Phương pháp dạy câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 98)

Với ba kiểu câu cơ bản này, giáo viên cần so sánh để thấy được đặc điểm giống và khác nhau của chúng để từ đó nhận diện, phân loại và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

Khác

nhau

Về mục đích

Câu hỏi Câu kể Câu khiến Câu cảm - Dùng để hỏi -Kể, tả, hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. - Nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. -Biểu lộ cảm xúc (vui buồn, thàn phục, đau xót, ngạc nhiên). Về hình thức - Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, nào, sao, không...) - Cuối câu có dấu chấm hỏi (?) - Cuối câu kể thường có dấu chấm. -Cuối câu có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm. - Trong câu thường có các từ ngữ: (ôi, chao, trời,quá, lắm, thật..). - Cuối câu có dấu chấm than (!).

ở phần này, giáo viên cần nắm chắc lý thuyết về những kiểu câu chia theo mục đích nói, đặc biệt cần nắm được sự khác nhau như ở bảng so sánh trên. Khi dạy, giáo viên cần nhấn mạnh những dấu hiệu nhận diện các kiểu câu cho học sinh nắm được. Phần này không khó nhưng khá quan trọng vì nó liên quan đến những bài dạy về sử dụng dấu câu.

Tóm lại, khi dạy các bài về câu, giáo viên có thể áp dụng đan xen các hình thức tổ chức hoạt động đa dạng như: làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, theo cặp, theo lớp; tổ chức trò chơi, thi đấu... miễn sao giờ học nhẹ nhàng và học sinh được làm việc tối đa.

Trong giờ học về câu, giáo viên luôn đưa ra các ví dụ để đối sánh.

Ví dụ: Khi dạy mẫu Ai là gì? giáo viên có thể đưa ra 2 câu như sau: - Bạn Hoa là học sinh lớp 3A.

- Bạn Hoa làm lớp trưởng.

Cho học sinh đối sánh xem câu nào là đúng mẫu, câu nào chưa đúng mẫu và có hướng khắc phục.

Giáo viên cần tránh lối truyền đạt kiến thức một chiều, áp đặt cho học sinh; cần khuyến khích học sinh đưa ra những nhận xét của riêng mình, khuyến khích việc tranh luận giữa học sinh để học sinh chủ động khám phá kiến thức cần nắm.

Theo chúng tôi, không có một cách tổ chức giờ học duy nhất có thể vận dụng cứng nhắc cho tất cả các tiết học, cho tất cả các lớp học ở các vùng miền khác nhau. Giáo viên cần căn cứ vào tình hình cụ thể của học sinh địa phương mình, khả năng lĩnh hội từng vấn đề cụ thể của các em mà có cách làm thích hợp. 3.5. Phương pháp sửa các lỗi về câu

Để giúp học sinh chữa lỗi sử dụng câu không đúng mẫu và các lỗi về dấu câu, trước hết giáo viên cần phải có những kiến thức về ngữ pháp cơ bản. Đặc biệt phải có những kiến thức về mô hình các mẫu câu, kiến thức ngữ pháp tổng hợp, xuyên suốt quá trình dạy học ở tiểu học.

Mặt khác, khi hướng dẫn học sinh sửa các lỗi sử dụng câu không đúng mẫu và lỗi về dấu câu, giáo viên cần thực hiện theo nguyên tắc:

Giáo viên định hướng, giúp cho học sinh:

+ Tự phát hiện và xác định lỗi sai của mình, tự tìm nguyên nhân mắc lỗi và tìm ra cách sửa lỗi.

+ Học sinh tự phát hiện và tìm ra lỗi sai của bạn, giúp bạn xác định lỗi và thảo luận tìm ra cách chữa lỗi.

Giáo viên không làm thay cho học sinh hoặc thực hiện việc chữa lỗi một cách qua loa.

Sau khi giúp học sinh phát hiện lỗi, giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ mỷ để các em tìm ra cách chữa lỗi.

Khi chữa câu sai, giáo viên cần phải đặt câu trong văn bản để xem xét và dựa vào yêu cầu về câu trong văn bản làm chuẩn để xác định câu sai và xét câu mắc lỗi gì.

3.5.1. Đối với các lỗi sử dụng câu không đúng mẫu

3.5.1.1. Cách chữa lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai là gì ? với câu kiểu Ai làm gì?

Ví dụ:

- Bố em làm bác sĩ. - Mẹ em làm giáo viên. - Chị em làm cán bộ.

Cách chữa: Giáo viên giúp học sinh nắm chắc mô hình câu kiểu Ai là gì? với mô hình câu kiểu Ai làm gì?. Từ đó, giúp học sinh nhận biết lỗi do dùng không đúng mẫu câu. Việc sửa sai chỉ thay từ làm bằng từ là. Chúng tôi nhấn mạnh, ngay khi dạy về mẫu câu Ai là gì?, giáo viên phải đưa ngay một ví dụ sai mẫu.

Ví dụ:

- Bố em là bác sĩ. - Mẹ em là giáo viên. - Chị em là cán bộ.

3.5.1.2. Cách chữa lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế

nào ?

Ví dụ1: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 2:

Bạn Sếnh ngồi vắt vẻo trên lưng trâu.

Cách chữa: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại về mô hình câu Ai thế

nào ? và mô hình câu Ai làm gì?

Nguyên nhân học sinh nhầm lẫn câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai

thế nào ?: Các từ bước đi, ngồi là động từ, trả lời câu hỏi Làm gì?. Các em nhầm tưởng những từ ấy trả lời cho câu hỏi Thế nào? vì trong cụm động từ làm vị ngữ có các tính từ chậm rãi, vắt vẻo. Nhưng những tính từ ấy chỉ miêu tả cho các hoạt động bước đi và ngồi. Trong trường hợp này, giáo viên phải

giúp học sinh nhận diện về động từ và tính từ có liên quan đến các mẫu câu. 3.5.1.3. Cách chữa lỗi nhầm câu cảm với câu kể

Ví dụ 1:

Con Mèo này bắt chuột giỏi!

Ví dụ 2:

Bạn Giang học giỏi!

Ví dụ 3:

Trời rét!

ở các ví dụ trên, học sinh cho rằng các câu trên để bộc lộ cảm xúc (thán phục, ngạc nhiên) trước con người, sự vật và hiện tượng nhưng thực ra nó chỉ là kể, tả, nói lên ý kiến, tình cảm của người nói về sự vật , sự việc. Chính vì những dấu hiệu trên, các câu trên là những câu kể.

Cách chữa: Bỏ dấu chấm than ở cuối câu, thay vào đó là các dấu chấm.

- Con Mèo này bắt chuột giỏi. - Bạn Giang học giỏi.

3.5.2. Các lỗi về dấu câu

3.5.2.1. Lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu không phải câu nghi vấn a. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu khiến

Ví dụ:

Hãy gọi tớ đọc bài đi ?

Câu này yêu cầu người nghe thực hiện một hành động (gọi). Do vậy nó là câu khiến. Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (hoặc một số ít trường hợp có thể dùng dấu chấm) nhưng học sinh đã dùng không đúng dấu của câu khiến.

Cách chữa: Thêm dấu chấm than vào cuối câu.

Hãy gọi tớ đọc bài đi !

b. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu không phải câu nghi vấn

ở dạng lỗi này, giáo viên nên đưa ra một số câu để đối sánh, từ đó học sinh nhận diện, phân loại để sử dụng đúng dấu câu.

Ví dụ:

- Tớ không biết bây giờ là mấy giờ?( câu kể) (1) - Bây giờ là mấy giờ?( câu hỏi) (2)

Câu (1) học sinh đã nhầm tưởng là câu hỏi về thời gian nhưng nó là câu phủ định của người nói về thời gian mang tính trần thuật nên nó là câu kể.

Cách chữa: Bỏ dấu chấm hỏi ở cuối câu và thêm vào đó là dấu chấm. Câu (2), người nói muốn hỏi về thời gian, người nghe thực hiện trả lời, nên nó là câu hỏi. Cuối câu dùng dấu chấm hỏi là đúng.

5.3.2.2. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải câu khiến, câu cảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải

Ví dụ:

- Trời hôm nay lạnh! - Cậu ấy rất tài!

Hai câu trên, học sinh đã dùng sai dấu ở cuối câu. Đây không phải là những câu bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên, khen) mà chỉ mang ý nghĩa trần thuật, miêu tả nên nó là những câu kể. Cách dùng dấu chấm than ở cuối câu là sai quy tắc.

Cách chữa: Bỏ dấu chấm than thay vào đó là một dấu chấm để kết thúc một câu kể.

- Trời hôm nay lạnh. - Cậu ấy rất tài.

b. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm than sau câu hỏi Ví dụ:

- Các bạn đã làm bài tập rồi à!

Theo lý thuyết thì sau câu hỏi phải có dấu chấm hỏi. Nội dung của câu thể hiện: Yêu cầu người nghe trả lời. Trong trường hợp này cuối câu có thán từ

(à) nên học sinh dễ nhầm sang câu cảm. Nhưng nội dung mang thông điệp để

hỏi nên đây là câu hỏi.

- Các bạn đã làm bài tập rồi à?

5.3.2.3. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm sau những câu không phải câu kể a. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm sau câu hỏi

Ví dụ 1:

Thuở xưa, Cao Bá Quát học thế nào.

Theo lý thuyết thì đằng sau câu hỏi phải có dấu chấm hỏi. Có 2 cách nhận diện câu hỏi:

1, Về mục đích: Nó yêu cầu người nghe trả lời.

2, Về hình thức: Trong câu có chứa từ để hỏi: “Thế nào?”

b. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm sau câu khiến Ví dụ:

- Cho tớ mượn cái bút.

Cách chữa: Về hình thức sau câu khiến phải có dấu chấm than. Nội dung của câu khiến là một lời yêu cầu, đề nghị người nghe thực hiện mệnh lệnh nào đó.

Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi phát hiện thấy học sinh sử dụng câu không đúng mẫu, lỗi về sử dụng dấu câu là do một số nguyên nhân sau:

+ Học sinh không nắm được cấu trúc cơ bản của các mẫu câu cụ thể. + Học sinh không nắm được dấu hiệu hình thức nhận biết các kiểu câu. + Học sinh không nắm được tác dụng sử dụng mẫu câu, kiểu câu đặt trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

+ Đặc biệt, đối với lỗi sử dụng về dấu câu, nguyên nhân chủ yếu là do học sinh không nắm được nội dung câu, không biết mục đích phát ngôn của câu.

Tóm lại, khi chữa các lỗi về dấu câu, giáo viên cần định hướng cho học sinh nhận diện theo hai cách :

+ Về mục đích phát ngôn của câu.

+ Về dấu hiệu hình thức (sử dụng dấu câu trong các mẫu và các kiểu câu). Theo chúng tôi, việc áp dụng các biện pháp chữa lỗi trực tiếp như trên chỉ là giải pháp tình thế. Để giúp học sinh tránh mắc các lỗi về sử dụng câu không đúng mẫu, lỗi về dấu câu như đã nêu trên, chúng ta cần đưa ra những biện pháp phòng ngừa ngay từ những lớp học dưới. Muốn làm được điều này, mỗi giáo viên phải có những kiến thức chuyên sâu về các mẫu câu và quan trọng mỗi giáo viên cần và nắm được kiến thức tổng quát về câu trong chương trình tiểu học. Đồng thời luôn đảm bảo ba nguyên tắc trong dạy học ngữ pháp (nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc trực quan và nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp).

3.6. thực nghiệm

3.6.1. Mục tiêu thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài đồng thời kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, giá trị thực tiễn của nội dung và phương pháp dạy học câu tiếng Việt ở tiểu học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua thực nghiệm, người viết bổ sung, điều chỉnh các vấn đề lý luận làm cho nội dung, phương pháp dạy học hợp lý hơn.

Yêu cầu thực nghiệm mà đề tài xác định là khách quan, trung thực, không áp đặt, phiến diện chủ quan.

3.6.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Nghiên cứu để lựa chọn đối tượng thực nghiệm và nội dung thực nghiệm. Xây dựng thiết kế bài dạy, chuẩn bị các điều kiện, thiết bị phục vụ bài dạy. Tiến hành thực nghiệm theo thiết kế với nội dung, phương pháp và quy trình của người thực nghiệm và giờ dạy đối chứng theo nội dung, phương pháp, quy trình đang sử dụng.

Đo thực nghiệm bằng điều tra: thông qua đối thoại trực tiếp với giáo viên, bằng phiếu bài tập và thu kết quả.

Tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả thu được và hiệu quả của quy trình, rút ra kết luận.

3.6.3. Đối tượng thực nghiệm

* Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 4 các trường:

+ Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. + Trường tiểu học thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. + Trường tiểu học số 1 Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. 3.6.4. Tổ chức thực nghiệm

Việc dạy thực nghiệm được tiến hành cùng với đối chứng đảm bảo khách quan, tự nhiên, không lựa chọn đối tượng tiếp nhận. Người thực nghiệm

chuẩn bị đầy đủ thiết kế bài giảng, các phương tiện dạy học... nhưng không được chuẩn bị trước cho học sinh.

Trước khi tiết hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành trao đổi với những giáo viên tham gia dạy thực nghiệm theo :

+ Nội dung và hoạt động của quy trình mà luận văn đề xuất. + Hiểu và nắm chắc nội dung của giáo án gợi ý.

+ Hiểu được ý định của người thiết kế.

+ Hình dung toàn bộ tiến trình của hạot động lên lớp. + Phối kết hợp các phương pháp trong tiết dạy.

Nghiệm thu kết quả được tiến hành sau khi hoàn thành xong bài dạy bằng hình thức kiểm tra khảo sát trực tiếp qua các phiếu câu hỏi. Qua kết quả làm bài của học sinh, người thực nghiệm đánh giá khả năng nắm kiến thức ngữ pháp và kỹ năng thực hành của học sinh.

3.6.5. Nội dung thực nghiệm và đánh giá kết quả 3.6.5.1.Chọn nội dung thực nghiệm 3.6.5.1.Chọn nội dung thực nghiệm

Dựa trên chương trình tiếng Việt hiện hành (chương trình sau năm 2000), căn cứ vào nội dung, phân phối chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, chúng tôi chọn một bài tiêu biểu về các kiểu câu trong chương

trình tiểu học (Câu kể Ai thế nào?). Một bài dạy nhưng áp dụng hai cách thức

và phương pháp lên lớp khác nhau: Một bài dạy theo cách thức, phương pháp chúng tôi đã đề xuất và một bài theo đúng thiết kế hiện hành.

3.6.5.2.Thời gian và tổ chức thực nghiệm

+ Thời gian thực nghiệm từ ngày 5 tháng 1 đến ngày 9 tháng 1 năm 2009. + Bố trí giáo viên dạy các lớp thực nghiệm

- Cô Nguyễn Thị Yến dạy hai lớp 4A và lớp 4E (lớp 4E dạy thực nghiệm, lớp 4A dạy đối chứng), trường tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Lào cai, tỉnh Lào Cai.

- Cô Nguyễn Thị Hoà dạy hai lớp 4B và lớp 4C (lớp 4C dạy thực nghiệm, lớp 4B dạy đối chứng), trường tiểu học Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

- Cô Đàm Thị Ngọc Dung dạy hai lớp 4A và lớp 4B (lớp 4A dạy thực nghiệm, lớp 4B dạy đối chứng), trường tiểu học số 1 Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Thực nghiệm trên nội dung hình thành kiến thức mới và nội dung luyện tập thực hành. Trong nội dung thực nghiệm trên, chúng tôi chú trọng việc khai thác ngữ liệu của giáo viên và vận dung linh hoạt các phương pháp mới, phương tiện kỹ thuật cao phục vụ cho tiết dạy.

Tên bài dạy: Câu kể Ai thế nào?

(Tuần 21, tr.23, sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2)

Câu kiểu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? được dạy từ lớp 2 và lớp 3

nhưng chỉ là những kiến thức đơn giản. Đến lớp 4, các em được đi sâu hơn về mô hình và các bộ phận trong kiểu câu này. Sách giáo khoa trình bày theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mức độ kiến thức tăng dần. Học sinh lớp 4 học bắt đầu là câu kể Ai là gì?, vị ngữ trong câu kể Ai là gì?, chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? và tiếp đến là câu kể

Ai làm gì? và cuối cùng là câu kể Ai thế nào?. Bài Câu kể Ai thế nào? là bài

cuối kết thúc cho ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. Đặt trong hệ

thống các kiểu câu thì đây là kiểu câu điển hình được dạy trong chương trình tiểu học. Điều này sẽ giúp giáo viên xác định nội dung và phương pháp lên lớp.

Nội dung của bài Câu kể Ai thế nào? đưa ra hai yêu cầu chính:

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 98)