Dạng bài tập đặt câu theo yêu cầu

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 84)

Đặt một vài câu kể để:

a, Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về. b, Tả chiếc bút em đang dùng.

c, Nói lên niềm vui của em khi em nhận điểm tốt.

[Tiếng Việt 4, tập một, tr.161]. Ví dụ 2:

Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc cô giáo (thầy

giáo).

[Tiếng Việt 4, tập hai, tr.89] Ví dụ 3:

Đặt các câu cảm cho các tình huống sau:

a, Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.

b, Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.

[Tiếng Việt 4, tập hai, tr.121]

Với dạng bài tập này, giáo viên phải giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của bài, xác định yêu cầu đó là đặt câu theo mẫu nào. Từ đó giúp học sinh nhận diện, phân loại và đặc biệt bám sát vào nội dung lý thuyết vào các kiểu câu đó và không trừ khả năng nhận biết từ dấu hiệu hình thức.

Như trong ví dụ 1 học sinh cần nắm thế nào là câu kể, ví dụ 2 học sinh cần nắm lý thuyết về câu khiến và câu cảm ở ví dụ 3.

Chẳng hạn như như trong ví dụ 3 ý a, học sinh cần nắm chắc: Câu cảm là

câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, đau xót, ngạc nhiên...) của người nói. Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật... Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!).

Sau đó sẽ vận dụng kiến thức đó trong tình huống cụ thể (ý a) để đặt

câu cảm theo yêu cầu như: Trời, cậu giỏi thật! (Bạn thật là tuyệt!, Bạn giỏi

quá!).

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)