1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3

24 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 268 KB

Nội dung

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tư SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT DẠNG BÀI TẬP TÌM HÌNH

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM L 3.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tư

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT DẠNG BÀI TẬP TÌM HÌNH ẢNH SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN

Trang 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 32.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

nghiệm

4

giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp nhà trường

18

Trang 3

1.MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Bậc Tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hìnhthành nhân cách ở học sinh, trên cơ sở cung cấp những kiến thức ban đầu về xãhội và tự nhiên, phát triển năng lực về nhận thức, trang bị các phương pháp kĩnăng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Bồi dưỡng và pháthuy tình cảm thói quen và các đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam Mụctiêu nói trên, được thực hiện bằng các hoạt động có định hướng theo yêu cầugiáo dục

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục Bộ giáo dục Đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình Tiểu học theo các mục tiêu: Tiếptục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (Đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơbản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhàtrường Tiểu học Trong cấu trúc chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung

-và ở lớp 3 nói riêng, Luyện từ -và câu là một phân môn có vị trí hết sức quantrọng bởi vì nó có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người.Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm lên điều này.Một mặt, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làmnên một hình thức miêu tả sinh động Mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cholời nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm So sánh tu từ còn làphương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị Như vậy đối vớitác phẩm văn học nói chung, so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm

So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ

đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viếtvăn, rèn luyện ý thức, yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho họcsinh

Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, giao tiếp với những người xungquanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh “So sánh” là “cáchnói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo vănchương Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể,những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe So sánhđược coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, cótác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởngtượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người Mặt khác, nócòn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con ngườicảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn Ngay từ lớp

1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh Tuynhiên, đến lớp 3 học sinh mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trongphân môn Luyện từ và câu Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ vềphép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho họcsinh thông qua các bài tập thực hành Từ đó, giúp học sinh cảm nhận được cáihay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật,hiện tượng xung quanh để thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn Mặt khác,

Trang 4

việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần đểcác em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện,miêu tả ở lớp 4, 5

dụng hình ảnh so sánh vào đặt câu, viết đoạn văn Xuất phát từ những lí do nêu

trên mà bản thân tôi đã mạnh dạn nghiên cứu về: “ Một số biện pháp giúp HS

làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu

lớp 3” ở trường Tiểu học Hà Vinh 1.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

- Nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này để tìm ra những biện pháp giúp họcsinh lớp 3 làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ vàcâu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu ở Tiểuhọc theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một sô biện pháp giúp học sinh lớp 3 làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh

trong phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Hà Vinh 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

- Nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, các văn bản hướng dẫn dạy vàhọc cấp Tiểu học Đọc các tài liệu: sách, báo, tạp chí giáo dục…có liên quan đếnnội dung sáng kiến kinh nghiệm

- Nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học

* Phương pháp điều tra:

- Điều tra, khảo sát đối tượng học sinh lớp 3 về khả năng nhận diện và vận dụng

biện pháp tu từ so sánh

- Điều tra về thực trạng của việc dạy dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trongphân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Hà Vinh 1

* Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung dạy dạng bài tập tìm hìnhảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

- Qua việc thực hiện các biện pháp giúp HS làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh sosánh trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 3

Trang 5

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Cơ sở lí luận về nhận thức:

Quá trình dạy học chính là quá trình điều khiển tối ưu sự nắm vững các tri thức

khoa học, các tri thức văn hoá, qua đó nhằm hình thành và phát triển nhân cáchcho học sinh Trong quá trình dạy học, người thầy phải tạo ra những hứng thúhưng phấn và những nhu cầu học tập để học sinh tiếp nhận được những tri thức

Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người thầy là phải luôn luôn cải tiến phươngpháp giảng dạy, giảng dạy sát đối tượng phù hợp đặc điểm tâm sinh lý tuổi họctrò.Để giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn

luyện từ và câu lớp 3 trước hết người giáo viên cần phải hiểu: “Quá trình nhận

thức của học sinh Tiểu học về cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thứcchung của loài người đó là: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư

duy trừu tượng đến thực tiễn”[1] Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học các em còn rất

hiếu động, khả năng tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tưduy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang

tư duy trừu tượng khái quát Hoạt động phân tích tổng hợp kiến thức còn sơđẳng Trí tưởng tượng của các em đã bắt đầu phát triển nhưng ở đầu tuổi Tiểuhọc thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi Ởcuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh

cũ trẻ có thể tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đốiphát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học Trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ,làm văn, vẽ tranh,…Đặc biệt sự tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bịchi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiệntượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em Vì vậy các nhà giáodục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiếnthức “khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câuhỏi mang tính gợi mở thu hút các em vào hoạt động nhóm, hoạt động tập thể đểcác em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lí tính của mình một cách toàndiện

2.1.2 Cơ sở lí luận về bộ môn:

Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt không chỉ giúp học sinh đọc,nghe, nói, viết Tiếng Việt tốt mà còn giúp các em nâng cao khả năng cảm thụngôn ngữ văn học, biết rung động và cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới bao lađầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí, đặc biệt biết đối nhân xử thế giữa con

người với con người [2] Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3

văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứngthú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của TiếngViệt Muốn nhận diện và cảm nhận được cái hay, cái đẹp đó đòi hỏi các em phảitrải qua một quá trình tư duy - thao tác tư duy - tưởng tượng - liên tưởng - quansát… Học sinh lớp 3 có đủ điều kiện cần thiết để có thể tiếp nhận và sử dụngbiện pháp tu từ so sánh trong hoạt động nói, viết của bản thân Vấn đề đặt ra ở

Trang 6

đây là chúng ta phải tổ chức như thế nào để các em có thể phát huy được tối ưukhả năng học tập của mình Điều đó càng khẳng định vai trò, trách nhiệm củamỗi giáo viên trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nhận biết và sử dụngbiện pháp tu từ so sánh trong đặt câu, viết đoạn văn và trong quá trình giao tiếp.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thực trạng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nói chung và dạy nội

dung về biện pháp so sánh nói riêng ở trường Tiểu học Hà Vinh 1.

* Thực trạng chung đối với giáo viên

+ Qua quá trình giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng: Ởcác trường Tiểu học hiện nay ngoài việc đảm bảo thực hiện đúng chương trìnhgiảng dạy của phân môn Tiếng việt, còn đặc biệt chú ý đến kỹ năng thực hànhcủa học sinh

+ Trong thực tế giáo viên đã dạy đúng, đủ chương trình của Bộ Giáo dục vàĐào tạo Phần lớn giáo viên đã chú trọng đến việc đổi mới phương pháp trongdạy phân môn Luyện từ và câu nói chung và nội dung về biện pháp tu từ so sánhnói riêng Tuy nhiên kiến thức về biện pháp tu từ so sánh của một bộ phận giáoviên còn hạn chế

+ Một số giáo viên chưa thực sự đầu tư trong việc tìm tòi, vận dụng và đổi

mới phương pháp mà chỉ dạy theo hướng dẫn của sách giáo viên nên chưa có ýthức tích hợp giữa phân môn Luyện từ và câu và các phân môn khác dẫn đếnhiệu quả dạy học chưa cao

* Thực trạng chung đối học sinh:

Trong quá trình dạy học, tôi thấy các em thường mắc những lỗi sau:

+ Học sinh lớp 3 còn lúng túng khi nhận biết được các hình ảnh so sánh vàviệc vận dụng kiến thức về phép so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế + Trong khi thực hành làm các bài tập về dạng : “bài tập tìm hình ảnh so

sánh” Học sinh nhầm lẫn tìm sai hình ảnh so sánh, sự vật so sánh; nhận diện sai

các yếu tố so sánh; tạo hình ảnh so sánh chưa hợp lý; một số học sinh chưa cảmnhận được giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh mặc dù mới chỉ yêu cầucảm nhận ở dạng phát biểu cảm nghĩ ví dụ như: Trong những hình ảnh so sánhtrên em thích hình ảnh nào? Vì sao?

+ Đa số học sinh nắm kiến thức về biện pháp tu từ so sánh chưa vững và sâu,

có rất nhiều học sinh không nhận diện được sự vật so sánh, hình ảnh so sánhtrong câu thơ, câu văn và chưa biết vận dụng hình ảnh so sánh vào đặt câu

* Thực trạng của lớp 3 A:

Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3A,

tổng số học sinh là 27 em Nhìn chung các em đều ngoan, chăm chỉ trong họctập, song bên cạnh đó 100% học sinh là con nông dân, phụ huynh bận rộn vớicông việc ruộng đồng nên ít có điều kiện để quan tâm đến việc học của con cái.Vẫn còn một số em do bố mẹ đi làm ăn xa gửi các em ở nhà với ông bà, chú,bác nên cũng ảnh hưởng tới việc kết hợp giáo dục gia đình- nhà trường- xã hộiMột số em nhút nhát, nói bé, ít tiếp xúc với bạn bè khi học nhóm đôi khi còn e

Trang 7

ngại trao đổi với bạn nên phần nào cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng chungcủa cả lớp.

2.2.2 Kết quả của thực trạng

Năm học 2016 – 2017 được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 3A Mặc dù, lênlớp 3 học sinh mới được học biện pháp tu từ so sánh trong từng bài học cụ thểcủa phân môn Luyện từ và câu Nhưng ngay từ lớp 1, lớp 2 các em đã được làmquen với hình ảnh so sánh qua tìm hiểu nội dung bài tập đọc như: bài “Câydừa”, “Cây đa quê hương” (Tập đọc lớp 2) và trong một số tiết Luyện từ và câulớp 2 Vì thế, tôi đã tiến hành tìm hiểu khả năng nhận diện và vận dụng biệnpháp tu từ so sánh của học sinh lớp 3A qua đợt kiểm tra khảo sát vào tháng 10năm 2016 do tôi ra đề thông qua ý kiến của Ban giám hiệu, để từ đó có kế hoạchgiảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh

Đề bài như sau:

Câu 1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:

Những cánh đồng phì nhiêu

Nằm phơi mình ở giữa

Những con sông xanh hồng

Uốn quanh trăm dải lụa.

Câu 2 : Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ, câu văn sau:

a, Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

b, Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

Qua khảo sát tôi đánh giá, thống kê, phân loại đối tượng HS theo các mức độ

2 2.3 Nguyên nhân của thực trạng trên:

Từ những thực trạng và kết quả kiểm tra khảo sát trên cho thấy học sinh còn

mắc lỗi như trên là do những nguyên nhân sau:

- Do các em chưa đọc kỹ yêu cầu của đầu bài, coi việc đọc yêu cầu của đầu bài

là không cần thiết nên chỉ đọc qua loa, đại khái không suy nghĩ

Trang 8

- Do các em chưa biết phân tích, tìm hiểu kỹ yêu cầu của đầu bài là yêu cầutìm“cái gì”? Do một số em kiến thức bị hổng từ lớp 2 nên có ảnh hưởng đến sựtiếp thu của kiến thức mới

- Do năng lực học tập của học sinh còn yếu, vốn sống chưa phong phú, khảnăng liên tưởng, khả năng cảm nhận còn hạn chế

- Do giáo viên chưa linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp dạy học

- Trong quá trình dạy học giáo viên còn nói nhiều sợ học sinh chưa hiểu yêucầu đặt ra,…Do đó học sinh thụ động trong quá trình tiếp nhận kiến thức, dẫnđến không nắm vững kiến thức, không phát huy được tính sáng tạo của học sinh

- Giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc hướng dẫn học sinh vận dụng biệnpháp tu từ so sánh vào nói và viết

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Qua việc tìm hiểu tôi đã nắm bắt được thực trạng chung của lớp và nguyên

nhân dẫn đến thực trạng trên Thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng học tập của học sinh Chính vì điều này tôi đã trăn trở tìm ra một số giảipháp cụ thể, sát thực để giúp HS làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trongphân môn luyện từ và câu lớp 3

Giải pháp 1: Tìm hiểu khái quát về chương trình phân môn Luyện từ và

câu lớp 3

- Các bài Luyện từ và câu được phân bố vào từng tuần, mỗi tuần có 1 tiếtcùng với các phân môn khác Các bài Luyện từ và câu thường được bố trí vàogiữa tuần, có vai trò làm cơ sở chỗ dựa cho việc dạy học các phân môn khác

như: kể chuyện, tập làm văn [3].

- Nội dung về biện pháp tu từ so sánh chiếm một dung lượng không lớn trongchương trình Tiếng Việt lớp 3 Tất cả có 8 tiết học, chiếm khoảng gần 1/4 tổng

số thời gian học phân môn Luyện từ và câu Nội dung về biện pháp tu từ so sánhđược dạy học ở lớp 3 có thể thống kê như sau:

sự so sánh

24

từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh

43

Trang 9

Về mức độ dạy học, chương trình yêu cầu hình thành cho học sinh một sốhiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh thông qua các bài tập thực hành.

Giải pháp 2 : Củng cố kiến thức đã học.

Chúng ta đã biết các kiến thức mà học sinh được học từ lớp dưới lên các lớptrên là một vòng tròn đồng tâm Vậy để học được các kiến thức mới ở các lớptrên trước hết các em phải nắm chắc các kiến thức cũ ở lớp dưới

Thông qua việc hiểu và nắm chắc kiến thức cũ đã học sẽ giúp cho học sinh cónền móng để tiếp thu những kiến thức mới, đồng thời phát triển được tư duysáng tạo của các em Vì vậy ngay sau khi khảo sát chất lượng và nắm đượcnguyên nhân, tôi đã nghiên cứu chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2

để bổ sung kiến thức cho các em Tôi thấy những dạng bài tập Luyện từ và câu ởlớp 2 mà học sinh còn yếu, bị hổng kiến thức như : Tìm từ chỉ sự vật, tìm từ chỉhoạt động Vì vậy tôi cần phải ôn tập cho học sinh những kiến thức từ dễ đếnkhó, từ đơn giản đến phức tạp và điều quan trọng là phải bám sát vào chươngtrình của sách Tiếng Việt 2

Ví dụ 1: Để ôn lại kiến thức về tìm từ chỉ sự vật, tôi hướng dẫn học sinh làmbài tập sau:

- Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau :

( SGK Tiếng việt 2 – tập 1- Trang 27)

- Từ bài 1 tôi chuyển sang bài 2 để nâng cao dần kiến thức lên cho học sinhnhư sau:

Bài 2: Tìm các từ theo mẫu trong bảng (mỗi cột 3 từ)

+ Tìm từ chỉ con vật – Theo mẫu : chim sáo

+ Tìm từ chỉ cây cối – Theo mẫu : bưởi

- Mỗi cột cần phải tìm thêm 3 từ

Thông qua bài tập 2 tôi hướng dẫn , khắc sâu cho học sinh biết: tất cả các từ chỉngười, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối được gọi chung là “Từ chỉ sự vật”

Trang 10

Ví dụ 2: Để ôn lại kiến thức về tìm từ chỉ hoạt động tôi hướng dẫn học sinh làmbài tập sau:

Bài 1: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây :

a) Cô Tuyết Mai…… môn Tiêng việt

b) Cô bài rất dễ hiểu

( SGK – Tiếng việt 2 – Tập 1 trang 59)

- Từ bài tập trên tôi chuyển sang bài 2 để nâng cao dần kiến thức lên cho họcsinh như sau:

Bài 2 : Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong nhữngcâu sau:

a) Con trâu ăn cỏ

b) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ

( SGK – Tiếng việt 2 – Tập 1 – trang 67)

Như vậy sau khi áp dụng thực hiện biện pháp này, tôi thấy chất lượng họctập của học sinh được nâng lên Các em đã biết vận dụng những kiến thức đãhọc để tìm đúng các từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động từ đó việc tiếp thu kiến thứcmới về biện pháp tu từ so sánh sẽ tốt hơn Rõ ràng việc củng cố kiến thức về từchỉ sự vật và chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng

và nó là tiền đề để tiếp tục học kiến thức mới về biện pháp tu từ so sánh

Giải pháp 3 : Phân loại các dạng bài tập, giúp học sinh tìm và khắc phục những lỗi sai khi học biện pháp tu từ so sánh ở từng dạng bài.

a Phân loại các dạng bài tập

Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 3, học sinh được học các dạng sosánh: so sánh sự vật với sự vật, so sánh sự vật với con người, so sánh hoạt độngvới hoạt động, so sánh âm thanh với âm thanh; kiểu so sánh: hơn kém, ngangbằng Mỗi một dạng bài được học trong một tiết vì thế rất khó để giáo viênhướng dẫn học sinh nắm kiến thức một cách có hệ thống Vì vậy để thuận tiệntrong việc giúp học sinh tìm và khắc phục những lỗi sai khi học biện pháp tu từ

so sánh, tôi phân loại các dạng bài tập như sau:

* Dạng 1: Nhận diện sự vật được so sánh hoặc hình ảnh so sánh được so

sánh với nhau trong câu

*Dạng 2: Tìm những sự vật được so sánh hoặc hình ảnh so sánh trong câu

không có từ chỉ so sánh

*Dạng 3: Vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào đặt câu, viết đoạn văn.

b Giúp học sinh tìm và khắc phục những lỗi sai khi học biện pháp tu từ so sánh trong từng dạng bài.

Dạng bài : Nhận diện sự vật được so sánh hoặc hình ảnh được so sánh

với nhau trong câu

Khi học về biện pháp tu từ so sánh, tôi thấy phần lớn học sinh dễ dàng tìmđược từ so sánh, nhưng học sinh còn gặp khó khăn khi nhận diện sự vật so sánh,

và hình ảnh so sánh trong câu Khi học dạng này, một số học sinh còn mắc một

số lỗi như: chưa phân biệt được với sự vật được so sánh với hình ảnh so sánhtrong câu

Trang 11

* Hướng dẫn học sinh phân biệt hình ảnh so sánh với sự vật được so sánh với nhau trong câu.

Để có kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các sự vật được so sánh hoặc

hình ảnh được so sánh với nhau trong câu, trước hết học sinh phải nhận biếtđược: tất cả các từ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối được gọi chung

là “Từ chỉ sự vật”, phải phân biệt được đâu là sự vật so sánh, đâu là hình ảnh sosánh trong câu Khi học dạng này, một số học sinh còn lúng túng tôi hướng dẫnhọc sinh cần phải nắm được các bước sau:

Ví dụ: Bài tập 1 (Vở bài tập Tiếng Việt 3- Tập 1 /Trang 12 )

Gạch dưới hình ảnh so sánh trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây :

a Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận cà mau cuối trời

Thanh Hải

b Em yêu nhà em

Hoa xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

* Bước 2 : Tìm những sự vật được so sánh với nhau.

Trong bước 2 này, tôi sẽ dùng phương pháp đàm thoại và gợi mở hướng dẫnhọc sinh làm mẫu phần (a) Ví dụ giáo viên hỏi: Trong câu thơ (a) sự vật nàođược so sánh với sự vật nào?

- Học sinh sẽ tìm được các sự vật được so sánh với nhau: (Mắt – vì sao)

* Bước 3 : Tìm từ so sánh.

Từ so sánh nó được đứng sau sự vật được so sánh và đứng trước sự vật sosánh Nói tóm lại là từ so sánh đứng ở giữa hai vế :

+ Vế thứ nhất thường nêu tên sự vật, sự việc được so sánh

+ Vế thứ hai thường nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh

Sau khi học sinh đã hiểu cách tìm từ so sánh các em sẽ nhận biết rất nhanh về từ

so sánh Cụ thể các từ so sánh trong câu thơ (a) là : tựa

* Bước 4 : Tìm hình ảnh so sánh

Trang 12

Như vậy qua bước 2 và bước 3 giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thấy rõ:

- Trong các dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh thì học sinh phải biết:

Hình ảnh so sánh bao gồm cả các sự vật so sánh và từ chỉ đặc điểm, hoạt động,trạng thái của sự vật

Học sinh sẽ tìm được các hình ảnh so sánh trong những câu thơ (a) là :Mắt

c Trời là cái tủ ướp lạnh/Trời là cái bếp lò nung.

d Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

+ GV chốt ý: Hình ảnh so sánh bao gồm cả các sự vật so sánh và từ chỉ đặc

điểm, hoạt động, trạng thái của sự vật

- Khi học sinh hoàn thành các bài tập ở ví dụ trên, tôi yêu cầu học sinh lấy thêm

ví dụ về câu có hình ảnh so sánh như: dùng câu có hình ảnh so sánh để tả vềnước da hoặc đôi mắt của một bạn trong lớp.Từ đó học sinh sẽ hiểu và làm đúngđược bài tập

Dạng bài: Tìm những sự vật được so sánh hoặc hình ảnh so sánh trong

câu không có từ chỉ so sánh.

- Học sinh lớp 3 tư duy còn trực quan, máy móc, vì thế các em xác định đượchình ảnh so sánh trong câu chủ yếu là dựa vào từ chỉ so sánh nên những câu cócấu trúc đầy đủ thì học sinh dễ dàng tìm được hình ảnh so sánh còn những câu

mà khuyết đi từ chỉ so sánh thì một số học sinh còn gặp khó khăn

Ví dụ: Bài tập 3 (Vở bài tập Tiếng Việt 3- Tập 1 /Trang 21 )

Gạch chân tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau :

Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh [4]

Để giúp học xác định sự vật so sánh, tôi hướng dẫn các em như sau:

- Cho học sinh quan sát tranh cây dừa

- GV yêu cầu HS xác định sự vật so sánh trong câu:

Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao

+ Học sinh lên bảng làm : Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao

- Sau đó, GV đưa tiếp câu:

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

- HS xác định sự vật so sánh trong câu:

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh ”

Ngày đăng: 10/08/2017, 13:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w