối quan hệ cộng đồng làng - nước Kim Lân đã chạm tới gốc rễ trong đời sống văn hóa tinh thần của con người làng quê Từ tình cảm trong gia đình với

sự thuần hậu ấm êm truyền thống (Con Mã Mái), Kim Lân đã thể hiện trong sáng tác của mình những tình cảm nồng hậu của người dân quê (Đôi chim thành) Tác

phẩm của Kim Lân đã khẳng định nét đẹp truyền thống giàu tình người của quan hệ gia đình và cộng đồng trong cuộc sống hàng ngày của người dân quê thông qua việc miêu tả những thú chơi tao nhã trong phong tục làng xã Đó chính là một nét bản sắc văn hóa tinh thần của người nông dân thôn quê mà Kim Lân đã khám phá và thể hiện trong những sáng tác của mình khi tiếp cận hiện thực nông thôn từ bình diện phong tục Kim Lân đã khẳng định cái mặt phong phú sáng đẹp trong đời sống văn hóa thần truyền thống của người nông dân sau lũy tre làng: Họ không chỉ sống với khát vọng được no cơm ấm áo, mà ở họ là những khát khao vươn tới đời sống văn hóa tinh thần, hướng tới cái đẹp qua những đam mê cầu kỳ của những thú chơi dân

dã Cuộc sống của họ lam lũ nhọc nhằn bán mặt cho đất, bán lưng cho giời để kiếm miếng cơm manh áo nơi đồng quê, nhưng đằng sau đó còn ẩn chứa sự thông minh tài hoa, khéo léo trong sinh hoạt tinh thần Bao nhiêu sinh hoạt phong tục là bấy nhiêu cách cảm, cách nghĩ, cách tổ chức, dàn dựng, cái nhìn thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo cái đẹp

2.1.4 Văn chương là cái nhìn từ tầm cao mới

Trong cuộc sống, cái nhìn là một nhu cầu để quan sát sự vật, còn trong văn chương cái nhìn không đơn thuần dừng lại ở đó, nó được nâng cao hơn, thể hiện sự

Trang 40

khám phá, phát hiện của chủ thể mang tính nghệ thuật Mỗi nhà văn lớn đều có cái nhìn riêng của mình Nghệ thuật không thể thiếu được cái nhìn, cái nhìn chính là sự khám phá, phát hiện, thâm nhập vào sự vật từ bên ngoài Cái nhìn mang tính chủ quan, thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, hình ảnh, chi tiết…Đằng sau cái nhìn là thái độ, tình cảm của tác giả Kim Lân đã từng quan

niệm: “Người cầm bút phải có một cái nhìn từ một tầm cao nhất định mới, có thể không thi vị hóa cái hàng ngày nhưng đủ khiến những cái tưởng như rất tẻ nhạt, vô

vị thành những cái đẹp hồn hậu dễ thương” [24] Và nếu như Vũ Trọng Phụng chỉ nhìn thấy mặt trái của xã hội “chó đểu” (dâm ô, trụy lạc), Nguyễn Công Hoan chỉ

nhìn thấy sự giả dối, đê tiện của hạng người lố bịch, Nam Cao lại cố gắng đi tìm cái nhân tính còn sót lại ở mỗi con người, nghĩa là nhìn con người trong tình trạng sống mòn, thì cũng giống như Nguyễn Tuân chỉ thấy cái tài hoa, bặt thiệp của mỗi con người, Kim Lân luôn soi vào hiện thực một cái nhìn riêng, ông hướng cái nhìn của mình vào phần tốt lành, hướng thiện của mỗi con người, đó là vẻ đẹp tiềm ẩn, là đốm sáng, là nét tài hoa, là đạo đức, tình cảm của những “nghệ sĩ đồng quê” Chẳng hạn, người nông dân theo quan niệm cổ truyền, họ là những người to khỏe, yêu lao động Nhưng trong con mắt của Kim Lân, sự to khỏe ấy được nâng lên ở mức phi thường, kinh ngạc Họ không những là người rất giỏi võ nghệ, sẵn sàng tập luyện để lên đường đánh giặc khi tổ quốc cần như: ông Cản Ngũ, cụ Cả Lẫm, Trạng Sặt…những đô vật lừng danh không chỉ có nguồn gốc đồng ruộng mà còn là những nghệ sĩ đồng quê hết sức tài hoa khéo léo, am hiểu thú chơi cây cảnh, chọi gà, thả chim…Họ thông tường từ cách chọn giống, nhận xét vật nuôi cho đến chăm sóc chúng và cả những lắt léo của luật chơi Với Kim Lân, con người quan trọng nhất là

“cái tâm” và ông nhìn thấy ở những người nông dân “lủ khủ lù khù ấy” cả một thế

giới tình cảm sâu đậm Vì thế điểm nhìn của nhà văn được xoáy vào đó như một điểm sáng trong góc tối, nổi bật lên là tình người, tình mẹ con, tình cha con, tình anh em, tình bạn bè, tình xóm làng, tình họ hàng, tình yêu đất nuớc thể hiện trong lúc chơi (Đôi chim thành, ông Cản Ngũ), trong lúc lao động (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê), ngay cả trong lúc đói (Đứa con người vợ lẽ, Vợ nhặt)

Ngày đăng: 23/07/2015, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w