KINH NGHIỆM DẠY PHÉP SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 3A/ PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay sự bùng nổ về lượng thông tin cũng như sự bùng nổ về kiếnthức đang diễn ra hàng
Trang 1KINH NGHIỆM DẠY PHÉP SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 3
A/ PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay sự bùng nổ về lượng thông tin cũng như sự bùng nổ về kiếnthức đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trước nền kinh tế của xã hội làm chonội dung giáo dục ở nhà trường luôn bị tụt hậu so với sự phát triển của khoahọc và công nghệ Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của xã hội, đòi hỏiphải có một ngành giáo dục sao cho phù hợp với sự đi lên của thời cuộc, sựchuyển mình của xã hội, yêu cầu ngành giáo dục cần phải có những giải phápmới, kịp thời làm sao để nâng cao chất lượng dạy học nhằm tạo ra những sảnphẩm có chất lượng tốt cả về tri thức lẫn năng lực lao động
Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ởhọc sinh Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tựnhiên xã hội, trang bị các phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động nhậnthức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng phát huy tình cảm, thói quen và đứctính tốt đẹp của con người Việt Nam
Các môn học ở tiểu học đều có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau,môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành kĩ năng hoạt động ngôn ngữ cho họcsinh Năng lực ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động tương ứngvới chúng là bốn kĩ năng : nghe, đọc, nói, viết Chúng là một dạng hoạt độngngôn ngữ, là quá trình chuyển lời nói có âm thanh sang hình thức chữ viết.Luyện từ và câu là một trong các phân môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có vị tríquan trọng Có thể nói đây là một phân môn khó đối với học sinh Tiểu học.Đây là nguyên nhân khiến học sinh gặp khó khăn trong quá trình hình thànhkhái niệm và dễ bị mắc lỗi Nhất là dạy phép so sánh trong phân môn Luyện
từ và câu lớp 3 Bởi vì, đối với học sinh so sánh sự vật với sự vật, hình ảnh
Trang 2với hình ảnh, âm thanh với âm thanh…đòi hỏi các em phải có sự tưởng tượngphong phú
Vì vậy muốn học sinh học tốt trước hết giáo viên phải dạy tốt Trên cơ
sở nắm vững nội dung chương trình, người giáo viên truyền đạt nội dung, trithức đến học sinh và bằng sự truyền đạt đó mà tổ chức cho học sinh tiến hànhhoạt động để chiếm lĩnh tri thức Điều này đòi hỏi người giáo viên phải cómột trình độ sư phạm lành nghề, luôn luôn tìm tòi trong phương pháp giảngdạy Trang bị cho mình vốn kiến thức và phương pháp dạy học mới nhằm pháthuy tính năng động, chủ động của học sinh, tạo cho học sinh khả năng làmviệc độc lập và tự giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống
Phân môn Luyện từ và câu không tách rời việc ( tách rời ) xác địnhnhiệm vụ và mục tiêu của dạy Tiếng Việt ở Tiểu học Luyện từ và câu trướchết là môn học cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng conđường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết ), kĩ năng sosánh cho học sinh
Dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 qua các bàitập Luyện từ và câu ở Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ
Thu nhập và sử lí các tài liệu có liên quan đến vấn đề Luyện từ và câu,phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.Thống kê phân loại các nội dungdạy học, các dạng bài tập về phép so sánh.Tìm ra nguyên nhân và những yếukém về kĩ năng so sánh, đánh giá theo kiểu rèn kiến thức, kĩ năng của chươngtrình lớp 3 Đề ra một số cải tiến hoặc đổi mới trong phương pháp dạy họcqua hệ thống bài tập về phép so sánh.Việc dạy và học phép so sánh trong phânmôn Luyện từ và câu của học sinh lớp 3, chương trình sách giáo khoa dạyLuyện từ và câu lớp 3 Để giải quyết một phần mâu thuẫn của vấn đề nàytrong phạm vi trường đang dạy thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa, kinh tế còn
rất khó khăn, thiếu thốn em chọn đề tài:” Một số kinh nghiệm dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3”
Trang 3B/ PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I Cơ sở lí luận :
Môn Tiếng Việt là môn học công cụ, giúp học sinh hình thành và pháttriển những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập vàgiao tiếp, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh Môn TiếngViệt cung cấp những kiến thức sơ giản của Tiếng Việt về tự nhiên, xã hội vàcon người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài Bồi dưỡng tình yêutiếng mẹ đẻ và thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hìnhthành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh
Phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt đã tích cực góp phầnvào thực hiện những nhiệm vụ của môn Tiếng Việt Nó cung cấp và mở rộngvốn từ vựng theo những chủ đề trên, giúp học sinh sử dụng đúng từ ngữ TiếngViệt, phong cách ngôn ngữ và các biện pháp tu từ
Ở lớp 3, phân môn Luyện từ và câu kế thừa các nội dung các em đãđược học ở lớp 1 và lớp 2 các từ ngữ về nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đấtnước, tiếp tục cung cấp và mở rộng vốn từ vựng bao gồm cả thành ngữ và tụcngữ dễ hiểu về lao động sản xuất, văn hóa xã hội, bảo vệ Tổ quốc
Ngoài ra, Luyện từ và câu ở lớp 3 còn có nhiệm vụ rất quan trọng làgiúp các em bước đầu nhận biết phong cách ngôn ngữ và các biện pháp tu từ
sơ giản như so sánh, nhân hóa
Việc các em so sánh được sự vật với sự vật, hình ảnh với hình ảnh, âmthanh với âm thanh,…trong các ngữ liệu giúp cho sự diễn đạt nói và viếtTiếng Việt được phong phú hơn, tường minh hơn và hay hơn Nó đặc biệtquan trọng trong việc vận dụng vào học môn Tập làm văn
Trang 4II Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay nhiều giáo viên đã nắm bắt được nội dung chương trình vàphương pháp dạy học theo hướng đổi mới; Tổ chức các hoạt động học tập tíchcực cho học sinh Ở phần bài tập về phép so sánh đã đạt được những kết quảnhất định theo yêu cầu mà ý đồ của sách giáo khoa đặt ra Tuy vậy vẫn cònmột số hạn chế:
Do năng lực của một số giáo viên còn hạn chế nên việc chuyển đổi từphương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học mới còn chậm
Một số giáo viên chưa tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, tìm tòi tổchức các hình thức dạy học phong phú, đa dạng để gây hứng thú học tập chocác em học sinh
Đặc biệt có một hiện thực là một số giáo viên chưa giải quyết triệt đểcác yêu cầu của bài tập Luyện từ và câu về biện pháp so sánh với ba yêu cầu:
+ Yêu cầu 1: Phát hiện hình ảnh so sánh, sự vật so sánh, từ so sánh + Yêu cầu 2: Hiểu tác dụng của so sánh.
+ Yêu cầu 3: Vận dụng vào câu văn, đoạn văn có sử dụng biện pháp so
* Thực trạng :
Khi dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu chúng ta cầnđạt được một số yêu cầu sau :
Củng cố và mở rộng vốn từ về phép so sánh cho học sinh
Trang 5Củng cố thêm các mặt nhận thức về tư tưởng tình cảm, mĩ cảm, nhữnghiểu biết về cuộc sống, được hình thành qua giờ Tập đọc, học thuộc lòng.
Bồi dưỡng cho học sinh óc thẩm mĩ, sự tưởng tượng phong phú và đadạng, tính khoa học
Với những yêu cầu như trên, qua việc trực tiếp giảng dạy và qua cáctiết dự giờ của đồng nghiệp, em nhận thấy giáo viên tập trung nhiều vào việcgiải các bài tập, học hỏi, tìm ra phương pháp, cách dạy đạt hiệu quả cao,nhưng bên cạnh đó vẫn còn có hạn chế đó là chưa phân tích kĩ cho học sinhhiểu về tác dụng của so sánh, việc vận dụng của học sinh còn mang tính hìnhthức, chưa khơi dậy hết sự tưởng tượng phong phú cho học sinh.Do thời giantrên lớp có hạn nên học sinh được thực hành ít, chưa kích thích sự tò mòkhiến học sinh học tập tốt
Trang 6CHƯƠNG II : MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHÉP
SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 :
1 Hướng dẫn học sinh nhận biết về so sánh:
Trong thực tế cuộc sống hàng ngày chúng ta sử dụng phép so sánh (đó
là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia, để thấy sự giống nhau, khác nhauhoặc sự hơn kém) Khi nói hoặc khi viết có sử dụng việc so sánh thì ngườinói, người viết sẽ làm cho người nghe dễ hiểu, dễ tưởng tượng điều muốndiễn tả Có thể minh họa điều đó bằng hai ví dụ sau:
Ví dụ 1: Búp bê rất xinh.
Ví dụ 2: Búp bê xinh như một đóa hoa hồng.
Chúng ta nhận thấy cả hai câu trên đều có nội dung miêu tả con búp bêxinh nhưng ở ví dụ 2 ( có dùng phép so sánh ) câu văn rõ ràng hơn và gợi tảhơn Đó cũng chính là lý do để mỗi giáo viên khi dạy về phép so sánh trongphân môn Luyện từ và câu lớp 3, cần hướng dẫn học sinh phân tích kỹ các ví
dụ ở từng tiết dạy, với một hệ thống câu hỏi gợi mở, để học sinh thấy rõ đượcgiá trị của phép so sánh
Ví dụ 1: Bài 2 trang 8 Tiếng Việt lớp 3 tập 1:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
Với ví dụ trên giáo viên cần dùng câu hỏi gợi mở để học sinhnhận thấy:
+ Hình ảnh so sánh hai sự vật cần nói đến là hai bàn tay em
+ Hình ảnh dùng để so sánh hay sự vật dùng để so sánh là hoa đầucành
+ Từ so sánh là từ như
Trang 7Đối với học sinh ( trung bình – yếu) giáo viên dùng phiếu sơ đồ để trợgiúp ( hỗ trợ học sinh tìm sự vật được so sánh với nhau)
nhưVới phiếu bài tập này học sinh (trung bình –yếu) sẽ tìm được các sự vậtđược so sánh với nhau như sau :
Vậy: Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành
Ví dụ 2: Cánh diều như dấu “á”.
Ai vừa tung lên trời (Lương Vĩnh Phúc)Ngoài biện pháp sử dụng phiếu bài tập như trên, tôi có thể đưa câu hỏixuôi chiều ( đưa sự vật so sánh – tìm sự vật được so sánh) giúp học sinh tìm
ra hình ảnh so sánh trong câu thơ Tôi có thể hướng dẫn học sinh thảo luậncặp đôi với câu hỏi : Cánh diều được so sánh với cái gì? Học sinh dễ dàng tìm
ra câu trả lời : Cánh diều được so sánh với dấu «á«
Ví dụ 3 : Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ nghê
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe
* Với câu hỏi xuôi chiều như trên lại không phù hợp với đối tượnghọc sinh khá, giỏi bởi câu hỏi xuôi chiều sẽ không kích thích tư duy của các
em Khi đó giáo viên có thể có các cách đặt câu hỏi ngược (đưa sự vật dùng
để so sánh – yêu cầu tìm sự vật được so sánh) làm cho giờ học được sinhđộng, kích thích tính tích cực học tập của các học sinh như :
Tác giả đã dùng hình ảnh dấu « á » để so sánh với sự vật nào ?
Học sinh sẽ nhận ra hình ảnh dấu « á » để so sánh với «cánh diều »
* Với học sinh (trung bình – yếu) giáo viên dùng phiếu sơ đồ để trợgiúp (hỗ trợ cho học sinh tìm sự vật được so sánh với nhau)
Trang 8Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2
nhưVới phiếu bài tập này học sinh (trung bình –yếu) sẽ tìm được các sự vậtđược so sánh với nhau như sau :
Cánh diều
Dấu hỏi
nhưnhư
dấu ávành tai nhỏ
Kết luận : Từ những ví dụ cụ thể học sinh hiểu được muốn câu có hình
ảnh so sánh thì câu đó phải có :
- Hình ảnh so sánh
- Hình ảnh dùng để so sánh
- Từ so sánh
Lưu ý: Các sự vật được so sánh với nhau phải có nghĩa tương đồng.
2 Hướng dẫn học nắm được các kiểu so sánh:
Trong quá trình dạy học sinh về phép so sánh, giáo viên cũng cầnhướng dẫn học sinh nắm được các kiểu so sánh Có như vậy học sinh mớithấy được hết tác dụng của so sánh và vận dụng có hiệu quả phép so sánh vàotrong việc đặt câu và viết đoạn, bài Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3,phần dạy về so sánh các ví dụ ở sách giáo khoa đưa ra theo hai kiểu:
Kiểu so sánh ngang bằng và kiểu so sánh hơn – kém Giáo viên cầnhướng dẫn học sinh phân biệt hai kiểu so sánh bằng các ví dụ cụ thể
Ví dụ: Bài 1: (Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 42)
Yêu cầu của bài là tìm các hình ảnh so sánh trong khổ thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(Trần Quốc Minh)Với bài tập trên, muốn hướng dẫn học sinh phân biệt hai kiểu so sánhtrong khổ thơ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh theo các bước sau :
Trang 9Bước 1 : Tìm ra các hình ảnh so sánh :
Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để học sinh tìm ra các hình ảnh
so sánh được gạch chân như sau :
Những ngôi sao thức được so sánh với mẹ đã thức vì chúng con
Mẹ được so sánh với ngọn gió
Bước 2 : Hướng dẫn học sinh phát hiện từ dùng để so sánh :
Nếu như để học sinh tự tìm từ so sánh một cách tự do, tôi thấy rấtnhiều học sinh tìm thiếu từ hoặc thiếu chính xác Vì vậy tôi đã hướng dẫn họcsinh dựa trên cơ sở cấu tạo của một hình ảnh so sánh bằng phiếu bài tập đãxác định hình ảnh so sánh và hình ảnh dùng để so sánh
Ví dụ :
Với sự định hướng trên, học sinh tìm từ so sánh rất nhanh và chínhxác như trên:
Những ngôi sao Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Từ phiếu bài tập trên, học sinh tìm được các từ so sánh là từ « chẳngbằng », « là »
Sau khi đã tìm được từ so sánh tôi cho học sinh thảo luận nhóm để tìm
ra mức độ của từ so sánh để học sinh nhận thấy có hai kiểu so sánh
- Kiểu 1 : So sánh ngang bằng : Thường có các từ như : Như, như là,
giống như, tựa, tựa như, là
- Kiểu 2 : So sánh hơn (kém) : Thường có các từ như : Chẳng bằng,
Trang 10Trong quá trình giảng dạy tôi thấy khi yêu cầu học sinh đặt câu hỏi cóhình ảnh so sánh thì không ít học sinh đặt nhầm sang mẫu câu « Ai là gì ? » vìhọc sinh nóng vội, không suy đoán cứ thấy từ chỉ sự vật và có từ « là » là cho
đó là câu so sánh Vì vậy tôi hướng dẫn học sinh phân biệt câu theo mẫu « Ai
là gì ? » với câu có sử dụng từ « là » dùng để so sánh là một việc làm hết sứcquan trọng Với những trường hợp đó, tôi đã đưa ra cách hướng dẫn học sinhphân biệt như sau :
Phân tích ví dụ trên học sinh thấy từ chỉ người không thể so sánh với
từ chỉ nghề nghiệp được Từ đó học sinh nhận thấy ví dụ 1 không phải là câu
sử dụng phép so sánh
Ở ví dụ 2 : Chị em là sự vật so sánh – từ chỉ người
Cô tiên là dùng để so sánh – từ chỉ ngườiHai từ chỉ sự vật này (chị em, cô tiên) đều có nét tương đồng nên chị
em được so với cô tiên – đây là câu sử dụng phép so sánh
Trường hợp 2 : Một số trường hợp có hình ảnh so sánh nhưng không
có từ so sánh :
* Dùng dấu gạch ngang (-) thay cho từ so sánh :
Đối với trường hợp này tôi hướng dẫn học sinh phân biệt bằng ngữcảm
Ví dụ: Bài 3(Tiếng Việt 3 - tập 1 - trang 43)
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Trang 11Đêm hè - hoa nở cùng sao.
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
Ở ví dụ trên, bằng ngữ cảm học sinh nhận thấy: Quả dừa – đàn lợn:Tàu dừa – chiếc lược đều là từ chỉ sự vật và có nét tương đồng nên:
Quả dừa so sánh với đàn lợn
Tàu dừa so sánh với chiếc lược
Và ở đây tác giả đã dùng dấu gạch ngang (-) để thay cho từ so sánh
* Dùng dấu hai chấm (:) thay cho từ so sánh:
Ví dụ: Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
(Lê Anh Xuân)Tương tự cách phân tích trên, học sinh nhận thấy:
Trường Sơn được so sánh với chí lớn của ông cha
Cửu Long được so sánh với lòng mẹ bao la sóng trào
Và ở đây tác giả đã dùng dấu (:) thay cho từ so sánh
* Không có dấu hiệu về từ hoặc dấu:
Ví dụ: Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại
(Trần Đăng khoa)Đối với dạng bài tập này giáo viên nên dùng để phát hiện và bồidưỡng học sinh giỏi ngay trong từng giờ học
+ Mức độ 1: Học sinh (trung bình) tìm được hình ảnh so sánh Trời
như cánh đồng
+ Mức độ 2: Học sinh (khá – giỏi) ngoài tìm được một hình ảnh ở
mức độ 1 thì học sinh còn phát hiện ra hình ảnh so sánh thứ 2 đó là Diều emlưỡi liềm
3 Hướng dẫn học sinh nhận diện các cách so sánh:
Trang 12Muốn xác định được đúng là cách so sánh nào tôi hướng dẫn học sinhtìm hình ảnh so sánh ở các ví dụ cụ thể để tìm ra các cách để so sánh như sau:
3.1 So sánh sự vật với sự vật:
Ví dụ 1: Bài 1: (Tiếng Việt 3 – tập 1- trang 25)
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng
Để tìm được cách so sánh trong câu văn trên, giáo viên hướng dẫn họcsinh thực hiện như sau:
Bước 1: Tìm hình ảnh so sánh? (dòng sông)
Tìm hình ảnh dùng để so sánh? (đường trăng)
Bước 2: Xác định từ loại: Cả hai từ (dòng sông và đường trăng) đều là
từ chỉ sự vật và chúng có nét tương đồng
Bước 3: Kết luận: Đây là cách so sánh sự vật với sự vật.
Đối với sọc sinh (khá – giỏi) giáo viên có thể gợi ý để học sinh pháthiện ra điều kiện để hai sự vật trên so sánh với nhau được là: Vào những đêmtrăng sáng Làm như vậy không những học sinh nhận ra được cách so sánhtrong câu văn mà còn tạo ra điều kiện để học sinh phát huy trí tưởng tượng vàphát triển tư duy cho các em
Cũng tiến hành tương tự như vậy với các cách so sánh sau:
3.2 So sánh sự vật với con người:
Ở cách so sánh này sách giáo khoa đưa ra rất nhiều bài tập:
Ví dụ:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Đối với bài tập trên giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo cặpđôi để tìm ra các hình ảnh so sánh:
Trẻ em như búp trên cành
* Trong quá trình dạy học để phát huy năng lực của mỗi học sinh thìngười giáo viên cũng cần quan tâm đến cách khai thác như với hai dạng bài(3.1 và 3.2):