3.5.1.1. Cách chữa lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai là gì ? với câu kiểu Ai làm gì?
Ví dụ:
- Bố em làm bác sĩ. - Mẹ em làm giáo viên. - Chị em làm cán bộ.
Cách chữa: Giáo viên giúp học sinh nắm chắc mô hình câu kiểu Ai là gì? với mô hình câu kiểu Ai làm gì?. Từ đó, giúp học sinh nhận biết lỗi do dùng không đúng mẫu câu. Việc sửa sai chỉ thay từ làm bằng từ là. Chúng tôi nhấn mạnh, ngay khi dạy về mẫu câu Ai là gì?, giáo viên phải đưa ngay một ví dụ sai mẫu.
Ví dụ:
- Bố em là bác sĩ. - Mẹ em là giáo viên. - Chị em là cán bộ.
3.5.1.2. Cách chữa lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế
nào ?
Ví dụ1:
Ví dụ 2:
Bạn Sếnh ngồi vắt vẻo trên lưng trâu.
Cách chữa: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại về mô hình câu Ai thế
nào ? và mô hình câu Ai làm gì?
Nguyên nhân học sinh nhầm lẫn câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai
thế nào ?: Các từ bước đi, ngồi là động từ, trả lời câu hỏi Làm gì?. Các em nhầm tưởng những từ ấy trả lời cho câu hỏi Thế nào? vì trong cụm động từ làm vị ngữ có các tính từ chậm rãi, vắt vẻo. Nhưng những tính từ ấy chỉ miêu tả cho các hoạt động bước đi và ngồi. Trong trường hợp này, giáo viên phải
giúp học sinh nhận diện về động từ và tính từ có liên quan đến các mẫu câu. 3.5.1.3. Cách chữa lỗi nhầm câu cảm với câu kể
Ví dụ 1:
Con Mèo này bắt chuột giỏi!
Ví dụ 2:
Bạn Giang học giỏi!
Ví dụ 3:
Trời rét!
ở các ví dụ trên, học sinh cho rằng các câu trên để bộc lộ cảm xúc (thán phục, ngạc nhiên) trước con người, sự vật và hiện tượng nhưng thực ra nó chỉ là kể, tả, nói lên ý kiến, tình cảm của người nói về sự vật , sự việc. Chính vì những dấu hiệu trên, các câu trên là những câu kể.
Cách chữa: Bỏ dấu chấm than ở cuối câu, thay vào đó là các dấu chấm.
- Con Mèo này bắt chuột giỏi. - Bạn Giang học giỏi.
3.5.2. Các lỗi về dấu câu
3.5.2.1. Lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu không phải câu nghi vấn a. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu khiến
Ví dụ:
Hãy gọi tớ đọc bài đi ?
Câu này yêu cầu người nghe thực hiện một hành động (gọi). Do vậy nó là câu khiến. Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (hoặc một số ít trường hợp có thể dùng dấu chấm) nhưng học sinh đã dùng không đúng dấu của câu khiến.
Cách chữa: Thêm dấu chấm than vào cuối câu.
Hãy gọi tớ đọc bài đi !
b. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu không phải câu nghi vấn
ở dạng lỗi này, giáo viên nên đưa ra một số câu để đối sánh, từ đó học sinh nhận diện, phân loại để sử dụng đúng dấu câu.
Ví dụ:
- Tớ không biết bây giờ là mấy giờ?( câu kể) (1) - Bây giờ là mấy giờ?( câu hỏi) (2)
Câu (1) học sinh đã nhầm tưởng là câu hỏi về thời gian nhưng nó là câu phủ định của người nói về thời gian mang tính trần thuật nên nó là câu kể.
Cách chữa: Bỏ dấu chấm hỏi ở cuối câu và thêm vào đó là dấu chấm. Câu (2), người nói muốn hỏi về thời gian, người nghe thực hiện trả lời, nên nó là câu hỏi. Cuối câu dùng dấu chấm hỏi là đúng.
5.3.2.2. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải câu khiến, câu cảm
a. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải
Ví dụ:
- Trời hôm nay lạnh! - Cậu ấy rất tài!
Hai câu trên, học sinh đã dùng sai dấu ở cuối câu. Đây không phải là những câu bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên, khen) mà chỉ mang ý nghĩa trần thuật, miêu tả nên nó là những câu kể. Cách dùng dấu chấm than ở cuối câu là sai quy tắc.
Cách chữa: Bỏ dấu chấm than thay vào đó là một dấu chấm để kết thúc một câu kể.
- Trời hôm nay lạnh. - Cậu ấy rất tài.
b. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm than sau câu hỏi Ví dụ:
- Các bạn đã làm bài tập rồi à!
Theo lý thuyết thì sau câu hỏi phải có dấu chấm hỏi. Nội dung của câu thể hiện: Yêu cầu người nghe trả lời. Trong trường hợp này cuối câu có thán từ
(à) nên học sinh dễ nhầm sang câu cảm. Nhưng nội dung mang thông điệp để
hỏi nên đây là câu hỏi.
- Các bạn đã làm bài tập rồi à?
5.3.2.3. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm sau những câu không phải câu kể a. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm sau câu hỏi
Ví dụ 1:
Thuở xưa, Cao Bá Quát học thế nào.
Theo lý thuyết thì đằng sau câu hỏi phải có dấu chấm hỏi. Có 2 cách nhận diện câu hỏi:
1, Về mục đích: Nó yêu cầu người nghe trả lời.
2, Về hình thức: Trong câu có chứa từ để hỏi: “Thế nào?”
b. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm sau câu khiến Ví dụ:
- Cho tớ mượn cái bút.
Cách chữa: Về hình thức sau câu khiến phải có dấu chấm than. Nội dung của câu khiến là một lời yêu cầu, đề nghị người nghe thực hiện mệnh lệnh nào đó.
Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi phát hiện thấy học sinh sử dụng câu không đúng mẫu, lỗi về sử dụng dấu câu là do một số nguyên nhân sau:
+ Học sinh không nắm được cấu trúc cơ bản của các mẫu câu cụ thể. + Học sinh không nắm được dấu hiệu hình thức nhận biết các kiểu câu. + Học sinh không nắm được tác dụng sử dụng mẫu câu, kiểu câu đặt trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
+ Đặc biệt, đối với lỗi sử dụng về dấu câu, nguyên nhân chủ yếu là do học sinh không nắm được nội dung câu, không biết mục đích phát ngôn của câu.
Tóm lại, khi chữa các lỗi về dấu câu, giáo viên cần định hướng cho học sinh nhận diện theo hai cách :
+ Về mục đích phát ngôn của câu.
+ Về dấu hiệu hình thức (sử dụng dấu câu trong các mẫu và các kiểu câu). Theo chúng tôi, việc áp dụng các biện pháp chữa lỗi trực tiếp như trên chỉ là giải pháp tình thế. Để giúp học sinh tránh mắc các lỗi về sử dụng câu không đúng mẫu, lỗi về dấu câu như đã nêu trên, chúng ta cần đưa ra những biện pháp phòng ngừa ngay từ những lớp học dưới. Muốn làm được điều này, mỗi giáo viên phải có những kiến thức chuyên sâu về các mẫu câu và quan trọng mỗi giáo viên cần và nắm được kiến thức tổng quát về câu trong chương trình tiểu học. Đồng thời luôn đảm bảo ba nguyên tắc trong dạy học ngữ pháp (nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc trực quan và nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp).