Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân sự tại công ty cổ phần dược phẩm Trà Vinh (Trang 32)

- Những yêu cầu tiêu chuẩn y tế ngành dược Kết quả nghiên cứu trong ngành dược,…

2.2/Giải pháp cụ thể

NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRÀ VINH ”

2.2/Giải pháp cụ thể

Giải pháp 1: Tiếp tục duy trì chương trình đào tạo nhóm kỹ năng phát triển cá nhân như kỹ năng hoạch định kế hoạch, kỹ năng tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và truyền thông, đây là những kỹ năng cần thiết cho nhân viên mới và kể cả nhân viên cũ. Xem xét lại chương trình đào tạo với những môn học

không được xem là quan trọng trong nhóm môn học cơ sở ngành và môn chuyên ngành.

Giải pháp 2: Đẩy mạnh tiến hành thực hiện phương pháp đào tạo bằng phương pháp đọc, đây là một phần nhu cầu thường ngày của một số lượng lớn công nhân viên. Với hình thức công ty mẹ công ty con, công ty có thể xây dựng một thư viện điện tử có thể truy cập qua mạng bên cạnh thư viện tại tổng công ty. Điều này vừa tiết kiệm được chi phí mà còn tận dụng được tối đa thời gian của công nhân viên.

Giải pháp 3 : Tăng cường đào tạo nhóm kỹ năng công cụ ngôn ngữ và tin học. Đối với nhóm kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành chúng ta tiến hành đào tạo bên ngoài tại các trường chuyên ngành y dược, còn nhóm ngành tin học có thể thực hhiện khuyến khích nhân viên tham gia các lớp học cấp chứng chỉ tại các trung tâm và sẽ được hoàn tiền lại sau khi hoàn thành khoá học.

Giải pháp 4 : Công ty cần quan tâm nhân viên trong quá trình thực hiện khoá đào tạo, cần có phương thức hỗ trợ cho những người học tập trung bên cạnh phần lương bị giảm đi còn 70%. Hình thức hỗ trợ có thể là phụ cấp tiền di chuyển, tiền xăng,phụ cấp công tác,..Thực hiện được vấn đề này đã giảm bớt sự lo lắng cho người đi học. Đối với những người vừa học vừa làm công ty cần có sự hỗ trợ trong việc sắp xếp cân đối giữa giờ làm việc và giờ học, giúp nhân viên có thể tham gia đầy đủ giờ học.

Giải pháp 5: Công ty cần tập trung đào tạo đội ngũ nhân viên nghiên cứu sản phẩm mới, đây là một chiến lược đào tạo chủ lực nhàm cạnh tranh trong thị trường dược phẩm trong nước, nhất là đào tạo nhân viên theo hướng nghiên cứu dược phẩm đặc trị, về mãn này chúng ta còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Đào tạo chuyên sâu các môn học như vi sinh, hoá sinh, hoá lý dược, y học cổ truyền,dược liệu, hoá dược.

Giải pháp 6 : Đối với khối công nhân sản xuất trực tiếp và quản lý trực tiếp cần đẩy mạnh đào tạo các tiêu chuẩn quốc tế như GMP, đào tạo và thường xuyên cập nhật tiêu chuẩn ISO của vương quốc Anh.Công nhân viên có hiễu rỏ các tiêu cuẩn thì mới thực hiện tốt nhiệm vụ và trách nhiệm của mình được.

Giải pháp 7: Xem xét và đánh giá lại toàn bộ những khoá bồi dưỡng và học tập ngắn hạn do công ty tổ chức tại chổ nhằm tìm kiếm những điểm chưa đạt yêu cầu, chưa thu hút người học. Từ đó có những biện pháp cụ thể như thay đổi hình thức giảng dạy, đưa hình thức thảo luận nhóm, chọn nhóm làm bài chuyên đề thảo luận tập thể, …



Kết luận chung :

Trong bói cảnh hội nhập toàn cầu, với nền khoa học phát triển như vũ bão, cùng với việc xuất hiện ngày càng nhiều những công ty tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới, vị thế cạnh tranh của công ty trong thị trường dược phẩm nội địa gặp rất nhiều khó khăn.

Việc thực hiện tốt chu trình quản trị nhân sự nói chung và quản lý đào tạo nguồn nhân lực nói riêng cần được thực hiện nghiêm túc và cố gắng hơn.

Những biện pháp đưa ra hiện thời phần nào khắc phục được những thiếu sót cũng như những yếu điểm mà quá trình quản lý đào tạo nhân sự tại công ty gặp phải. Kiến thức về quản trị nhân sự dần được áp dụng một cách bài bản hơn trước, mọi kế hoạch tính toán đều dựa trên nguyên lý khoa học thực chứng.

Quá trình hoạch định đào tạo và quá trình đánh giá hiệu quả công tác đào tạo được nêu ra trong chuyên đề đã giúp công ty cải thiện được tình hình. Tuy nhiên điểm cần lưu ý vẫn là đào tạo kỹ năng công cụ ngoại ngữ và chuyên sâu hơn nữa, bên cạnh

đó áp dụng những phương pháp đào tạo tại chổ với số lượng người tham dự nhiều hơn trong các cấp bậc như dược trung và dược tá. Nhằm tiết kiệm được những khoản chi phí đào tạo cần thiết.

Tuy nhiên ngây từ bây giờ, công ty cần có sự chuẩn bị chu đáo để đón nhận cơ hội và đương đầu với thách thức bằng những phương pháp, chiến lược cụ thể:

Công tác quản trị nhân sự cần được tin học hoá bằng cách áp dụng những phần mềm chuyên dụng về quản trị nhân sự . Đây là những công cụ hỗ trợ và theo dõi hữu ích cho quá trình hoạch định và đào tạo tài nguyên nhân sự tại công ty.

Để thực hiện tốt công tác đào tạo nhân sự trong ngành dược phẩm công nghệ cao, công ty cần thành lập hội đồng khoa học trong nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm , tham gia các hội nghị quốc tế về y dược, sinh hoá học, từ đó nắm bắt những xu hướng phát triển khoa học sinh hoá và hình thành nên hướng đào tạo đón đầu và chuyển giao.

Công ty nên có nguồn quỹ dành riêng cho công tác đào tạo nhân lực có thể được trích từ nguồn thu dịch vụ, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi… mỗi nơi một ít sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chung của toàn công ty .

Trong công tác lựa chon, xem xét điều nhân viên đi đào tạo, công ty cần ưu tiên cho những người trẻ tuổi có năng lực vì khả năng học tập tốt và thời gian họ phục vụ cho công ty được lâu hơn,thành lập hội đồng cố vấn đào tạo với vai trò xem xét đánh giá và định hướng đào tạo cho tổng thể kế hoạch và từng cá nhân, bên cạnh dó cần có quá trình theo dõi kết quả đào tạo và hiệu quả đào tạo đối với từng nhân viên. Hoạch định nguồn cán bộ kế thừa vững chắc.

Mọi thông tin về kế hoạch đào tạo và tiêu chuẩn đào tạo cần được thông báo rộng rãi trong toàn công ty, thực hiện minh bạch hoá công tác đào tạo, tránh việc phân bì và mất lòng tinh đối với công tác này tại công ty.

Trong giới hạn của chuyên đề cũng như với lượng thời gian có hạn, tôi chỉ nêu lên được một số vấn đề và một vài giải pháp nhỏ với mong muốn có thể phần nào giúp công ty hoàn thiện hơn công tác quản trị đào tạo của mình trong tiến trình phát triển và cạnh tranh trong thời gian tới .

Mặc khác với những kiến thức đã học và kinh nghiệm về thực tiển còn hạn chế,việc áp ụng thực tiển còn mang tính chủ quan nên nội dung của chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp nhiệt tình, chân thành của quí thầy cô và các bạn quan tâm đến đề tài này.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân sự tại công ty cổ phần dược phẩm Trà Vinh (Trang 32)