Dạng bài tập tìm và xác định thành phần câu

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 88)

Đọc và xác định vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn trên:

Cả thung lũng giống như một bức tranh thuỷ mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Thanh niên đeo gùi vào vào rừng. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi.

[Tiếng Việt 4, tập một, tr.171]. Với dạng bài tập xác định vị ngữ, giáo viên cho học sinh đặt câu hỏi có liên quan đến chủ ngữ để học sinh xác định được thành phần vị ngữ.

Ví dụ:

+ Cả thung lũng như thế nào? + Thanh niên làm gì?

+ Phụ nữ làm gì?... Ví dụ 2:

Tìm chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn dưới đây:

Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

[Tiếng Việt 4, tập hai, tr.37]. Dạng bài tập tìm chủ ngữ, giáo viên cho học sinh đặt câu để xác định được thành phần chủ ngữ.

Ví dụ:

+ Con gì mới đẹp làm sao? + Cái gì mỏng như giấy bóng? + Cái gì long lanh như thuỷ tinh? ...

Dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm chắc các thành phần chính và thành phần phụ trong câu. Có kiến thức lý thuyết về chủ ngữ và vị ngữ

trong các câu kiểu Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ? Đọc đoạn trích của văn

bản và nắm được yêu cầu của bài tập từ đó xác định đúng các thành phần trong câu phù hợp với yêu cầu của bài.

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)