Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 106)

* Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 4 các trường:

+ Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. + Trường tiểu học thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. + Trường tiểu học số 1 Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. 3.6.4. Tổ chức thực nghiệm

Việc dạy thực nghiệm được tiến hành cùng với đối chứng đảm bảo khách quan, tự nhiên, không lựa chọn đối tượng tiếp nhận. Người thực nghiệm

chuẩn bị đầy đủ thiết kế bài giảng, các phương tiện dạy học... nhưng không được chuẩn bị trước cho học sinh.

Trước khi tiết hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành trao đổi với những giáo viên tham gia dạy thực nghiệm theo :

+ Nội dung và hoạt động của quy trình mà luận văn đề xuất. + Hiểu và nắm chắc nội dung của giáo án gợi ý.

+ Hiểu được ý định của người thiết kế.

+ Hình dung toàn bộ tiến trình của hạot động lên lớp. + Phối kết hợp các phương pháp trong tiết dạy.

Nghiệm thu kết quả được tiến hành sau khi hoàn thành xong bài dạy bằng hình thức kiểm tra khảo sát trực tiếp qua các phiếu câu hỏi. Qua kết quả làm bài của học sinh, người thực nghiệm đánh giá khả năng nắm kiến thức ngữ pháp và kỹ năng thực hành của học sinh.

3.6.5. Nội dung thực nghiệm và đánh giá kết quả 3.6.5.1.Chọn nội dung thực nghiệm 3.6.5.1.Chọn nội dung thực nghiệm

Dựa trên chương trình tiếng Việt hiện hành (chương trình sau năm 2000), căn cứ vào nội dung, phân phối chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, chúng tôi chọn một bài tiêu biểu về các kiểu câu trong chương

trình tiểu học (Câu kể Ai thế nào?). Một bài dạy nhưng áp dụng hai cách thức

và phương pháp lên lớp khác nhau: Một bài dạy theo cách thức, phương pháp chúng tôi đã đề xuất và một bài theo đúng thiết kế hiện hành.

3.6.5.2.Thời gian và tổ chức thực nghiệm

+ Thời gian thực nghiệm từ ngày 5 tháng 1 đến ngày 9 tháng 1 năm 2009. + Bố trí giáo viên dạy các lớp thực nghiệm

- Cô Nguyễn Thị Yến dạy hai lớp 4A và lớp 4E (lớp 4E dạy thực nghiệm, lớp 4A dạy đối chứng), trường tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Lào cai, tỉnh Lào Cai.

- Cô Nguyễn Thị Hoà dạy hai lớp 4B và lớp 4C (lớp 4C dạy thực nghiệm, lớp 4B dạy đối chứng), trường tiểu học Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

- Cô Đàm Thị Ngọc Dung dạy hai lớp 4A và lớp 4B (lớp 4A dạy thực nghiệm, lớp 4B dạy đối chứng), trường tiểu học số 1 Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Thực nghiệm trên nội dung hình thành kiến thức mới và nội dung luyện tập thực hành. Trong nội dung thực nghiệm trên, chúng tôi chú trọng việc khai thác ngữ liệu của giáo viên và vận dung linh hoạt các phương pháp mới, phương tiện kỹ thuật cao phục vụ cho tiết dạy.

Tên bài dạy: Câu kể Ai thế nào?

(Tuần 21, tr.23, sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2)

Câu kiểu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? được dạy từ lớp 2 và lớp 3

nhưng chỉ là những kiến thức đơn giản. Đến lớp 4, các em được đi sâu hơn về mô hình và các bộ phận trong kiểu câu này. Sách giáo khoa trình bày theo

mức độ kiến thức tăng dần. Học sinh lớp 4 học bắt đầu là câu kể Ai là gì?, vị ngữ trong câu kể Ai là gì?, chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? và tiếp đến là câu kể

Ai làm gì? và cuối cùng là câu kể Ai thế nào?. Bài Câu kể Ai thế nào? là bài

cuối kết thúc cho ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. Đặt trong hệ

thống các kiểu câu thì đây là kiểu câu điển hình được dạy trong chương trình tiểu học. Điều này sẽ giúp giáo viên xác định nội dung và phương pháp lên lớp.

Nội dung của bài Câu kể Ai thế nào? đưa ra hai yêu cầu chính:

+ Nhận diện được câu kể Ai thế nào?. Xác định được các bộ phận CN

và VN trong câu.

+ Biết viết đoạn văn có dùng câu kiểu Ai thế nào?. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giáo viên cần lưu ý vị ngữ trong câu kiểu Ai thế nào? được cấu tạo bằng tính từ, cụm tính từ (giỏi, ngoan, trắng trẻo….)

Như vậy, bài Câu kể Ai thế nào? được dạy bằng thao tác phát hiện và

nhận biết. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phân tích ngữ liệu với mục đích

từng bước nhận ra những dấu hiệu bản chất của khái niệm (câu kể Ai thế

nào?), khái quát hoá dấu hiệu (thành phần câu của câu kể Ai thế nào?) học

sinh nắm thao tác so sánh và tổng hợp. Từ đó giúp học sinh tự rút ra được khái

niệm về câu kể Ai thế nào? và trình bày một cách chính xác về khái niệm sau

đó giáo viên hướng dẫn học sinh cụ thể hoá khái niệm thông qua hai bài tập trong sách giáo khoa.

Tiến trình dạy học thực nghiệm bài: Câu kể Ai thế nào?

(Tiến trình dạy học cụ thể có ở phần phụ lục của luận văn trang 120- 131).

3.6.5.3. Đo nghiệm

* Phuơng pháp đo nghiệm

+ Người thực hiện dự giờ theo dõi tiết học.

+ Kết thúc tiết học phát phiếu đo thực nghiệm cho học sinh, khảo sát học sinh ngay tại tại lớp.

+ Chấm điểm và phân loại từng nội dung đo nghiệm. * Nội dung đo nghiệm và cách đánh giá

(Nội dung đo nghiệm và cách đánh giá có ở phần phụ lục của luận văn trang 131-133).

Bảng đối chiếu kết quả đo nghiệm trường tiểu học Lê Ngọc Hân (trường thuộc khu vực thành phố)

T T Lớp TS HS CH ĐN

Kết quả đo thực nghiệm

Ghi chú Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 4E 32 1 23 71,9 5 15,6 3 9,4 1 3,1 Lớp thực nghiệm 2 22 68,8 6 18,7 4 12,5 0 0 3 19 59,4 8 25,0 4 12,5 1 3,1 2 4A 32 1 16 50,0 3 9,4 8 25,0 5 15,6 Lớp đối chứng 2 14 43,8 5 15,6 7 21,9 6 18,7 3 13 40,6 7 21,9 8 25,0 4 12,5

Bảng đối chiếu kết quả đo nghiệm trường tiểu học Phố Ràng- Bảo Yên ( trường thuộc khu vực trung du)

T T Lớp TS HS H ĐN

Kết quả đo thực nghiệm

Ghi chú Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 4C 30 1 20 66,7 4 13,3 4 13,3 2 6,7 Lớp thực nghiệm 2 19 63,3 5 16,7 5 16,7 1 3,3 3 18 60,0 6 20,0 4 13,3 2 6,7 2 4B 30 1 13 43,4 3 10,0 7 23,3 7 23,3 Lớp đối chứng 2 12 40,0 4 13,3 8 26,7 6 20,0 3 11 36,6 5 16,7 6 20,0 8 26,7

Bảng đối chiếu kết quả đo nghiệm trường tiểu học số 1 Si Ma Cai (trường thuộc khu vực miền núi)

T T Lớp TS HS CH ĐN

Kết quả đo thực nghiệm

Ghi chú Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 4A 29 1 19 65,5 2 6,9 6 20,7 2 6,9 Lớp thực nghiệm 2 17 58,6 4 13,8 7 24,1 1 3,5 3 15 51,7 9 31,0 4 13,8 1 3,5 2 4B 28 1 9 32,1 4 14,3 7 25,0 8 28,6 Lớp đối chứng 2 10 35,7 3 10,7 9 32,1 6 21,5 3 8 28,6 5 17,8 6 21,5 9 32,1

* Để có kết quả khách quan và chính xác, trước khi thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành dự giờ và trao đổi ý kiến với Ban giám hiệu các trường để lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Các lớp 4A và 4E (Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Thành phố Lào Cai), Lớp 4B và 4C (trường tiểu học Phố Ràng, huyện Bảo Yên), lớp 4A và 4B (trường tiểu học Số 1 Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai) được lựa chọn vì có chất lượng học tập môn Tiếng Việt tương đương nhau. Các nội dung đo thực nghiệm được áp dụng cho cả sáu lớp (3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng) ở 3 trường.

Qua việc tổng hợp các kết quả đo nghiệm, chúng tôi tiến hành so sánh từng lớp, từng trường và đi đến nhận xét như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng, các lớp thực nghiệm có kết quả làm bài đạt loại khá giỏi nhiều hơn. Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Thành phố Lào Cai (trường thuộc khu vực thành phố) có kết quả cao hơn trường trường tiểu học Phố Ràng huyện Bảo Yên (trường thuộc khu vực trung du) và trường tiểu học số 1 Si Ma Cai huyện Si Ma Cai (trường thuộc khu vực miền núi). Mặc dù kết quả đo thực nghiệm của các lớp thực nghiệm trường miền núi thấp hơn trường trung du, trường trung du lại thấp

hơn trường thành phố nhưng có thể nói rằng kết quả kiểm tra đo thực nghiệm của các lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ, các lớp thực nghiệm đã làm được về nội dung, phương pháp, quy trình của luận văn đã đề xuất.

Nội dung đo nghiệm của câu 1 nhằm kiểm tra kiến thức lý thuyết mà các em vừa được cung cấp ở phần bài học, lớp thực nghiệm làm tốt hơn hẳn so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ học sinh nắm được kiến thức lý thuyết rất chắc. Đây là điều kiện áp dụng phương pháp mới vào dạy học. Các lớp thực nghiệm có kết quả cao là do thiết kế bài giảng linh hoạt, vận dụng và phối hợp các phương pháp trong dạy học. Khai thác tri thức cũ và phát triển tri thức mới đến mức tối đa, vận dụng giữa lý thuyết và thực hành, tổ chức hoạt động học tập một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Ngược lại các lớp đối chứng có kết quả thấp là do sự vận dụng máy móc dập khuôn, bài bản, chưa thực sự đổi mới về nội dung lẫn phương pháp.

Nội dung đo nghiệm ở câu 2 với mục đích kiểm tra nhận diện và phát

hiện câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn cho sẵn, đồng thời xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào?. Kết quả đo nghiệm cho thấy, học

sinh lớp thực nghiệm đạt từ khá trở lên cao hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng, lớp thực nghiệm đã thể hiện được khả năng tiếp thu bài và vận dụng kiến thức vừa học vào làm tốt các bài tập nhận diên, xác định thành phần câu theo mẫu. Các lớp đối chứng, giáo viên chưa hướng dẫn để học sinh nhận diện theo yêu cầu. Lý thuyết xa rời thực hành.

Đối với nội dung đo nghiệm ở câu 3 có mục đích nâng cao, yêu cầu học

sinh vận dụng câu kể Ai thế nào? để vận dụng viết đoạn văn theo yêu cầu.

Dạng bài tập này không những yêu cầu học sinh vận dụng lý thuyết đã học mà

cần phải sử dụng thành thạo câu kiểu Ai thế nào? trong đoạn văn.

Quan trọng hơn giúp các em dùng từ, đặt câu và tạo lập văn bản. Kết quả thực tế cho thấy, học sinh ở các lớp thực nghiệm viết đoạn văn có sử dụng

vào trong quá trình sản sinh văn bản. Ngược lại học sinh các lớp đối chứng không viết được đoạn, hoặc viết được đoạn nhưng lại không sử dụng tốt câu kể

Ai thế nào? trong khi sản sinh văn bản. Qua đó ta thấy, học sinh ở các lớp đối

chứng còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.

Việc thực nghiệm của chúng tôi thành công là do có sự chuyển bị nhiệt tình của giáo viên đứng lớp, sự vận dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy học, nắm và triển khai nội dung trọng tâm của bài học, nhấn mạnh các nội dung mẫu chốt trong tiết dạy, đồng thời phát huy tích tích cực, phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc nắm kiến thức.

Mặc dù nhận thấy những tiết dạy thực nghiệm có rất nhiều ưu điểm song chúng tôi cũng nhận thấy những hạn chế nhất định:

+ Phân bố thời gian chưa hợp lý giữa các hoạt động dạy trong một tiết (tổng thời gian cho một tiết là: 40 phút).

+ Mất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và chuẩn bị đồ dùng cũng như chuẩn bị phương tiện dạy học.

+ Đòi hỏi nhiều ở giáo viên (giáo viên phải chủ động sáng tạo trong việc nắm bắt các kiến thức ngữ pháp - sẽ có những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu này).

+ Đòi hỏi nhiều ở học sinh (kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh phải thành thạo trong khi phần đa học sinh người dân tộc thiểu số sử dụng tiếng Việt chưa tốt, nếu không việc thực hiện tiến trình sẽ gặp nhiều khó khăn).

* Kết luận chương

Qua toàn bộ chương 3, chúng tôi rút ra được những luận điểm sau: 1. Kết quả của những tiết thực nghiệm đã khẳng định giả thuyết luận văn đưa ra là có căn cứ khoa học,có tính khả thi trong thực tế. Kết quả học sinh khá, giỏi ở ba vùng địa lý khác nhau đều tăng dù không nhiều ở các lớp thực nghiệm so với các lớp đối chứng.

2. Việc bổ trợ kiến thức về câu, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nâng cao ý thức trách nhiệm cho giáo viên là việc làm cần thiết và đáng được quan tâm, đặc biệt ở cấp tiểu học.

3. Việc dạy lý thuyết về câu cần được chú trọng và quan tâm xứng đáng. Giờ học lý thuyết nhẹ nhàng, hiệu quả là một giờ dạy đem lại hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nắm kiến thức về lý thuyết nhưng không cứng nhắc và khô khan. Theo chúng tôi, một tiết dạy lý thuyết về câu bao gồm các bước sau:

Bước 1: Phân tích ngữ liệu với mục đích từng bước làm rõ những dấu hiệu bản chất của khái niệm.

Bước 2: Khái quát hoá các dấu hiệu, thiết lập quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm, thuật ngữ. Học sinh nắm thao tác so sánh và tổng hợp.

Bước 3: Trình bày định nghĩa khái niệm, chính xác hoá bản chất của dấu hiệu và các mối quan hệ giữa chúng.

Bước 4: Cụ thể hoá khái niệm ngữ pháp, ứng dụng kiến thức vào hoạt động lời nói và thông qua các bài tập.

Việc dạy lý thuyết phải luôn đi đôi với thực hành. Theo chúng tôi, ở tiểu học, học sinh cần được chú trọng luyện tập thực hành thông qua các bài tập về câu.

Bằng sự kiểm chứng qua các tiết dạy thực nghiệm và kinh nghiệm dạy học của bản thân, chúng tôi đưa ra các dạng bài tập về câu và nêu lên các hướng giải quyết cho tất cả các bài tập đó. Với cách làm trên, học sinh nắm chắc các dạng bài tập và vận dụng lý thuyết vào thực hành một cách có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thêm vào đó là việc sử dụng các phương pháp mới, phối kết hợp các phương pháp trong những giờ dạy thực nghiệm đã có kết quả cao.

Việc dạy các mẫu câu, đặc biệt là việc đề cập đến vấn đề sử dụng câu sai mẫu, lỗi về dấu câu được chúng tôi đề xuất là cách làm mới, cái nhìn mới. Cách làm đó chứng tỏ việc dạy câu ở tiểu học được nhìn nhận trên mọi phương diện.

kết luận

Việc dạy câu tiếng Việt là trọng tâm của ngữ pháp nói chung và trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Dạy học câu tiếng Việt ở tiểu học giúp các em luyện tập, thực hành, mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ đặt câu sử dụng các kiểu câu trong giao tiếp đạt hiệu quả.

1. Quay trở lại thực tế dạy học, vấn đề câu trong trường tiểu học chưa thực sự được quan tâm xứng đáng và còn rất nhiều hạn chế sau:

Học sinh còn nhầm mẫu câu: Ai làm gì? với Ai là gì? ; Ai làm gì? với Ai

thế nào?; nhầm câu kể với câu cảm.

Học sinh sử dụng sai các dấu câu do không nhận biết được mục đích phát ngôn của câu. Các lỗi về dấu câu điển hình như: Lỗi đánh dấu chấm khi mới kết thúc một vế câu ghép, lỗi dùng chấm hỏi sau những câu không phải nghi vấn, lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải câu cảm thán... Học sinh không biết sử dụng từ nối cho thích hợp đối với các vế của câu ghép.

2. Những hạn chế trên, theo chúng tôi, xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Về phía giáo viên, giáo viên chưa thực sự nắm chắc những kiến thức cơ

Một phần của tài liệu Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng Việt ở tiểu học (Trang 106)