Phương pháp dạy câu kiểu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 91)

Để dạy tốt và có hiệu quả ba mẫu câu cơ bản này, giáo viên cần nắm vững các đặc điểm của từng loại câu và nhận ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Từ đó vận dụng vào trong tiết dạy của mình để đạt hiệu quả cao hơn.

Với ba mẫu câu cơ bản này, giáo viên cần so sánh để thấy được đặc điểm giống và khác nhau của từng loại mẫu câu cụ thể.

Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?

Giống nhau

(1) Câu đơn trần thuật.

(2) Chủ ngữ (Ai?) chỉ người, động vật, sự vật. (3) Trả lời cho câu hỏi Ai (Cái gì?, Con gì?)..

(1) Trả lời cho câu

hỏi: Là gì (là ai?, Là

(1) Trả lời cho câu

hỏi: Là gì (là ai?,

(1) Trả lời cho câu

Khác nhau

cái gì?, Là con

(2) Để định nghĩa, giới thiệu, miêu tả hay đánh giá một sự vật, hiện tượng. (3) Vị ngữ kết hợp là + DT Là cái gì?, Là con gì?)... (2) Kể hoạt động. (3) Là động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động. (2) Miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái. (3) Là động từ (cụm động từ) trạng thái hoặc tính từ. - Là cụm chủ- vị.

3.4.1.1. Một số nét cơ bản và phương pháp dạy câu kiểu Ai là gì?

Câu kiểu Ai là gì? là một trong những kiểu câu đơn trần thuật cơ bản của

tiếng Việt. Đây là kiểu câu có vị ngữ do từ là kết hợp với một từ hoặc một cụm từ (danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ) tạo thành.

Ví dụ:

+ Vị ngữ là danh từ hoặc cụm danh từ

- Em là học sinh. - Em là học sinh lớp 2.

+ Vị ngữ là động từ hoặc cụm động từ

- Nhiệm vụ của các em là học tập

- Nhiệm vụ của các em là học tập thật giỏi.

+ Vị ngữ là tính từ hoặc cụm tính từ

- Lao động là vinh quang.

- Lao động là vô cùng vinh quang.

+ Vị ngữ là một cụm chủ- vị

Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải,

chưa phải. Đây là một đặc điểm hình thức có thể được sử dụng để phân biệt

câu kiểu Ai là gì? với những kiểu câu khác.

Ví dụ:

- Em không phải là học sinh.

- Em chưa phải là học sinh giỏi.

Giống như vị ngữ, chủ ngữ trong câu kiểu Ai là gì? cũng có thể là một

từ hoặc cụm từ. Ví dụ:

+ Chủ ngữ là danh từ hoặc cụm danh từ

- Em là học sinh. - Em tôi là học sinh.

+ Chủ ngữ là động từ hoặc cụm động từ

- Lao động là vinh quang. - Lao động giỏi là vinh quang.

+ Chủ ngữ là tính từ hoặc cụm tính từ

- Khoẻ là hạnh phúc.

- Khoẻ như voi vẫn chưa phải là hạnh phúc.

+ Chủ ngữ là một cụm chủ- vị

- Dế Mèn trêu chị Cốc là nó dại.

Kiểu câu Ai là gì? thường được dùng để trình bày định nghĩa, giới thiệu,

miêu tả hay đánh giá một sự vật, hiện tượng.

Trên đây là một số đặc điểm của câu kiểu Ai là gì? Những nội dung

này, giáo viên cần nắm vững để hướng dẫn học sinh thực hành; giáo viên không cần và không nên nói lại với học sinh những vấn đề lý thuyết trên vì học sinh ở lớp 2-3 chỉ học thực hành. Đối với học sinh lớp 4-5 giáo viên có thể cung cấp thêm ở phần vị ngữ là danh từ, động từ... Vì đây là đối tượng đã được học về động từ và tính từ.

Về phương pháp dạy học, giáo viên tổ chức lần lượt giải từng bài tập trong sách giáo khoa theo các bước đã hướng dẫn:

+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích).

+ Giáo viên giúp học sinh giải một phần bài tập để làm mẫu (một học sinh chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm vào vở bài tập.)

+ Học sinh làm bài ra phiếu hoặc vở bài tập. Giáo viên uốn nắn.

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ.

3.4.1.2. Một số nét cơ bản và phương pháp dạy câu kiểu Ai làm gì?

Câu kiểu Ai làm gì? có vị ngữ do động từ hoặc cụm động từ tạo thành.

Ví dụ:

+ Vị ngữ là động từ

- Em bé ngủ.

+ Vị ngữ là cụm động từ

- Em bé ngủ say.

Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa. Đây

là một đặc điểm hình thức có thể sử dụng để phân biệt với kiểu câu Ai là gì? Ví dụ:

Em bé không ngủ.

Em bé chưa ngủ say.

Chủ ngữ trong câu kiểu Ai làm gì? cũng có thể là một từ hoặc cụm từ. Ví dụ:

+ Chủ ngữ là một từ

- Bò gặm cỏ.

+ Chủ ngữ là một cụm từ

Kiểu câu Ai làm gì? có thể được dùng để miêu tả hoạt động, trạng thái

của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Những câu có nội dung như vậy được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.

Kiểu câu Ai làm gì? cũng có thể thông báo sự xuất hiện, tồn tại hoặc

tiêu biến của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Đó là những câu tồn tại. Trong câu tồn tại, chủ ngữ thường đứng sau vị ngữ. Đây là kiểu câu khó. Giáo viên cần nêu ví dụ, đảo lại trật tự thành phần nòng cốt để học sinh nắm được.

Học kiểu câu Ai làm gì? giáo viên cần giúp học sinh nắm được các yêu

cầu sau:

+ Nhận biết và đặt được các câu hoàn chỉnh theo mẫu

+ Biết cách đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu hoặc tìm những bộ

phận trả lời cho câu hỏi Ai? (Cái gì?, Con gì?) Làm gì?

Kiểu câu Ai làm gì? được giới thiệu bắt đầu từ lớp hai và thông qua các

bài tập.

Với kiểu câu này, giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc được mẫu câu cơ bản và hướng dẫn mẫu câu vào thực hành các bài tập cụ thể.

3.4.1.3. Một số nét cơ bản và phương pháp dạy câu kiểu Ai thế nào?

Kiểu câu Ai thế nào? có vị ngữ do tính từ, cụm tính từ hoặc cụm chủ- vị

tạo thành. Ví dụ:

+ Vị ngữ là tính từ

- Cái ghế này cao.

+ Vị ngữ là cụm tính từ

- Cái ghế này cao quá.

+ Vị ngữ là cụm chủ- vị

- Cái ghế này chân cao lắm.

Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa. Đây là một đặc điểm hình thức có thể được sử dụng để phân biệt câu kiểu Ai là gì?

Ví dụ:

- Cái ghế này không cao. - Em chưa ngoan.

Chủ ngữ trong câu kiểu Ai thế nào? có thể là một từ hoặc cụm từ.

Ví dụ:

+ Chủ ngữ là một từ

- Em chưa ngoan.

+ Chủ ngữ là một cụm từ

- Cái ghế này cao quá.

Câu kiểu Ai thế nào? cũng có hai loại:

+ Câu miêu tả là những câu được dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Chủ ngữ của câu miêu tả đứng trước vị ngữ.

Ví dụ:

(a), Khắp vườn, những bông hoa // đỏ rực.

Tr CN VN

+ Câu tồn tại là những câu thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Trong câu tồn tại, chủ ngữ thường đứng sau vị ngữ.

Ví dụ:

(b), Khắp vườn đỏ rực // những bông hoa.

Tr VN CN

Hai kiểu câu này khác nhau ở chỗ câu miêu tả (a) đề cập tới chủ thể “những bông hoa” còn câu tồn tại (b) đề cập tới sự tồn tại của (màu) đỏ rực của những bông hoa ở khắp vườn.

Học kiểu câu Ai thế nào? giáo viên cần giúp học sinh nắm được các yêu

cầu sau:

+ Biết cách đặt câu hỏi cho bộ phận của câu hoặc tìm những bộ phận

câu trả lời cho các câu hỏi Ai (Cái gì?, Con gì?) Thế nào?.

+ Cố gắng khắc sâu kiến thức về từ loại tính từ để học sinh dễ nhận diện.

Với kiểu câu này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được mẫu câu và vận dụng mẫu câu trong quá trình đặt câu- thực hiện tốt chức năng giao tiếp.

3.4.2. Phương pháp dạy bài về câu ghép

Thứ nhất đây là kiểu bài lý thuyết. Giáo viên phải nắm được về đặc điểm của kiểu bài cung cấp lý thuyết gồm ba phần như trong sách giáo khoa: Phần nhận xét, phần ghi nhớ và phần luyện tập.

Sau đó, giáo viên cần xác định rõ dấu hiệu bản chất của câu ghép: Câu

ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ-, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

Giáo viên nên đưa ra các cách nối trong các vế trong câu ghép.

+ Nối bằng những từ có tác dụng nối. Dạng này, giáo viên cần trang bị

cho học sinh những kiến thức về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.

Để thể hiện nguyên nhân-kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng quan hệ từ: vì, bởi vì, nên; vì... cho nên, do... nên..., do...mà...

Để thể hiện quan hệ tương phản giữa các vế câu ghép: Dùng một quan hệ từ: tuy, dù, nhưng....Dùng một cặp quan hệ từ như: tuy...nhưng, mặc dù...nhưng,...

Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép giáo viên đưa ra các cặp quan hệ từ: không nhưng...mà, chẳng những...mà, không chỉ...mà...

Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu ghép, ngoài quan hệ từ, ta có thể nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng: vừa..đã, chưa...đã, mới...đã, sao...vậy

+ Nối trực tiếp không dùng từ nối. Trong các trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. Giáo viên nên đưa ra một số câu để học sinh vận dụng nối (theo cách nối trực tiếp).

Sau khi học sinh học song những bài về nối các vế câu ghép, giáo viên nên cho học sinh làm các bài tổng hợp về quan hệ từ.

Ví dụ: Tìm quan hệ từ thích hợp vào mỗi ô trống. a, ... hạn hán kéo dài...lúa vẫn xanh tốt.

b, ...hoa sen đẹp...nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm, hồn Việt Nam.

c, Tấm chăm chỉ, hiền lành...Cám thì lười biếng, độc ác.

Theo chương trình sách giáo khoa, sau khi hình thành khái niệm câu ghép sẽ là các bài cách nối các vế câu ghép. Qua việc học cách nối các vế câu ghép (nối bằng từ ngữ có tác dụng nối, nối trực tiếp- không dùng từ ngữ nối), học sinh có thể nhận ra mô hình câu ghép. Điều quan trọng là giáo viên giúp học sinh biết thể hiện mối quan hệ giữa những sự việc nêu ở các vế câu bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

Giáo viên phải nắm và hướng dẫn học sinh nắm được mô hình và cách nối các vế câu ghép nhằm đảm bảo tính hành dụng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh.

3.4.3. Phương pháp dạy câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm

Với ba kiểu câu cơ bản này, giáo viên cần so sánh để thấy được đặc điểm giống và khác nhau của chúng để từ đó nhận diện, phân loại và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

Khác

nhau

Về mục đích

Câu hỏi Câu kể Câu khiến Câu cảm - Dùng để hỏi -Kể, tả, hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. - Nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. -Biểu lộ cảm xúc (vui buồn, thàn phục, đau xót, ngạc nhiên). Về hình thức - Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, nào, sao, không...) - Cuối câu có dấu chấm hỏi (?) - Cuối câu kể thường có dấu chấm. -Cuối câu có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm. - Trong câu thường có các từ ngữ: (ôi, chao, trời,quá, lắm, thật..). - Cuối câu có dấu chấm than (!).

ở phần này, giáo viên cần nắm chắc lý thuyết về những kiểu câu chia theo mục đích nói, đặc biệt cần nắm được sự khác nhau như ở bảng so sánh trên. Khi dạy, giáo viên cần nhấn mạnh những dấu hiệu nhận diện các kiểu câu cho học sinh nắm được. Phần này không khó nhưng khá quan trọng vì nó liên quan đến những bài dạy về sử dụng dấu câu.

Tóm lại, khi dạy các bài về câu, giáo viên có thể áp dụng đan xen các hình thức tổ chức hoạt động đa dạng như: làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, theo cặp, theo lớp; tổ chức trò chơi, thi đấu... miễn sao giờ học nhẹ nhàng và học sinh được làm việc tối đa.

Trong giờ học về câu, giáo viên luôn đưa ra các ví dụ để đối sánh.

Ví dụ: Khi dạy mẫu Ai là gì? giáo viên có thể đưa ra 2 câu như sau: - Bạn Hoa là học sinh lớp 3A.

- Bạn Hoa làm lớp trưởng.

Cho học sinh đối sánh xem câu nào là đúng mẫu, câu nào chưa đúng mẫu và có hướng khắc phục.

Giáo viên cần tránh lối truyền đạt kiến thức một chiều, áp đặt cho học sinh; cần khuyến khích học sinh đưa ra những nhận xét của riêng mình, khuyến khích việc tranh luận giữa học sinh để học sinh chủ động khám phá kiến thức cần nắm.

Theo chúng tôi, không có một cách tổ chức giờ học duy nhất có thể vận dụng cứng nhắc cho tất cả các tiết học, cho tất cả các lớp học ở các vùng miền khác nhau. Giáo viên cần căn cứ vào tình hình cụ thể của học sinh địa phương mình, khả năng lĩnh hội từng vấn đề cụ thể của các em mà có cách làm thích hợp. 3.5. Phương pháp sửa các lỗi về câu

Để giúp học sinh chữa lỗi sử dụng câu không đúng mẫu và các lỗi về dấu câu, trước hết giáo viên cần phải có những kiến thức về ngữ pháp cơ bản. Đặc biệt phải có những kiến thức về mô hình các mẫu câu, kiến thức ngữ pháp tổng hợp, xuyên suốt quá trình dạy học ở tiểu học.

Mặt khác, khi hướng dẫn học sinh sửa các lỗi sử dụng câu không đúng mẫu và lỗi về dấu câu, giáo viên cần thực hiện theo nguyên tắc:

Giáo viên định hướng, giúp cho học sinh:

+ Tự phát hiện và xác định lỗi sai của mình, tự tìm nguyên nhân mắc lỗi và tìm ra cách sửa lỗi.

+ Học sinh tự phát hiện và tìm ra lỗi sai của bạn, giúp bạn xác định lỗi và thảo luận tìm ra cách chữa lỗi.

Giáo viên không làm thay cho học sinh hoặc thực hiện việc chữa lỗi một cách qua loa.

Sau khi giúp học sinh phát hiện lỗi, giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ mỷ để các em tìm ra cách chữa lỗi.

Khi chữa câu sai, giáo viên cần phải đặt câu trong văn bản để xem xét và dựa vào yêu cầu về câu trong văn bản làm chuẩn để xác định câu sai và xét câu mắc lỗi gì.

3.5.1. Đối với các lỗi sử dụng câu không đúng mẫu

3.5.1.1. Cách chữa lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai là gì ? với câu kiểu Ai làm gì?

Ví dụ:

- Bố em làm bác sĩ. - Mẹ em làm giáo viên. - Chị em làm cán bộ.

Cách chữa: Giáo viên giúp học sinh nắm chắc mô hình câu kiểu Ai là gì? với mô hình câu kiểu Ai làm gì?. Từ đó, giúp học sinh nhận biết lỗi do dùng không đúng mẫu câu. Việc sửa sai chỉ thay từ làm bằng từ là. Chúng tôi nhấn mạnh, ngay khi dạy về mẫu câu Ai là gì?, giáo viên phải đưa ngay một ví dụ sai mẫu.

Ví dụ:

- Bố em là bác sĩ. - Mẹ em là giáo viên. - Chị em là cán bộ.

3.5.1.2. Cách chữa lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế

nào ?

Ví dụ1:

Ví dụ 2:

Bạn Sếnh ngồi vắt vẻo trên lưng trâu.

Cách chữa: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại về mô hình câu Ai thế

nào ? và mô hình câu Ai làm gì?

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)