phạm và nâng cao ý thức trách nhiệm cho giáo viên tiểu học
Bước vào thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta. Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương pháp tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và vận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển.
Giáo dục Việt Nam đã trải qua gần chục năm đổi mới và thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí được nâng cao. Chất lượng giáo dục có những chuyển biến ban đầu.
Để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 201/2001/ QG-TTg ngày 28/12/2001 phê duyệt
“Chiến lược phát triển giáo dục “2001- 2010” và chỉ rõ Phát triển đội ngũ nhà
giáo, đổi mới phương pháp giáo dục” là một trong 7 nhóm giải pháp lớn. Góp
phần thực hiện giải pháp này, một yêu cầu quan trọng được đặt ra là: Xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Đây là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan. Việc quản lí chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là xu
hướng chung của các nước trên thế giới. Với nước ta, đó là một cánh làm mới. Việc bổ trợ kiến thức về câu, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nâng cao
ý thức trách nhiệm cho giáo viên tiểu học cũng là để nhằm mục tiêu xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên.
Nhìn từ góc độ thực tế, trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học không đồng đều cho nên nhận thức về chuyên môn cũng khá khác nhau. Một số ít giáo viên đã đạt chuẩn nghề nghiệp, họ được trang bị về kiến thức tiếng Việt cơ bản và sâu sắc. Do đó, đối với họ, việc dạy các kiểu câu cho học sinh tiểu học khá thuận lợi. Bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn nghề nghiệp (hệ đào tạo trước đây 12+2, 9+3, 5+3). Họ chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về tiếng Việt hiện đại, hơn nữa do tuổi cao lại không muốn thay đổi mình, thay đổi phương pháp dạy học dẫn đến thiếu hụt về kiến thức.
Theo thống kê đầu năm học 2008- 2009, đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Lào Cai có 4128 người, trong đó:
+ Trình độ đại học: 253 người, đạt: 6,1 % + Trình độ cao đẳng: 929 người, đạt: 22,5 % + Trình độ trung học sư phạm: 2905, đạt:70,3 % + Trình độ dưới chuẩn: 41 người, đạt: 0,99 %
(Số liệu thống kê do Phòng tiểu học, Sở GD& ĐT Lào Cai cung cấp)
Một trong những tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là việc nắm kiến thức của toàn bậc tiểu học. Nhưng trong thực tế, trình độ giáo viên vẫn chưa đạt chuẩn, thêm vào đó là sự phân công không hợp lý của các nhà quản lý đối với giáo viên dạy từng khối lớp. Một số giáo viên được phân công giảng dạy cố định ở khối lớp 1,2,3 trong nhiều năm nên họ chỉ chuyên sâu về các khối lớp đó, còn kiến thức của khối lớp 4, 5 thì họ không nắm được, trong khi đó kiến thức cơ bản ngữ pháp cơ bản lại tập trung ở các khối lớp trên của bậc tiểu học.
Qua sự phân tích trên, theo chúng tôi việc bổ trợ kiến thức về câu, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nâng cao ý thức trách nhiệm cho giáo viên tiểu học cần thực hiện theo những hướng sau:
+ Tổ chức đào tạo- bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên, trình độ tối thiểu của giáo viên tiểu học phải đạt từ cao đẳng trở lên.
+ Làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức ngữ pháp nói chung và kiến thức về câu nói riêng cho giáo viên ở các trường tiểu học với các hình thức:
- Tổ chức và kiểm tra việc nắm chương trình, sách giáo khoa đặc biệt là phần câu trong chương trình ở tiểu học.
- Hiểu biết và vận dụng phương pháp mới ở tiểu học.
- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về vấn đề dạy học các kiểu câu ở tiểu học.
- Tham mưu tốt với cấp trên xây dựng chuyên đề, mời chuyên gia tập huấn.
- Thường xuyên cho giáo viên viết kinh nghiệm dạy học, đề tài nhằm giúp giáo viên nắm các kiểu câu và việc dạy học câu ở tiểu học.
- Tổ chức tốt các cuộc thi về kiến thức có liên quan tới kiến thức về câu, mỗi giáo viên nên tham gia công tác hội giảng nhằm thể hiện mình, thể hiện hiểu biết của mình trong công cuộc đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học.
+ Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho mỗi giáo viên tiểu học bằng các hình thức:
- Học tập và nâng cao trình độ đối với từng giáo viên.
- Xây dựng tổ sách tham khảo để giáo viên luôn cập nhật và tự hoàn thiện mình.
- Tổ chức tốt các buổi tham quan học tập kinh nghiệp các trường trong và ngoài tỉnh thuộc các vùng miền khác nhau của đất nước.
Thật vậy, việc nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi giáo viên tiểu học rất quan trọng. Ông cha ta thường nói: “Không thầy đố mày làm nên”, thực tế cho thấy phải có thầy giỏi mới có trò giỏi. Thầy say sưa với chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp thì trò mới say mê học tập và học tập có kết quả.
Lý tưởng nghề dạy học bao gồm những nhận thức về tầm quan trọng của nghề giáo một cách sâu sắc nhất, có tình cảm yêu nghề một cách mãnh liệt nhất, thể hiện ra ở hiệu quả công tác giáo dục và giảng dạy. Lý tưởng nghề dạy học không phải là cái có sẵn trong mỗi người giáo viên, nó được nảy sinh, hình thành và phát triển trong thực tiễn dạy học.
Nâng cao chất lượng tư duy giáo dục cho giáo viên.Tất cả lời nói, việc làm, hành vi, cử chỉ của mình đều được người giáo viên cân nhắc về hậu quả giáo dục của nó. Người giáo viên là thần tượng của học sinh, các em dễ tin, dễ nghe theo lời dạy của thầy. Vì thế, mỗi giáo viên tiểu học phải kiên trì, gương mẫu, công bằng, ân cần và tự chủ.
Các hoạt động của giáo viên tiểu học nhằm mục đích thay đổi bản thân học sinh , do đó quan hệ thầy - trò có một vị trí đặc biệt. Nếu giáo viên xây dựng quan hệ này chắc chắn thì công tác giảng dạy của giáo viên đó sẽ có kết quả cao.
Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Lòng yêu nghề mến trẻ là một trong những nhân cách không thể thiếu ở mỗi giáo viên tiểu học. Hình ảnh người thầy trong mắt học trò bao giờ cũng đẹp. Nhưng nó chỉ đẹp và đẹp mãi khi người thầy vừa giỏi về chuyên môn vừa thực sự là tấm gương mẫu mực trong nếp sống, nếp sinh hoạt.