Phương pháp dạy các bài thực hành về câu

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 80)

Người ta thường nói: “lý thuyết phải đi đôi với thực hành”. Đúng như nhiệm vụ dạy tiếng Việt ở tiểu học: chú trọng luyện tập thực hành. Đặc biệt, đối với chương trình ở tiểu học, phân môn luyện từ và câu chỉ là thực hành luyện tập, nhất là việc giúp học sinh biết đặt câu và sử dụng các kiểu câu vào giao tiếp đạt hiệu quả cao.

Các bài tập thực hành về câu rất đa dạng và phong phú. Một trong những yêu cầu về phương pháp đối với mỗi giáo viên là phải nắm được dấu hiệu bản chất của các dạng bài tập, nắm nội dung và yêu cầu của bài tập. Mỗi giáo viên cần nắm được hệ thống câu trong nhà trường tiểu học. Từ đó, giáo viên nhận diện, phân loại các dạng bài tập nhầm hướng dẫn học sinh bằng ngôn từ phù hợp với từng lứa tuổi, từng trình độ nhận thức của học sinh.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập điển hình nhất về cấu tạo câu trong chương trình tiểu học.

3.3.1. Dạng bài tập dựa vào tranh hoặc dựa vào nội dung bài thơ, trả lời câu hỏi

Với dạng bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh nắm rõ yêu cầu của bài tập dựa vào tranh hoặc dựa vào nội dung bài thơ, với mục đích cuối là trả lời đúng câu hỏi của bài tập.

Tiếp theo, giáo viên giúp học sinh (nếu là tranh) quan sát tranh, (nếu là thơ) đọc nhẩm nội dung bài thơ để nắm và hiểu được câu, từ trong nội dung bài thơ đó.

Bước ba, giáo viên cho học sinh vận dụng những hiểu biết của mình kiến thức đã biết và kiến thức vừa được giáo viên truyền thụ thông qua sự phân tích các bài tập vào phần trả lời câu hỏi.

Bước bốn, giáo viên kiểm chứng lại kết quả của học sinh với nhiều hình thức: Bạn nhận xét bạn, nhóm nhận xét nhóm, ... Cuối cùng là phần nhận xét của giáo viên về phần bài tập đó.

Ví dụ 1: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi:

a, Em bé thế nào? (xinh, đẹp, dễ thương...) b, Con voi thế nào? (khoẻ, to, chăm chỉ, ...)

c, Những quyển vở như thế nào? (đẹp, nhiều mầu, xinh xắn, ...) [Tiếng Việt 2, tập một, tr.122].

Ví dụ 2: Dựa vào nội dung bài thơ Đồng hồ báo thức, trả lời câu hỏi: a, Bác kim đồng hồ nhích về phía trước như thế nào?

b, Anh kim phút đi như thế nào?

c, Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào?

[Tiếng Việt 3, tập hai, tr.45]. Khi học sinh không trả lời được, giáo viên có thể gợi ý (đưa ra các tính từ để học sinh lựa chọn).

3.3.2. Dạng bài tập tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi nhất định

Ví dụ 1: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?

a, Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.

b, Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi tay khéo léo của mình.

c , Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình.

[Tiếng Việt 3, tập hai, tr.117]. Với bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh nắm các câu được nêu ở bài tập thuộc kiểu câu nào. Từ đó giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã được học. Như

trong ví dụ trên thì kiến thức đã được học là trả lời cho câu hỏi Bằng gì?. Sau đó giúp các em đạt câu hỏi ngược trở lại với thành phần cần xác định. Ví dụ: Nhà ở

vùng này phần lớn được làm bằng gì? đương nhiên câu trả lời sẽ là làm bằng gỗ xoan. Chính điều đó giúp học sinh xác định đúng là bằng gỗ xoan.

Giáo viên cần lưu ý ở dạng bài tập này, học sinh rất hay gạch sang các bộ phận khác mà không nằm vào phần câu hỏi. Chính vì vậy giáo viên phải uốn nắn các em, giúp các em có kỹ năng vận dụng và làm tốt các bài tập dạng nên trên. 3.3.3. Dạng bài tập đặt câu theo mẫu

Với dạng bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh nhận biết câu theo mẫu đó thuộc loại mẫu câu nào. Sau đó nêu những đặc trưng của mẫu câu, giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu mẫu câu để vận dụng. Khi học sinh đã vận dụng thành thạo, giáo viên nên nâng cao kiến thức cho học sinh bằng cách yêu cầu học sinh đặt câu với mức độ khó hơn, vận dụng linh hoạt mẫu câu đã học. Độ khó của yêu cầu sẽ phụ thuộc vào trình độ nhận thức của học sinh từng vùng miền, từng khối lớp và từng đối tượng học sinh.

Ví dụ1:

Đặt câu theo mẫu dưới đây:

Ai (hoặc cái gì, con gì) Là gì? Bạn Hùng là học sinh lớp 3A

Ví dụ 2:

Đặt câu theo mẫu dưới đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ai (hoặc cái gì, con gì) Làm gì? Bạn Páo đang học bài

Ví dụ 3:

Đặt câu theo mẫu dưới đây:

Ai (hoặc cái gì, con gì) Thế nào? Bạn Mai rất ngoan

Ví dụ 4: Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì? để:

(a) Giới thiệu về trường em.

Ví dụ 5: Đặt 2 câu theo mẫu Ai làm gì? để:

(a) Nói về việc học tập của em.

(b) Nói về việc học tập của các bạn trong lớp. Ví dụ 6: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả: (a) Một bác nông dân.

(b) Một bông hoa .

3.3.4. Dạng bài tập đặt câu cho từng bộ phận câu

Với dạng bài tập này, giáo viên giúp học sinh xác định được bộ phận in đậm là bộ phận nào trong câu và trả lời cho câu hỏi nào. Từ đó giúp các em nhận biết đó là các kiểu câu theo mẫu câu nào, tiếp theo vận dụng các dấu hiệu đặc trưng để đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm sao cho đúng.

Lưu ý khi làm các bài tập này, giáo viên cần nhắc để học sinh nắm: Bộ

phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Ai ? (hoặc cái gì, con gì); bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi là gì ?, làm gì ?, thế nào ?

Ví dụ 1:

Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

a, Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. b, Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

c, Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

[TiếngViệt 3, tập một, tr.66]. Ví dụ 2:

Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a, Em là học sinh lớp 2.

b, Mẹ em đang nấu cơm. c, Cô giáo em rất hiền.

Trong ví dụ 1, ý b giáo viên giúp học sinh nắm bộ phận được in đậm là

bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi làm gì?. Sau đó học sinh sẽ vận dụng hiểu biết của các em (tri thức cũ): Nhận biết đây là câu kiểu Ai làm gì? hình thành

(tri thức mới) đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dẫn tôi đi mua vở, chọn bút là:

Ông ngoại làm gì?. ở các ví dụ khác, cách làm tương tự.

3.3.5. Dạng bài tập đặt câu theo yêu cầu Ví dụ 1: Ví dụ 1:

Đặt một vài câu kể để:

a, Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về. b, Tả chiếc bút em đang dùng.

c, Nói lên niềm vui của em khi em nhận điểm tốt.

[Tiếng Việt 4, tập một, tr.161]. Ví dụ 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc cô giáo (thầy

giáo).

[Tiếng Việt 4, tập hai, tr.89] Ví dụ 3:

Đặt các câu cảm cho các tình huống sau:

a, Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.

b, Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.

[Tiếng Việt 4, tập hai, tr.121]

Với dạng bài tập này, giáo viên phải giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của bài, xác định yêu cầu đó là đặt câu theo mẫu nào. Từ đó giúp học sinh nhận diện, phân loại và đặc biệt bám sát vào nội dung lý thuyết vào các kiểu câu đó và không trừ khả năng nhận biết từ dấu hiệu hình thức.

Như trong ví dụ 1 học sinh cần nắm thế nào là câu kể, ví dụ 2 học sinh cần nắm lý thuyết về câu khiến và câu cảm ở ví dụ 3.

Chẳng hạn như như trong ví dụ 3 ý a, học sinh cần nắm chắc: Câu cảm là

câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, đau xót, ngạc nhiên...) của người nói. Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật... Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!).

Sau đó sẽ vận dụng kiến thức đó trong tình huống cụ thể (ý a) để đặt

câu cảm theo yêu cầu như: Trời, cậu giỏi thật! (Bạn thật là tuyệt!, Bạn giỏi

quá!).

3.3.6. Dạng bài tập nhận diện kiểu câu

Với dạng bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh đọc kỹ văn bản đã cho sẵn, hiểu nội dung và nhận diện các câu trong văn bản thuộc loại câu nào. Dạng bài tập này chỉ có ở lớp 4 và 5. Đây là dạng bài tập khó vì các câu trong văn bản thường dài và phức tạp. Yêu cầu của bài tập này là học sinh cần nắm chắc lý thuyết về các kiểu câu, vận dụng lý thuyết đó vào việc nhận diện.

Ví dụ 1: Những câu nào trong đoạn văn dưới đây được viết theo mẫu Ai

làm gì ? Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? hoặc làm gì?

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mảnh cọ và làn cọ xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

[Tiếng Việt 3, tập một, tr.90].

Ví dụ 2: Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì?

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên giúp học sinh nhận ra các động từ ở bộ phận vị ngữ. Cha tôi / làm... Mẹ / đựng... Chị tôi / đan... Chúng tôi / rủ nhau...

Các động từ đó là: làm, đựng, đan, rủ nhau. Từ đó, học sinh dễ dàng tìm được các câu trong đoạn văn thuộc câu kiểu Ai làm gì ? và chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ? hoặc làm gì ?

Cha tôi / làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Ai? làm gì?

Mẹ / đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Ai? làm gì?

Chị tôi / đan nón lá cọ, lại biết đan cả mảnh cọ và làn cọ xuất khẩu. Ai? làm gì?

Chúng tôi / rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa Ai? làm gì?

béo vừa bùi.

Trong ví dụ 2 và đối với các bài tập dạng này, giáo viên làm tương tự. Lưu ý, giáo viên cần giúp học sinh gạch chân đúng vào bộ phận trả lời theo yêu cầu trong các bài tập cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.7. Dạng bài tập ghép từ ở cột A – B để tạo thành câu Ví dụ 1: Ví dụ 1:

Ghép các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kiểu Ai

A B

Đàn cò trắng Bà em

Bộ đội

kể chuyện cổ tích giúp dân gặt lúa

bay lượn trên cánh đồng

[Tiếng Việt 4, tập một, tr.172].

Ví dụ 2:

Ghép các từ ngữ ở cột A với cột B để tạo thành câu kiểu Ai là gì?

A B Sư tử Gà trống Đại bàng Chim công là nghệ sĩ múa tài ba là dũng sĩ của rừng xanh là chúa sơn lâm

là sứ giả của bình minh

[Tiếng Việt 4, tập hai, tr.62]. ở dạng bài tập này, giáo viên giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của bài và huy động vốn kiến thức đã có của học sinh. Giáo viên cho học sinh thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B sao ra tạo ra được những câu theo yêu cầu, phù hợp với yêu cầu của bài, thích hợp về nội dung. Đây là dạng bài tập vừa giúp học sinh luyện ngữ pháp (đặt câu đúng nghĩa), vừa kiểm tra kiến thức, sự hiểu biết của các em về cuộc sống.

Với cách làm như vậy, học sinh ghép đúng theo yêu cầu ở ví dụ 2 sẽ là:

Chim công Đại bàng Sư tử Gà trống là nghệ sĩ múa tài ba là dũng sĩ của rừng xanh là chúa sơn lâm

3.3.8. Dạng bài tập tìm và xác định thành phần câu Ví dụ 1: Ví dụ 1:

Đọc và xác định vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn trên:

Cả thung lũng giống như một bức tranh thuỷ mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Thanh niên đeo gùi vào vào rừng. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi.

[Tiếng Việt 4, tập một, tr.171]. Với dạng bài tập xác định vị ngữ, giáo viên cho học sinh đặt câu hỏi có liên quan đến chủ ngữ để học sinh xác định được thành phần vị ngữ.

Ví dụ:

+ Cả thung lũng như thế nào? + Thanh niên làm gì?

+ Phụ nữ làm gì?... Ví dụ 2:

Tìm chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn dưới đây:

Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

[Tiếng Việt 4, tập hai, tr.37]. Dạng bài tập tìm chủ ngữ, giáo viên cho học sinh đặt câu để xác định được thành phần chủ ngữ.

Ví dụ:

+ Con gì mới đẹp làm sao? + Cái gì mỏng như giấy bóng? + Cái gì long lanh như thuỷ tinh? ...

Dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm chắc các thành phần chính và thành phần phụ trong câu. Có kiến thức lý thuyết về chủ ngữ và vị ngữ

trong các câu kiểu Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ? Đọc đoạn trích của văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bản và nắm được yêu cầu của bài tập từ đó xác định đúng các thành phần trong câu phù hợp với yêu cầu của bài.

3.3.9. Dạng bài tập về dấu câu

3.3.9.1. Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống

Đây là dạng bài tập cho sẵn các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

Dạng bài tập này không khó vì sự phân biệt giữa các dấu ngắt câu rất rõ ràng: dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi (câu nghi vấn), dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán, cuối câu trần thuật, câu kể dùng dấu chấm.

Nhưng cái khó lại là ở chỗ học sinh có thể nhận diện được câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm hay không. Giáo viên cần đưa một (vài) ví dụ hay gây nhầm lẫn để giúp học sinh không mắc lỗi sai dấu câu.

Dạng bài tập thứ hai là điền dấu ngắt câu và dấu ngắt các bộ phận của câu, cụ thể là dấu chấm và dấu phẩy. Dạng bài tập này khó hơn. Để hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên giúp các em đọc lại câu văn xem nếu đặt dấu chấm ở chỗ trống thì câu đã trọn ý chưa; nếu chưa thì phải đặt dấu phẩy.

3.3.9.2. Tìm dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống

Dấu câu cần tìm trong trường hợp này chỉ là dấu ngắt câu. Như vậy, thực chất, học sinh chỉ phải lựa chọn giữa ba loại dấu câu dấu chấm, chấm hỏi và chấm than. Cách hướng dẫn giải bài tập cũng như dạng bài tập nêu trên. 3.3.9.3. Tìm dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp

Với kiểu bài tập này, dấu cho sẵn là dấu phẩy; chỗ cần điền dấu phẩy là chỗ ngăn cách các thành phần đồng chức.

Ví dụ:

a, Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng. b, Giường tủ bàn ghế được kê ngay ngắn. c, Giày dép mũ nón được để đúng chỗ.

[Tiếng Việt 2, tập hai, tr.100].

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 80)