Khả năng tiếp thu lý thuyết của học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 56)

2.2.1.1. Mục đích điều tra

Mục đích của việc điều tra là nhằm đánh giá khả năng tiếp thu lý thuyết về ngữ pháp mà các em được học trong phân môn luyện từ và câu ở chương trình tiểu học.

Việc điều tra về lý thuyết các kiểu câu và mẫu câu được tiến hành đối với học sinh lớp 4 và lớp 5 (học sinh lớp 2 và lớp 3 chưa học lý thuyết về câu, học các mẫu câu thông qua vận dụng thực hành các bài tập). Việc chọn học sinh ở ba vùng địa lý khác nhau là để người điều tra có cái nhìn tổng thể khách quan trên cơ sở so sánh khả năng tiếp thu lý thuyết về các kiểu câu ở bậc tiểu học của học sinh thuộc những vùng miền có điều kiện kinh tế, văn hoá, giáo dục, phát triển khác nhau và điều kiện học tập khác nhau.

2.2.1.2. Cách thức điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra bằng hệ thống phiếu câu hỏi thuộc lĩnh vực kiến thức về lý thuyết của phân môn luyện từ và câu đối với học sinh lớp 4 và

lớp 5. Các kiến thức về lý thuyết trọng tâm là câu kiểu Ai là gì?, Ai làm gì, Ai

thế nào?, câu kể, câu hỏi, câu cẩm và câu khiến.

2.2.1.3 . Nội dung điều tra

Điều tra kiến thức của học sinh lớp 4 và lớp 5 bằng hệ thống câu hỏi thuộc lĩnh vực lý thuyết mà các em đã được học.

Tiến hành điều tra khả năng tiếp thu lý thuyết của học sinh khối 4 và 5. (Nội dung phiếu khảo sát khả năng tiếp thu lý thuyết của học sinh tiểu học có ở phần phụ lục của luận văn trang 106-109).

2.2.1.4. Kết quả điều tra

Kết quả điều tra của chúng tôi như sau: Lớp 4:

Số học sinh điều tra : 275

Địa điểm điều tra: Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Trường tiểu học Phố Ràng, Trường tiểu học số 1 Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.

(Tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng) Trường

Tiểu học

TS HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6

S.L % S.L % S. L % S.L % S .L % S.L % Lê Ngọc Hân ( thành phố) 120 85 70,8 74 61,6 63 52,5 52 43,3 45 37,5 39 32,5 Phố Ràng ( trung du) 98 62 63,2 53 54,0 46 46,9 42 42,8 34 34,6 28 28,6 Si Ma Cai ( miền núi) 57 32 56,1 26 45,6 23 40,3 19 33,3 16 28,0 12 21,0 Lớp 5:

Số học sinh điều tra : 268

(Tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng) Trường

Tiểu học

TS HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6

S.L % S.L % S. L % S.L % S .L % S.L % Lê Ngọc Hân ( thành phố) 125 103 82,4 92 73,6 87 69,6 63 50,4 58 46,4 49 39,2 Phố Ràng ( trung du) 103 75 72,8 72 69,9 67 65,0 49 47,5 43 41,7 35 33,9 Si Ma Cai ( miền núi) 40 26 65,0 22 55,0 19 47,5 16 40,0 13 32,5 11 27,5 * Nhận xét

Kết quả điều tra cho thấy khả năng tiếp thu lý thuyết về các kiểu câu của học sinh ở các trường thuộc ba vùng khác nhau là khác nhau. Vùng thành phố, chất lượng tiếp thu lý thuyết cao hơn rõ rệt so với vùng miền núi.

Học sinh lớp 4 chủ yếu được học về ý nghĩa của chủ ngữ và vị ngữ

trong câu kiểu câu kể Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, nhưng thực tế việc

nắm lý thuyết của các em còn rất hạn chế. Việc nắm ý nghĩa của câu chia theo mục đích nói, học sinh còn nhầm lẫn, không phân biệt ý nghĩa được ý nghĩa của từng kiểu câu. Phần đa các em không nắm được lý thuyết khi nào dùng câu hỏi vào mục đích khác, các em rất lúng túng khi gặp trường hợp này.

Còn đối với học sinh lớp 5, các em rất mơ hồ về khái niệm câu ghép, các cách nối các vế câu ghép... Hầu hết các em không phân biệt được sự giống

nhau và khác nhau của ba kiểu câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? trong khi đó lý thuyết về ba mẫu câu này các em đã được học rất kỹ ở các lớp dưới.

Từ kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy khả năng tiếp thu lý thuyết của học sinh về mặt lý thuyết các kiểu câu còn thấp so với yêu cầu. Mặc dù sách giáo khoa tiếng Việt xây dựng chương trình rất cơ bản và vừa sức đối với các em về lý thuyết các kiểu câu xong các em không nhớ và như vậy thì chưa thể vận dụng được.

Qua đó, chúng tôi thấy rằng, xem xét trong phạm vi chuẩn kiến thức thì các em chưa đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng. Điều tra này sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng câu (trên phương diện thực hành) của các em.

2.2.2. Khả năng thực hành bài tập về các kiểu câu của học sinh tiểu học 2.2.2.1. Mục đích điều tra

Người ta thường nói lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Đây cũng là một nguyên tắc cơ bản trong dạy học ngữ pháp. Với các bài học lý thuyết luôn luôn là các bài thực hành giúp học sinh sử dụng các kiểu câu vào giao tiếp đạt hiệu quả cao.

Trong thực tế học sinh có đạt được “mong mỏi” của các nhà biên soạn sách hay không? Ngoài việc điều tra khả năng nắm lý thuyết, chúng tôi tiến hành khảo sát về khả năng thực hành của học sinh tiểu học. Công việc khảo

sát vẫn được tiến hành đối với học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 của các trường tiểu học thuộc thành phố, trung du và miền núi tỉnh Lào Cai.

2.2.2.2. Cách thức điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra bằng hệ thống phiếu câu hỏi thuộc lĩnh vực vận dụng thực hành các bài tập thuộc phân môn luyện từ và câu theo nội dung từ dễ đến khó, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học.

2.2.2.3. Nội dung điều tra

Điều tra khả năng vận dụng thực hành các bài tập của học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Các phiếu bài tập được điều tra có nội dung hệ thống toàn bộ các kiểu câu mà học sinh được học ở bậc tiểu học. Chúng được thiết kế phù hợp với những kiến thức lý thuyết tương ứng cho từng khối lớp và không xa lạ với các bài tập trong sách giáo khoa.

(Nội dung phiếu khảo sát khả năng thực hành bài tập của học sinh tiểu

học có ở phần phụ lục của luận văn, trang 109-116). 2.2.2.4. Kết quả điều tra

Kết quả điều tra của chúng tôi như sau: Thống kê

Lớp 2:

Số học sinh điều tra : 258

(Số lượng và tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng ) Trường

Tiểu học

TS HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6

S.L % S.L % S. L % S.L % S .L % S.L % Lê Ngọc Hân ( thành phố) 101 72 71,2 65 64,4 53 52,4 48 47,5 43 42,5 39 38,6 Phố Ràng ( trung du) 97 56 57,7 48 49,4 45 6,3 41 42,2 37 38,1 32 32,9 Si Ma Cai ( miền núi) 60 30 50,0 25 41,6 23 38,3 20 33,3 18 30,0 15 25,0

Lớp 3:

Số học sinh điều tra : 222

(Số lượng và tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng ) Trường

Tiểu học TS HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6

S.L % S.L % S. L % S.L % S .L % S.L % Lê Ngọc Hân ( thành phố) 97 78 80,4 65 67,0 46 47,4 67 69,0 42 43,2 49 50,5 Phố Ràng ( trung du) 90 69 76,6 45 50,0 38 42,2 52 57,7 35 38,8 43 47,7 Si Ma Cai ( miền núi) 35 18 51,4 15 42,8 10 28,5 16 45,7 12 34,2 14 40,0 Lớp 4:

Số học sinh điều tra : 275

(Số lượng và tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng ) Trường

Tiểu học

TS HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6

S.L % S.L % S. L % S.L % S .L % S.L % Lê Ngọc Hân ( thành phố) 120 71 59,1 43 35,8 76 63,3 85 70,8 61 50,8 58 48,3 Phố Ràng ( trung du) 98 49 50,0 30 30,6 53 54,0 61 62,2 45 45,9 39 39,7 Si Ma Cai ( miền núi) 57 23 40,4 11 19,3 28 49,1 31 54,3 21 36,8 18 31,5 Lớp 5:

Số học sinh điều tra : 268

(Số lượng và tỷ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng ) Trường

Tiểu học

TS HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6

S.L % S.L % S. L % S.L % S .L % S.L % Lê Ngọc Hân ( thành phố) 125 85 68,0 65 52,0 43 34,4 89 71,2 60 48,0 71 56,8 Phố Ràng ( trung du) 103 61 59,2 48 46,6 29 28,1 65 63,1 43 41,7 52 50,4 Si Ma Cai ( miền núi) 40 20 50,0 12 30,0 7 17,5 23 57,5 15 37,5 19 47,5

* Nhận xét

Kết quả điều tra cho thấy khả năng thực hành về các kiểu câu của học sinh ở các trường thuộc ba vùng khác nhau chênh lệch khá lớn. Vùng thành phố, tỷ lệ học sinh làm đúng các bài tập cao hơn vùng trung du và miền núi.

Đối với học sinh lớp 2, các em không nắm chắc được các mẫu câu cơ

bản: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. Chính vì vậy nên kết quả khảo sát của

các em chưa cao. Học sinh còn lúng túng, chưa biết cách đặt câu hỏi cho các

bộ phận của câu hoặc tìm những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Ai? Cái

gì?, Con gì?), Là gì?, (Là cái gì?, Là con gì?)...

Nhiều học sinh lớp 3 chưa nắm được câu hoàn chỉnh theo mẫu, chưa biết cách đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu hoặc tìm những bộ phận câu trả

lời cho các câu hỏi Ai? (Cái gì?, Con gì?), Làm gì? và Ai? (Cái gì?, Con gì?),

Thế nào?.

Đối với học sinh lớp 4, hầu như các em không xác định được thành phần câu trong mỗi kiểu câu, lúng túng trong cách đặt câu kể và tìm câu kể trong một đoạn văn, đặc biệt là khi phải xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu

kiểu Ai thế nào? và Ai là gì?.

Học sinh lớp 5 thì sao ? Các em thực sự khó khăn khi xác định câu ghép, không nắm được cách nối các vế của câu ghép, không hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ giữa các vế câu ghép (để dùng các cặp từ chỉ quan hệ cho thích hợp). Đặc biệt học sinh chưa xác định và tìm được các kiểu câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến trong một văn bản cho sẵn, có chăng chỉ một vài trường hợp tìm được nhưng không thực sự là đầy đủ.

Từ những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy khả năng vận dụng thực hành của học sinh đạt yêu cầu chưa cao. Việc vận dụng giữa lý thuyết và thực hành còn xa rời, chưa bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Lý thuyết chưa đi đôi với thực hành.

2.3. Các lỗi về câu của học sinh tiểu học

Theo chúng tôi, các loại lỗi về câu bao gồm 2 loại lỗi cơ bản: lỗi về ngữ pháp, lỗi sử dụng câu không đúng mẫu. Các lỗi về ngữ pháp được các nhà ngôn ngữ và một số tác giả của các luận văn trước đi sâu, phân tích, mô tả rất kỹ lưỡng, Với luận văn này, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu là chỉ tập trung vào các kiểu câu. Vì vậy, chúng tôi chỉ đi sâu, mô tả các loại lỗi sau:

+ Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu. + Lỗi về dấu câu (xét trong các mẫu câu). 2.3.1. Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu 2.3.1.1. Mục đích điều tra

Mục đích điều tra về tình hình sử dụng câu không đúng mẫu của học sinh tiểu học. Đối với học sinh lớp 2 và 3, chúng tôi điểu tra sử dụng các mẫu

câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. Đối với học sinh lớp 4 và lớp 5, chúng

tôi tiến hành các mẫu câu trên nhưng tăng độ khó lên, và khảo sát về các kiểu

câu như: Câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu kể. Việc điều tra được tiến hành đối

với học sinh lớp thuộc các trường tiểu học ở ba vùng địa lý khác nhau (miền núi, trung du, thành phố) của tỉnh Lào Cai.

2.3.1.2. Cách thức điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu câu hỏi về các mẫu câu và các kiểu câu đối với học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 với độ khó tăng dần. Nội dung điều tra phù hợp với những kiến thức và nhận thức của học sinh từng khối lớp.

2.3.1.3. Nội dung điều tra

Điều tra về các mẫu câu mà học sinh hay nhầm lẫn với nhau như: Câu

kiểu Ai là gì?, câu kiểu Ai làm gì?, câu kiểu Ai thế nào? và các kiểu câu cảm,

câu kể...

(Các phiếu điều tra sử dụng câu không đúng mẫu có ở phần phụ lục của luận văn trang 117 ).

2.3.1.4. Kết quả điều tra

Như chúng ta đã biết, để phân biệt được câu đúng mẫu, câu không đúng mẫu phải dựa trên những tiêu chí cơ bản làm cơ sở để phân biệt. Chính vì vậy, chúng tôi dựa vào cấu trúc của các mẫu câu, dấu hiệu hình thức được trình bày trong sách giáo khoa tiếng Việt bậc tiểu học làm căn cứ để đối chiếu, xác định câu thế nào là không đúng mẫu. Thực tế cho thấy học sinh có thể viết các câu

đúng ngữ pháp, đúng ngữ nghĩa nhưng không đúng mẫu theo yêu cầu.

Dưới đây, chúng tôi khái quát những mẫu câu cơ bản trong chương trình tiểu học:

+ Câu kiểu Ai là gì?

Mô hình: Ai là gì?

- Vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ- vị.

+ Câu kiểu Ai làm gì?

Mô hình: C - V

- Vị ngữ là động từ, chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

+ Câu kiểu Ai thế nào?

Mô hình: C - V

- Vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ-vị. Về chức năng giao tiếp của ba mẫu câu sau:

- Câu kiểu Ai là gì? dùng để định nghĩa, giới thiệu, nhận xét.

- Câu kiểu Ai làm gì? dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc

tĩnh vật được nhân hoá.

- Câu kiểu Ai thế nào? dùng để miêu tả đặc điểm, tích chất hoặc trạng

+ Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có câu hỏi để tự hỏi mình. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không...). Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?).

+ Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu đùng để: - Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. - Cuối câu kể thường có dấu chấm.

+ Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,... của người nói, người viết với người khác.

Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than ( ! ) hoặc dấu chấm ( . ).

+ Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để biểu lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,...) của người nói.

Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật... Khi viết, cuối câu có dấu chấm than ( ! ).

* Kết quả thống kê và phân loại sử dụng câu không đúng mẫu Số học sinh lớp 2 : 258

Số học sinh lớp 3 : 222 Số học sinh lớp 4 : 275 Số học sinh lớp 5 : 268

Địa điểm điều tra: Trường tiểu học Lê Ngọc Hân- thành phố Lào Cai, trường tiểu học Phố Ràng- Bảo Yên, trường tiểu học số 1 Si Ma Cai-Si Ma Cai – tỉnh Lào Cai.

Kết quả khảo sát tình hình học sinh sử dụng câu không đúng mẫu: Bảng 1- Kết quả khảo sát sử dụng câu không đúng mẫu của học sinh lớp 2, 3, 4, 5

(Tỷ lệ phần trăm được ghi cho câu trả lời sai)

Học sinh Số bài được khảo sát

Số học sinh mắc lỗi sử dụng câu không đúng mẫu Số lượng Tỷ lệ % Lớp 2 258 184 71,3 Lớp 3 222 129 58,1 Lớp 4 275 94 34,2 Lớp 5 268 63 23,5 * Nhận xét

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy khá đông học sinh mắc lỗi về sử dụng câu không đúng mẫu. Hầu hết bài làm của các em đều mắc lỗi nhưng mắc nhiều hơn là các em học sinh lớp 2 và 3 thuộc địa bàn miền núi và trung du. Càng ở các lớp cao, loại lỗi này càng giảm. Điều này dễ lý giải vì học sinh lớp 4 và 5 đã nhận thức về việc sử dụng câu đúng mẫu nhưng đây không phải là điều đáng mừng, nhưng thực tế các em lại sai về các lỗi ngữ pháp thông thường khác.

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi thấy khả năng nắm các mẫu câu của học sinh còn hạn chế. Kiến thức ngữ pháp của các em nắm không chắc nên dẫn đến lỗi sai khi sử dụng và vận dụng mẫu câu.

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)