Thông qua ba kiểu câu này, học sinh đã có những kiến thức từ khái quát đến cụ thể về câu, thành phần câu, học sinh xác định đúng về cấu trúc ngữ pháp của câu, rèn luyện kĩ năng nhận diệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI PHÂN BIỆT
BA KIỂU CÂU AI LÀ GÌ? AI LÀM GÌ? AI THẾ NÀO?
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học
TS LÊ THỊ LAN ANH
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Tiếng Việt đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận này Đặc biệt, em xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS Lê Thị Lan Anh – người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Đồng thời, em cũng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học sinh
ở trường Tiểu học Hoàng Khai - Yên Sơn - Tuyên Quang và trường Tiểu học Tiến Thắng A – Mê Linh – Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thực tế
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Hương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Hương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Cấu trúc khóa luận 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI PHÂN BIỆT BA KIỂU CÂU AI LÀ GÌ? AI LÀM GÌ? AI THẾ NÀO? CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Sai lầm là gì? 7
1.1.2 Những vấn đề về câu 7
1.1.3 Cơ sở tâm lí học 17
1.2 Cơ sở thực tiễn 19
1.2.1 Mục đích của phân môn Luyện từ và câu 19
1.2.2 Sự khác biệt của việc dạy câu ở tiểu học trong chương trình sách giáo khoa cải cách giáo dục và sách giáo khoa hiện hành 20
1.2.3 Thực trạng việc dạy về ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? lớp 4 23
1.2.4 Miêu tả những sai lầm thường gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? ở lớp 4 28
Trang 5CHƯƠNG 2 NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI LẦM
THƯỜNG GẶP KHI PHÂN BIỆT BA KIỂU CÂU AI LÀ GÌ? AI LÀM
GÌ? AI THẾ NÀO? CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 33
2.1 Biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp khi phân biệt giữa câu Ai là gì? và Ai làm gì? 33
2.1.1 Những sai lầm 33
2.1.2 Nguyên nhân 34
2.1.3 Biện pháp khắc phục 34
2.2 Biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp khi phân biệt giữa câu Ai là gì? và Ai thế nào? 36
2.2.1 Những sai lầm 36
2.2.2 Nguyên nhân 37
2.2.3 Biện pháp khắc phục 38
2.3 Biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp khi phân biệt giữa câu Ai làm gì? và Ai thế nào? 41
2.3.1 Những sai lầm 41
2.3.2 Nguyên nhân 42
2.3.3 Biện pháp khắc phục 44
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 51
3.1 Mục đích, yêu cầu thực nghiệm 51
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 51
3.3 Đối tượng thực nghiệm 51
3.4 Tổ chức thực nghiệm 51
3.5 Nội dung thực nghiệm 52
3.5.1 Chọn nội dung thực nghiệm 52
3.5.2 Thời gian và tổ chức thực nghiệm 52
3.6 Đo thực nghiệm 52
Trang 63.6.1 Phương pháp đo nghiệm 52
3.6.2 Kết quả đo nghiệm 53
3.7 Nhận xét 53
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 58
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cấp Tiểu học là cấp học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Cấp học này là nền móng xây dựng cho trẻ em những viên gạch đầu tiên của toà nhà tri thức, tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành kĩ năng và phát triển tri thức ở các bậc cao hơn Giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu và phát triển cho các em về mọi mặt đạo đức, trí tuệ , thể chất, thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN trong tương lai Ở cấp học này nếu học sinh được giáo dục tốt, chất lượng dạy và học đạt kết quả cao thì đó là cơ sở để trẻ học tốt ở các cấp học sau
Để đáp ứng yêu cầu đó các môn học trong chương trình tiểu học được xây dựng theo quan điểm tích hợp nhằm phát triển tư duy, sáng tạo, hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất đặc biệt là giai đoạn đổi mới hiện nay dạy học nhằm phát triển năng lực cho người học Trong các môn học
ở tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết không thể thiếu được Đây là môn học khai thác mọi mặt của thế giới khách quan, một cách có hệ thống, gắn liền với thực tế cuộc sống sinh hoạt Môn Tiếng Việt là môn học công cụ, nó góp phần vào việc thực hiện mục đích chung của sự nghiệp giáo dục Môn học này giúp học sinh không chỉ hoàn thiện hơn trong giao tiếp mà còn phát triển được tư duy Môn Tiếng Việt giúp học sinh thành thạo sử dụng tiếng Việt trong tạo lập và lĩnh hội văn bản; giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân vật giao tiếp trong vai người nói (người viết) và người nghe (người đọc) trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
Trang 9Trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu là một phân môn nhằm giúp học sinh học cách dùng từ, đặt câu phục vụ cho việc tạo lập và lĩnh hội văn bản cũng như trong cuộc sống hằng ngày Ở tiểu học, việc dạy ngữ pháp cho học sinh được chú trọng ngay từ đầu đến trường, học sinh đã được làm quen, học ngữ pháp, được cung cấp những kiến thức sơ giản về câu Bên cạnh đó, chương trình cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề thành phần câu – một nội dung quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp học nói chung Việc dạy câu và thành phần câu cho học sinh tiểu học trong chương trình cải cách giáo dục sau năm 2000 được đan xen với nhau thông
qua việc dạy học ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Thông qua ba
kiểu câu này, học sinh đã có những kiến thức từ khái quát đến cụ thể về câu, thành phần câu, học sinh xác định đúng về cấu trúc ngữ pháp của câu, rèn luyện kĩ năng nhận diện và phân biệt câu, thành phần câu, đặc biệt ba kiểu câu
kể này nằm trong kiểu câu phân loại theo mục đích nói, mà ngày nay dạy học
về câu dựa trên quan điểm giao tiếp và quan tâm đến cách sử dụng, mục đích
sử dụng và chức năng giao tiếp của ba kiểu câu này Từ đó, các em sẽ có một nền tảng vững chắc, phát triển năng lực giao tiếp, nói, viết chuẩn ngôn ngữ, rèn luyện tư duy và học tốt trong các môn học khác
Tuy nhiên, thực tế hiện nay học sinh thường mắc phải nhiều sai lầm khi
phân biệt một cách rõ ràng, học sinh dễ bị nhầm lẫn khi học ba kiểu câu Ai là
gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, gây nên nhiều khó khăn cho việc dạy và học môn
Tiếng Việt
Qua việc tìm hiểu về việc dạy học ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế
nào? và tầm quan trọng của việc dạy học về câu thông qua ba kiểu câu trên
cho học sinh tiểu học, chúng tôi muốn nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân học
sinh ngày nay thường mắc phải các sai lầm khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì?
Ai làm gì? Ai thế nào? của các em Từ đó đề xuất một số biện pháp thiết thực
Trang 10hạn chế được các sai lầm này Từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài
“Những sai lầm thường gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì?
Ai thế nào? của học sinh tiểu học”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là nghiên cứu về các kiểu câu đã có những thành tựu đáng kể, vấn đề đó đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học Liên quan đến những vấn đề được
đề cập trong luận văn và phù hợp với phạm vi, mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin điểm qua lịch sử vấn đề việc dạy học câu ở tiểu học
Trong công trình nghiên cứu có tiêu đề Phương pháp dạy học Tiếng Việt
ở tiểu học, các tác giả Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga đã dành một phần
nhỏ nhắc tới chủ đề phương pháp dạy học Luyện từ và câu, ở chủ đề này các tác giả đã đưa ra được một số dạng bài tập, trong đó có nhắc đến các bài tập
về ngữ pháp của câu, nhận diện câu và đưa ra được một số lỗi nhỏ mà học
sinh thường mắc phải khi phân loại ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế
nào? Tuy nhiên tác giả chưa đi vào cụ thể, chi tiết các nguyên nhân và hướng
dẫn cách nhận diện ba kiểu câu này
Ở các cuốn sách Hỏi – đáp Tiếng Việt 2, Hỏi - đáp Tiếng Việt 3, Hỏi –
đáp Tiếng Việt 4 do tác giả Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), các cuốn sách
này đã đưa ra nhiều câu hỏi và những giải đáp hay liên quan đến vấn đề dạy học về câu cho học sinh tiểu học, đặc biệt tác giả có đưa ra các khái niệm, đặc
điểm chung nhất, ví dụ cụ thể khi dạy học ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai
thế nào? và có một số biện pháp để học sinh dễ phân biệt ba kiểu câu này
Nhưng ví dụ đưa ra trong các cuốn sách chỉ là một số ví dụ điển hình, hướng dẫn cách phân biệt chỉ là khái quát
Năm 2009, tác giả Nguyễn Quý Thành với cuốn sách Câu tiếng Việt và
việc luyện câu cho học sinh tiểu học, tác giả đã trình bày rất cụ thể về các vấn
Trang 11đề có liên quan đến việc dạy câu tiếng Việt Bên cạnh đó Nguyễn Quý Thành còn nhắc tới mục tiêu, quan điểm và nội dung chương trình dạy học Luyện từ
và câu, nội dung rèn luyện về câu cho học sinh tiểu học và điểm qua một số cách giúp học sinh rèn luyện thực hành sử dụng câu, đặc biệt là một số câu phân theo mục đích nói
Liên quan về vấn đề dạy học ngữ pháp cho học sinh tiểu học, có thể nhắc
đến các cuốn sách như Ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Diệp Quang Ban, cuốn
Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Nguyễn Kim Thản, tác giả Lê
Phương Nga với cuốn Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học, Ngữ pháp tiếng Việt –
Câu của tác giả Hoàng Trọng Phiến Ngoài ra còn có rất nhiều các tác giả đã
tâm huyết nghiên cứu về vấn đề ngữ pháp tiếng Việt với nhiều công trình khoa học của họ Những tác phẩm này đã trình bày nhiều quan điểm về dạy học ngữ pháp nói chung, dạy học về câu nói riêng cho học sinh tiểu học, giúp cho người đọc có kiến thức cơ bản nhất về câu, ngữ pháp của câu Tuy nhiên đây chỉ là những khái niệm cơ bản, chưa đi sâu vào chi tiết một số loại câu nhất định trong chương trình dạy học Luyện từ và câu
Điểm lại tình hình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt ở tiểu học, có thể thấy việc nghiên cứu về vấn đề này không còn hoàn toàn mới mẻ vì đã có rất nhiều người tìm hiểu và có sản phẩm khoa học cụ thể Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu đó chưa có công trình nào đi vào chi tiết việc dạy học
ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Vì thế đề tài của chúng tôi sẽ đi
sâu vào những khoảng trống này, đề tài vẫn có hướng đi riêng, thiết thực cho việc dạy học về câu cho học sinh tiểu học
3 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm chỉ ra những biện pháp khắc phục
và thiết thực cho các em học sinh tiểu học khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì?
Ai làm gì? Ai thế nào?
Trang 124 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về những vấn đề liên quan đến những sai lầm
thường gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? của học
sinh tiểu học
- Tìm hiểu và mô tả thực trạng về việc dạy học và những sai lầm thường
gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? của học sinh
tiểu học
- Tìm hiểu những nguyên nhân mắc sai lầm và đề xuất biện pháp khắc
phục những sai lầm thường gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì?
Ai thế nào? của học sinh tiểu học
- Thực nghiệm sư phạm
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Những sai lầm thường gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì?
Ai thế nào? của học sinh tiểu học
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Những sai lầm thường gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm
gì? Ai thế nào? của học sinh lớp 4
- Địa bàn điều tra, thực nghiệm:
Học sinh lớp 4 các trường Tiểu học:
+ Trường Tiểu học Hoàng Khai (Yên Sơn – Tuyên Quang)
+ Trường Tiểu học Tiến Thắng A (Mê Linh – Hà Nội )
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 13- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp thống kê
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung khóa luận của chúng tôi gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề những sai lầm thường
gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
của học sinh tiểu học Chương 2: Những biện pháp khắc phục sai lầm thường gặp khi phân biệt
ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? của học sinh tiểu
học Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NHỮNG SAI LẦM
THƯỜNG GẶP KHI PHÂN BIỆT BA KIỂU CÂU AI LÀ GÌ? AI LÀM
GÌ? AI THẾ NÀO? CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Sai lầm là gì?
Đã có rất nhiều tác giả đưa ra quan niệm của mình về sai lầm Tuy nhiên trong phạm vi đề tài, theo chúng tôi sai lầm là những điều trái với yêu cầu khách quan hoặc với lẽ phải, dẫn đến những hậu quả không hay, đó là những lỗi mà các em học sinh mắc phải trong học tập, cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
1.1.2 Những vấn đề về câu
1.1.2.1 Khái niệm câu
Khi nhắc tới khái niệm về câu thì có rất nhiều người đã đưa ra khái niệm, định nghĩa theo các khuynh hướng khác nhau: ngữ pháp duy lí, ngữ pháp tâm
lí, ngữ pháp logic, ngữ pháp hình thức, ngữ pháp cấu trúc, ngữ pháp chức năng…
Từ thời cổ đại Hi Lạp, Aristote quan niệm: “Câu là một âm phức hợp có
ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận riêng biệt trong đó cũng có ý nghĩa độc lập” [12, tr.137]
Học phái Alecxandri (thế kỉ III – II TCN) cho rằng: “Câu là sự tổ hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn” [12, tr.137]
Nguyễn Kim Thản đã chọn định nghĩa của V.V.Vinogradov: “Câu là đơn
vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy tắc của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu thị
và truyền đạt tư tưởng Trong câu không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà còn có cả mối quan hệ của người nói với hiện thực [12, tr.140]
Trang 15Tuy nhiên ở những định nghĩa đó có thể rút ra được một số đặc điểm về câu với nhiều ý kiến tương đồng thể hiện ở mặt nội dung, ý nghĩa, hình thức, cấu tạo, chức năng và mục đích sử dụng câu trong giao tiếp Dưới đây chúng tôi xin trình bày khái niệm về câu theo quan điểm của tác giả Diệp Quang
Ban Diệp Quang Ban có khái niệm về câu như sau: “Câu là đơn vị của
nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ” [1, tr.106]
1.1.2.2 Đặc điểm của câu
a Nội dung
Câu thường có hai thành phần nghĩa:
Nghĩa miêu tả: phản ánh hiện thực, thể hiện mối quan hệ giữa câu với đối tượng được nói tới
Nghĩa tình thái: câu biểu thị một nội dung sự việc và phản ánh trạng thái, tình cảm, cảm xúc, thái độ, ước nguyện, của người nói trong mối quan hệ với điều được nói tới trong câu hoặc với người nghe
Trang 16c Hình thức
Câu là một đoạn lời nói mà khi phát âm biểu hiện thành một chuỗi âm tiết, có ngữ điệu kết thúc bằng cách nâng cao hoặc hạ giọng và một quãng ngừng giọng tạo ranh giới giữa hai câu Khi viết, dấu hiệu kết thúc câu tuy không phong phú nhưng khá rõ ràng Đó là các dấu chấm câu: chấm (.), hỏi chấm (?), chấm than (!) Riêng dấu (…) có thể là dấu ngắt câu, cũng có thể là dấu trong câu
Mỗi câu có một kết cấu ngữ pháp khác nhau, khá hoàn chỉnh và có tính độc lập (tương đối) Nó không phụ thuộc vào kết cấu ngữ pháp đứng trước hoặc đứng sau nó
1.1.2.3 Những vấn đề về phân loại câu
a Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp
Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp của câu có thể chia thành hai kiểu câu: câu đơn và câu ghép
- Câu đơn đặc biệt: là câu không phân định được đâu là chủ ngữ, đâu là
vị ngữ nhưng vẫn truyền tải một nội dung thông báo trọn vẹn
VD: Đêm!
Trang 17- Câu đơn mở rộng nòng cốt câu: là câu đơn có chứa thành phần phụ của câu Thành phần phụ của câu là thành phần ngữ pháp phụ thuộc vào toàn bộ nòng cốt câu và có tác dụng mở rộng nòng cốt câu để bổ sung những chi tiết cần thiết cho nòng cốt câu
VD: Hết năm này qua năm khác, vợ chồng // đầu tắt mặt tối
(Ngô Tất Tố)
- Câu đơn mở rộng thành phần câu: là câu đơn có chứa thành phần phụ của từ Thành phần phụ của từ là từ ngữ phụ thêm vào một từ hay một cụm từ đang giữ một chức vụ ngữ pháp nào đó trong câu (kể cả trung tâm cú pháp chính của câu đơn đặc biệt)
VD: Sách này đọc hay lắm
* Câu ghép:
Câu ghép là câu thông báo một sự việc có quan hệ khăng khít với một hay một vài sự việc khác có đặc điểm về ngữ pháp là: nòng cốt hoặc quan hệ song song với nhau
Câu ghép được chia thành hai loại chính: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ
* Câu ghép đẳng lập:
Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các vế hoặc các nòng cốt câu có quan
hệ đẳng lập, có thể dễ tách các vế câu, nòng cốt câu ra thành câu riêng
VD: Buổi tối, bố tôi // đọc báo, tôi // học bài
* Câu ghép chính phụ:
Câu ghép chính phụ là câu ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu có một vế chính và một vế phụ, vế phụ thì phụ thuộc vào vế chính Câu ghép chính phụ sử dụng phương tiện kết nối là những quan hệ phụ thuộc kiểu như nguyên nhân – kết quả, điều kiện – giả thiết, nhượng bộ - tăng tiến…
VD: Vì trời // mưa nên mẹ tôi // không đi làm
Trang 18b Phân loại câu theo mục đích nói
Theo tác giả Diệp Quang Ban thì phân loại câu theo mục đích nói có kiểu câu đích thực và kiểu câu không đích thực
Theo tác giả, câu đích thực là những câu có hình thức cấu tạo của một kiểu câu phân loại theo một mục đích nói nào đó và được phù hợp với mục đích vốn có của nó
Câu không đích thực là trường hợp câu có hình thức của kiểu câu này nhưng lại được dùng với mục đích nói khác với mục đích vốn có của nó Hai tiêu chuẩn của Diệp Quang Ban đưa ra để xem xét các câu theo mục đích nói cũng là những cơ sở lí luận đáng quý để chúng ta phân biệt được câu
Phân loại câu theo mục đích nói là cách nhìn có tính chất truyền thống về đối tượng của nó Căn cứ vào mục đích nói người ta thường chia thành các kiểu câu: câu trần thuật (câu kể); câu nghi vấn; câu cầu khiến; câu cảm thán
Ở nội dung dạy học trong chương trình tiểu học đã chú trọng về việc dạy câu và trong chương trình SGK hiện hành, dạy câu cho học sinh tiểu học theo việc phân theo mục đích nói và dạy đầy đủ về bốn kiểu câu này
* Câu trần thuật (Câu kể)
Theo Hoàng Văn Thung – Lê A: “Câu tường thuật (hay câu kể) dùng
để tả hay kể lại một sự việc, hoặc nêu một nhận định về sự việc, hiện tượng” [13, tr.90]
Trong SGK Tiếng Việt lớp 4 nêu định nghĩa câu kể như sau: Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người Cuối câu kể thường có dấu chấm
Có thể phân chia câu kể thành câu kể dùng theo lối trực tiếp (câu kể đích thực) và câu kể dùng theo lối gián tiếp (câu kể không đích thực)
Trang 19- Dựa vào định nghĩa câu đích thực thì có thể hiểu câu kể đích thực là kiểu câu có cấu tạo của câu kể Nó dùng để kể, tả, trình bày hay nhận xét một đối tượng nào đó gắn với đặc trưng và quan hệ của nó trong thực tế khách quan VD: Hôm nay, lớp tôi được đi chơi Hà Nội
Trong ví dụ trên, câu kể này được người nói sử dụng để kể lại một sự việc trong thực tế cuộc sống
- Dựa vào định nghĩa câu không đích thực có thể hiểu câu kể không đích thực là kiểu câu mang hình thức của câu kể, nhưng lại có chức năng thực hiện những hành động nói nhằm mục đích để hỏi, để cảm thán hoặc để cầu khiến,…
VD: Nào đứng lên đi Cứ vào đây uống nước đã Có cái gì, ta nói chuyện
tử tế với nhau Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả (Chí phèo – Nam Cao)
Trong ví dụ trên, “Nào đứng lên đi” mang hình thức là câu kể, nhưng
được Bá Kiến sử dụng nhằm thúc giục và sai khiến Chí Phèo làm theo ý kiến của mình Việc sử dụng câu kể không đích thực, một mặt Bá Kiến vẫn giữ được thái độ mềm mỏng, nhưng một mặt nhằm sai khiến Chi Phèo làm theo ý kiến của mình
Ở tiểu học, câu kể được dạy rõ thông qua ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm
gì?, Ai thế nào? Qua ba kiểu câu này, học sinh sẽ nắm rõ ràng hơn về câu,
hình thức, chức năng, mục đích sử dụng trong giao tiếp và đặc biệt hơn học sinh sẽ nắm rõ về thành phần chủ ngữ - vị ngữ của câu hơn
* Câu nghi vấn
Theo tác giả Nguyễn Thị Thìn: “Câu nghi vấn là kiểu câu thường dùng
để hỏi: nêu điều cần biết và yêu cầu người đối thoại giải đáp Câu nghi vấn có dấu hiệu riêng chuyên dùng để biểu thị hành vi hỏi” [12, tr.160]
Theo SGK Tiếng Việt nêu định nghĩa câu nghi vấn như sau: câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết Phần lớn câu hỏi là
Trang 20để hỏi người khác, nhưng cũng có câu hỏi để tự hỏi mình Câu hỏi thường có
các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,…) Khi viết, cuối câu hỏi thường có
dấu chấm hỏi (?)
Căn cứ vào loại phương tiện chuyên dùng biểu thị hành vi hỏi, có thể phân chia câu nghi vấn thành các kiểu sau: câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn, câu nghi vấn dùng cặp phụ từ nghi vấn, câu nghi vấn dùng kết từ nghi vấn, và câu nghi vấn dùng tiểu từ nghi vấn
- Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn thường biểu thị yêu cầu xác định rõ một phần hoặc toàn bộ sự việc được giả định là có thật
VD: Vải hôm nay bán mấy?
- Câu nghi vấn dùng cặp phụ từ nghi vấn: Có… không, … đã… chưa
dùng để hỏi về sự tồn tại của một đặc trưng hoặc một sự vật nhất định
VD: Anh có biết người này không?
Chị đã bán được loại áo len xù chưa?
- Câu nghi vấn dùng kết từ nghi vấn hay thường yêu cầu người đối thoại lựa chọn một trong hai một số khả năng nhất định
VD: Cậu nói thật hay nói đùa đấy?
- Câu nghi vấn dùng tiểu từ nghi vấn thường yêu cầu xác định giá trị chân lý (đúng / sai) của một điều phỏng đoán
VD: Mũ của anh à?
* Câu cầu khiến
Theo tác giả Nguyễn Thị Thìn: “Câu cầu khiến là kiểu câu thường dùng
để yêu cầu/ bắt buộc người đó đối thoại thực hiện hoặc không thực hiện một hành động, một quá trình nào đó Câu cầu khiến có dấu hiệu riêng biểu thị hành vi cầu khiến” [12, tr.169]
Theo SGK Tiếng Việt nêu định nghĩa câu cầu khiến như sau: Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói,
Trang 21người viết với người khác Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm
Căn cứ vào kiểu cấu tạo của câu cầu khiến có thể phân chia kiểu câu cầu khiến thành một số kiểu câu cầu khiến sau: câu cầu khiến có phương tiện chuyên dùng biểu thị hành vi cầu khiến, câu cầu khiến có động từ tình thái nghĩa vụ trách nhiệm, và câu cầu khiến – khẩu lệnh
- Câu cầu khiến có phương tiện chuyên dùng biểu thị hành vi cầu khiến: gồm hai bộ phận quan trọng là chủ ngữ và vị ngữ Chủ ngữ chỉ người đối thoại, nhân vật này vừa là chủ thể của hành động quá trình mà vị ngữ biểu thị, vừa là đối tượng tiếp nhận yêu cầu, mệnh lệnh Vị ngữ là ngữ vị từ chỉ hành động, quá trình mà con người có thể điều khiển được Phương tiện chuyên dùng biểu thị hành vi cầu khiến như: phụ từ cầu khiến, tiểu từ cầu khiến, quán ngữ cầu khiến
VD: Tôi yêu cầu anh ra khỏi đây!
- Câu cầu khiến có động từ tình thái nghĩa vụ trách nhiệm: Kiểu câu này chia thành kiểu câu có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ (VD: Anh
nên chú ý giữ gìn sức khỏe hơn.) và kiểu câu một thành phần chính có động
từ nghĩa vụ trách nhiệm không phải là vị ngữ mà giữ vai trò nòng cốt (VD:
Khi cộng các phân số không có cùng mẫu số, cần phải quy đồng mẫu số của
các phân số đó.)
- Câu cầu khiến – khẩu lệnh: đặc trưng cấu trúc của kiểu câu này là động
từ, ngữ động từ chỉ hành động làm nòng cốt câu, được phát âm với ngữ điệu nhấn mạnh, dứt khoát
VD: Bắn!
Quay trái!
* Câu cảm thán
Trang 22Theo tác giả Nguyễn Thị Thìn: “Câu cảm thán là kiểu câu thường dùng
để bộc lộ thái độ, cảm xúc mạnh mẽ hoặc bột phát của ngưới nói trước một thực tế khách quan nào đó Câu cảm thán có dấu hiệu riêng biểu thị hành vi cảm thán” [12, tr.173]
Theo SGK Tiếng Việt nêu định nghĩa câu cảm thán như sau: Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót,
ngạc nhiên,…) của người nói Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao,
chà, trời; quá, lắm, thật… Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)
Căn cứ vào đặc trưng cấu tạo và nghĩa, có thể phân chia câu cảm thán thành hai kiểu: câu cảm thán không có cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung mệnh đề và câu cảm thán có cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung mệnh đề
- Câu cảm thán không có cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung mệnh đề VD: Ôi dào!
- Ối trời cao đất dày ơi!
- Câu cảm thán có cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung mệnh đề
VD: A, mẹ về!
Đứa trẻ mới đáng yêu làm sao!
1.1.2.4 Những vấn đề về ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
Nhiệm vụ của các em là học tập thật giỏi
Lao động là vinh quang
Dế Mèn trêu Chị Cốc là nó dại
Trang 23Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải,
chưa phải
Ví dụ: Em không phải là học sinh
Chủ ngữ trong câu Ai là gì? có thể là một từ hoặc cụm từ
Ví dụ: Em tôi là học sinh
Lao động giỏi là vinh quang
Khỏe như voi vẫn chưa phải là hạnh phúc
Kiểu câu Ai là gì? thường được dùng để trình bày định nghĩa, giới thiệu,
miêu tả hay đánh giá một sự vật, hiện tượng Chủ ngữ và vị ngữ trong kiểu
câu Ai là gì? có nội dung rất rộng Chúng có thể biểu thị người, vật, sự vật,
khái niệm, hoạt động, đặc điểm, tính chất hay cả sự việc
Kiểu câu Ai làm gì? có thể được dùng để miêu tả hoạt động, trạng thái
của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ Những câu có nội dung như vậy được
gọi là câu miêu tả chủ ngữ trong câu miêu tả đứng trước vị ngữ Câu Ai làm
gì? cũng có thể thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật,
hiện tượng nêu ở chủ ngữ Đó là những câu tồn tại Trong câu tồn tại, chủ ngữ thường đứng sau vị ngữ
c Câu kể Ai thế nào?
Kiểu câu Ai thế nào? có vị ngữ do tính từ, cụm tính từ hoặc cụm chủ - vị
tạo thành
Trang 24Ví dụ: Cái ghế này cao
Cái ghế này cao quá
Cái ghế này chân cao lắm
Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không, chưa Chủ ngữ trong câu Ai thế nào? có thể là một từ hoặc cụm từ
Câu Ai thế nào? có hai loại:
Câu miêu tả là những câu được dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của
sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ Chủ ngữ trong câu miêu tả đứng trước vị ngữ
Câu tồn tại là những câu thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ Trong câu tồn tại, chủ ngữ thường đứng sau vị ngữ
1.1.3 Cơ sở tâm lí học
Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên đến trường phổ thông, các em có nhiều bỡ ngỡ khi phải chuyển đổi từ hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập nề nếp Tâm lý đó dần dần được xóa bỏ khi các em lên lớp 2, 3, 4, 5 Nhận xét về đặc điểm tâm lý của HSTH, N.X.Leytex đã viết: “Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy trí thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này – sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi và ngây thơ đối với các đối tượng
mà các em được tiếp xúc” [5, tr.102]
1.1.3.1 Năng lực tư duy của học sinh tiểu học
Tư duy được hiểu là hoạt động nhận thức và phản ánh nhận thức của con người về hiện thực khách quan
Trang 25Quá trình tư duy của con người trải qua hai giai đoạn: tư duy cảm tính (nhận thức, phản ánh nhận thức về hiện thực khách quan bằng trực quan sinh động) và tư duy trừu tượng (nhận thức, phản ánh nhận thức bằng khái niệm, phán đoán suy luận thông qua phân tích tổng hợp,…)
Đối với học sinh tiểu học, do đặc điểm lứa tuổi, các em chủ yếu tư duy cảm tính bằng tri giác ở những lớp đầu cấp, rồi dần dần tư duy trừu tượng (bằng khía niệm và bằng phán đoán) ở những lớp cuối cấp
1.1.3.2 Khả năng tri giác của học sinh tiểu học
Theo tác giả Bùi Văn Huệ, phần lớn tri giác của HSTH còn mang tính chất chung, ít đi vào chi tiết Khi tri giác, HS thường “thâu tóm” đối tượng về cái toàn thể Quá trình tri giác như vậy chỉ dừng lại ở việc nhận biết chung chứ không đi sâu vào bản chất của nó
Ở các lớp cuối tiểu học (lớp 4, lớp 5), học sinh đã biết tìm ra những đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của sự vật và mối liên hệ giữa chúng Kết quả tri giác của các em là cơ sở để các em nhận thức hiện thực khách quan bằng biểu tượng, khái niệm…
1.1.3.3 Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học
Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con người Với HSTH, tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ rất mật thiết với quá trình tư duy của các em Nhờ tư duy phát triển, HSTH nâng cao hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, nhờ vậy tình cảm yêu, ghét của các em không còn tính ngẫu nhiên Các em dễ xúc động và yêu thích những cái đẹp, cái ngộ nghĩnh
1.1.3.4 Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo, phát triển mạnh
về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng Vốn từ, vốn ngữ pháp được tăng lên nhờ các
em học nhiều môn học, diện tiếp xúc ngày càng rộng Cách diễn đạt cũng
Trang 26ngày thêm phong phú Tuy nhiên, về mặt ngữ âm, ngữ pháp và từ ngữ có một
âm Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Mục đích của phân môn Luyện từ và câu
Bộ SGK Tiếng Việt cải cách giáo dục đã tách Từ ngữ và Ngữ pháp ra thành hai phân môn riêng biệt Cơ sở của giải pháp này là sự phân biệt hai chuyên ngành Từ vựng học và Ngữ pháp học trong ngôn ngữ học Sự phân biệt ấy tỏ ra không thật thích hợp với nhà trường phổ thông, vì nhiệm vụ của trường phổ thông không phải là dạy lí luận ngôn ngữ học mà là rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu cho HS Hai kĩ năng dùng từ, đặt câu liên quan chặt chẽ với nhau Không có vốn từ phong phú, không hiểu nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ thì không thể đặt câu đúng được Ngược lại, nếu không nắm vững
Trang 27quy tắc đặt câu thì có vốn từ phong phú, nghĩa của từ có nắm chắc đến đâu cũng không trình bày được ý kiến của mình một cách mạch lạc, rõ ràng
Ở bình diện giao tiếp, từ và câu tách biệt nhau Chính vì vậy, trong bộ SGK mới, hai phân môn Từ ngữ và Ngữ pháp được nhập lại thành phân môn Luyện từ và câu Tên gọi này thể hiện rõ quan điểm giao tiếp của chương trình Tiếng Việt mới: dạy học tiếng Việt ở tiểu học là dạy thực hành sử dụng ngôn ngữ Việc nhập thành một phân môn cũng phù hợp với một thực tế là do không có đủ quỹ thời gian để dạy riêng nên ngay từ trong cải cách giáo dục,
Từ ngữ và Ngữ pháp đã được bố trí dạy chung trong cùng một tiết học
Tên gọi Luyện từ và câu thể hiện nhận thức mới về nhiệm vụ dạy Tiếng
Việt ở cấp tiểu học: chú trọng thực hành, luyện tập hơn là lí luận Đặc biệt, đối với các lớp đầu cấp, nội dung tiết Luyện từ và câu chỉ là thực hành, luyện tập để mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, nắm chắc nghĩa của từ, biết dùng từ, đặt câu và sử dụng các kiểu câu vào giao tiếp đạt hiệu quả cao
1.2.2 Sự khác biệt của việc dạy câu ở tiểu học trong chương trình sách giáo khoa cải cách giáo dục và sách giáo khoa hiện hành
Trong phân môn Luyện từ và câu thì việc dạy câu là đặc biệt quan trọng Trong chương trình SGK cải cách giáo dục (CCGD) và SGK hiện hành, thì dạy câu đều được lựa chọn là nội dung trung tâm để dạy Ngữ pháp cho học sinh tiểu học Học sinh có nắm chắc về câu, kiểu câu, cấu trúc câu, và mục đích sử dụng của câu thì sẽ giúp cho học sinh rất nhiều trong quá trình học tập, cũng như trong giao tiếp hàng ngày
Trong chương trình sách giáo khoa CCGD nội dung dạy học về từ và câu được dạy ở hai phân môn từ ngữ và ngữ pháp Sách giáo khoa đã trình bày kĩ những khái niệm cơ bản về câu như: câu – hai bộ phận chính (C-V), hai cách phân loại câu (theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp), các bộ phận phụ của câu, các dấu câu,… Qua đó tạo cơ sở cho học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành, viết câu đúng ngữ pháp
Trang 28Ở tiểu học, SGK hiện hành đã biên soạn nội dung các bài học lí thuyết về câu và thành phần câu theo hướng tích hợp, hướng giao tiếp, nghĩa là không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh và phát triển kĩ năng sử dụng câu và thành phần câu Cấu trúc bài học như vậy đã phát huy được tính chủ động, tích cực hóa ở các em, kích thích sự hứng thú và nhằm giảm bớt đi sự khô khan, trừu tượng, khiến cho các em thêm yêu môn học hơn Trong chương trình SGK hiện hành, học sinh học về câu qua phân môn Luyện từ và câu, bắt đầu từ lớp 2 học sinh đã được làm quen về câu Qua việc nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, việc dạy câu song song với việc dạy từ Các hệ thống từ mở rộng để giúp các em có công cụ sử dụng trong việc đặt câu
Ở lớp 2, học sinh đã được học các kiểu câu : “Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai
thế nào?”, cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?, Ở đâu?”, “Như thế nào?”,
“Vì sao?”, “Để làm gì?” Cùng với quá trình các em được học các kiểu câu
mà các em còn học cách dùng các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi Lên lớp 3, các em được ôn lại các kiểu câu đã học và học cách đặt
và trả lời câu hỏi “Bằng gì?” Lên lớp 4, các em học thêm các dấu như: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, học về câu hỏi, câu kể, câu khiến và câu cảm Điều đặc biệt ở lớp 4, khi dạy về câu, học sinh sẽ được học rõ hơn về ba kiểu câu
Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, và chủ ngữ, vị ngữ của các kiểu câu kể này
Lên lớp 5, học sinh sẽ ôn lại dấu câu và câu đơn, ngoài ra các em sẽ học thêm
về câu ghép
Như vậy, trong SGK hiện hành, việc dạy câu đã thể hiện rất rõ về mục tiêu của dạy học Tiếng Việt Chương trình dạy học đi từ dễ đến khó, từ khái quát đến cụ thể
Ngoài ra khi so sánh về nội dung luyện câu cho học sinh tiểu học chúng tôi nhận ra một số điểm lưu ý như sau:
Trang 29- Các khái niệm ngữ pháp của chương trình hiện hành giản lược hơn nhiều
so với chương trình CCGD, đặc biệt là kiến thức về thành phần câu Chương trình hiện hành chỉ dạy cho học sinh ba thành phần câu: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ Nhưng trong chương trình CCGD còn dạy thêm cho học sinh các thành phần hô ngữ và hai thành phần phụ của cụm từ là bổ ngữ và định ngữ
- Nếu như chương trình CCGD chú trọng việc cung cấp kiến thức về các kiểu câu phân loại theo cấu tạo như: câu đơn, câu ghép, câu đơn đặc biệt, câu rút gọn, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép có từ chỉ quan hệ, câu ghép không có từ chỉ quan hệ, thì chương trình hiện hành chú trọng dạy
về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, những kiểu câu được nghiên cứu
từ góc độ sử dụng Số tiết chương trình hiện hành dành để dạy về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói nhiều hơn so với chương trình CCGD Tuy nhiên, chương trình hiện hành đã lồng ghép việc dạy các kiểu câu này với việc dạy các dạng cơ bản của câu đơn và hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ Việc dạy về câu ghép chủ yếu được dạy về liên kết các vế câu
- Điểm khác nhau cơ bản của chương trình hiện hành so với chương trình CCGD là việc dạy câu được tiến hành theo một quan điểm mới: dạy trong sử dụng theo ngôn ngữ hành chức Ngoài việc cung cấp các kiến thức về mục đích nói trực tiếp của các kiểu câu, chương trình còn dạy cho học sinh cách sử dụng câu hỏi với các mục đích khác, cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi, cách giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị,…
- Chương trình hiện hành có bổ sung nội dung về văn bản: để phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng liên kết câu, liên kết đoạn để tạo văn bản trong phân môn Tập làm văn, chương trình đã dành thời lượng dạy học sinh cách liên kết các câu bằng các phép lặp, thế, nối,…
- Chương trình CCGD cung cấp các kiến thức lí thuyết về câu cho học sinh từ lớp 2 – 3 Chương trình hiện hành chỉ cung cấp lí thuyết về câu ở các
Trang 30lớp 4 – 5, ở lớp 2 – 3 kiến thức về từ và câu chỉ dạy thông qua các bài tập thực hành
1.2.3 Thực trạng việc dạy về ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? lớp 4
1.2.3.1 Hệ thống những bài về ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? lớp 4
Tuần
thứ Tên bài học
Số tiết dạy trong tuần Mục tiêu của bài học
dụng của câu kể
- Giúp các em biết tìm câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến
từ đó biết vận dụng kiểu câu kể
Ai làm gì? Vào bài viết
- Giúp HS hiểu rõ chức năng và đặc điểm cấu tạo của vị ngữ trong
Trang 31thường do động từ và cụm động
từ tạo thành
câu kể Ai làm gì?
nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong
câu kể Ai làm gì?
+ Trong câu kể Ai làm gì, chủ
ngữ nêu tên con người hoặc con vật (hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm
gì? thường do danh ừ hoặc cụm
danh từ tạo thành
- Giúp HS biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với chủ ngữ cho sẵn
kể Ai làm gì?
kể Ai làm gì?; nhận diện câu kể
Ai làm gì? trong đoạn văn; nắm
được tác dụng của mỗi câu; xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó
Trang 32Vị ngữ trong câu
kể Ai thế nào?
phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu
- Giúp HS biết viết đoạn văn có
dùng các câu kể Ai thế nào?
- HS hiểu rõ chức năng và đặc
điểm cấu tạo của vị ngữ câu kể Ai
thế nào?
+ Trong câu kể Ai thế nào?, vị
ngữ chỉ đặc điểm, trạng thái của
sự vật (người, vật, con vật) được nói đến ở chủ ngữ
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành
- HS xác định được bộ phận vị
ngữ trong câu kể Ai thế nào?;
biết đặt câu đúng mẫu
câu kể Ai thế
nào?
cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể
Ai thế nào?
+ Chủ ngữ chỉ những sự vật (người, vật, con vật) có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu
ở vị ngữ
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế
Trang 33nào? thường do danh từ hoặc
cụm danh từ tạo thành
- Giúp HS xác định đúng chủ ngữ
trong câu kể Ai thế nào? và viết
được đoạn văn có sử dụng câu kể
là gì?; nhận diện được hai thành
phần chủ ngữ, vị ngữ của câu Ai
là gì?
- HS nắm được ý nghĩa và đặc điểm câu tạo của vị ngữ trong câu
kể Ai là gì?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? được nối với chủ ngữ bằng từ là
+ Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành
điểm cấu tạo của chủ ngữ trong
Trang 34câu kể Ai là gì?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
chỉ người hay vật được giới thiệu, nhận định
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi:
Ai? Hoặc Con gì?, Cái gì?
+ Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành
kể Ai là gì?
- Giúp HS rèn kĩ năng nhận diện
câu kể Ai là gì? trong đoạn văn,
nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được bộ phận chủ ngữ
Trang 35Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy các bài tập về ba kiểu câu Ai là gì?,
Ai làm gì?, Ai thế nào? có vai trò rất quan trọng Trong việc học tập, tiếp nhận
kiến thức các phân môn, môn học khác cũng như trong giao tiếp các em sử
dụng rất nhiều đến kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? vì đó là những
kiểu câu cơ bản nhất Ba kiểu câu này các em đã được làm quen từ lớp 2, 3 với những kiến thức cơ bản, lên lớp 4 các em sẽ học rõ ràng hơn về ba kiểu câu gắn với việc xác định thành phần chính trong câu (chủ ngữ - vị ngữ)
Ở lớp 4 mỗi kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? được phân chia
chương trình học rất rõ ràng, thông qua đó học sinh sẽ có cái nhìn từ khái quát đến cụ thể về ba kiểu câu Ở mỗi kiểu câu gắn với giới thiệu chủ ngữ, vị ngữ
và có tiết luyện tập cho các em nắm chắc hơn về ba kiểu câu này
Có thể thấy trong chương trình học của học sinh tiểu học đặc biệt là lớp
4, ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? là ba kiểu câu chính trong
chương trình học phân môn Luyện từ và câu, vì vậy việc phân biệt một cách
rõ ràng ba kiểu câu là rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh
1.2.4 Miêu tả những sai lầm thường gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? ở lớp 4
1.2.4.1 Xác định tiêu chí khảo sát, thống kê
Học sinh tiểu học được cung cấp kiến thức về câu, đặc biệt là ba kiểu câu
Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? trong SGK Tiếng Việt thông qua sự truyền
thụ của giáo viên Cùng với việc học lí thuyết, các em cũng được thực hành
luyện tập các bài tập về câu (Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?) và thành phần
câu, dần dần hình thành và phát triển khả năng phân tích, nhận diện câu.Tuy nhiên các em học sinh vẫn còn lúng túng khi phân biệt rõ ba kiểu câu này Vì vậy, cần thiết phải điều tra, tìm hiểu khả năng học sinh nhận diện và phân biệt
rõ ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? của học sinh tiểu học
Trang 36* Mục đích điều tra
Như đã nêu ở trên, mục đích của việc điều tra này nhằm đánh giá năng lực tiếp thu lý thuyết và khả năng vận dụng các kiến thức đã học để nhận
diện, phân biệt ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, từ đó phát hiện
ra được những sai lầm mà các em thường hay mắc phải
* Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là các em học sinh khối 4, các em đã được học rõ ràng
hơn về ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?
Cụ thể ở đây là các em khối 4 của 2 trường tiểu học thuộc 2 địa phương khác nhau đó là:
+ Trường Tiểu học Hoàng Khai (Yên Sơn – Tuyên Quang)
+ Trường Tiểu học Tiến Thắng A (Mê Linh – Hà Nội)
Việc điều tra được tiến hành cả 2 trưởng tiểu học có điều kiện học tập khác nhau, ở hai địa phương có sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục khác nhau là để việc điều tra mang tính khái quát hơn, người điều tra có được cái nhìn tổng thể, khách quan và khẳng định độ tin cậy của kết quả điều tra
* Cách thức điều tra
Để nắm bắt khả năng tiếp thu và kĩ năng nhận diện, phân biệt ba kiểu câu
Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? của học sinh tiểu học, chúng tôi tiến hành
điều tra bằng hai cách:
+ Cách 1: Điều tra bằng phiếu khảo sát
+ Cách 2: Điều tra bằng giao tiếp
* Nội dung điều tra
Nội dung điều tra qua phiếu khảo sát, đó là các bài tập được chọn từ 3 nguồn:
+ Một số bài tập trong các bài học lí thuyết về ba kiểu câu Ai là gì?, Ai
làm gì?, Ai thế nào? – Sách giáo khoa Tiếng Việt 4
Trang 37+ Một số bài tập trong sách Bài tập Tiếng Việt 4, Tiếng Việt nâng cao 4 + Một số bài tập do chúng tôi tự biên soạn dựa trên thực tế việc sử dụng
ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? trong giao tiếp của học sinh
Tiểu học
Nội dung điều tra bằng giao tiếp, chúng tôi tiến hành giao tiếp với học
sinh một số câu hỏi liên quan: Tại sao em cho rằng câu đó thuộc kiểu câu Ai
là gì? (Ai làm gì? hoặc Ai thế nào?)
1.2.4.2 Miêu tả kết quả khảo sát thống kê
Để xác định được kết quả điều tra thông qua phiếu và giao tiếp là các em học sinh đã trả lời đúng hay trả lời sai, chúng tôi dựa trên những kiến thức về
ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? trong sách giáo khoa và một số
Bảng 1 - Bảng kết quả khảo sát học sinh khi phân biệt ba kiểu câu
Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? ở trường Tiểu học Hoàng Khai
(Yên Sơn – Tuyên Quang)
Trang 38Bảng 2 - Bảng kết quả khảo sát học sinh khi phân biệt ba kiểu câu
Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? ở trường Tiểu học Tiến Thắng A
(Mê Linh – Hà Nội)
sinh (69,9%) đã xác định sai về ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?
với nhau
+ Tại trường Tiểu học Tiến Thắng A (Mê Linh – Hà Nội) có 75 học
sinh (60,5%) đã xác định sai về ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế
nào? với nhau
1.2.4.3 Những sai lầm thường gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? ở lớp 4
Qua việc điều tra, khảo sát về khả năng tiếp thu và kĩ năng nhận diện ba
kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? của học sinh tiểu học, chúng tôi thấy có khá đông học sinh mắc lỗi và đã phân biệt sai giữa ba kiểu câu Ai là
gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? Trên cơ sở kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy
khả năng vận dụng kiến thức ngữ pháp đã học vào thực hành của các em còn