1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học

148 5,8K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 876,97 KB

Nội dung

Qua việc điều tra thực tế dạy – học các kiểu câu của giáo viên và học sinh tiểu học, chúng tôi nhận thấy còn nhiều bất cập trong lý luận cũng như trong thực tiễn dạy- học, bất cập về kiế

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học sư phạm hà nội 2

-*** -

Nguyễn thị mai anh

Các kiểu câu và việc dạy – học câu tiếng Việt ở tiểu học

Luận văn thạc sĩ Giáo dục học

Hà Nội, 2009

Trang 2

Các thầy, cô Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Trường tiểu học Phố Ràng, Trường tiểu học số 1 Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 3

Lêi cam ®oan

Trang 4

B¶ng ký hiÖu c¸c ch÷ viÕt t¾t trong luËn v¨n

Trang 5

Mục lục

Lời cảm ơn 1

Lời cam đoan 2

Mục lục 3

Bảng ký hiệu các chữ các viết tắt 6

mở đầu 7

Lý do chọn đề tài 7

Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8

Mục đích nghiên cứu 9

Nhiệm vụ nghiên cứu 10

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

Phương pháp nghiên cứu 11

Những đóng góp của luận văn 12

nội dung 13

Chương 1 cơ sở lý luận 13

1.1 Câu và quan niệm về câu đúng 13

1.1.1 Định nghĩa câu 13

1.1.2 Quan niệm về câu đúng 13

1.2 Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích nói 14

1.2.1 Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp 14

1.2.2 Câu chia theo mục đích nói 19

1.3 Thành phần câu tiếng Việt 21

1.3.1 Định nghĩa thành phần câu 21

1.3.2 Hệ thống thành phần câu tiếng Việt 22

1.3.3 Các thành phần câu có liên quan đến phạm vị nghiên cứu của đề tài 22

Trang 6

1.4 Kết luận chương 23

Chương 2 Thực trạng dạy và học câu tiếng việt ở tiểu học 25

2.1 Thực trạng dạy câu tiếng việt của giáo viên tiểu học 38

2.1.1 Mục đích điều tra 38

2.1.2 Cách thức điều tra 39

2.1.3 Nội dung điều tra 39

2.1.4 Kết quả điều tra 39

2.2 Thực trạng học câu tiếng việt của học sinh tiểu học 41

2.2.1 Khả năng tiếp thu lý thuyết của học sinh tiểu học 41

2.2.2 Khả năng thực hành của học sinh tiểu học 43

2.3 Các lỗi về câu của học sinh tiểu học 47

2.3.1 Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu 47

2.3.2 Các lỗi về dấu câu 52

2.4 Tiểu kết 56

Chương 3 Những giải pháp cho vấn đề dạy – học câu tiếng việt ở tiểu học 58

3.1 Bổ trợ kiến thức về câu, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nâng cao ý thức trách nhiệm cho giáo viên tiểu học 58

3.2 Phương pháp dạy các bài lý thuyết về câu 61

3.2.1 Tổ chức dạy kiến thức, quy tắc cho học sinh lớp 2, 3 61

3.2.2 Tổ chức hình thành khái niệm cho học sinh lớp 4, 5 62

3.3 Phương pháp dạy các bài thực hành về câu 65

3.3.1 Dạng bài tập dựa vào tranh hoặc nội dung bài thơ, trả lời câu hỏi 65 3.3.2 Dạng bài tập tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi nhất định 66

3.3.3 Dạng bài tập đặt câu theo mẫu 67

3.3.4 Dạng bài tập đặt câu cho từng bộ phận câu 68

Trang 7

3.3.5 Dạng bài tập đặt câu theo yêu cầu 69

3.3.6 Dạng bài tập nhận diện kiểu câu 70

3.3.7 Dạng bài tập ghép từ ở cột A – B để tạo thành câu 71

3.3.8 Dạng bài tập tìm và xác định thành phần câu 73

3.3.9 Dạng bài tập về dấu câu 74

3.4 Phương pháp dạy các mẫu câu cụ thể 76

3.4.1 Phương pháp dạy câu kiểu Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào? 76

3.4.2 Phương pháp dạy các bài về câu ghép 82

3.4.3 Phương pháp dạy câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm 83

3.5 Phương pháp sử các lỗi sai về câu 85

3.5.1 Đối với các lỗi sử dụng câu không đúng mẫu 86

3.5.2 Các lỗi về dấu câu 88

3.6 Thực nghiệm 91

3.6.1 Mục tiêu thực nghiệm 91

3.6.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 91

3.6.3 Đối tượng thực nghiệm 91

3.6.4 Tổ chức thực nghiệm 91

3.6.5 Nội dung thực nghiệm và đánh giá kết quả 92

kết luận 100

Tài liệu tham khảo 102

PHụ lục 105

Mở đầu

Trang 8

I Lý do chọn đề tài

Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, ngôn từ và văn bản Về phương diện cấu trúc, nó là phạm

vi lớn nhất của những mối quan hệ ngữ pháp chính danh Tất cả các quan hệ ngữ pháp có thể có

được đều chỉ có trong phạm vi câu

Có thể nói rằng, việc dạy học câu luôn là trung tâm trong các trường học, đặc biệt ở các trường tiểu học Dạy câu giúp học sinh học tốt hơn những kiến thức như : âm vị, hình vị, từ, cụm từ

và cả các đơn vị lớn hơn câu: đoạn và văn bản Chính những lý do trên, việc dạy học câu được hình thành ngay ở những lớp đầu cấp trong chương trình tiểu học Học sinh được học những kiến thức sơ giản về câu bắt đầu ở lớp 2 trong phân môn Luyện từ và câu

Nhưng trong thực tế dạy- học với chương trình ngữ pháp tiếng Việt, liệu học sinh tiểu học

đã nói đúng, viết đúng tiếng Việt văn hoá chưa? Liệu học sinh đã nắm được các mẫu câu và các kiểu câu chưa? Những câu hỏi đó được nhìn từ phía chương trình sách giáo khoa giáo viên hay phía học sinh? Hay cả ba phía ? Đó là một câu hỏi “nóng” cần được xem xét

Qua việc điều tra thực tế dạy – học các kiểu câu của giáo viên và học sinh tiểu học, chúng tôi nhận thấy còn nhiều bất cập trong lý luận cũng như trong thực tiễn dạy- học, bất cập về kiến thức ngữ pháp cũng như trong vận dụng thực hành của học sinh Chính vì thế, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Các kiểu câu và việc dạy- học câu tiếng Việt ở tiểu học làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình

II Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là:

- Làm rõ thực trạng dạy và học các kiểu câu ở tiểu học

- Tìm ra phương pháp, cách thức dạy học các kiểu câu ở tiểu học

Trên cơ sở đó, chúng tôi hy vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu nói riêng và môn tiếng Việt nói chung ở tiểu học

III Nhiệm vụ nghiên cứu

- Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trình bày khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến các kiểu câu

- Tìm hiểu các kiểu câu được dạy trong chương trình tiểu học

- Khảo sát và điều tra thực tế dạy học các kiểu câu của giáo viên và học sinh thuộc tỉnh Lào Cai

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học các kiểu câu và mẫu câu tiếng Việt

ở tiểu học

- áp dụng một số phương pháp, cách thức dạy các kiểu câu vào việc giảng dạy thử nghiệm ở một số trường tiểu học để xem xét tính khả thi của các biện pháp

IV Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 9

Với đề tài này, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu cơ bản là câu trên hai phương diện:

- Các kiểu câu

- Việc dạy- học câu tiếng Việt ở tiểu học (Lớp 2- lớp 5)

2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu “ Các kiểu câu và việc dạy- học câu tiếng Việt ở tiểu học” là một vấn đề tương

đối rộng và khá phức tạp Với khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Các kiểu câu được dạy và học ở tiểu học (không bàn tới toàn bộ hệ thống câu tiếng Việt)

- Đối tượng điều tra nghiên cứu là giáo viên và học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 (không chọn lớp

1 vì học sinh lớp 1 chưa học câu)

- Phạm vi điếu tra nghiên cứu là 3 vùng địa lý thành phố, trung du, miền núi thuộc tỉnh Lào Cai, nơi chúng tôi đang công tác (không tiến hành ở các tỉnh thành phố khác)

V Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của luận văn là: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, tổng hợp lí luận, phương pháp phân tích, phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê, phương pháp khái quát hoá, phương pháp thực nghiệm

Trong khi thực hiện đề tài luận văn, các phương pháp trên sẽ được sử dụng đồng thời, có sự

hộ trợ, phối kết hợp với nhau

VI Những đóng góp của luận văn

Luận văn thành công sẽ:

- Làm rõ tình hình dạy và học câu ở tiểu học (đặc biệt là các trường tiểu học ở Lào Cai)

- Đưa ra phương pháp và các thức dạy các kiểu câu và mẫu câu ở tiểu học

- Góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh đối với phân môn luyện từ và câu nói riêng và phân môn tiếng Việt nói chung trong trường tiểu học

- Mở ra hướng nghiên cứu và định hướng thiết thực cho việc dạy học môn tiếng Việt ở tiểu học

Chương 1 Cơ sở lý luận 1.1.Trong chương này, chúng tôi trình bày nhận thức về định nghĩa câu và quan niệm về câu đúng

Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp ( bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ

điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ {5, tr.107}

Một câu đúng phải bao gồm các yếu tố sau:

+ Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt

+ Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy của người Việt

+ Câu phải có thông tin mới

+ Câu phải được đánh dấu câu phù hợp

1.2 Tiếp theo, luận văn trình bày câu chia theo cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích nói Câu

Trang 10

chia theo cấu tạo ngữ pháp gồm: câu đơn, câu phức và câu ghép Câu chia theo mục đích nói bao gồm: câu sử dụng theo lối trực tiếp (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán và câu cầu khiến), câu sử dụng theo lối gián tiếp (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến)

1.3 Mục thứ ba trong chương 1 được dành để trình bày các thành phần câu tiếng Việt, đặc biệt các thành phần được dạy trong chương trình tiểu học: thành phần trạng ngữ, thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ

Tóm lại, khi nói, viết chúng ta cần sử dụng câu để đạt hiệu quả trong giao tiếp Đảm bảo chức năng sử dụng ngôn ngữ - phương tiện tư duy, giao tiếp của con người Mỗi một câu bao gồm

về cấu tạo ngữ pháp, dấu hiệu hình thức… và quan trọng đặt đúng câu trong một ngữ cảnh giao tiếp Chương 2 Thực trạng dạy và học câu tiếng việt

ở tiểu học Trước khi vào trình bày ở chương hai, luận văn hệ thống tất cả các bài được dạy về câu trong chương trình tiểu học

2.1.Trong chương này, chúng tôi trình bày thực trạng dạy tiếng Việt của giáo viên tiểu học thông qua các phiếu điều tra Hoạt động điều tra được thông qua mục đích điều tra là làm rõ thực trạng về chất lượng dạy học tiếng Việt của giáo viên tiểu học và được tiến hành trên địa bàn thuộc tỉnh Lào Cai

Số giáo viên điều tra : 168

Địa điểm điều tra: Giáo viên thuộc tỉnh Lào Cai

(Tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng)

Qua việc khảo sát của giáo viên tiểu học, chúng tôi nhận thấy:

Việc nắm kiến thức của giáo viên tiểu học còn rất nhiều hạn chế, bản thân giáo viên còn lúng lúng về vấn đề ngữ pháp tiếng Việt Kiến thức của giáo viên còn hổng nhiều về cả lý thuyết và thực hành Những con số thống kê trên đây cho thấy khả năng nắm kiến thức ngữ pháp của giáo viên tiểu học là đáng báo động

Đa số giáo viên còn có nhiều khó khăn trong vấn đề dạy các kiểu câu trong trường tiểu học Các khó khăn đó là: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, học sinh dân tộc Đặc biệt là từ đội ngũ giáo viên

Về phương pháp, chưa có giáo viên nào nêu được phương pháp giúp học sinh tiểu học nắm chắc cấu trúc các mẫu câu và làm tốt các bài tập liên quan tới các kiểu câu Ngoài một số ít giáo viên nêu được phương pháp dạy mang tính khả thi, phần lớn giáo viên chỉ nêu theo đặc trưng của vùng miền

168 16 8 121 11 168 32

Trang 11

Theo chúng tôi, để có thể dạy một số ít các thành phần câu (ở tiểu học, học sinh chỉ học thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) cũng như để có thể dạy một số ít các kiểu câu (ở tiểu học, học sinh chủ yếu học câu đơn hai thành phần), giáo viên bắt buộc phải có một thông hiểu biết chung về ngữ pháp tiếng Việt (rộng hơn những gì họ dạy) Song thực tế điều tra cho thấy ngay cả kiến thức cơ bản có liên quan chặt chẽ đến chương trình, khá nhiều giáo viên chưa nắm được, chưa nói tới khả năng bao quát những nội dung rộng lớn của ngữ pháp tiếng Việt

2.2 Trong phần này, chúng tôi đề cập đến thực trạng học tiếng Việt của học sinh tiểu học Chúng tôi tiến hành điều tra với mục đích xem khả năng tiếp thu lý thuyết và thực hành bài tập của học sinh thuộc tỉnh Lào Cai Cách thức điều tra, chúng tôi tiến hành khảo sát lý thuyết đối với học sinh lớp 4, 5 bằng hệ thống các câu hỏi có liên quan tới lý thuyết mà các em đã được học Còn phần thực hành các bài tập được khảo sát từ lớp 2 đến lớp 5

Kết quả điều tra về lý thuyết như sau:

Lớp 4: Số học sinh điều tra : 275

(Tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng)

Trường

Tiểu học

TS

HS Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6 S.L % S.L % S L % S.L % S L % S.L %

Lớp 5: Số học sinh điều tra : 268

(Tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng)

Trường

Tiểu học

TS

HS Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6 S.L % S.L % S L % S.L % S L % S.L %

Số học sinh điều tra : 258

(Số lượng và tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng)

Trường

Tiểu học

TS

HS Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6 S.L % S.L % S L % S.L % S L % S.L %

Trang 12

(Số lượng và tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng)

Trường

Tiểu học

TS

HS Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6 S.L % S.L % S L % S.L % S L % S.L %

Lớp 4:Số học sinh điều tra : 275

(Số lượng và tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng)

Trường

Tiểu học

TS

HS Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6 S.L % S.L % S L % S.L % S L % S.L %

Lớp 5: Số học sinh điều tra : 268

(Số lượng và tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng)

Trường

Tiểu học

TS

HS Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6 S.L % S.L % S L % S.L % S L % S.L %

Qua đó, chúng tôi thấy rằng phần đa học sinh tiểu học chưa nắm được yêu cầu về kiến thức các kiểu câu, xem xét trong phạm vi chuẩn kiến thức thì các em chưa đạt chuẩn về kiến thức, kỹ

năng Điều tra này sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng câu (trên phương diện thực hành) của các em

Kết quả điều tra cho thấy khả năng thực hành về các kiểu câu của học sinh ở các trường thuộc ba vùng khác nhau chênh lệch khá lớn Vùng thành phố, tỷ lệ học sinh làm đúng các bài tập cao hơn vùng trung du và miền núi

Từ những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy khả năng vận dụng thực hành của học sinh đạt yêu cầu chưa cao Việc vận dụng giữa lý thuyết và thực hành còn xa rời, chưa bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau Lý thuyết chưa thực sự đi đôi với thực hành

2.3 Mục thứ ba, chúng tôi đề cập đến vấn đề các lỗi về câu của học sinh tiểu học Chúng tôi đề cập

đến các loại lỗi sau: Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu, lỗi về dấu câu

* Kết quả thống kê và phân loại sử dụng câu không đúng mẫu

Trang 13

Số học sinh lớp 2: 258; lớp 3: 222; lớp 4: 275; lớp5 : 268

Bảng 1- Kết quả khảo sát sử dụng câu không đúng mẫu của học sinh lớp 2, 3, 4, 5

Học sinh Số bài được khảo sát

Số học sinh mắc lỗi sử dụng câu không đúng mẫu

Kết quả khảo sát tình hình mắc lỗi về dấu câu:

Bảng- Kết quả khảo sát lỗi về dấu câu của học sinh lớp 4,5

Học sinh Số bài được khảo sát Số học sinh mắc lỗi về dấu câu

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi thấy khả năng nắm các mẫu câu, sử dụng dấu câu trong các mẫu của học sinh còn rất nhiều hạn chế Kiến thức ngữ pháp của các em nắm không chắc nên dẫn đến lỗi sai khi

sử dụng và vận dụng mẫu câu

Khi tiến hành điều tra để tìm hiểu lí do tại sao học sinh không có thói quen sử dụng dấu câu hoặc sử dụng dấu câu sai quy tắc, chúng tôi phát hiện thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau:

+ Học sinh không có thói quen dùng dấu câu trong các bài viết vì không được rèn luyện và nhắc nhở thường xuyên

+ Do học sinh không nhớ quy tắc dùng dấu câu nên ngại không dùng khi viết câu

+ Học sinh không nắm được cấu tạo và không phân loại được các kiểu câu theo mục đích nói (những kiểu câu này thường gắn với một dấu hiệu hình thức để nhận biết đó là dấu câu) nên không biết đánh dấu câu theo qui tắc

Trang 14

+ Học sinh không nắm được cấu trúc cơ bản của các mẫu câu cụ thể

+ Học sinh không nắm được dấu hiệu hình thức nhận biết các loại câu

+ Học sinh không nắm được tác dụng sử dụng mẫu câu, kiểu câu đặt trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

Học sinh tiểu học còn mắc nhiều lỗi về sử dụng câu không đúng mẫu, lỗi về dấu câu Trước

đây, khi nghiên cứu lỗi ngữ pháp, người ta thường xét những câu sai một cách cô lập nên chỉ chú ý

đến các lỗi trong cấu trúc nội bộ của câu Đồng thời người ta cũng chú ý đến cấu trúc cú pháp, ít chú ý đến nghĩa khi xem xét câu và chưa thực sự quan tâm tới vấn đề sử dụng câu không đúng mẫu Cách làm này rõ ràng là chưa thuyết phục Câu chỉ có thể bàn về lỗi khi chúng ta cần đặt câu trong trong văn bản và trong các mẫu cố định để xem xét và dựa vào yêu cầu về câu trong văn bản, và trong một mẫu câu cụ thể để đối chiếu, xác định một câu như thế nào thì bị coi là mắc lỗi Đặc biệt vấn đề sử dụng câu không đúng mẫu phải cần được quan tâm một cách xứng đáng Bên cạnh đó, việc tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của học sinh cũng chưa được quan tâm đúng mức

Chương 3

Những giải pháp cho vấn đề dạy- học

tiếng việt ở tiểu học Trong chương này, luận văn đưa ra những giải pháp cho vấn đề dạy – học tiếng Việt ở tiểu học Trước hết, luận văn đưa ra giải pháp bổ trợ kiến thức về câu, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nâng cao ý thức trách nhiệm cho giáo viên tiểu học

1 Qua sự phân tích trên, theo chúng tôi việc bổ trợ kiến thức về câu, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

và nâng cao ý thức trách nhiệm cho giáo viên tiểu học cần thực hiện theo những hướng sau:

+ Tổ chức đào tạo- bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên, trình độ tối thiểu của giáo viên tiểu học phải đạt từ cao đẳng trở lên

+ Làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức ngữ pháp nói chung và kiến thức về câu nói riêng cho giáo viên ở các trường tiểu học với các hình thức:

- Tổ chức và kiểm tra việc nắm chương trình, sách giáo khoa đặc biệt là phần câu trong chương trình ở tiểu học

- Hiểu biết và vận dụng phương pháp mới ở tiểu học

- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về vấn đề dạy học các kiểu câu ở tiểu học

- Tham mưu tốt với cấp trên xây dựng chuyên đề, mời chuyên gia tập huấn

- Thường xuyên cho giáo viên viết kinh nghiệm dạy học, đề tài nhằm giúp giáo viên nắm các kiểu câu và việc dạy học câu ở tiểu học

- Tổ chức tốt các cuộc thi về kiến thức có liên quan tới kiến thức về câu, mỗi giáo viên nên tham gia công tác hội giảng nhằm thể hiện mình, thể hiện hiểu biết của mình trong công cuộc đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học

+ Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho mỗi giáo viên tiểu học bằng các hình thức:

- Học tập và nâng cao trình độ đối với từng giáo viên

Trang 15

- Xây dựng tổ sách tham khảo để giáo viên luôn cập nhật và tự hoàn thiện mình

- Tổ chức tốt các buổi tham quan học tập kinh nghiệp các trường bạn

2 Tiếp theo, luận văn đưa ra phương pháp dạy các bài lý thuyết về câu gồm các bước sau:

Bước 1: Phân tích ngữ liệu với mục đích từng bước làm rõ những dấu hiệu bản chất của

khái niệm

Bước 2: Khái quát hoá các dấu hiệu, thiết lập quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm,

thuật ngữ Học sinh nắm thao tác so sánh và tổng hợp

Bước 3: Trình bày định nghĩa khái niệm, chính xác hoá bản chất của dấu hiệu và các mối

Bước 3: Báo cáo kết quả, nhận xét, tuyên dương

4 Luận văn đưa ra phương pháp dạy các mẫu câu cụ thể:

4.1 Phương pháp dạy câu kiểu Ai là gì? , Ai làm gì, Ai thế nào?

Với ba mẫu câu cơ bản này, giáo viên cần so sánh để thấy được đặc điểm giống và khác nhau của từng loại mẫu câu cụ thể:

(3) Là động từ (cụm động từ) trạng thái hoặc tính từ

Trang 16

Về phương pháp dạy học, giáo viên tổ chức lần lượt giải từng bài tập trong sách giáo khoa theo các bước đã hướng dẫn:

+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích) + Giáo viên giúp học sinh giải một phần bài tập để làm mẫu (một học sinh chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm vào vở bài tập.)

+ Học sinh làm bài ra phiếu hoặc vở bài tập Giáo viên uốn nắn

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ

4.2 Phương pháp dạy bài về câu ghép

Thứ nhất đây là kiểu bài lý thuyết Giáo viên phải nắm được về đặc điểm của kiểu bài cung cấp lý thuyết gồm ba phần như trong sách giáo khoa: phần nhận xét, phần ghi nhớ và phần luyện tập

Theo chương trình sách giáo khoa, sau khi hình thành khái niệm câu ghép sẽ là các bài cách nối các vế câu ghép Qua việc học cách nối các vế câu ghép (nối bằng từ ngữ có tác dụng nối, nối trực tiếp- không dùng từ ngữ nối), học sinh có thể nhận ra mô hình câu ghép Điều quan trọng là giáo viên giúp học sinh biết thể hiện mối quan hệ giữa những sự việc nêu ở các vế câu bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp

Giáo viên phải nắm và hướng dẫn học sinh nắm được mô hình và cách nối các vế câu ghép nhằm đảm bảo tính hành dụng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh

4.3 Phương pháp dạy câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm

Với ba kiểu câu cơ bản này, giáo viên cần so sánh để thấy được đặc điểm giống và khác nhau của chúng để từ đó nhận diện, phân loại và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập

-Kể, tả, hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người

- Nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn

-Biểu lộ cảm xúc (vui buồn, thàn phục, đau xót, ngạc nhiên)

Về

- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai,

- Cuối câu

kể thường

có dấu chấm

-Cuối câu

có dấu chấm than (!) hoặc

- Trong câu thường có các từ ngữ:

ôi, chao,

Trang 17

hình

thức

nào, sao, không )

- Cuối câu

có dấu chấm hỏi ( ? )

dấu chấm trời,quá,

lắm, thật )

- Cuối câu

có dấu chấm than ( ! )

ở phần này, giáo viên cần nắm chắc lý thuyết về những kiểu câu chia theo mục đích nói,

đặc biệt cần nắm được sự khác nhau như ở bảng so sánh trên Khi dạy, giáo viên cần nhấn mạnh những dấu hiệu nhận diện các kiểu câu cho học sinh nắm được Phần này không khó nhưng khá quan trọng vì nó liên quan đến những bài dạy về sử dụng dấu câu

5 Phần tiếp theo trong chương này, luận văn trình bày khá chi tiết về phương pháp sửa các lỗi về câu

Thứ nhất là chữa các lỗi về sử dụng câu không đúng mẫu: lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai là gì ? với câu kiểu Ai làm gì ?, lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế nào ?, lỗi nhầm câu cảm với câu kể

Phần thứ hai, nêu cách chữa 3 loại lỗi về dấu câu: lỗi dùng dấu chấm hỏi sau nhưng câu không phải câu nghi vấn, lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải câu cầu khiến hay câu cảm, lỗi dùng dấu chấm sau những câu không phải câu kể

Luận văn chỉ rõ, giáo viên cần định hướng, giúp cho học sinh:

+ Tự phát hiện và xác định lỗi sai của mình, tự tìm nguyên nhân mắc lỗi và tìm ra cách sửa lỗi

+ Học sinh tự phát hiện và tìm ra lỗi sai của bạn, giúp bạn xác định lỗi và thảo luận tìm ra cách chữa lỗi

Giáo viên không làm thay cho học sinh hoặc thực hiện chữa lỗi sai một cách qua loa

Sau khi giúp học sinh phát hiện lỗi, giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ mỷ để các em tìm

điều này, mỗi giáo viên phải có những kiến thức chuyên sâu về các mẫu câu và quan trọng mỗi giáo viên cần và nắm được kiến thức tổng quát về câu trong chương trình tiểu học Đồng thời luôn đảm bảo ba nguyên tắc trong dạy học ngữ pháp (nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc trực quan và nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp)

6 Thực nghiệm

+ Mục tiêu thực nghiệm

+ Nhiệm vụ thực nghiệm

Trang 18

+ Đối tượng thực nghiệm

+ Tổ chức thực nghiệm

+ Nội dung thực nghiệm và đánh giá kết quả

- Chọn nội dung thực nghiệm

Dựa trên chương trình tiếng Việt hiện hành (chương trình sau năm 2000), căn cứ vào nội dung, phân phối chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, chúng tôi chọn một bài tiêu biểu

về các kiểu câu trong chương trình tiểu học (Câu kể Ai thế nào?) Một bài dạy nhưng áp dụng hai

cách thức và phương pháp lên lớp khác nhau: Một bài dạy theo cách thức, phương pháp chúng tôi đã

đề xuất và một bài theo đung thiết kế hiện hành

- Thời gian và tổ chức thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm từ ngày 5 tháng 1 đến ngày 9 tháng 1 năm 2009

Tên bài dạy: Câu kể Ai thế nào?

(Tuần 21, tr 23, sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2)

Bảng đối chiếu kết quả đo nghiệm trường tiểu học Lê Ngọc Hân

(trường thuộc khu vực thành phố)

SL % SL % SL % SL %

1 4E 32

1 23 71,9 5 15,6 3 9,4 1 3,1 Lớp

thực nghiệm

2 14 43,8 5 15,6 7 21,9 6 18,7

3 13 40,6 7 21,9 8 25,0 4 12,5

Bảng đối chiếu kết quả đo nghiệm trường tiểu học Phố Ràng- Bảo Yên

(trường thuộc khu vực trung du)

SL % SL % SL % SL %

1 20 66,7 4 13,3 4 13,3 2 6,7 Lớp

Trang 19

Bảng đối chiếu kết quả đo nghiệm trường tiểu học số 1 Si Ma Cai

( trường thuộc khu vực miền núi)

TT Lớp TS

HS

CH ĐN

Kết quả đo thực nghiệm

Ghi chú Giỏi Khá TB Yếu

đã đề xuất

Nội dung đo nghiệm của câu 1 nhằm kiểm tra kiến thức lý thuyết mà các em vừa được cung cấp ở phần bài học, lớp thực nghiệm làm tốt hơn hẳn so với lớp đối chứng

Nội dung đo nghiệm ở câu 2 với mục đích kiểm tra nhận diện và phát hiện câu kể Ai thế nào?

Kết quả đo nghiệm cho thấy, học sinh lớp thực nghiệm đạt từ khá trở nên cao hơn lớp đối chứng

Đối với nội dung đo nghiệm ở câu 3 với mục đích nâng cao, yêu cầu học sinh vận dụng câu

kể Ai thế nào? Kết quả thực tế cho thấy, học sinh ở các lớp thực nghiệm viết đoạn văn có sử dụng câu kể Ai thế nào? rất tốt Ngược lại học sinh các lớp đối chứng không viết được đoạn, hoặc viết

được đoạn nhưng lại không sử dụng tốt câu kể Ai thế nào?

Từ những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy học sinh các lớp thực nghiệm có kết quả cao

Điều này phải kể đến sự chuyển bị nhiệt tình của giáo viên đứng lớp, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy học, nắm và triển khai nội dung trong tâm của bài học, nhấn mạnh

Trang 20

các nội dung mẫu chốt trong tiết dạy, đồng thời phát huy tích tích cực, phát huy tính sáng tạo, chủ

động của học sinh trong việc nắm kiến thức

Mặc dù những tiết dạy thực nghiệm đã có rất nhiều ưu điểm song chúng tôi nhận thấy những hạn chế nhất định

+ Phân bố thời gian chưa hợp lý giữa các hoạt động dạy trong một tiết (tổng thời gian cho một tiết là: 40 phút)

+ Mất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và chuẩn bị đồ dùng cũng như chuẩn bị phương tiện dạy học

+ Đòi hỏi nhiều ở giáo viên (giáo viên phải chủ động sáng tạo trong việc nắm bắt các kiến thức ngữ pháp – sẽ có những giáo viên không đám ứmg được yêu cầu này)

+ Đòi hỏi nhiều ở học sinh (kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh phải thành thạo trong khi phần đa học sinh người dân tộc thiểu số sử dụng tiếng Việt chưa tốt, nếu không việc thực hiện tiến trình

sẽ gặp nhiều khó khăn)

Qua toàn bộ chương 3, chúng tôi rút ra được những luận điểm sau:

1 Thực tế vấn đề dạy học câu ở các trường tiểu học còn rất nhiều bất cập Đội ngũ giáo viên non yếu về trình độ cũng như chuyên môn, chưa thực sự chuyển tải nội dung theo “đơn đặt hàng” đến với học sinh, đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa Thậy vậy, bổ trợ kiến thức về câu, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là việc làm rất cần thiết đối với ngành ta Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học

2 Qua điều tra, khảo sát, chúng tôi thấy khả năng tiếp thu lý thuyết và thực hành của học sinh còn thấp Đặc biệt phải kể đến các lỗi sai về câu là rất lớn Học sinh còn nhầm các kiểu câu với nhau, không phân biệt được về dấu hiệu nội dung cũng như dấu hiệu hình thức Sự vận dung giữa lý thuyết vào thực hành là không có Lý thuyết xa rời thực hành Tóm lại, phần đa các em chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng mà chương trình đã đặt ra Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy học

lý thuyết , thực hành về câu và hướng dẫn học sinh nói và viết đúng Tiếng Việt văn hoá là việc làm cần được quan tâm và cần có những giải pháp cụ thể cho thực trạng này

Trước hết, chúng ta cần xác định những khó khăn mà học sinh mà giáo viên gặp phải để có cách nhìn đúng đắn Từ đó, có những giải pháp cho nội dung, phương pháp và đặc biệt giải pháp cho người dạy và người học nhằm nâng cao chất lượng dạy học các kiểu câu trong nhà trường tiểu học nói riêng và môn tiếng Việt nói chung

Tóm lại, việc làm bắt đầu phải từ phía giáo viên Mỗi giáo viên phải ý thức trách nhiệm về bản thân, nhận thức được tầm quan trọng của nghề dạy học Từ đó, mỗi giáo viên ý thức được bản thân phấn

đấu theo chuẩn nghề nghiệp Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là rất cần thiết và có ý nghĩa Chắc chắn giáo dục tiểu học có đầy đủ các yếu tố, hội đủ các điều kiện để mỗi địa phương trong cả nước từng bước đổi mới giáo dục tiểu học vì sự phát triển bền vững

kết luận

Trang 21

Việc dạy câu tiếng Việt là trọng tâm của ngữ pháp nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng Dạy học câu ở tiểu học giúp các em luyện tập, thực hành, mở rộng vốn từ, biết cách dùng

từ đặt câu sử dụng các kiểu câu trong giao tiếp đạt hiệu quả

1 Quay trở lại thực tế dạy học, vấn đề câu trong trường tiểu học chưa thực sự được quan tâm xứng đáng và còn rất nhiều hạn chế:

Học sinh còn nhầm mẫu câu: Ai làm gì? với Ai là gì?; Ai làm gì? với Ai thế nào?; nhầm câu

kể với câu cảm

Học sinh sử dụng sai các dấu câu do không nhận biết được mục đích phát ngôn của câu Các lỗi sai về dấu điển hình như: Lỗi đánh dấu chấm khi mới kết thúc một vế câu ghép, lỗi dùng chấm hỏi sau những câu không phải nghi vấn, lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải câu cảm thán

Học sinh không biết sử dụng từ nối cho thích hợp đối với các vế của câu ghép

2 Những hạn chế trên, theo chúng tôi, xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Về phía giáo viên, giáo viên chưa thực sự nắm chắc những kiến thức cơ bản về câu, chưa có kiến thức bao quát về câu trên toàn cấp học Thêm vào đó, một số không ít giáo viên chưa đạt chuẩn

về kiến thức, kỹ năng Chính những lý do trên đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ đội ngũ giáo viên

đã và đang giảng dạy theo các phương pháp cứng nhắc, áp đặt làm cho các giờ học tẻ nhạt, buồn chán Giờ học về câu giảm sút, chất lượng thấp và thực sự đáng báo động

Về phía học sinh, các em không nắm được kiến thức về câu qua các giờ dạy lý thuyết Các

em thực sự lúng túng khi gặp các dạng bài tập phân biệt, nhận diện các kiểu câu và các mẫu câu

Đối với các bài tập thực hành, học sinh không nắm được các bước, thao tác giải bài tập đó Kết quả, chất lượng của các bài tập là thấp

3 Từ cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu và những minh chứng trên, theo chúng tôi để khắc phục tình trạng dạy học câu ở tiểu học cần:

- Bổ trợ kiến thức về câu, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi giáo viên Xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học

- Tổ chức tốt các giờ dạy lý thuyết có hiệu quả thông qua các hoạt động dạy học trong các trường tiểu học

- Giúp học sinh làm tốt các bài tập thông qua nhận diện, phân loại các dạng bài tập bằng con

đường luyện tập – thực hành

- Giáo viên cần chú ý khắc phục các lỗi của học sinh (lỗi nhầm mẫu câu, sử dụng sai mẫu, sử dụng sai chức năng các dấu câu) Hình thành cho học sinh có thói quen nhận diện, phân loại và sử dụng câu đúng mẫu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp một phần tiếng nói của mình vào việc nâng chất lượng dạy học phần câu ở tiểu học Đồng thời góp chung tiếng nói vào công cuộc xây dựng hình ảnh “ Ông thầy tổng thể” của bậc học “nền móng”

Bằng kinh nghiệm dạy học của bản thân, trong quá trình nghiên cứu vấn đề sử dụng câu sai mẫu, lỗi về dấu trong các mẫu và đặc biệt luận văn đã đưa ra các dạng bài tập về câu, đồng thời giải

Trang 22

quyết các bài tập đó qua các bước hướng dẫn cụ thể, chúng tôi hy vọng, luận văn có thể trở thành một tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo đang dạy học ở cấp tiểu học

mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, ngôn từ và văn bản Về phương diện cấu trúc, nó là phạm vi lớn nhất của những mối quan hệ ngữ pháp chính danh Tất cả các quan hệ ngữ pháp có thể có được đều chỉ có trong phạm vi câu Như vậy, trong hệ thống tôn ti của các đơn vị của ngôn từ làm thành một ngôn bản (văn bản), câu là đơn vị trung tâm, đơn vị bản lề Có thể nói rằng, việc dạy học câu luôn là trung tâm trong các trường học, đặc biệt ở các trường tiểu học Dạy câu giúp học sinh học tốt hơn những kiến thức như: âm vị, hình

vị, từ, cụm từ và cả các đơn vị lớn hơn câu: đoạn và văn bản

Chính những lý do trên, việc dạy học câu được hình thành ngay ở những lớp đầu cấp trong chương trình tiểu học Học sinh được học những kiến thức sơ giản về câu bắt đầu ở lớp 2 trong phân môn Luyện từ và câu Phân môn này

có mục đích giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, nắm nghĩa của từ, phân loại vốn từ, tích cực hoá vốn từ, đồng thời cung cấp các mô hình cấu trúc câu:

Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, cung cấp kiến thức về bốn loại câu chia theo

mục phát ngôn: Câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm Như vậy dạy ngữ pháp

ở tiểu học giúp và định hướng cho học sinh tiểu học nói đúng, viết đúng tiếng Việt văn hoá

Nhưng trong thực tế dạy- học với chương trình ngữ pháp tiếng Việt như vậy, liệu học sinh tiểu học đã nói đúng, viết đúng tiếng Việt văn hoá chưa? Liệu học sinh đã nắm được các mẫu câu và các kiểu câu chưa? Những câu hỏi

đó được nhìn từ phía chương trình sách giáo khoa, giáo viên hay phía học sinh? Hay cả ba phía ? Đó là một câu hỏi “nóng” cần được xem xét

Trang 23

Qua việc điều tra thực tế dạy – học các kiểu câu của giáo viên và học sinh tiểu học, chúng tôi nhận thấy còn nhiều bất cập trong lý luận cũng như trong thực tiễn dạy- học, bất cập về kiến thức ngữ pháp cũng như trong vận dụng thực hành của học sinh Chính vì thế, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Các kiểu câu và việc dạy- học câu tiếng Việt ở tiểu học làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Vấn đề về câu được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm rất sớm, từ thời cổ đại Từ đó đến nay, câu được các khuynh hướng, các phái ngôn ngữ học trên thế giới nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau ở Việt Nam, qua khảo sát của chúng tôi, có khá nhiều công trình cơ bản liên quan

đến vấn đề câu, và một số ít công trình bàn tới việc dạy học câu ở tiểu học 2.1 Các công trình nghiên cứu chính về các kiểu câu

- Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội

- Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội

- Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam- phần câu, Nxb Giáo dục, Hà Nội

- Cao Xuân Hạo (2007), Câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội

- Nguyễn Thị Lương (2005), Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

- Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa,

Trang 24

- Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) 2006, Hỏi đáp tiếng Việt 3

- Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) 2007, Hỏi đáp tiếng Việt 4

- Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) 2007, Hỏi đáp tiếng Việt 5

- Lê Phương Nga, Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga (2004), Giáo trình phương pháp dạy học tiếng Việt

- Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (2004), Giáo trình phương pháp dạy học tiếng Việt 2

- Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học

- Lê Phương Nga (2001), Dạy học Ngữ pháp ở tiểu học

- Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh, (2006), Tiếng

Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học

- Ngô Thị Kim Hương - Thành phần câu và việc dạy - học thành phần câu

trong trường tiểu học - Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

- Phạm Vũ Sơn – Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp khắc phục

- Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Các công trình của Nguyễn Minh Thuyết chủ yếu nhằm giải đáp thắc

mắc của sáu phân môn ở tiểu học: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập viết, Kể

chuyện, Tập làm Văn, Chính tả Còn hai luận văn cao học của Ngô Thị Kim

Hương và Phạm Vũ Sơn thì đã ít nhiều động chạm tới vấn đề câu song chưa

chọn nó làm đối tượng nghiên cứu riêng biệt Các công trình của tác giả khác

chỉ tập trung nghiên cứu về phương pháp dạy- học tiếng Việt nói chung nhưng

chưa đi sâu nghiên cứu mẫu câu và các kiểu câu ở tiểu học

Thêm vào đó, các luận văn trên, mặc dù có bàn đến vấn đề câu sai song

lại không bàn đến vấn đề sử dụng câu không đúng mẫu, hướng dẫn làm bài tập

theo các mẫu cụ thể Thiết nghĩ, đối với lĩnh vực câu, đây cũng là điều chúng

ta cần quan tâm Đây cũng chính là một trong những lý do cơ bản để chúng tôi

lựa chọn đề tài này

3 Mục đích nghiên cứu

Trang 25

Mục đích nghiên cứu của luận văn là:

- Làm rõ thực trạng dạy và học các kiểu câu ở tiểu học

- Tìm ra phương pháp, cách thức dạy học các kiểu câu ở tiểu học

Trên cơ sở đó, chúng tôi hy vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu nói riêng và môn tiếng Việt nói chung ở tiểu học

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trình bày khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến các kiểu câu

- Tìm hiểu các kiểu câu được dạy trong chương trình tiểu học

- Khảo sát và điều tra thực tế dạy học các kiểu câu của giáo viên và học sinh thuộc tỉnh Lào Cai

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học các kiểu câu và mẫu câu tiếng Việt ở tiểu học

- áp dụng một số phương pháp, cách thức dạy các kiểu câu vào việc giảng dạy thử nghiệm ở một số trường tiểu học để xem xét tính khả thi của các biện pháp

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu cơ bản là câu trên hai phương diện :

Trang 26

- Các kiểu câu được dạy và học ở tiểu học (không bàn tới toàn bộ hệ thống câu tiếng Việt)

- Đối tượng điều tra nghiên cứu là giáo viên và học sinh từ lớp 2 đến lớp

5 (không chọn lớp 1 vì học sinh lớp 1 chưa học câu)

- Phạm vi điều tra nghiên cứu là 3 vùng địa lý thành phố, trung du, miền núi thuộc tỉnh Lào Cai, nơi chúng tôi đang công tác (không tiến hành ở các tỉnh thành phố khác)

6 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề của đề tài một cách có cơ sở, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp sau:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, tổng hợp lí luận

Nghiên cứu tài liệu, giáo trình các công trình nghiên cứu, chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên môn tiếng Việt, đặc biệt là phân môn luyện từ

và câu ở tiểu học

6.2 Phương pháp phân tích

Từ những tài liệu đã thu thập được, người viết vận dụng phương pháp phân tích làm rõ các kiểu câu và thực trạng dạy học câu tiếng Việt ở tiểu học

Từ đó có những giải pháp khắc phục dạy học câu tiếng Việt ở tiểu học

6.3 Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê

Điều tra khảo sát việc nắm kiến thức và kỹ năng thực hành ngữ pháp của giáo viên và học sinh cũng như thực tế dạy học phân môn luyện từ và câu

ở nhà trường qua các phiếu điều tra

Gặp mặt và cùng trao đổi với những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy để tìm hiểu các giải pháp, phương pháp mà họ đã sử dụng trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh có cách thức học và thực hành các kiểu câu và mẫu câu

Trang 27

Thống kê, phân loại, nhận xét các phiếu điều tra; trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao dạy học môn tiếng Việt nói chung, phân môn luyện từ và câu nói riêng trong nhà trường tiểu học

6.4 Phương pháp khái quát hoá

Phương pháp này nhằm hệ thống hoá các quan điểm, các dữ liệu quan trọng để đi đến kết luận chính xác về các kiểu câu và việc dạy- học câu tiếng Việt ở tiểu học

- Đưa ra phương pháp và các thức dạy các kiểu câu và mẫu câu ở tiểu học

- Góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh đối với phân môn luyện từ và câu nói riêng và phân môn tiếng Việt nói chung trong trường tiểu học

- Mở ra hướng nghiên cứu và định hướng thiết thực cho việc dạy học môn tiếng Việt ở tiểu học

Trang 28

vị, hình vị, từ, cụm từ, văn bản thì câu là đơn vị được nghiên cứu sớm nhất- nó

được nghiên cứu từ thời cổ đại

Thế kỷ III trước công nguyên, Alêchxanđria định nghĩa: “Câu là sự tổng hợp của các từ, biểu thị một tư tưởng tương đối trọn vẹn” [15, tr.9]

Theo Nguyễn Thị Lương (2005), “Câu là một đơn vị ngôn ngữ không có

sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói ” [15, tr.19]

Nguyễn Thị Thìn (2002) quan niệm “câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có

chức năng thông báo nhỏ nhất, được dùng vào việc giao tiếp hằng ngày” [26, tr.9]

Định nghĩa về câu của Diệp Quang Ban (2006) rất cụ thể, ngắn gọn nhưng mang tính khái quát cao

Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong

và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ [5, tr.107]

1.1.2 Quan niệm về câu đúng

Khi thống kê các quan niệm về câu đúng, đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về câu đúng Nguyễn Khánh Nồng cho rằng một câu đúng phải thể hiện cả hai mặt: Cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa [21, tr.145]

Trang 29

Chúng tôi ủng hộ quan niệm về câu đúng của các tác giả Bùi Minh Toán,

Lê A, Đỗ Việt Hùng Theo họ, một câu đúng phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt

+ Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy của người Việt + Câu phải có thông tin mới

+ Câu phải được đánh dấu câu phù hợp

1.2 Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích nói 1.2.1 Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp

Câu đơn hai thành phần là câu chứa một kết cấu chủ ngữ- vị ngữ, gọi tắt

là kết cấu chủ- vị (Kết cấu chủ- vị cũng được gọi là mệnh đề)

Diệp Quang Ban cho rằng: Câu đơn đặc biệt là câu do trong đó không

phân biệt được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, cho nên cùng được gọi là câu

đơn không phân định thành phần Câu đơn đặc biệt được hình thành một thực thể từ hoặc một cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập với tư cách là một trung tâm cú pháp, không chứa đựng hay không hàm ẩn một trung tâm cú

Trang 30

pháp thứ hai có quạn hệ chủ vị với trung tâm cú pháp nói trên Trong câu

đơn đặc biệt có thể có trạng ngữ và đề ngữ [2, tr.125]

Tóm lại, theo chúng tôi câu đơn đặc biệt có thể hiểu như sau:

Câu đơn đặc biệt là câu không phân định được đâu là chủ ngữ, đâu là

vị ngữ, nhưng vẫn chuyển tải một nội dung thông báo trọn vẹn

c Hiện tượng tỉnh lược

Theo Diệp Quang Ban (2000); Hiện tượng tỉnh lược không tạo ra một kiểu câu riêng trong phần lớn các trường hợp, câu tỉnh lược gắn với câu đơn hai thành phần (không tạm tính đến hiện tượng này trong câu ghép)[2, tr.131]

Ví dụ: (câu tỉnh lược in đậm)

- Tiếng hát ngừng Cả tiếng cười (Nam Cao)

1.2.1.2 Câu phức

a Khái niệm câu phức

Câu phức là câu chứa hai (hoặc hơn hai) kết cấu chủ – vị, trong số đó chỉ có một kết cấu chủ – vị nằm ngoài cùng , bao (các) kết cấu chủ - vị còn lại, (các) kết cấu chủ – vị còn lại bị bao bên trong kết cấu chủ – vị đó [2,

Trang 31

Câu ghép phân biệt với câu phức không phải ở số lượng kết cấu chủ vị

mà là ở hình thức quan hệ của các kết cấu chủ vị đối với nhau: Câu phức cũng

có hai kết cấu C-V trở lên, trong đó có một lết cấu C- V nằm ngoài cùng làm nòng cốt câu, bao kết cấu C-V còn lại; còn ở câu ghép, các kết cấu C- V nằm ngoài nhau, không kết cấu C-V nào bao kết cấu chủ vị nào Có thể hình dung mối quan hệ khác nhau của kết cấu C-V trong câu phức và câu ghép như sau:

Trang 32

b Các kiểu câu ghép

Có thể phân chia các kiểu câu ghép thành hai loại chính: Câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ

+ Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các vế câu hoặc các nòng cốt câu

có quan hệ đẳng lập (không phân biệt chính phụ), có thể dễ dàng tách các vế câu, nòng cốt câu ra thành câu riêng [26, tr.123]

Ví dụ:

Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng bắt nộp thay (Ngô Tất Tố)

Trong câu ghép chính phụ, nội dung mối quan hệ giữa các vế do quan

hệ từ phụ thuộc định đoạt Căn cứ vào các quan hệ này có thể chia câu ghép chính phụ thành những kiểu câu nhỏ hơn Cụ thể có những kiểu câu ghép với những quan hệ từ thường gặp sau:

TR

Trang 33

Kiểu câu ghép chính phụ Quan hệ từ kết nối

Nguyên nhân ( - Hệ quả)

Qht1 Qht2 ( Bởi) vì … (cho) nên/mà ( Tại ) vì … (cho) nên/mà

Do … (cho) nên/mà Bởi … (cho) nên/mà Tại… (cho) nên/mà Nhờ… (cho) nên/mà

Điều kiện/ giả thiết ( Hệ quả)

Nếu … Thì …

Hễ … Thì … Miễn(là) … Thì … Giá( mà) … Thì … Giả sử… Thì …

Nhượng bộ ( nhượng bộ- tương phản

hay nghịch đối)

Tuy … Nhưng… Mặc dầu … Nhưng…

Dù … Nhưng… Thà … Chứ…

Mục đích Để … Thì …

Trang 34

1.2.2 Câu chia theo mục đích nói

Câu phân loại theo mục đích nói là hiện tượng nằm trên đường biên giới của câu xét theo cấu tạo hình thức và câu xét ở phương diện sử dụng Vì vậy

sự phân loại này phải cùng một lúc sử dụng hai loại tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn vì mục đích sử dụng câu;

- Tiêu chuẩn về hình thức, tức là các phương tiện ngôn ngữ dùng để cấu tạo câu

Vận dụng hai mặt này vào việc xem xét cách sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói cần phân biệt hai trường hợp sau đây:

- Câu đích thực (còn gọi là câu nguyên cấp, câu chính danh) là trường hợp câu có hình thức cấu tạo của một kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào đó và dược dùng phù hợp với mục đích vốn có của nó

- Câu không đích thực là trường hợp câu có hình thức của kiểu câu này nhưng lại được dùng với mục đích nói khác với mục đích nói vốn có của nó

Việc sử dụng phân loại câu theo mục đích nói theo lối dùng câu đích thực được gọi là cách sử dụng trực tiếp, việc sử dụng câu phân loại theo mục

đích nói theo lối dùng câu không đích thực được gọi là cách sử dụng gián tiếp 1.2.2.1 Câu theo lối trực tiếp

a Câu trần thuật

+ Khái niệm

Câu trần thuật là kiểu câu thường dùng để thông báo miêu tả, trần thuật, nhận định, đánh giá về hiện thực khách quan Câu trần thuật có dấu hiệu riêng của mình trong cấu tạo [26, tr.155]

Ví dụ:

- Ngày mai, chúng tôi học cú pháp tiếng Việt

- Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố [tiếng Việt 3 tập 1]

Trang 35

b Câu nghi vấn

+ Khái niệm:

Câu nghi vấn là kiểu câu thường dùng để hỏi: Nêu điều kiện cần biết và yêu cầu người đối thoại giải đáp Câu nghi vấn có dấu hiệu riêng chuyên dùng để biểu thị hành vi hỏi [26, tr.158]

Ví dụ:

- Chị mua sách gì?

- Chị mua cho em bút chưa?

Những phương tiện chuyên dùng để biểu thị hành vi hỏi gồm: Đại từ nghi vấn, phụ từ nghi vấn, tiểu từ nghi vấn, kết từ nghi vấn “hay”

c Câu cầu khiến

+ Khái niệm

Câu cầu khiến là kiểu câu thường dùng để yêu cầu bắt buộc người đối thoại thực hiện hoặc không thực hiện một hành động, một quá trình nào đó Câu cầu khiến có dấu hiệu riêng biểu thị hành vi cầu khiến [26, tr.166]

Câu cảm thán là kiểu câu thường dùng để bộc lộ thái độ, cảm xúc mạnh

mẽ hoặc bột phát của người nói trước một thực tế khách quan nào đó Câu cảm thán có dấu hiệu riêng biểu thị hành vi cảm thán [26, tr.171]

Ví dụ:

- Ôi dào! Cậu quên nó đi!

1.2.2.2 Câu theo lối gián tiếp

+ Khái niệm

Trang 36

Khi một kiểu câu thường dùng để thể hiện trực tiếp hành vi ở lời A lại

được đem dùng để thực hiện gián tiếp hành vi của lời B thì ta có hiện tượng dùng câu theo lối nói gián tiếp (ngầm ẩn) [26, tr.178]

Trong cách dùng này, câu sẽ có hành vi ở lời trực tiếp được thực hiện

đồng thời với hành vi ở lời gián tiếp Muốn xác định hiệu lực tác động thực sự của câu trong tình huống giao tiếp cụ thể, tất yếu phải dựa vào ngữ cảnh

+ Câu trần thuật được dùng theo lối gián tiếp khi thực hiện các hành

vi như : yêu cầu, đề nghị; mỉa mai, diễu cợt; hứa hẹn, từ chối ; đe doạ

+ Câu nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp thực hiện các hành vi như: Chào, hỏi thăm tỏ rõ sự quan tâm, mời mọc, đề nghị theo kiểu ướm hỏi, yêu cầu, nhắc nhở, khuyên can

+ Câu cảm thán được dùng theo lối gián tiếp

Câu cảm thán – yêu cầu/ gợi ý

+ Câu cầu khiến được dùng theo lối gián tiếp

So với câu hỏi và câu trần thuật thì câu cầu khiến ít được dùng để thể hiện hành động gián tiếp hơn Nó thường được dùng để thực hiện các hành

động gián tiếp sau:

- Cầu khiến – phản đối- quyết tâm

- Cầu khiến – dỗi hờn từ chối yêu cầu

- Cầu khiến – phản đối

1.3 Thành phần câu tiếng việt

1.3.1 Định nghĩa thành phần câu

Có rất nhiều định nghĩa về thành phần câu Theo chúng tôi, quan niệm

về thành phần câu của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp có tính khái

quát cao Nhóm tác giả này khẳng định, thành phần câu là những từ tham gia

nòng cốt câu (bắt buộc có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc trực tiếp vào nòng cốt câu [ 29, tr.57]

Trang 37

1.3.2 Hệ thống thành phần câu tiếng Việt

Theo quan niệm của các nhà ngữ pháp học trong một câu tiếng Việt có thể có các thành phần sau:

+ Thành phần chính của câu: chủ ngữ, vị ngữ

+ Thành phần phụ của câu: trạng ngữ, đề ngữ

+ Thành phần phụ của từ trong câu: định ngữ, bổ ngữ

+ Thành phần biệt lập trong câu: tình thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ

1.3.3 Các thành phần câu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài (được dạy trong chương trình tiểu học)

Trang 38

Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ theo trật tự C –V, nhưng vị ngữ cũng

có thể đứng trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh nội dung thông báo hoặc mang màu sắc tu từ

1.4 kết luận chương

Kết quả nghiên cứu về lý thuyết các kiểu câu nói trên có khá nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau, nhưng số đông các nhà ngữ pháp học tiếng Việt và người sử dụng tiếng Việt đều thống nhất quan niệm:

1 Bản chất của câu là diễn đạt một ý trọn vẹn Về hình thức, câu ứng với mội kiểu cấu tạo nhất định và trên chữ viết câu được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu chấm câu

2 Một câu đúng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Về nội dung

- Câu phải diễn đạt một ý trọn vẹn

- Câu phải có thông tin mới và có quan hệ phù hợp với tư duy của người Việt

+ Về hình thức

- Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt

- Câu phải được đánh dấu câu phù hợp

3 Theo ngữ pháp truyền thống câu được phân theo hai loại phương diện: + Phương diện cấu tạo ngữ pháp;

+ Phương diện mục đích nói

Trang 39

Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp gồm các kiểu câu:

Câu nghi vấn

Câu cầu khiến

Câu cảm thán

4 Thành phần câu là những thành tố tham gia nòng cốt câu Thành phần câu bao gồm các thành phần chính, thành phần phụ của câu, thành phần phụ của từ và thành phần biệt lập trong câu Các thành phần câu được dạy trong chương trình tiểu học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ

Trang 40

Chương 2 Thực trạng dạy và học

câu tiếng việt ở tiểu học

Theo chúng tôi, để tìm hiểu thực trạng dạy và học câu tiếng Việt ở tiểu học, trước hết chúng ta hãy điểm qua về các bài có liên quan đến dạy học câu

ở tiểu học trong chương trình sách giáo khoa tiếng Việt

Bảng thống kê các bài về câu trong chương trình sách giáo khoa tiếng Việt (Phân môn Luyện từ và câu) ở tiểu học

- Biết cách đặt câu theo mẫu Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì?

sự vật Biết viết hoa tên riêng

- Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu

Ai (cái gì, con gì) là gì?

- Biết đặt câu hỏi cho bộ phận

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w