1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIUP HS PHAN BIET BA KIEU CAU AI là GI, AI THE NAO, AI LAM GI

24 431 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 132 KB

Nội dung

Luyện từ và câu làmột phân môn khá quan trọng trong môn Tiếng Việt, phân môn này đã cungcấp cho học sinh các đơn vị của ngôn ngữ: Tiếng, từ, ngữ, câu, cách phân loại từ, giúp học sinh ch

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ.

1) Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đờisống cộng đồng, đó là một công cụ giao tiếp và tư duy Với mọi người là công

cụ phản ánh thế giới xung quanh họ

Tiếng Việt là đối tượng học tập chiếm lĩnh của học sinh, vừa là công cụ

để các em giao tiếp từ đó mang đến cho các em chìa khoá mở toang cánh cửabước vào thế giới tri thức của nhân loại Tiếng Việt là điều kiện phát triển mỗinăng lực của cá nhân và giao lưu trong cộng đồng Đồng thời Tiếng Việt còngóp phần lớn giúp học sinh phát triển toàn diện về Đức-Trí-Thể-Mỹ Do vậymôn Tiếng Việt trong trường Tiểu học chiếm một khối lượng kiến thức lớnnhất và thời lượng nhiều nhất so với các môn học khác Luyện từ và câu làmột phân môn khá quan trọng trong môn Tiếng Việt, phân môn này đã cungcấp cho học sinh các đơn vị của ngôn ngữ: Tiếng, từ, ngữ, câu, cách phân loại

từ, giúp học sinh chọn từ ngữ, diễn đạt ngắn gọn, đủ ý, giữ phép lịch sự tronggiao tiếp … như vậy người nghe, người đọc, hiểu đúng thông tin

Mặc dù có nhiều tâm huyết, đặc biệt là phân môn luyện từ và câunhưng tôi không tham vọng nguyên cứu toàn bộ chương trình, tôi cũng khôngnghĩ rằng những gì mình đang thực hiện là có thể cải thiện hoàn toàn tình

trạng nhầm lẫn 3 kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai làm gì? Tôi chỉ huy vọng

rằng với vốn kinh nghiệm tìm tòi, suy nghĩ của bản thân và bạn bè đồngnghiệp để từ đó rút ra được phưong pháp – dạy tối ưu – giúp học sinh (nhất làhọc sinh dân tộc) hiểu và nắm đựơc nội dung bài

2) Mục đích nghiến cứu:

* Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hiểu sâu hơn về phân môn luyện từ

và câu cụ thể là: (giúp học sinh phân biệt 3 kiểu câu kể: ai là gì? Ai thế nào?

Ai làm gì? Phân môn luyện từ và câu cho học sinh dân tộc)

3) Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 2

* Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài, thực trạng đời sống của học sinh,gia đình, bảng làng nơi tôi trực tiếp giảng dạy Tìm hiểu thực trạng về phươngpháp dạy học của những giáo viên dạy các em trước đó

4) Đối tượng nghiên cứu:

* Thực trạng về đời sống, điều kiện, kinh tế, trình độ, nhận thức củalàng Tơ Nung

Lớp 4A truờng Tiểu học Nguyễn Công Trứ

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.

1) Cơ sở lý luận:

Bác Hồ kính yêu đã đặc ra nhiều huy vọng vào thế hệ trẻ của đất nướcqua lời dạy của người “Non Sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam có được sánh vai với cường quốc năm châu được hay khôngchính là nhờ vào công học tập của các cháu”

Lời dạy của người luôn huy vọng mãi trong người dân Việt Nam ý thức

rõ tầm quan trọng đó dưới sự lãnh đạo của Đảng mấy chục năm qua cùng với

sự phát triển chung của Cách Mạng Việt Nam ngành Giáo dục ở nước takhông ngừng phát triển và lớn mạnh Đã góp phần đắc lực xây dựng connguời mới xã hội chủ nghĩa

Ngày nay đất nước ta đang đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòihỏi một lượng nhân lực năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá khoa họccông nghệ, có khả năng nghề nghiệp, có sức khoẻ … nên Đảng và Nhà nuớc

ta luôn luôn quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ việc đào tạo thế hệ trẻ tương lai chođất nước

Bỡi lẽ, thế hệ trẻ là lực lượng kế thừa sự nghiệp của đất nước có vai tròquan trọng trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày một vững mạnh vàgiàu sang Vì vậy việc giáo dục thế hệ trẻ là một vấn đề hết sức cần thiết vàquan trọng Đặc biệt là giáo dục học sinh Tiểu học, giáo dục các em từ chưabiết đọc, biết viết, biết thực hiện các phép tính, biết giải toán … do đó đòi hỏingười giáo viên, không chỉ tâm huyết với nghề mà còn nhiệt tình, thương yêuhọc sinh, ham học hỏi, ham tìm kiếm … để tìm ra những phương pháp giáodục phù hợp Đối với học sinh Tiểu học là người dân tộc thiểu số thì càngphải đặc biệt hơn nữa

Người giáo viên cũng phải nhiệt tình hơn phải ham học hỏi hơn… để

có phuơng pháp giáo dục phù hợp và đúng đắn giúp các em đầy đủ năng lực

và chẩm chất trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa

Trang 4

2) Cơ sở ngữ học:

Theo chương trình phân môn luyện từ và câu lớp 4 nội dung chia thành

62 tiết, mỗi tiết học kéo dài 35-40 phút, đặc biệt phân môn luyện từ và câu rấtquan tâm đến ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng cơ bảncủa chương trình phân môn luyện từ và câu ở Tiểu học

Định hướng chung của phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu

ở lớp 4 là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy học tíchcực, chỉ sáng tạo trong học sinh, cụ thể là giáo viên phải tổ chức, hướng dẫnhọc sinh hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc và các độdày dạy học luyện từ và câu 4 để từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh tựphát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tậprồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo từng năng lực cá nhân của họcsinh

3) Cơ sở tâm lý học:

Đặc điểm của học sinh Tiểu học là việc tiếp thu tri thức ở lứa tuổi các

em đó là “sự thống nhất liên cơ, giữa cảm tính và lý tính, không thể thiếu trithức”

Do đó với bất kỳ đối tựong học sinh nào ta cần tạo hứng thú học tậpbằng nhiều biện pháp sư phạm

Như ta đã trình bày ở trên, việc xác định được đặc trưng của bộ mônluyện từ và câu là yêu cần thiết để chúng ta cảm nhận đựơc cái đẹp trong thựctiễn đời sống Chính vì thế mà tôi đã viết sáng kinh nghiệm này

4) Cơ sở thực tiễn:

Việt dạy Tiếng Viết nói chung, phân môn luyện từ và câu nói riêng ởcác trường tiểu học đã có một quá trình phát triển lâu dài Trong quá trình đóđặc biệt là năm cuối những năm 50 đến nay với sự cố gắng chung của đội ngũgiáo viên các phương pháp dạy học đã vận dụng và thường xuyên được cảitiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường Tiểu Học việc làm đó

đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ở Tiểu Học

Trang 5

Cụ thể trong quá trình dạy học phân môn luyện từ và câu, giáo viên lànguời tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều hoạtđộng học tập để phát triển năng lực cá nhân

Theo định hướng này

Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinhnghiệm của bản thân để tự học, tự chiếm lĩnh tri thức mới trong thực hành

Vì vậy giáo viên giảng ít, nhưng phải thường xuyên làm việc với từngnhóm học sinh Cách làm như vậy đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức cáchoạt động của học sinh, đồng thời phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ để đáp ứng những tình huống có thể xảy ra trong quá trình hoạt động củahọc sinh Nhờ cách dạy như vậy mà giáo viên nắm đựơc khả năng của từnghọc sinh từ đó có thể giúp học sinh phát triển năng lực cơ sở của từng cánhân

Học sinh phải độc lập suy nghĩ chủ động, tích cực trong hoạt động học.Cách học mới tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác chủ động, khôngrập khuôn biết tự đánh giá và đánh gía kết quả học tập của mình, của bạn Đặcbiệt là tạo cho học sinh có niềm vui trong học tập

Trang 6

II: THỰC TRẠNG

Những khó khăn cần phải khắc phục

- Giáo viên thừơng chỉ truyền đạt – giảng giải theo các tài liệu đã cósẵn trong sách giáo khoa , sách hướng dẫn giảng dạy Vì vậy giáo viên chỉ làmviệc một cách máy móc, ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo củahọc sinh

- Học sinh học tập một cách thụ động là chủ yếu, chỉ nghe giảng, ghinhớ và làm theo bài mẫu do vậy việc học tập ít hứng thú, nội dung các hoạtđộng thừơng đơn điệu, nghèo nàng, ít quan tâm đến phát triển năng lực cánhân của học sinh

- Ở địa phương tôi đã tiến hành dạy học theo sách giáo khoa mới từ lớp

1 đến lớp 5 Chúng tôi gặp không ít những khó khăn, với học sinh là ngườikinh thì đây là điều kiện để các em chiếm lĩnh những tri thức, còn đối họcsinh con em là người dân tộc thiểu số (cụ thể là dân tộc Ja Rai,Ba Na, Tày…)thì khó khăn đó lại tăng thêm về nhận biết và phân biệt các kiểu câu không rõràng

- Học sinh ở địa bàn tôi đang giảng dạy dân tộc Ba Na, Ja Rai chiếm98%, họ không có tư tưởng đi học mà chỉ có tư tưởng đi chăn bò, tắm suối, đibắt chuột, làm thuê, phụ huynh học sinh thì rất lạc hậu, có phụ huynh bắt conphải bỏ học để đi lấy chồng mặt dù con đang học lớp 4, kinh tế gia đình rấtkhó khăn làm được đến đâu ăn hết đến đó Do đó giáo viên vùng 3 như tôiluôn tìm ra những biện pháp hạn chế, khắc phục những khó khăn đó

Phân môn luyện từ và câu ở tiểu học nói chung và trong chương trình lớp 4 nói riêng rất chú trọng đến việc dạy câu Vì câu diễn đạt đựơc một ý trọn vẹn Khi nói và viết phải thành câu thì người khác mới hiểu được Ở lớp

4 các em đựơc học các loại câu: Câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm Trong

đó câu kể được chia thành ba kiểu câu: Câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Ba kiểu câu này được coi là ba kiểu câu cơ bản Trong giao tiếp cũng như

tạo lập văn bản ba kiểu câu ấy đựơc sử dụng rất nhiều

Trang 7

Học sinh hiểu và phân biệt đựơc ba kiểu câu đó sẽ góp phần giúp họcsinh diễn đạt đúng, diễn đạt hay trong giao tiếp, trong lập văn bản Nhưng làm

thế nào để các em phân biệt được đâu là câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?mới là điều tôi trăn trở Vì trong thực tế câu thật đa dạng và phong phú.

Mặt dù các em đã được học cấu trúc ba kiểu câu đó, các em đã được cung cấpkiến thức và từ loại (Danh từ, Động từ, Tính từ) Nhưng tôi thấy các em vẫnnhầm lẫn ba mẫu câu kể Đặc biệt có nhiều cầu kể khi xát định không thể dựahoàn toàn vào cấu trúc các em đã học

Ngay bản thân giáo viên nếu không có kiến thức vững vàng, không có

sự linh hoạt trong tư duy và phương pháp giảng dạy mà cứng nhắc dựa vàocấu trúc cơ bản của từng câu đó thì cũng trở nên lúng túng trong việc giúp học

sinh phân biệt ba kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

Trang 8

III/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BIỆN PHÁP:

Để giúp học sinh phân biệt tốt đâu là câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai

là gì Trong từng trường hợp cụ thể, tôi đã thực hiện những biện pháp sau

đây:

1) Yêu cầu học sinh xác định đúng câu kể:

Vì chỉ có câu kể mới phân thành ba kiểu câu Do đó khi xác định bakiểu câu kể, học sinh phải xác định đúng câu kể Tránh trường hợp nhầm câukhiến có hình thức giống câu kể Ví dụ: (Người mẹ đang bận, nhưng đứa con

cứ sán vào chỗ mẹ Người mẹ liền:Con ra ngoài chơi  Đây là câu khiến vìcâu nói có mục đích yêu cầu đề nghị

Khi yêu cầu học sinh xác định đúng câu kể, tôi đặt câu hỏi như sau:Muốn xác định câu ta dự vào đâu? Học sinh đã trả lời đựơc:

- Dựa vào hình thức câu kể: Cuối câu kể có dấu chấm

- Dựa vào mục đích nói của câu kể để: kể, tả, giới thiệu hoặc nhận xét

Có như vậy học sinh mới không bị nhầm câu kể với các cau khác

Ví dụ: Hãy xác định các câu kể trong đoạn văn sau:

(1) Ôi chao! (2) Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! (3) Màu vàngtrên lưng chú lấp lánh (4) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng (5) Cái đầu tròn

và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh

Học sinh cho rằng: Câu (1), (2) không phải là câu kể vì cuối hai câunày không phải là dấu chấm Câu (3), (4), (5) là câu kể vì cuối câu có dấuchấm và cả ba câu này dùng để tả chú chuồn chuồn nước

Như vậy học sinh đã làm đúng

Sau khi học sinh đã xác định đựơc câu kể, tôi tiến hành cho học sinhxác định bộ phận chính trong từng câu kể ấy

2) Cho học sinh xác định từng bộ phận chính (CN- VN) trong câu

kể

Muốn xác định đựơc câu kể đó thuộc kiểu nào thì trước tiên các emphải xác định đựơc đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ trong câu đó

Trang 9

Khi hướng dẫn học sinh làm loại bài tập này, tôi tiến hành như sau:

- Bộ phận chủ ngữ trong câu thường

do từ loại nào tạo thành?

- Bộ phận VN trong câu do từ loại

nào tạo thành?

- Để đặt được câu hỏi tìm VN ở trên

ta căn cứ vào đâu?

- Vậy muốn tìm bộ phận CN, VN

trong câu ta phải làm gì?

 Đặt câu hỏi như vậy cũng giúp

chúng ta tránh được không nhầm

thành phần phụ (Trạng ngữ) thành

CN

Học sinh+ Để tìm đựơc bộ phận CN ta đặt

câu hỏi: trong câu nói đến Ai? (Con gì? Hoặc cái gì? Bộ phận trả lời trả

lời câu hỏi này chính là CN

+ Để tìm bộ phận VN ta đặt câu hỏi

“…làm gì?” “…thế nào?” “…là gì?”bộ phận câu hỏi này là VN

- Danh từ

- Có thể là động từ, danh từ, tính từhoặc danh từ

- Căn cứ vào từ loại của VN Nếu: + VN có động từ chỉ hoạt độngchính thì đặt câu hỏi để làm gì? + VN có Tính từ chính chỉ đặcđiểm, tính chất hoạt động từ chỉ

trạng thái thì đặt câu hỏi thế nào?

+ VN có từ là kết hợp chủ yếu với

danh từ thì đặt câu hỏi là gì?

- Ta phải đặt câu hỏi tìm CN, đặtcâu hỏi tìm VN như hướng dẫn ởtrên

Qua cách hướng dẫn như vậy, học sinh đã nhận thấy giữa từ loại vàcách đặt câu hỏi có mối quan hệ mật thiết với nhau Mỗi một từ loại ứng vớimột câu hỏi và ngược lại với mỗi một câu hỏi căn cứ vào một từ loại

Trang 10

VN: Vị ngữ

Sau đó tôi đưa ra ví dụ yêu cầu các em xác định bộ phận CN,VN trongtừng câu sau:

Ví dụ:

a, Em Hoà xâu kim cho bà

b, Hoa giấy đẹp một cách giản dị

c, Ông Ba trầm ngâm

d, Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa

Đa số các em xác định đúng như sau:

a, Em Hoà xâu kim cho bà

Vì sao em xác định đựơc như vậy? Các em đã trả lời được:

Ở câu (a): + Trong câu nói tới Em Hoà, vậy Em Hoà là CN.

+ Căn cứ vào từ xâu là động từ chỉ hoạt động chính nên

em đặt câu hỏi làm gì? Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? Là VN Vậy VN là: xâu kim giúp bà

Ở câu (b): + Trong câu nói tới Hoa giấy, vậy hoa giấy là VN

+ Căn cứ vào từ đẹp là tính từ chính nên em đặt câu hỏithế nào? (Hoa giấy thế nào?) bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? Là VN Vậy VN

là đẹp một cách giản dị

Trang 11

Ở câu (c): + CN là Ông Ba vì Ông Ba trả lời câu hỏi: trong câu nóitới ai?

+ Căn cứ vào từ trầm ngâm và động từ chỉ trạng thái vìvậy em đặt câu hỏi thế nào? bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? Là VN Vậy VNcủa câu này là trầm ngâm

Ở câu (d): + Trong câu nói tới Tô Ngọc Vân, vậy Tô Ngọc Vân là

CN

+ Căn cứ vào từ là câu kết hợp với danh từ nghệ sĩ em đặtcâu hỏi là gì? bộ phận trả lời câu hỏi là gì? Là VN Vậy VN của câu là hoạ sĩtài hoa

Khi học sinh biết cách đặt câu hỏi tìm CN, VN tức là học sinh đã phầnnào hiểu được cấu trúc của từng kiểu câu Do vậy sau khi học sinh xác địnhđược CN, VN trong câu, tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh nắm chắc cấu trúccủa ba kiểu câu đó

3) Cho học sinh nắm chắc chắn cấu trúc cơ bản của ba kiểu câu trên

* Các em biết mỗi kiểu câu có một cấu trúc riêng Lúc này tôi yêu cầuhọc sinh nhắc lại cấu trúc của từng kiểu câu kể:

+ Câu kể Ai thế nào? Gồm hai bộ phận:

CN trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? Con gì?) Vì vậy CN thường do danh từ(cụm danh từ) tạo thành

VN trả lời câu hỏi thế nào? Vì vậy VN thường do tính từ (cụm tính từ,động từ chỉ trạng thái hoặc cụm động từ chỉ trạng thái) tạo thành

+ Câu kể Ai là gì? Gồm hai bộ phận

Trang 12

CN trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? Con gì?) Vì vậy CN thường do danh từ(cụm danh từ) tạo thành

VN trả lời câu hỏi là gì? (là ai? Là con gì?) Vì vậy VN thường do danh

từ (cụm danh từ) tạo thành

Lưu ý học sinh:

- Trong cụm từ bao giờ cũng phải có từ chính Cụ thể trong cụm danh

từ phải có danh từ chính, trong cụm động từ phải có động từ chính, trong cụmtính từ phải có tính từ chính Ví dụ: cụm động từ: xâu kim cho bà có động từchính là xâu

- Câu hỏi Ai? Trong từng kiểu câu phải hiểu đó chính là cách nói gộpbao gồm cả câu hỏi Cái gì? Hoặc Con gì?

* Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh trình bày lại dưới dạng ngắn gọn đểhọc sinh dễ nhớ:

- Trả lời cẩu hỏi: Ai

hoặc con gì? (không

hỏi con gì)?

- Chỉ hoạt động

- Do động từ(cụm động từ chỉhoạt động tạothành

- Trả lời câu hỏilàm gì?

 Ai làm gì? Em đọc sách

Chim hót trêncành

Chị gió đang

nô đùa cùngvới những cánhbướm

- Do tính từ (cụmtính từ) hoặcđộng từ (cụm

 Ai thế nào? Ớt rất cay

Mỏ đại bàngdài và cứng

Em vui mừngkhi đựơc điểm

Ngày đăng: 19/12/2018, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w