Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích nói

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 29)

1.2.1. Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp

1.2.1.1. Câu đơn

Là câu chỉ có một nòng cốt câu [26, tr.112]. Ví dụ:

Tắt đèn / là một tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc. C V

Vị ngữ: Quan hệ từ (là) + Cụm danh từ a. Câu đơn hai thành phần

Câu đơn hai thành phần là câu chứa một kết cấu chủ ngữ- vị ngữ, gọi tắt là kết cấu chủ- vị (Kết cấu chủ- vị cũng được gọi là mệnh đề)

Ví dụ:

Giáp // đang đọc sách.

C V b. Câu đơn đặc biệt

* Khái niệm

Diệp Quang Ban cho rằng: Câu đơn đặc biệt là câu do trong đó không

phân biệt được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, cho nên cùng được gọi là câu đơn không phân định thành phần. Câu đơn đặc biệt được hình thành một thực thể từ hoặc một cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập với tư cách là một trung tâm cú pháp, không chứa đựng hay không hàm ẩn một trung tâm cú

pháp thứ hai có quạn hệ chủ vị với trung tâm cú pháp nói trên. Trong câu đơn đặc biệt có thể có trạng ngữ và đề ngữ [2, tr.125].

Tóm lại, theo chúng tôi câu đơn đặc biệt có thể hiểu như sau:

Câu đơn đặc biệt là câu không phân định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, nhưng vẫn chuyển tải một nội dung thông báo trọn vẹn.

c. Hiện tượng tỉnh lược

Theo Diệp Quang Ban (2000); Hiện tượng tỉnh lược không tạo ra một kiểu câu riêng trong phần lớn các trường hợp, câu tỉnh lược gắn với câu đơn hai thành phần (không tạm tính đến hiện tượng này trong câu ghép)[2, tr.131].

Ví dụ: (câu tỉnh lược in đậm)

- Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao)

1.2.1.2. Câu phức a. Khái niệm câu phức

Câu phức là câu chứa hai (hoặc hơn hai) kết cấu chủ – vị, trong số đó chỉ có một kết cấu chủ – vị nằm ngoài cùng , bao (các) kết cấu chủ - vị còn lại, (các) kết cấu chủ – vị còn lại bị bao bên trong kết cấu chủ – vị đó [2,

tr.137].

Ví dụ:

Cô giáo tôi // tóc / rất dài.

b. Một số kiểu câu phức: Câu phức được phân loại theo các thành phần có cấu tạo C –V. Do vậy, ta được các kiểu câu phức sau:

+ Câu phức thành phần chủ ngữ + Câu phức thành phần vị ngữ. + Câu phức thành phần bổ ngữ. + Câu phức thành phần định ngữ. C C V V Đ

+ Câu phức thành phần trạng ngữ.

+ Câu phức thành phần đề ngữ. 1.2.1.3. Câu ghép

a. Định nghĩa câu ghép

Câu ghép là câu chứa hai (hơn hai) kết cấu chủ- vị trong đó không kết cấu chủ vị nào bao kết cấu chủ vị nào; mỗi kết cấu chủ vị diễn đạt một sự việc này có quan hệ với nhau theo những mối quan hệ nào đó [2, tr.143].

Câu ghép phân biệt với câu phức không phải ở số lượng kết cấu chủ vị mà là ở hình thức quan hệ của các kết cấu chủ vị đối với nhau: Câu phức cũng có hai kết cấu C-V trở lên, trong đó có một lết cấu C- V nằm ngoài cùng làm nòng cốt câu, bao kết cấu C-V còn lại; còn ở câu ghép, các kết cấu C- V nằm ngoài nhau, không kết cấu C-V nào bao kết cấu chủ vị nào. Có thể hình dung mối quan hệ khác nhau của kết cấu C-V trong câu phức và câu ghép như sau:

ở câu phức ở câu ghép

C –V C –V C-V C- V Bao bị bao ngoài nhau ngoài nhau

Ví dụ:

Cô giáo tôi // tóc rất dài. (Nếu) anh đàn (thì) tôi hát.

C

Đ C V

V

b. Các kiểu câu ghép

Có thể phân chia các kiểu câu ghép thành hai loại chính: Câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.

+ Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các vế câu hoặc các nòng cốt câu có quan hệ đẳng lập (không phân biệt chính phụ), có thể dễ dàng tách các vế câu, nòng cốt câu ra thành câu riêng [26, tr.123].

Ví dụ:

- Sau một lúc, gió// dịu dần, mưa// tạnh hẳn.

+ Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ (hay câu ghép trong quan hệ phụ kết- hypotaxs) là kiểu câu ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu có một vế câu chính và một vế phụ phụ thuộc vào vế chính đó. Câu ghép chính phụ sử dụng phương tiện kết nối là những quan hệ phụ thuộc kiểu như vì, nếu, tuy, để… ở đầu vế phụ [4, tr.352- 353].

Ví dụ:

Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng bắt nộp thay. (Ngô Tất Tố)

Trong câu ghép chính phụ, nội dung mối quan hệ giữa các vế do quan hệ từ phụ thuộc định đoạt. Căn cứ vào các quan hệ này có thể chia câu ghép chính phụ thành những kiểu câu nhỏ hơn. Cụ thể có những kiểu câu ghép với những quan hệ từ thường gặp sau:

C V C V

Kiểu câu ghép chính phụ Quan hệ từ kết nối

Nguyên nhân ( - Hệ quả)

Qht1 Qht2 ( Bởi) vì … (cho) nên/mà ( Tại ) vì … (cho) nên/mà Do …. (cho) nên/mà Bởi … (cho) nên/mà Tại…. (cho) nên/mà Nhờ… (cho) nên/mà

Điều kiện/ giả thiết ( Hệ quả)

Nếu … Thì … Hễ …. Thì … Miễn(là) … Thì … Giá( mà) … Thì … Giả sử… Thì …

Nhượng bộ ( nhượng bộ- tương phản hay nghịch đối) Tuy …. Nhưng…. Mặc dầu … Nhưng…. Dù … Nhưng… Thà … Chứ… Mục đích Để … Thì …

1.2.2. Câu chia theo mục đích nói

Câu phân loại theo mục đích nói là hiện tượng nằm trên đường biên giới của câu xét theo cấu tạo hình thức và câu xét ở phương diện sử dụng. Vì vậy sự phân loại này phải cùng một lúc sử dụng hai loại tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn vì mục đích sử dụng câu;

- Tiêu chuẩn về hình thức, tức là các phương tiện ngôn ngữ dùng để cấu tạo câu.

Vận dụng hai mặt này vào việc xem xét cách sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói cần phân biệt hai trường hợp sau đây:

- Câu đích thực (còn gọi là câu nguyên cấp, câu chính danh) là trường hợp câu có hình thức cấu tạo của một kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào đó và dược dùng phù hợp với mục đích vốn có của nó.

- Câu không đích thực là trường hợp câu có hình thức của kiểu câu này nhưng lại được dùng với mục đích nói khác với mục đích nói vốn có của nó.

Việc sử dụng phân loại câu theo mục đích nói theo lối dùng câu đích thực được gọi là cách sử dụng trực tiếp, việc sử dụng câu phân loại theo mục đích nói theo lối dùng câu không đích thực được gọi là cách sử dụng gián tiếp. 1.2.2.1. Câu theo lối trực tiếp

a. Câu trần thuật + Khái niệm

Câu trần thuật là kiểu câu thường dùng để thông báo miêu tả, trần thuật, nhận định, đánh giá về hiện thực khách quan. Câu trần thuật có dấu hiệu riêng của mình trong cấu tạo [26, tr.155].

Ví dụ:

- Ngày mai, chúng tôi học cú pháp tiếng Việt.

- Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố [tiếng Việt 3 tập 1].

b. Câu nghi vấn + Khái niệm:

Câu nghi vấn là kiểu câu thường dùng để hỏi: Nêu điều kiện cần biết và yêu cầu người đối thoại giải đáp. Câu nghi vấn có dấu hiệu riêng chuyên dùng để biểu thị hành vi hỏi [26, tr.158].

Ví dụ:

- Chị mua sách gì?

- Chị mua cho em bút chưa?

Những phương tiện chuyên dùng để biểu thị hành vi hỏi gồm: Đại từ nghi vấn, phụ từ nghi vấn, tiểu từ nghi vấn, kết từ nghi vấn “hay”.

c. Câu cầu khiến + Khái niệm

Câu cầu khiến là kiểu câu thường dùng để yêu cầu bắt buộc người đối thoại thực hiện hoặc không thực hiện một hành động, một quá trình nào đó. Câu cầu khiến có dấu hiệu riêng biểu thị hành vi cầu khiến [26, tr.166].

Ví dụ:

- Em hát một bài đi!

- Chị khép cửa lại giúp em!

d. Câu cảm thán + Khái niệm

Câu cảm thán là kiểu câu thường dùng để bộc lộ thái độ, cảm xúc mạnh mẽ hoặc bột phát của người nói trước một thực tế khách quan nào đó. Câu cảm thán có dấu hiệu riêng biểu thị hành vi cảm thán [26, tr.171].

Ví dụ:

- Ôi dào! Cậu quên nó đi!

1.2.2.2. Câu theo lối gián tiếp + Khái niệm

Khi một kiểu câu thường dùng để thể hiện trực tiếp hành vi ở lời A lại được đem dùng để thực hiện gián tiếp hành vi của lời B thì ta có hiện tượng dùng câu theo lối nói gián tiếp (ngầm ẩn) [26, tr.178].

Trong cách dùng này, câu sẽ có hành vi ở lời trực tiếp được thực hiện đồng thời với hành vi ở lời gián tiếp. Muốn xác định hiệu lực tác động thực sự của câu trong tình huống giao tiếp cụ thể, tất yếu phải dựa vào ngữ cảnh.

+ Câu trần thuật được dùng theo lối gián tiếp khi thực hiện các hành vi như : yêu cầu, đề nghị; mỉa mai, diễu cợt; hứa hẹn, từ chối ; đe doạ...

+ Câu nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp thực hiện các hành vi như: Chào, hỏi thăm tỏ rõ sự quan tâm, mời mọc, đề nghị theo kiểu ướm hỏi, yêu cầu, nhắc nhở, khuyên can...

+ Câu cảm thán được dùng theo lối gián tiếp Câu cảm thán – yêu cầu/ gợi ý

+ Câu cầu khiến được dùng theo lối gián tiếp

So với câu hỏi và câu trần thuật thì câu cầu khiến ít được dùng để thể hiện hành động gián tiếp hơn. Nó thường được dùng để thực hiện các hành động gián tiếp sau:

- Cầu khiến – phản đối- quyết tâm

- Cầu khiến – dỗi hờn từ chối yêu cầu - Cầu khiến – phản đối

1.3. Thành phần câu tiếng việt 1.3.1. Định nghĩa thành phần câu 1.3.1. Định nghĩa thành phần câu

Có rất nhiều định nghĩa về thành phần câu. Theo chúng tôi, quan niệm về thành phần câu của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp có tính khái

quát cao. Nhóm tác giả này khẳng định, thành phần câu là những từ tham gia

nòng cốt câu (bắt buộc có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc trực tiếp vào nòng cốt câu [ 29, tr.57].

1.3.2. Hệ thống thành phần câu tiếng Việt

Theo quan niệm của các nhà ngữ pháp học trong một câu tiếng Việt có thể có các thành phần sau:

+ Thành phần chính của câu: chủ ngữ, vị ngữ. + Thành phần phụ của câu: trạng ngữ, đề ngữ.

+ Thành phần phụ của từ trong câu: định ngữ, bổ ngữ.

+ Thành phần biệt lập trong câu: tình thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ.

1.3.3. Các thành phần câu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài (được dạy trong chương trình tiểu học)

1.3.3.1. Trạng ngữ + Khái niệm

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có tác dụng bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, phương tiện, cách thức, mục đích, nguyên nhân,...

+ Vị trí

Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu. Nhưng vị trí thường gặp là ở đầu câu.

+ Về mặt hình thức: Trạng ngữ thường ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy.

1.3.3.2. Chủ ngữ + Khái niệm

Chủ ngữ là thành phần chính của câu qua lại với thành phần vị ngữ để tạo thành nòng cốt câu.

+ Vị trí

Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ theo trật tự C – V nhưng khi cần nhấn mạnh nội dung thông báo hay biểu thị tình cảm, cảm xúc... người ta có thể đặt vị ngữ đứng trước chủ ngữ.

1.3.3.3. Vị ngữ + Khái niệm

Vị ngữ là thành phần chính của câu, cùng với chủ ngữ tạo nên nòng cốt câu. Vị ngữ thể hiện nội dung thông báo hành động, trạng thái của đối tượng được nêu ở chủ ngữ.

+ Vị trí

Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ theo trật tự C –V, nhưng vị ngữ cũng có thể đứng trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh nội dung thông báo hoặc mang màu sắc tu từ.

1.4. kết luận chương

Kết quả nghiên cứu về lý thuyết các kiểu câu nói trên có khá nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau, nhưng số đông các nhà ngữ pháp học tiếng Việt và người sử dụng tiếng Việt đều thống nhất quan niệm:

1. Bản chất của câu là diễn đạt một ý trọn vẹn. Về hình thức, câu ứng với mội kiểu cấu tạo nhất định và trên chữ viết câu được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu chấm câu.

2. Một câu đúng phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Về nội dung

- Câu phải diễn đạt một ý trọn vẹn.

- Câu phải có thông tin mới và có quan hệ phù hợp với tư duy của người Việt.

+ Về hình thức

- Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. - Câu phải được đánh dấu câu phù hợp.

3. Theo ngữ pháp truyền thống câu được phân theo hai loại phương diện: + Phương diện cấu tạo ngữ pháp;

Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp gồm các kiểu câu: Câu đơn

Câu phức Câu ghép

Lấy hình thức làm cơ sở phân loại và lấy mục đích nói làm tên gọi, câu xét theo mục đích nói được chia thành bốn kiểu câu sau:

Câu trần thuật Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán

4. Thành phần câu là những thành tố tham gia nòng cốt câu. Thành phần câu bao gồm các thành phần chính, thành phần phụ của câu, thành phần phụ của từ và thành phần biệt lập trong câu. Các thành phần câu được dạy trong chương trình tiểu học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

Chương 2. Thực trạng dạy và học câu tiếng việt ở tiểu học

Theo chúng tôi, để tìm hiểu thực trạng dạy và học câu tiếng Việt ở tiểu học, trước hết chúng ta hãy điểm qua về các bài có liên quan đến dạy học câu ở tiểu học trong chương trình sách giáo khoa tiếng Việt.

Bảng thống kê các bài về câu trong chương trình sách giáo khoa tiếng Việt (Phân môn Luyện từ và câu) ở tiểu học.

SGK lớp

Số lượng

tiết

Tên bài Nội dung (Mục đích)

2 Tuần 1 (1 tiết)

Từ và câu

- Bước đầu làm quen với khái niệm từ và câu.

- Biết tìm các từ ngữ liên quan đến hoạt động học tập.

- Bước đầu biết dùng từ đặt được những câu đơn giản.

2 Tuần 3 (1 tiết) Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì? - Nhận biết được từ chỉ sự vật (danh từ ).

- Biết cách đặt câu theo mẫu Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì?

2

Tuần 5 (1 tiết)

Tên riêng và cách viết

tên riêng. Câu kiểu Ai là

gì?

- Phân biệt các từ ngữ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật. Biết viết hoa tên riêng. - Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu

Ai (cái gì, con gì) là gì?

2 Tuần 6 (1 tiết) Câu kiểu Ai là gì? Khẳng định, phủ định. Mở rộng vốn từ : từ ngữ về đồ dùng học tập

giới thiệu (Ai, cái gì, con gì - là

gì ?). - Biết đặt câu phủ định. - Mở rộng vốn từ : từ ngữ về đồ dùng học tập. 2 Tuần 13 (1 tiết) Mở rộng vốn từ : từ ngữ về công viêc gia đình.

Câu kiểu Ai làm gì?

- Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động (công việc gia đình).

- Luyện tập về kiểu câu Ai làm

gì? 2 Tuần 14 (1 tiết) Mở rộng vốn từ : từ ngữ về tình cảm gia đình. Câu kiểu Ai làm gì? - Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.

- Rèn kỹ năng đặt câu theo mẫu

Ai làm gì? - Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi. 2 Tuần 15 (1 tiết) Từ ngữ chỉ đặc điểm.

Câu kiểu Ai thế nào?

- Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.

- Rèn kỹ năng đặt câu kiểu Ai

thế nào ?

2 Tuần 16 (1 tiết)

Từ ngữ chỉ tính chất. Câu

kiểu Ai thế nào?

- Bước đầu hiểu từ trái nghĩa. - Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt những câu đơn

giản theo kiểu: Ai (cái gì, con

gì) thế nào ?

- Mở rộng vốn từ về vật nuôi.

2 Tuần 17 (1tiết)

Mở rộng vốn từ : từ ngữ

về vật nuôi. Câu kiểu Ai

thế nào?

- Mở rộng vốn từ: các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật.

- Bước đầu biết thể hiện ý so sánh.

3 Tuần 2 (1 tiết)

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)