Câu phân loại theo mục đích nói là hiện tượng nằm trên đường biên giới của câu xét theo cấu tạo hình thức và câu xét ở phương diện sử dụng. Vì vậy sự phân loại này phải cùng một lúc sử dụng hai loại tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn vì mục đích sử dụng câu;
- Tiêu chuẩn về hình thức, tức là các phương tiện ngôn ngữ dùng để cấu tạo câu.
Vận dụng hai mặt này vào việc xem xét cách sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói cần phân biệt hai trường hợp sau đây:
- Câu đích thực (còn gọi là câu nguyên cấp, câu chính danh) là trường hợp câu có hình thức cấu tạo của một kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào đó và dược dùng phù hợp với mục đích vốn có của nó.
- Câu không đích thực là trường hợp câu có hình thức của kiểu câu này nhưng lại được dùng với mục đích nói khác với mục đích nói vốn có của nó.
Việc sử dụng phân loại câu theo mục đích nói theo lối dùng câu đích thực được gọi là cách sử dụng trực tiếp, việc sử dụng câu phân loại theo mục đích nói theo lối dùng câu không đích thực được gọi là cách sử dụng gián tiếp. 1.2.2.1. Câu theo lối trực tiếp
a. Câu trần thuật + Khái niệm
Câu trần thuật là kiểu câu thường dùng để thông báo miêu tả, trần thuật, nhận định, đánh giá về hiện thực khách quan. Câu trần thuật có dấu hiệu riêng của mình trong cấu tạo [26, tr.155].
Ví dụ:
- Ngày mai, chúng tôi học cú pháp tiếng Việt.
- Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố [tiếng Việt 3 tập 1].
b. Câu nghi vấn + Khái niệm:
Câu nghi vấn là kiểu câu thường dùng để hỏi: Nêu điều kiện cần biết và yêu cầu người đối thoại giải đáp. Câu nghi vấn có dấu hiệu riêng chuyên dùng để biểu thị hành vi hỏi [26, tr.158].
Ví dụ:
- Chị mua sách gì?
- Chị mua cho em bút chưa?
Những phương tiện chuyên dùng để biểu thị hành vi hỏi gồm: Đại từ nghi vấn, phụ từ nghi vấn, tiểu từ nghi vấn, kết từ nghi vấn “hay”.
c. Câu cầu khiến + Khái niệm
Câu cầu khiến là kiểu câu thường dùng để yêu cầu bắt buộc người đối thoại thực hiện hoặc không thực hiện một hành động, một quá trình nào đó. Câu cầu khiến có dấu hiệu riêng biểu thị hành vi cầu khiến [26, tr.166].
Ví dụ:
- Em hát một bài đi!
- Chị khép cửa lại giúp em!
d. Câu cảm thán + Khái niệm
Câu cảm thán là kiểu câu thường dùng để bộc lộ thái độ, cảm xúc mạnh mẽ hoặc bột phát của người nói trước một thực tế khách quan nào đó. Câu cảm thán có dấu hiệu riêng biểu thị hành vi cảm thán [26, tr.171].
Ví dụ:
- Ôi dào! Cậu quên nó đi!
1.2.2.2. Câu theo lối gián tiếp + Khái niệm
Khi một kiểu câu thường dùng để thể hiện trực tiếp hành vi ở lời A lại được đem dùng để thực hiện gián tiếp hành vi của lời B thì ta có hiện tượng dùng câu theo lối nói gián tiếp (ngầm ẩn) [26, tr.178].
Trong cách dùng này, câu sẽ có hành vi ở lời trực tiếp được thực hiện đồng thời với hành vi ở lời gián tiếp. Muốn xác định hiệu lực tác động thực sự của câu trong tình huống giao tiếp cụ thể, tất yếu phải dựa vào ngữ cảnh.
+ Câu trần thuật được dùng theo lối gián tiếp khi thực hiện các hành vi như : yêu cầu, đề nghị; mỉa mai, diễu cợt; hứa hẹn, từ chối ; đe doạ...
+ Câu nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp thực hiện các hành vi như: Chào, hỏi thăm tỏ rõ sự quan tâm, mời mọc, đề nghị theo kiểu ướm hỏi, yêu cầu, nhắc nhở, khuyên can...
+ Câu cảm thán được dùng theo lối gián tiếp Câu cảm thán – yêu cầu/ gợi ý
+ Câu cầu khiến được dùng theo lối gián tiếp
So với câu hỏi và câu trần thuật thì câu cầu khiến ít được dùng để thể hiện hành động gián tiếp hơn. Nó thường được dùng để thực hiện các hành động gián tiếp sau:
- Cầu khiến – phản đối- quyết tâm
- Cầu khiến – dỗi hờn từ chối yêu cầu - Cầu khiến – phản đối