1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN TOÁN LỚP BỐN

45 979 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 7,85 MB

Nội dung

1 1. TÊN ĐỂ TÀI “MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN TOÁN LỚP BỐN”. 2. ĐẶT VẤN ĐỀ a) Tầm quan trọng của vấn đề Môn Toán là môn học chiếm một vị trí rất quan trọng và then chốt trong nội dung chương trình bậc Tiểu học. Giáo dục toán học bậc Tiểu học nhằm giúp học sinh: - Có những tri thức cơ bản ban đầu về Số học - các số tự nhiên - số thập phân - phân số - các đại lượng cơ bản - một số yếu tố thống kê và hình học cơ bản. Hình thành ở học sinh các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng trong đời sống. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản. Góp phần rèn luyện, phát triển năng lực, phân tích tổng hợp, tư duy phê phán, sáng tạo, trí tưởng tượng không gian và phương pháp học tập, làm việc khoa học, linh hoạt. - Ngoài các mục tiêu có tính chất đặc thù của toán học cũng như các môn học khác, môn Toán còn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, đức tính cần thiết của con người lao động mới. Thông qua các nội dung thực tế phong phú và sinh động, gần gũi với học sinh của các bài toán có lời văn, các yếu tố thống kê đơn giản mô tả về kinh tế gia đình, cộng đồng, những đổi mới kinh tế xã hội, những ứng dụng của khoa học kĩ thuật và công nghệ đang diễn ra hàng ngày, góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin vào sự phồn vinh của quê hương đất nước. Qua các hoạt động thực hành như giải toán có lời văn, thực hành đo đạc, vẽ, làm tính, ước lượng, góp phần rèn luyện các đức tính cần cù, vượt khó khăn, tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, lập luận có căn cứ chính xác, linh hoạt, sự phối kết hợp và tinh thần tập thể trong việc tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức. Môn Toán chiếm một vị trí quan trọng như vậy nếu các em không nắm bắt được những kiến thức, kĩ năng cơ bản của lớp mình đã và đang học thì sau này sẽ ra sao ? Và chúng ta biết học sinh của mình đã nắm được các kiến thức cơ bản đó hay chưa thông qua việc các em thực hành làm bài tập toán hằng ngày trên lớp và nhất là thể hiện ở các bài Kiểm tra định kì của từng giai đoạn học tập. Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, tôi thấy chất lượng môn Toán lớp 4 là vấn đề cần phải quan tâm và thường được chú ý nhất vì điểm của môn đó luôn luôn thấp so với các khối lớp khác. Mặc dù hằng ngày các bài tập của các em đa số đạt từ điểm trung bình trở lên nhưng đến lúc khảo sát hay Kiểm tra định kì thì điểm lại rất thấp so với bình thường. Có nhiều năm tôi bị cắt thi đua 2 chỉ vì chất lượng môn Toán thấp. Là một nhà giáo với lương tâm nghề nghiệp của mình tôi luôn trăn trở suy nghĩ, tìm tòi và thấy rằng: môn Toán ở Tiểu học nói chung và Toán lớp 4 nói riêng là nền tảng cho nền kiến thức sau này “sai một li đi một dặm” có nghĩa là Toán rất cần sự chính xác tuyệt đối, “Sai con toán, bán con trâu” mà con trâu là đầu cơ nghiệp. Các em mà hổng kiến thức ở bậc Tiểu học thì sau này các em khó có thể giải được các bài tập Toán ở bậc cao hơn. Và bất cứ một ngành nào, nghề nào thì toán học cũng giúp chúng ta thành đạt. Để thực hiện tốt các nội dung trên, tôi đã chọn đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Kiểm tra định kì môn Toán lớp Bốn” để giúp các em nắm một cách chắc chắn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn Toán lớp mình đã và đang học, làm nền tảng vững chắc cho kiến thức Toán học sau này. b) Phạm vi và đối tượng Phạm vi: Tôi sẽ đi sâu vào các biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng của môn Toán để làm tốt bài Kiểm tra định kì môn Toán lớp Bốn và làm cơ sở vững chắc cho việc học toán ở các bậc học khác. Đối tượng: Học sinh Lớp 4A Trường TH Số 1 Nam Phước trong năm học 2012 - 2013. 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc học tập phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán cũng như các môn học khác cung cấp nhiều tri thức khoa học ban đầu, nhiều thứ về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tốt đẹp của con người. Các kiến thức kĩ năng môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng của đời sống, cần cho người lao động. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tư duy, suy nghĩ, phương pháp suy luận, thao tác cần thiết để phát triển con người toàn diện, hình thành một nhân cách tốt đẹp cho con người mới. Môn Toán là môn học tự nhiên nhưng rất trừu tượng, đa dạng và lô-gic, gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy nếu học sinh không có phương pháp học đúng, không được thường xuyên ôn tập sẽ không nắm được kiến thức cơ bản về Toán học. Môn Toán lớp 4 là một bước chuyển từ tư duy cụ thể của lớp 1, 2, 3 sang tư duy tổng quát trừu tượng ở lớp 4. Đối với chương trình toán ở Tiểu học từ khối 1 đến khối 3 học sinh được học những kiến thức sơ giản ban đầu về toán học nên học sinh dễ nắm bắt kiến thức, vận dụng kiến thức để rèn kĩ năng tính cũng nhẹ nhàng hơn phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh. Bắt đầu từ lớp 4, kiến thức toán học được nâng cao lên rõ rệt ở tất cả các mạch kiến thức như đại lượng yếu tố hình học, số học, phân số…Do vậy, học sinh còn lẫn lộn các dạng toán với nhau. 3 Kiểm tra đánh giá môn Toán là một khâu, một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục; là động lực để đổi mới PPDH, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Kiểm tra đánh giá môn Toán không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà là trong cả quá trình giảng dạy. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn (Kiểm tra định kì) sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn, trong cả một quá trình giáo dục… Đánh giá thường xuyên và định kì sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục ở từng môn học, từng lớp, từng cấp học. Đảm bảo phải đánh giá chính xác, khách quan, công bằng. Có rất nhiều phương pháp để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh như: vấn đáp, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan. Môn Toán là môn học quan trọng trong các môn học, nó là chìa khoá để mở cánh cửa tri thức. Học sinh làm tốt các bài Kiểm tra định kì môn Toán có nghĩa là các em đã nắm được các kiến thức, kĩ năng cơ bản của lớp mình đang học và nó sẽ làm nền tảng vững chắc để kết nối kiến thức toán ở các lớp trên. 4. CƠ SỞ THỰC TIỄN a) Thực trạng về tình hình dạy - học Toán hiện nay Theo nhận xét của chuyên môn thì những năm trước đây, tại trường tôi việc dạy học Toán còn nhiều vấn đề bất cập, số giáo viên có tâm huyết nhiệt tình, thường xuyên nghiên cứu nội dung chương trình Toán cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học Toán còn khiêm tốn. Một số giáo viên dự giờ, thao giảng, tham gia các hoạt động chuyên môn nhưng còn chậm chuyển biến trong dạy học Toán. Có thể do nghiên cứu chưa sâu sát, chưa nắm vững nội dung chương trình, ý đồ của sách giáo khoa, lại lệ thuộc vào sách giáo viên quá nhiều. Những năm học trước, trong 26 tiết dự giờ của ban giám hiệu về môn Toán thì có 18 tiết loại Khá do nhiều nguyên nhân: Giáo viên không định hướng được cho học sinh cách học, cách tổ chức tiến hành một tiết học Toán còn quá cứng nhắc, kiểm tra bài cũ mất nhiều thời gian mà không khoa học, không hiệu quả, phân bố thời gian tiết học không hợp lí. Học sinh làm bài máy móc, thiếu sáng tạo, không thể hiện tính tư duy lô-gic, chưa phát huy được tích cực trong học tập, học sinh quên kiến thức cũ nhiều… - Thực tế cũng cho thấy một số gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con cái. Đặc biệt chưa nhận thức đúng vai trò của môn Toán việc học tập của học sinh đều đặt lên vai người thầy; - Trong mấy tuần đầu nhận lớp và quá trình giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy trong các tiết học Toán học sinh còn một số hạn chế sau; 4 + Học sinh còn rất thụ động trong việc tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức, chỉ học vẹt và làm theo. Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư duy, suy nghĩ, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm bắt được lượng kiến thức thầy giảng, nhanh quên. + Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi các em thường vội vàng hấp tấp, đơn giản hoá vấn đề nên đôi khi chưa hiểu kĩ đề bài đã làm và vội vàng nộp bài dẫn đến kết quả nhiều khi bị sai, thiếu hoặc đúng nhưng chưa đủ bước tính. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân quan trọng nữa là tâm lí các em thích giống bài bạn, không tin tưởng vào bài của mình dẫn đến những sai sót giống nhau, thậm chí có khi đã làm bài đúng rồi nhưng lại bỏ đi chép lại bài sao cho giống bài bạn. + Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán, dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính (hàng ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức. + Trong các lần kiểm tra hàng ngày bằng hình thức trắc nghiệm hay các bài kiểm tra định kì nhiều em còn làm bài rất cẩu thả chưa có kĩ năng tính toán, tẩy xóa nhiều trong bài kiểm tra dẫn đến tình trạng không có điểm vì khoanh 2 ý trong bài làm hay bị trừ điểm vì cách trình bày bài chưa khoa học. Những năm học qua ở trường tôi cũng như nhiều trường bạn bài kiểm tra định kì môn Toán ở khối Bốn đạt thấp hơn các khối lớp khác, có lớp chỉ 5 - 6 em đạt điểm giỏi về Kiểm tra định kì cuối năm. Năm học qua 2011-2012, phòng Giáo dục về kiểm tra việc dạy và học ở trường có khảo sát chất lượng môn Toán khối Bốn nhưng kết quả đạt rất thấp chỉ có 4, 6 em đạt điểm giỏi còn lại là điểm khá, trung bình và tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu khá cao. Qua đợt khảo sát đầu năm của lớp 4A, tôi thấy kĩ năng tính toán, tóm tắt, phân tích đề và cách trình bày bài của các em còn rất hạn chế. Trong tổng số 33 em được khảo sát thì chỉ có 6 em đạt điểm giỏi môn toán, trung bình 16 em và 4 em bị điểm yếu môn Toán. b) Điều kiện để dạy và học tốt môn Toán và làm tốt bài kiểm tra định kì. - Phòng học của lớp được nhà trường trang bị một tivi màn hình phẳng 42 inch kết nối với CPU để dạy trình chiếu. - Trang thiết bị dạy học môn Toán đầy đủ: bảng nhóm, bộ đồ dùng học toán, 5 - Giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi có thể thiết kế thành thạo các bài giáo án điện tử, các câu hỏi trắc nghiệm với những dạng bài toán khác nhau, - Học sinh ham học hỏi, thích khám phá và thích được khen vì kết quả học tập tiến bộ; - Ban giám hiệu và phụ huynh luôn quan tâm đến kết quả học tập của học sinh và đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên; 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Biện pháp 1/ Nắm vững nội dung chương trình, yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Toán và phát huy những kiến thức kĩ năng học sinh đã đạt được ở các lớp 1, 2, 3. Ngay từ đầu năm, khi nhận nhiệm vụ giảng dạy lớp Bốn, tôi tiến hành nghiên cứu kĩ nội dung chương trình các môn học trong suốt năm học và chương trình Toán của toàn cấp học. Qua nghiên cứu chương trình, tôi nắm được nội dung các kiến thức cơ bản phân môn Toán như sau: - Trong chương trình môn Toán lớp 4 ở học kỳ I chủ yếu tập trung vào bổ sung, hoàn thiện, tổng kết, hệ thống hóa, khái quát hóa về số tự nhiên và dãy số tự nhiên, các phép tính và một số tính chất. Ở học kỳ II tập trung vào dạy phân số, dấu hiệu chia hết và một số dạng về hình học; + Nội dung chương trình toán lớp 4 gồm 6 chương: Chương I: Số tự nhiên. Bảng đơn vị đo khối lượng. Chương II: Bốn phép tích với các số tự nhiên. Hình học Chương III: Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9. Giới thiệu hình bình hành. Chương IV: Phân số - Các phép tính với phân số. Giới thiệu hình thoi. ChươngV: Tỉ số - Một số bài toán liên quan đến tỉ số. Tỉ lệ bản đồ. Chương VI: Ôn tập. + Về nội dung chương trình Toán lớp 4: Mỗi chương là một mảng kiến thức. + Nội dung môn Toán của Tiểu học được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm: Ví dụ: 1. Tia số * Ở lớp Một : Tia số * Lớp Hai : Biểu diễn số * Lớp Ba : Biểu diễn số trên tia * Lớp Bốn : Biểu diễn phân số trên tia * Lớp Năm : Biểu diễn Hỗn số 6 Phân số thập phân ứng với số trên tia 2. Phép tính * Ở lớp Một : - Cộng, trừ (không nhớ trong phạm vi 100) * Lớp Hai : - Cộng, trừ (có nhớ phạm vi 100, không nhớ phạm vi 1000). - Nhân, chia (từ 2 - 5, 1/ 2 1/5) Các số có 3 chữ số (nhớ 1 lần) * Lớp Ba : - Cộng, trừ Trong phạm vi 100 000 (nhớ 2 lần) Các số có 4, 5 chữ số (nhớ 2 lần không liên tiếp) - Nhân, chia: Bảng nhân (từ 6 đến 9, 1/6 1/9) - Nhân, chia số có 3, 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số. - Chia hết và chia có dư. * Lớp Bốn : - Cộng, trừ (phân số cùng mẫu, phân số khác mẫu). Phân số. - Nhân, chia Với số có 2, 3 chữ số. Cho 10, 100, 1000 1 số cho một tích - Chia 1 tổng cho một số 1 tích cho một số * Lớp Năm : Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. 3. Biểu thức * Lớp Một : - Biểu thức chứa hai phép tính (+, -) * Lớp Hai : - Tên gọi, thành phần của các phép tính. - Tìm x (thành phần của các phép tính). - Biểu thức chứa hai dấu phép tính (trong 4 dấu phép tính). * Lớp Ba : - Tên gọi thành phần của phép chia. - Tìm x - Biểu thức chứa hai dấu phép tính (trong 4 dấu phép tính và dấu ngoặc đơn). * Lớp Bốn : - Tìm x - Biểu thức chứa chữ 7 - Biểu thức chứa 3 dấu phép tính (trong 4 dấu phép tính và dấu ngoặc đơn). * Lớp Năm : - Tìm x (số thập phân) 4. Mạch đại lượng ĐẠI LƯƠNG Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Độ dài cm m, dm, km, mm Dam, hm (Bảng) Diện tích cm 2 dm 2 , m 2 , km 2 hm 2 , dam 2 , mm 2 (Bảng) Thể tích Lít cm 3 , dm 3 , m 3 Khối lượng kg gam Hg, dag, yến, tạ, tấn (Bảng) Tiền Việt Nam 100đ, 200đ, 500đ, 1000đ 2000đ, 5000đ, 10000đ Thời gian Ngày trong tuần. Đồng hồ. Giờ đúng Ngày = 24 giờ. Đồng hồ. Giờ (15ph- 30ph) Giờ (5ph, 15ph, 30ph, 50ph). Số ngày trong tháng. Giây, Thế kỉ Vận tốc km/ giờ m/ phút 5. Hình học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 - Điểm, đoạn thẳng. Điểm trong, - Đường thẳng - Đường gấp Hình vuông - Chu vi, Diện tích : - Hai đường thẳng: + song song - Diện tích: + Hình thang 8 ngoài của hình khúc HCN, HV - Góc vuông, góc không vuông + vuông góc Thực hành vẽ hình bằng thước + Hình tam giác + Hình tròn - Nhận biết: + Hình tam giác + Hình vuông + Hình tròn - Hình CN - Hình TG - Chu vi: + Tam giác + Tứ giác - Điểm ở giữa. - Trung điểm của đoạn thẳng - Nhận biết tâm, đường kính, bán kính của hình tròn - Hình thoi. - HBH: + Đặc điểm + Diện tích - Hình LP - Thể tích: + HHCN, HLP - Giới thiệu: + Hình trụ + Hình cầu + HHCN + HLP 6. Giải toán (lớp 1, 2, 3) Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 * Dạng: - Có, thêm Hỏi tất cả ? * Bài toán về: - Nhiều hơn. - Ít hơn * Tìm trong các thành phần bằng nhau của 1 số. * Gấp một số lần * Giảm một số lần Giải bài toán bằng 2 phép tính * Dạng : - Có, bớt Hỏi tất cả ? * So sánh số lớn gấp mấy số bé. * So sánh số bé bằng phần mấy số lớn. * Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Giải toán (lớp 4, 5) Lớp 4 Lớp 5 * Tìm 2 số: Biết + Tổng - Hiệu; Tổng - tỉ; Hiệu - Tỉ * Tìm số trung bình cộng * Bài toán: * Toán về chuyển động đều. * Giải toán về tỉ số phần trăm. * Bài toán hợp có 3, 4 bước tính có: + Nội dung hình học + Các dạng toán điển hình 9 + Có nội dung hình học. + Có liên quan đến phân số. + Tổng hợp các bài toán 1, 2, 3 Với mạch kiến thức được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm tùy theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu các em nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới thì lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức dễ dàng hơn. Do vậy, đầu năm học khi được phân công nhiệm vụ dạy lớp Bốn tôi đã nghiên cứu, nắm nội dung chương trình của từng bài học trong sách giáo khoa, những hướng dẫn cụ thể về chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt và chương trình toán của toàn cấp học. Tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn Toán đầu năm của lớp. Từ đó tùy theo đặc điểm của từng bài mà xây dựng kế hoạch bài dạy cho phù hợp với trình độ học tập của các em, vừa dạy vừa tiến hành ôn tập các kiến thức các em đã bị hổng (Nếu chúng ta thành công khi lập kế hoạch bài học, thì coi như bài dạy đã thành công một nửa. Và kết quả học tập của trò thì lại phụ thuộc không ít vào sự hướng dẫn của thầy). Biện pháp 2/ Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy và phát huy tính tích cực của học sinh Không có một phương pháp, hình thức học tập nào là vạn năng để mở cánh cửa tri thức một cách dễ dàng. Trong thực tiễn, không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phương pháp hay hình thức dạy học. Dạy học cũng như người thợ mộc, để thực hiện một thao tác nhằm tạo ra một chi tiết thì chỉ cần một công cụ, nhưng muốn có một sản phẩm vẹn toàn thì phải phối hợp nhiều thao tác, sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật phối hợp các phương pháp dạy học trong một bài dạy của giáo viên. Do vậy, mỗi khi lập kế hoạch bài dạy tôi nghiên cứu và tùy theo từng bài, từng chương để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời dạy cho các em cách học: học từ thầy, từ bạn và sự tìm tòi của bản thân học sinh. Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại, trò chơi gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu trong tiết học. Ví dụ bài: NHÂN VỚI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000, Bài 1. Tính nhẩm: a) 18 x 10 = 18 x 100 = 18 x 1000 = 82 x 100 = 75 x 1000 = 19 x 10 = Bài tập này tôi cho các em chơi trò chơi truyền điện nêu kết quả. Bài 1. Tính nhẩm: 10 b) 9000 : 10 = 6800 : 100 = 9000 : 100 = 420 : 10 = 9000 : 1000 = 2000 : 1000 = Bài tập này tôi cho các em tự nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập, một em làm bài trên bảng lớp. Tôi theo dõi chấm bài của các em dưới lớp. Trong các tiết dạy thì bình thường khi học sinh làm xong bài tập giáo viên sẽ gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng. Nhưng giờ học toán của tôi sau khi làm bài xong, em làm bài trên bảng nêu cách nhẩm rồi tự trao đổi với các bạn (Em trên bảng quay xuống lớp trình bày cách tính nhẩm của mình. Sau khi trình bày xong sẽ hỏi cả lớp: «Tôi đã báo cáo xong, các bạn có nhận xét gì không. Khi đó học sinh dưới lớp đưa tay có ý kiến, nhận xét bài của bạn và em đó tự gọi bạn đứng lên nhận xét bài của mình. Khi bạn nhận xét xong em đó lại tiếp tục hỏi xem bạn nào còn có ý kiến nữa không ? Nếu không ai có ý kiến thì em đó sẽ nói: Cám ơn các bạn rồi đi xuống.) trong lớp học sinh sẽ tự nhận xét bài của bạn đúng hay sai, sửa chữa như thế nào cho đúng mỗi em một ý. Ta đã biết: «Học thầy không tày học bạn» như vậy, các em đã tự phát huy được khả năng học tập tích cực của mình và tạo được sự dạn dĩ tự tin trong học tập. Sau khi các em tự trao đổi, chất vấn với nhau tôi sẽ là người nhận xét cuối cùng bài đó đúng hay sai rồi cho các em yếu nhắc lại các kết quả đã làm đúng. Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 70kg = yến 800kg = tạ 300 tạ = tấn Bài này tôi cho các em thảo luận nhóm đôi làm bài vào bảng nhóm, làm xong đại diện các nhóm lên bảng báo cáo kết quả thảo luận (các em trong nhóm được luân phiên nhau lên báo cáo chứ không phải lúc nào cũng một em đó) rồi mời các bạn nhóm khác nhận xét, chất vấn kết quả của nhóm mình như ở trên. Các bài tập 2b, 3 và bài tập trong sách 400 bài tập: giao cho học sinh giỏi tự làm giáo viên theo dõi, kiểm tra nhắc nhở Sau khi làm xong tất cả các bài tập, tôi luôn luôn thiết kế một bài tập trắc nghiệm gọn để vừa củng cố bài học vừa cho các em làm quen với bài Kiểm tra định kì. Ví dụ: 358 x 1000 = ……. Số cần điền vào chỗ trống là: A. 3580 B. 35800 C. 358000 D. 3580000 Ví dụ bài: LUYỆN TẬP CHUNG Bài 1. Rút gọn các phân số: 30 12 ; 45 20 ; 70 28 ; 51 34 30 12 = 45 20 = 70 28 = 51 34 = [...]... nhở, kiểm tra các em học và làm tốt các bài Kiểm tra định kì nhất là Kiểm tra định kì giai đoạn cuối năm tránh làm nhanh, ẩu không đánh giá được thực chất kết quả học tập 6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua quá trình suy nghĩ và tìm tòi, tôi đã áp dụng một số biện pháp như đã nêu ở trên để rèn kĩ năng học tốt môn Toán làm tiền đề để làm tốt bài Kiểm tra định kì môn Toán lớp 4 Kết quả học tập môn Toán cũng như bài. .. tích đề bài các cách khi làm toán hay khi kiểm tra định kì sẽ giúp các em tự tin, cẩn thận hơn khi làm bài thi; - Tổ chức lồng ghép ôn tập thường xuyên để các em vừa nắm kiến thức mới cũng không quên được kiến thức cũ đã học Học tốt thì làm bài Kiểm tra định kì mới tốt được; - Thiết kế các bài tập trắc nghiệm với các dạng bài tập khác nhau phù hợp với bài mới học cho các em về nhà làm bài tập để làm quen... làm thì chúng ta hiểu” để học tốt và áp dụng làm tốt Bài kiểm tra định kì Biện pháp 6/ Thiết kế các bài tập trắc nghiệm Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 27/10/2009 về việc Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học; Trong đó, đã quy định: Đề kiểm tra định kì của học sinh được kết hợp bởi hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan (điền... đó lớp 4A đã giành được 4 giải còn lại các lớp khác chỉ đạt 1 đến 2 giải; Đầu năm, lớp tôi có rất ít học sinh khá, giỏi chỉ vì có mấy em học giỏi nhất lớp đã chuyển đi trường khác, 1 em môn Toán ở lớp Ba phải qua thi lại 3 lần mới được lên lớp Bốn (Học sinh giỏi phần lớn tập trung vào lớp 4B) nhưng 25 qua các lần Kiểm tra định kì thì lớp tôi đã có nhiều em tiến bộ vượt bậc so với các lớp trong khối Bốn. .. dụng tốt trong Bài kiểm tra định kì Biện pháp 8/ Một số mấu chốt để thành công khi làm bài thi Trong các bài kiểm tra định kì số câu trắc nghiệm khách quan chiếm 60 80% trong đề kiểm tra còn lại là các bài tự luận Nhiều em không đọc kĩ đề làm 23 nhanh, ẩu có khi làm đại cho xong dẫn đến kết quả không đúng thực chất với trình độ của các em Chính vì vậy mà không những tôi thường xuyên thiết kế các bài. .. được ôn tập Phân biệt cho học sinh hướng giải quyết các dạng bài tập khác nhau Học sinh cần nắm được các bước tiến hành một bài tập Cần tổ chức cho học sinh theo các hình thức học tập theo nhóm, cá nhân, … có thể làm việc cả lớp để phát huy tốt hiệu quả giờ dạy Hướng dẫn kĩ các em khi làm các bài tập trắc nghiệm trong Bài kiểm tra định kì phải thật cẩn thận không được làm nhanh, làm ẩu 8 ĐỀ NGHỊ 1 Đối... nhiều quyết định phải dựa trên những sự kiểm tra và đánh giá đó Ví dụ như học sinh có đủ trình độ để có thể hiểu những bài học tiếp theo không, có đáng tin tưởng để giao một việc nào đó cho không ? Bởi vậy tôi thường xuyên tổ chức việc kiểm tra bài làm ở nhà của các em Đầu giờ sinh hoạt 15 phút tôi thường đến lớp sinh hoạt và cùng ban cán sự kiểm tra xem về nhà em nào làm bài tập, em nào không làm và em... điểm học sinh lớp mình để nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng Không nên áp đặt học sinh mà coi nhiệm vụ học của học sinh là quan trọng, là nhân tố chủ yếu cho kết quả giáo dục Luôn gợi mở khám phá tìm tòi biện pháp tốt nhất cho học sinh nắm chắc kiến thức Rèn cho học sinh cách tư 28 duy thông minh, sáng tạo và cách tự học, tự luyện tập để nắm chắc kiến thức vừa học, vừa... em về nhà làm bài tập để làm quen với các dạng bài tập trong Bài kiểm tra định kì tránh lúng túng làm sai, ẩu trong khi thi dẫn đến kết quả bài làm không tốt; - Áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Toán để học sinh thường xuyên làm quen với các dạng bài tập trắc nghiệm, các dạng kiến thức mình đã học nhưng hay làm sai và sửa lại cho đúng một cách trực quan và tránh mất nhiều thời gian... tin, phấn khởi học tập để bằng chúng bằng bạn và lần sau sẽ cố gắng làm bài Kiểm tra định kì hay các bài tập toán tốt hơn Ngoài ra tôi còn tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh qua các lần họp phụ huynh, các lần đi thăm gia đình học sinh về Thông tư số 32/2009/TTBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 27/10/2009 về việc Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học để phụ huynh . 1 1. TÊN ĐỂ TÀI “MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN TOÁN LỚP BỐN”. 2. ĐẶT VẤN ĐỀ a) Tầm quan trọng của vấn đề Môn Toán là môn học chiếm một vị trí rất quan. Toán học sau này. b) Phạm vi và đối tượng Phạm vi: Tôi sẽ đi sâu vào các biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng của môn Toán để làm tốt bài Kiểm tra định kì môn Toán lớp Bốn và làm. sinh làm tốt bài Kiểm tra định kì môn Toán lớp Bốn để giúp các em nắm một cách chắc chắn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn Toán lớp mình đã và đang học, làm nền tảng vững chắc cho kiến thức Toán

Ngày đăng: 03/02/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w