năng của lớp dưới, bậc học dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kĩ năng của bậc học của lớp dưới, bậc học dưới. Các kiến thức về câu được dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và đặc biệt là học sinh rèn kĩ năng thực hành về câu thông qua các bài tập.
+ Phần đa kiến thức về câu được dạy lồng ghép, tích hợp với những kiến thức về từ ở lớp 2, 3. Một số bài được dạy riêng kiến thức về câu tập trung ở lớp 4, 5.
+ Các kiến thức về câu không bị đưa vào chương trình một cách cứng nhắc, khô khan. Chúng được lồng ghép với các dạng bài mở rộng vốn từ, thể hiện rõ quan điểm dạy câu là để giúp học sinh giao tiếp tốt.
Tóm lại qua các tiết được thống kê ở trên, phân môn Luyện từ và câu đã thể hiện được nhận thức mới về nhiệm vụ dạy học tiếng Việt ở tiểu học: Chú trọng thực hành, luyện tập hơn là lý luận. Đặc biệt, đối với các lớp đầu cấp, nội dung tiết Luyện từ và câu chỉ là thực hành, luyện tập để mở rộng và hệ thống hoá vốn từ, nắm chắc nghĩa của từ, biết dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu vào giao tiếp đạt hiệu quả cao.
2.1. Thực trạng dạy câu tiếng việt của giáo viên tiểu học học
2.1.1.Mục đích điều tra
Qua thực tế giảng dạy trong nhà trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy năng lực và trình độ nhận thức về tiếng Việt của giáo viên còn nhiều hạn chế.
Kiến thức ngữ pháp, đặc biệt là kiến thức về các kiểu câu còn rất nghèo nàn, chưa đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của một giáo viên tiểu học. Phần đa giáo viên còn phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo viên, vào thiết kế bài giảng. Giáo viên luôn thụ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức, chưa chủ động tìm tòi tri thức, chưa sáng tạo thiết kế các tiết dạy... Chính vì vậy mà tiết học luôn tẻ nhạt- buồn chán, chất lượng dạy- học giảm sút, kém hiệu quả.
Từ thực tế dạy- học nêu trên và đặc biệt từ chính những khó khăn của bản thân khi dạy các kiểu câu theo chương trình tiểu học, chúng tôi đã tiến hành điều tra cụ thể tình trạng dạy tiếng Việt của giáo viên tiểu học tỉnh Lào Cai.