Mục tiêu và định hướng chiến lược của ngành

Một phần của tài liệu nh_ng_ch_ti_u_nh_gi_kh_n_ng_c_nh_tranh_c_a_ng_nh_d_t_may_vn (Trang 29 - 33)

1. Mục tiêu

Trong chiến lược phát triển tăng tốc ngành dệt may được chính phủ phê duyệt lại tại quyết định số: 55/2001/QD-ttg ngày 23/04/2001 đã nêu rõ mục tiêu chính là: đưa ngành dệt may nước ta trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao cạnh tranh hội nhập vững chác kinh tế thế giới và khu vực.

2. Định hướng

Qua kinh nghiệm phát triển của những nước thế giới thì dệt may bao giờ cũng là ngành chủ đạo, trong giai đoạn đầu của ngành trong giai đoạn công nghiệp hoá và sản xuất hướng tới xuất khẩu. Thực tế phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua của ngành dệt may ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của ngành. Do ảnh hưởng của khủng hoảng châu Á nên ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn trong viẹcc hoạch định chiến lược, xác định mục tiêu phát triển. Do đó một chiến lược phát triển lâu dài với hoạch định đến năm 2010:

Bảng 4: mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2010:

Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

1. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 2000 4000-5000 8000-9000

2. Sử dụng lao động 1000 người 1600 2800-3000 4000-4500 3.Sản phẩm chính - Bông xơ - Sơ sợi tổng hợp - Sợi các loại -Vải lụa thành phẩm - Sản phẩm dệt kim - Sản phẩm may mặc 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn Triệu m2 Triệu sp Triệu sp 67 45 85 304 90 400 30 60 150 800 300 780 80 120 300 1400 500 1500 4. Tỷ lệ nội địa hoá sản

phẩm may

% 25 50 75

5. Đầu tư phát triển Tỷ đồng _ 3500 31500

(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam _ “Chiến lược phát triển tăng tốc” phát triển công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2010 ).

Nội dung cụ thể của chiến lược thể hiện:

* Đối với ngành dệt bao gồm:

- Kinh tế Nhà nước làm nòng cốt giữ vai trò chủ đạo khuyến khích các thành phần kinh tế kể cả đầu tư trực tiếp của người nước ngoài tham gia lĩnh vực này.

- đầu tư phát triển phải gắn liền với bảo vệ môi trường quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp sợi dệt in nhuộm hoàn tất ở xa các trung tâm đô thị lớn.

- Tập trung đầu tư trang bị hiện đại công nghệ cao kĩ thuật tiên tiến, trình độ chuyên môn hoá cao, chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt mới

nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế tạo bước nhảy vọt về chất lượng, tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

* Đối với ngành may

- Đẩy mạnh cổ phần hoá, các công ty Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành may, đặc biệt là vùng dân đông nhiều lao động.

- Đẩy mạnh công tác thiết kế thời trang kiểu dáng sản phẩm may, tập trung đầu tư cải tiến hệ thống quản lý sản xuất chất lượng áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng nhanh năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới.

* Đối với nguyên liệu phụ

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển ở các vùng trồng dâu tằm, các loại cây có sơ tự nhân tạo, các loại nguyên liệu phụ hoá liệu, hoá chất, thuốc nhuộm cung cấp cho ngành dệt may nhằm tiến tới tự túc phần lớn nguyên liệu thay thế nhập khẩu.

* Vốn đầu tư phát triển

Khuyến khích mọi hình thức đầu tư cả đầu tư nước ngoài để phát triển cơ khí dệt may tiến tới cung cấp phụ tùng lắp ráp và chế tạo thiết bị dệt may trong nước.

3. Định hướng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của ngành

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam trong tình trạng uỷ thác xuất khẩu CMT đạt hiệu quả lợi nhuận thấp. Trong khi đó kinh doanh theo phương thức giá FOB mang lại hiệu quả cao hơn nhưng ít được các doanh nghiệp chú trọng phát triển. Do đó trong giai đoạn 2010 xây dựng định hướng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh

xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam phải chuyển dịch từ phương thức CMT sang phương thức giao dịch theo điều kiện FOB.

Trong giai đoạn tới các doanh nghiệp Việt Nam phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển chung để định ra chiến lược phát triển mang tính chất vi mô đồng bộ với mục tiêu tăng trưởng chung và phù hợp với khả năng cụ thể của từng doanh nghiệp. Ngành may mặc phải có nhiều chương trình nghiên cứu cụ thể và chi tiết thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời chú ý nhiều đến thị trường quốc tế, chất lượng sản phẩm, thương hiệu và nhất là các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó đánh giá thực chất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ hàng may mặc Việt Nam để từ đó có biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu nh_ng_ch_ti_u_nh_gi_kh_n_ng_c_nh_tranh_c_a_ng_nh_d_t_may_vn (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w